Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Ctxh cá nhân trong việc hỗ trợ tâm lí đối với bệnh nhân nữ bị ung thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 52 trang )

MỤC LỤC
BẢNG VIẾT TẮT ..............................................................................................3
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................4
PHẦN 1 : TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP............................................5
1. Giới thiệu ....................................................................................................5
2. Đối tượng tại cơ sở thực tập .......................................................................5
3. Mục tiêu tại cơ sở .......................................................................................5
4. Sơ đồ tổ chức cơ sở : ..................................................................................7
5.Các hoạt động chăm sóc đối tượng và kết quả các hoạt động chăm sóc: ..10
6. Nhận xét chung về cơ sở...........................................................................10
PHẦN 2 : NỘI DUNG THỰC TẬP.................................................................11
I. Lý do chọn đề tài. ......................................................................................12
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................12
2.1 Các khái niệm liên quan. .....................................................................12
2.1.1 khái niệm công tác xã hội cá nhân ..................................................13
2.1.2 Định nghĩa nữ bệnh nhân mắc bệnh ung thư ...................................13
2.1.3 Đặc điểm tâm lý – xã hội của bệnh nhăn nữ mắc bệnh ung thư . ....13
2.1.4 diễn biến tâm trạng của nữ bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư ...........13
2.2 khái niệm về bệnh ung thư ..................................................................14
2.2.1 Ung thư cổ tử cung là gì ? ................................................................ 15
2.2.2 Nguyên nhân biểu hiện của ung thư cổ tử cung...............................15
2.2.3 Tiến trình cơng tác xã hội cá nhân với nữ bệnh nhân mắc bệnh ung
thư...........................................................................................................................16
2.3 Các lý thuyết hỗ trợ trong công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ tâm lý
cho bệnh nhân nữ bị ung thư. .................................................................................19
2.3.1 kĩ năng sử dụng CTXH cá nhân với bệnh nhân nữ bị ung thư ........19
2.3.2 chức năng nhiệm vụ ........................................................................19
2.3.3 Lý thuyết hệ thống ...........................................................................20
2.3.4 Thuyết nhận thức hành vi.................................................................21
2.3.5 Thuyết nhu cầu của Maslow ............................................................23
III.VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN


TRONG VIỆC HỖ TRỢ TÂM LÍ ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN LÀ PHỤ NỮ BỊ MẮC
BỆNH UNG THƯ CỔ TỬ CUNG ............................................................................25
1


3.1 . Cơ sở vận dụng công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ tâm lý cho bệnh
nhân nữ bị ung thư . ...............................................................................................25
3.1.1 phương pháp công tác xã hội cá nhân . ............................................25
3.1.2 Đặc diểm của nữ bệnh nhân ung thư................................................25
3.1.3 Khó khăn tâm lý của bệnh nhân nữ bị ung thư. ...............................26
3.1.4 Nhu cầu của nữ bệnh nhân ung thư..................................................26
3.2 Bối cảnh chọn thân chủ .......................................................................26
3.3 Tiến trình vận dụng CTXH cá nhân . ..................................................29
PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................42
3.1 Kết luận ...................................................................................................42
3.2 Khuyến nghị ...........................................................................................43
PHỤ LỤC ( HÌNH ẢNH LÀM VIỆC SINH HOẠT TẠI CƠ SỞ ) ................44

2


BẢNG VIẾT TẮT
CTXH

Công tác xã hội

NVXH

Nhân viên xã hội


TC

Thân chủ

3


LỜI CẢM ƠN
Là một sinh viên khoa Tâm lí – Giáo Dục , Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng chuẩn
bị tốt nghiệp ra trường em nhận thức được rõ tầm quan trọng cũng như cần thiết của việc
thực tập tốt nghiệp.
Trong quá trình học tại trường em đã được đào tạo những kiến thức cơ bản và chuyên
sâu về Cơng tác xã hội nói chung và bộ mơn Cơng tác xã hội trong bệnh viện nói riêng
. Sau khi nhận thấy Bệnh Viện Ung Bướu là một bệnh viện lớn , có uy tín trong việc
thăm khám và chữa bệnh cho bệnh nhân bị ung thư trong phạm vi cả nước và em nhận
thấy nơi đây sẽ là một môi trường tốt để em thực tập , học hỏi và phát triển bản
thân.Chính vì lí do đó em quyết định chọn Bệnh Viện Ung Bướu là nơi rèn luyện các kĩ
năng và vận dụng các kiến thức đã học trong thời gian học tập tại trường đại học.
Bên cạnh đó, thực tập cũng chính là khoảng thời gian q báu để chúng em tiếp cận và
làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp tại bệnh viện cũng như nắm bắt các kĩ
năng cần thiết mà chúng em phải có để có được sự chuyên nghiệp trong suy nghĩ cũng
như hành động để chuẩn bị cho mỗi cá nhân một hành trang vững chắc bước vào cuộc
sống đầy thử thách sau khi rời ghế nhà trường . Hơn nữa thực tập còn là cơ hội để mỗi
cá nhân chúng em khám phá ra tiềm năng của mình , từ đó có một định hướng chính xác
hơn cho sự nghiệp sau này , khai thác tốt hơn năng lực bản thân.
Trong thời gian thực tập em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các anh chị
trong bộ phận hướng dẫn cũng như bộ phận phòng khám của bệnh viện Ung Bướu Đà
Nẵng và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cơ Lê Thị Lâm để em có thể hồn thành
bài báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn !

Bài báo cáo thực tập gồm có 3 phần :
Phần 1 : Tổng quan về cơ sở thực tập
Phần 2 : Các nội dung thực tập
Phần 3 : Kết luận và khuyến nghị.

4


PHẦN 1 : TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1. Giới thiệu
Thời gian thực tập từ ngày 04/1/2021 đến ngày 28/3/2021 .
 Cơ sở : Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng
 Địa chỉ: Hồng Thị Loan , Hịa Minh , Quận Liên Chiểu , Thành phố Đà Nẵng
Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số 5898/QĐ-UBND ngày
15/8/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở tổ chức lại Khoa Ung bướu thuộc
Bệnh viện Đà Nẵng và tiếp nhận nguyên trạng tổ chức bộ máy, người lao động, trụ sở,
cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính, tài sản của Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng (thuộc
Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh thành phố).
Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp công lập, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc
Sở Y tế Đà Nẵng, gồm 8 phòng và 20 khoa.
Từ ngày 10/09/2019 BSCKII. Trần Tứ Quý – Giám đốc Bệnh viện , chịu trách nhiệm
điều hành mọi hoạt động của Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng.
Về cơ bản thì bệnh viện ung bướu Đà Nẵng được thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại
khoa Ung bướu bệnh viện Đà Nẵng. Cùng với sự đầu tư về đội ngũ y bác sĩ chuyên
ngành và cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh chất lượng cao thì bệnh viện đã
chính thức được đi vào hoạt động từ ngày 15/8/2015. Chỉ sau thời gian ngắn thì bệnh
viện ung bướu Đà Nẵng đã trở thành một trong những bệnh viện tốt nhất miền Trung
hiện nay.
2. Đối tượng tại cơ sở thực tập
+ Người sử dụng dịch vụ tại Bệnh viện Ung Bướu là: Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân

và các công nhân viên chức, nhân viên
+ Số lượng người sử dụng dịch vụ: Không giới hạn.

3. Mục tiêu tại cơ sở
Với mục tiêu phấn đấu xây dựng và trở thành một bệnh viện chuyên khoa ung thư chất
lượng cao thì bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng đang từng bước phát triển và trở thành địa
chỉ thăm khám tốt nhất cho người dân hiện nay.
+ Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng sở hữu một đội ngũ các bác sĩ, y tá, điều dưỡng
chun mơn cao, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp chẩn đốn bệnh chính xác cho bệnh
nhân.
+ Về cơ sở, vật chất thì bệnh viện được đánh giá cao về quy mô hoạt động với
không gian rộng lớn, thống đãng, sạch đẹp.
+ Ngồi ra, nó cịn được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị, máy móc y tế hiện đại
được nhập khẩu tại Đức như: máy MRI 3.0T Siemens, máy CT 128 dãy, máy CT mô
5


phỏng, máy mô phỏng ACUITY… để phục vụ việc thăm khám cho người dân chính
xác, hiệu quả hơn.
+ Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng được xây dựng theo lối bệnh viện – khách sạn
nên sẽ tạo sự tiện nghi và thoải mái cho bệnh nhân an tâm điều trị.
+ Một trong những điểm đặc biệt của bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng đó là bệnh viện
ln có chế độ, chương trình hỗ trợ thăm khám cho bệnh nhân nghèo được khám chữa
bệnh miễn phí với chất lượng tốt.

6


4. Sơ đồ tổ chức cơ sở :
4.Tổ chức, nhân sự cơ sở:

+ Sơ đồ tổ chức:
BSCKII Trần
Tứ Quý
Giám đốc
bệnh viện

BSCKII Nguyễn Thanh
Hùng

ThsBs Phan Vĩnh
Sinh

Phó giám đốc bệnh
viện

Phó giám đốc bệnh
viện

KHOA LÂM SÀN

CÁC PHÒNG
KHOA

KHOA CẬN
LÂM SÀN

Khoa Khám bệnh
& Cấp cứu




Khoa Dược



Khoa Nội 1



Phịng Tổ chức
cán bộ



Khoa Nội 2

Khoa Chẩn
đốn hình ảnh

Phòng Kế hoạch
tổng hợp

Khoa Nội 3









Khoa Nội 4

Khoa Nội soi
& thăm dị
chức năng



Phịng Tài chính
kế tốn



Khoa Gây mê hồi
sức





Phịng Cơng nghệ
thơng tin



Khoa Ngoại 1

Khoa Xét
nghiệm &

Truyền máu



Khoa Ngoại 2



Phịng Điều
dưỡng



Khoa Ngoại 3

Khoa Giải
phẫu bệnh

Phòng Chỉ đạo
tuyến &
QLCLBV

Khoa Xạ trị






Khoa Y học hạt

nhân

Khoa Kiểm
sốt nhiễm
khuẩn



Khoa Ung bướu
tổng hợp

Khoa Kĩ thuật
phóng xạ



Khoa Dinh
dưỡng – tiết
chế













Phịng Hành
chính quản trị

Phịng Vật tư
thiết bị y tế



7


+ Nhân sự chun mơn: Hiện bệnh viện có 8 phòng chức năng và 20 khoa với
553 cán bộ và nhân viên y tế, trong đó có 110 bác sỹ, 7 dược sỹ đại học
PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG
+ Nhân sự chuyên mơn: Hiện bệnh viện có 8 phịng chức năng và 20 khoa với
553 cán bộ và nhân viên y tế, trong đó có 110 bác sỹ, 7 dược sỹ đại học
PHỊNG ĐIỀU DƯỠNG
Thơng tin chung

:

– Tên Phịng

: Điều dưỡng

– Địa chỉ

: Tầng 3 – Khu nhà A – Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng


Tổ chức nhân sự

:

Lãnh đạo Phòng:
– Trưởng Phịng Điều dưỡng: CN. Võ Thị Bích Nga
– Phó Phịng Điều dưỡng: CN. Nguyễn Thị Thanh Trà
Nhân sự Phòng

: 07 nhân sự

– Cử nhân điều dưỡng

: 02

– Điều dưỡng Cao Đẳng

: 02

– Kỹ thuật viên Cao Đẳng

: 02

– Nhân viên xã hội

: 01

Thông tin về chức năng nhiệm vụ:
Sơ lược quá trình phát triển của đơn vị:
– Phòng Điều dưỡng được thành lập ngày 15 tháng 08 năm 2015 là một trong những

phòng tham mưu, được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc (có 01 Phó Giám Đốc
chỉ đạo trực tiếp hoạt động Điều dưỡng), tổ chức điều hành tồn bộ ĐD/HS/KTV/ HL,
hoạt động chăm sóc người bệnh.
– Ngày 22 tháng 05 năm 2018 Bệnh viện điều chỉnh Tổ cơng tác xã hội trực thuộc Phịng
Điều dưỡng.

8


Nhiệm vụ
– Lập kế hoạch cơng tác chăm sóc điều dưỡng trong bệnh viện để trình Giám đốc bệnh
viện phê duyệt;
– Tổ chức thực hiện cơng tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định;
+ Hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động công tác xã hội cho người bệnh là nạn nhân của bạo
hành, bạo lực gia đình, bạo lực giới, tai nạn, thảm họa nhằm bảo đảm an toàn cho người
bệnh: hỗ trợ về tâm lý, xã hội, tư vấn về pháp lý, giám định pháp y, pháp y tâm thần và
các dịch vụ phù hợp khác;
+ Hỗ trợ, tư vấn cho người bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người bệnh,
các chương trình, chính sách xã hội về bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội trong khám bệnh,
chữa bệnh;
+ Phối hợp, hướng dẫn các tổ chức, tình nguyện viên có nhu cầu thực hiện, hỗ trợ về
công tác xã hội của bệnh viện;
+ Tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử, hòm thư góp ý của bệnh viện;
+Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp cho nhân viên y tế
và người bệnh.
– Vận động tiếp nhận tài trợ: Thực hiện hoạt động từ thiện và vận động, tiếp nhận tài
trợ về kinh phí, vật chất để hỗ trợ người bệnh có hồn cảnh khó khăn.
– Hỗ trợ nhân viên y tế:
+ Cung cấp thông tin về người bệnh cho nhân viên y tế trong trường hợp cần thiết để hỗ
trợ công tác điều trị;

+ Động viên, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với người bệnh trong quá
trình điều trị.
– Đào tạo, bồi dưỡng:
+ Tham gia hướng dẫn thực hành nghề công tác xã hội cho học sinh, sinh viên các cơ
sở đào tạo nghề công tác xã hội;
+ Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác xã hội cho nhân viên y tế và nhân viên
bệnh viện; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về y tế cho người làm việc về
công tác xã hội.
– Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm công tác xã hội của bệnh viện.
– Tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại cộng đồng (nếu có).
9


– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện phân cơng.
5.Các hoạt động chăm sóc đối tượng và kết quả các hoạt động chăm sóc:
Từ khi thành lập đến nay, bệnh viện đã triển khai nhiều kỹ thuật mới trong chẩn đốn
và điều trị, trong đó có một số kỹ thuật lần đầu tiên được triển khai như phẫu thuật đầu
mặt cổ kết hợp phẫu thuật vi phẫu tạo hình, tạo hình thẩm mỹ trong phẫu thuật ung thư
vú, kỹ thuật xạ trị áp sát vùng đầu cổ, kỹ thuật sinh thiết định vị... Nhiều bác sĩ, nhân
viên y tế tại bệnh viện đã tham gia chương trình đào tạo theo kế hoạch bệnh viện vệ tinh
và đã được các bác sỹ bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh chuyển giao nhiều
kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân ung bướu.
Hằng năm, bệnh viện thường xuyên phối hợp với Quỹ Ngày mai tươi sáng khám sàng
lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng…tổ chức các chương trình
"Hát cho bệnh nhân tơi nghe", "Mang âm nhạc đến bệnh viện" cùng nhiều chương trình
từ thiện, cung cấp suất ăn miễn phí cho bệnh nhân nội trú và bố trí chỗ ở cho thân nhân,
người nhà bệnh nhân.
Ban lãnh đạo, cán bộ y bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng tiếp tục nỗ lực
hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân; đồng thời đề nghị đội
ngũ bác sĩ, y tá, điều dưỡng tiếp tục tăng cường nắm bắt kỹ thuật, kinh nghiệm để tầm

soát ung thư các loại sớm cho người dân cũng như áp dụng phác đồ, công nghệ mới vào
thực tiễn điều trị, giảm chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân.
=> Với những nỗ lực chăm sóc tận tình, niềm nở của ban lãnh đạo, cán bộ y bác sĩ. Nhân
viên bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đã làm sự tin
tưởng của bệnh nhân được nâng cao và bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng là lựa chọn ưu
tiên cho bệnh nhân chuyên trị bệnh về Ung bướu...
6. Nhận xét chung về cơ sở
Bệnh viện ung bướu Đà Nẵng là bệnh viện chuyên khoa điều trị ung thư tại Đà Nẵng
chuyên tiếp nhận, chẩn đoán và điều trị cho tất cả các loại bệnh ung thư với các dịch vụ
nổi bật sau đây: Thực hiện cấp cứu 24/7 và điều trị cho các bệnh nhân. Thực hiện các
tiểu phẫu, chích rạch áp xe tuyến vú, chích áp xe phần mềm lớn.
Trong quá trình thực tập tại nơi này, thời gian đầu là một sự thách thức khó khăn lớn
đối với bản thân em . thời tiết Đà Nẵng vào khoảng thời gian đầu chúng em đi thực tập
rất lạnh và theo đài khí tượng thì thời tiết được xác định là lạnh kỉ lục mới của Đà Nẵng
chính vì vậy đây là một sự khó khăn đầu tiên khi em phải thức dậy vào lúc 6:00 và có
mặt tại bệnh viện là 6:30 , điều thứ hai khó khăn chính là cơng việc tại bệnh viện cịn
q mới mẻ so với em, chính vì vậy em phải mất một thời gian để có thể tập thích nghi
dần với tính chất công việc.
Tuy nhiên , thời gian đầu tụi em thấy khó khăn nhưng song song với nó là vơ số điểm
thuận lợi như học hỏi được rất nhiều điều từ các anh chị , cô , bác , làm trong bệnh viện,
10


làm quen được với rất nhiều người , rất nhiều bệnh nhân , cảm thấy vui vẻ khi giúp đỡ
được các chô chú bệnh nhân đang chữa trị tại bệnh viện .

PHẦN 2 : NỘI DUNG THỰC TẬP
11



I. Lý do chọn đề tài.
Trung bình mỗi ngày Việt Nam có 14 người phát hiện bị ung thư cổ tử cung, trong đó
khoảng 7 ca tử vong.bệnh nhân ung thư cổ tử cung phải chịu nhiều hậu quả nặng nề như
suy giảm sức khỏe, nguy cơ vô sinh, suy kiệt về tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tâm lý và hạnh phúc gia đình .
Nổi ám ảnh về tình hình sức khỏe suy giảm , những suy nghĩ âu lo về chồng con , nỗi
sợ hãi khi nghĩ đến những điều tiêu cực làm cho bệnh tình của bệnh nhân càng trở nên
suy giảm.
 Ung thư cổ tử cung ở phụ nữ :
các nghiên cứu chỉ ra rằng đến 99,7% nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung là
do virus HPV. Trong đó hai chủng 16 và 18 là thủ phạm gây ra khoảng 70% trường hợp
ung thư cổ tử cung. Khoảng 80% phụ nữ có nguy cơ nhiễm virus HPV ít nhất một lần
trong đời, tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra ở độ tuổi 20-30, có thể lên đến 20-25%
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mỗi năm trên thế giới hiện có trên 500.000
ca mắc mới ung thư cổ tử cung, trong đó có khoảng 250.000 ca tử vong. Tại Việt Nam,
trung bình mỗi ngày có khoảng 14 ca mắc mới, trong đó khoảng 7 ca tử vong. ung thư
cổ tử cung gây tổn thương lớn đến tử cung. Bệnh diễn tiến âm thầm và kéo dài 5-20
năm. Triệu chứng thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác.
Nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ
một phần hay toàn bộ tử cung, tước đi quyền làm mẹ của người phụ nữ. Bệnh gây tử
vong khi ở giai đoạn cuối.
Trong kí ức của em đã từng chứng kiến những cảnh tượng vô cùng kinh khủng của một
người bị mắc bệnh ung thư và đó chính là mẹ em nhưng lúc đó em cịn nhỏ để hiểu ra
được vấn đề. Và sau khi được học môn công tác xã hội trong bệnh viện , và bằng những
điều em đã học được nó đã thơi thúc em chọn nơi thực tập là bệnh viện ung bướu để có
thể hỗ trợ giúp đỡ những bệnh nhân mắc căn bệnh hiểm nghèo bằng tất cả những khả
năng mà bản thân mình có thể làm được. Nắm bắt những lo lắng của bệnh nhân chính
vì vậy em chọn đề tài “ Vận dụng phương pháp Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ
trợ tâm lí đối với nữ bệnh nhân bị ung thư “ làm đề tài báo cáo thực tập .
 Mục đích : Trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu thiết yếu của bệnh nhân ung thư cũng

như các vấn đề, khó khăn của họ, nghiên cứu vận dụng phương pháp công tác xã
hội cá nhân nhằm hỗ trợ tâm lý cho nữ bệnh nhân ung thư, góp phần giúp họ
vượt qua bệnh tật.
 Đối tượng thực tập : công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ tâm lý đối với
nữ bệnh nhân ung thư

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Các khái niệm liên quan.
12


2.1.1 khái niệm công tác xã hội cá nhân
Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ từng cá nhân con người thông qua
mối quan hệ một-một (nhân viên xã hội – thân chủ). Công tác xã hội cá nhân được các
nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng trong các cơ sở xã hội hoặc trong các tổ chức
công tác xã hội để giúp những người có vấn đề về thực hiện chức năng xã hội. Những
vấn đề thực hiện chức năng xã hội nói đến tình trạng liên quan đến vai trị xã hội và việc
thực hiện các vai trị ấy.
Theo Grace Mathew “Cơng tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ cá nhân con
người thông qua mối quan hệ một - một. Nó được nhân viên xã hội ở các cơ sở xã hội
sử dụng để giúp những người có vấn đề về chức năng xã hội và thực hiện chức năng xã
hội”. Cịn theo Helen Harris Perman, “Cơng tác xã hội cá nhân là một tiến trình được
các cơ quan lo về an sinh con người sử dụng để giúp các cá nhân đối phó hữu hiệu hơn
với các vấn đề thuộc về chức năng xã hội của họ”.
Những nguyên tắc công tác xã hội cá nhân cũng quan trọng như các giả định triết học.
Các nguyên tắc này là các quy luật hướng dẫn hành động. Mỗi thân chủ phải được hiểu
như là một cá nhân độc nhất, với cá tính riêng biệt và khơng phải là cá nhân của một
đám đông.
2.1.2 Định nghĩa nữ bệnh nhân mắc bệnh ung thư
Nữ bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư là những người đang được khám chữa trị tại bệnh

viện được gọi là nữ bệnh nhân.
2.1.3 Đặc điểm tâm lý – xã hội của bệnh nhăn nữ mắc bệnh ung thư .
Đối với bệnh nhân nữ bị ung thư, việc bị chẩn đốn mắc ung thư như đang mang trên
mình một bản án tử đặc biệt là đối với những ngươi phụ nữ đã lập gia đình và đang cịn
chăm ni con nhỏ. Khi đối diện với căn bệnh ung thư, người bệnh sẽ trải qua những
khủng hoảng về mặt tâm lý như:


Sợ hãi về điều trị hoặc tác dụng phụ của điều trị.



Sợ hãi ung thư tái phát hoặc di căn sau khi điều trị.



Lo lắng về sự bất định.



Lo lắng về việc mất khả năng tự chủ.



Lo lắng về sự thay đổi các mối quan hệ.



Sợ hãi về cái chết


Sự lo âu, sợ hãi có thể làm cho việc đối mặt với điều trị ung thư trở nên khó khăn hơn.
Nó cũng có thể gây trở ngại cho việc ra quyết định liên quan tới chăm sóc và điều trị
của bạn. Vì vậy, nhận biết và điều trị lo âu là một phần quan trọng trong điều trị ung
thư.
2.1.4 diễn biến tâm trạng của nữ bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư
+ giai đoạn đầu khi thăm khám bệnh :
phụ nữ thường có đặc điểm chung chính là lo nghĩ nhiều chính vì vậy khi chỉ cần nghe
đến ung thư thì đã hoảng hốt mất ăn, mất ngủ. Đọc sách báo rồi vận vào những triệu
chứng của mình, thế là lo nghĩ luẩn quẩn. Bên cạnh đó, nhiều người chủ quan, mặc dù
13


bệnh đã lở loét, di căn hạch mới bỏ công việc đi khám bệnh thì đã quá muộn rồi. Bệnh
nhân vừa lo âu vừa hy vọng việc điều trị có kết quả tốt.
+ giai đoạn khi nữ bệnh nhân được chẩn đốn mắc bệnh :
Tâm lý khi biết mình bị ung thư thường gặp ở bệnh nhân nữ là :


Choáng váng/mất lịng tin. Phản ứng này đơi khi nặng nề tới mức khơng thể nói được
gì thêm về kế hoạch điều trị.



Chối bỏ sự thật khơng tin là mình bị bệnh.



Lo lắng liệu khi mình chết đi con cái sẽ bơ vơ , chồng thì có nhiều quan hệ ngồi
luồng




Tiền của khơng đủ trả chi phí chữa bệnh

Thất vọng và chán chường: Nỗi thất vọng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào sau khi chẩn
đoán ung thư. Bệnh nhân nữ có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinh thực vật: Chán
ăn, mất ngủ và các triệu chứng tâm thần như thất vọng, mất tập trung, hoang tưởng, tội
lỗi cho thấy là nỗi thất vọng sâu sắc. Thêm nữa, bệnh nhân có thể từ chối điều trị nếu họ
nghĩ là không tránh được cái chết. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần phải tham khảo
chuyên khoa tâm thần để được tư vấn, điều trị tâm lý kịp thời
+ giai đoạn khi bênh nhân nữ đồng ý tiếp nhận điều trị
Mỗi phác đồ điều trị ung thư đều mang tới những thách thức tâm lý riêng. Bệnh nhân
thường lo lắng do sợ đau đớn khi phẫu thuật, lo sợ liệu hố trị có rụng tóc khơng, xạ trị
có rụng tóc không?
Phụ nữ luôn biết yêu thương và chăm chút cho bản thân mình , họ sẽ thất vọng , đau đớn
như thế nào về ngoại hình lẫn thể xác , họ khơng thể chấp nhận được việc một mái tóc
dài họ đã chăm chút yêu thương bao nhiêu năm qua thì nay họ phải chấp nhận để tóc
rụng dần khi phải nạp hóa chất vào người để xạ trị , sự tự tin của họ bao nhiêu càng dần
trở nên tự ti bấy nhiêu.
Căn bệnh này đã quá hiểm ác nhưng liệu sẽ như thế nào nếu những người phụ nữ yếu
đuối đang mắc bệnh hàng ngày phải sống trong sự bất an , đếm ngày sự sống nếu không
sự hỗ trợ về mặt tâm lí đối với họ ?
2.2 khái niệm về bệnh ung thư
Ung thư là một bệnh của các tế bào, vốn là những đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể. Cơ
thể chúng ta liên tục sản xuất ra các tế bào để giúp chúng ta phát triển, để thay thế những
tế bào đã chết, hoặc hàn gắn lại những tế bào bị tổn thương sau một chấn thương. Các
gen nào đó kiểm sốt q trình này và chính việc gây tổn hại những gen này dẫn đến
các bệnh ung thư. Sự tổn hại này thường xảy ra trong cuộc đời con người, mặc dù có
một số nhỏ lại thừa hưởng những gen này từ cha mẹ họ. Bình thường thì các tế bào phát
triển và nhân lên theo một trình tự. Tuy nhiên, những gen đã bị tổn hại có thể phát triển

khơng bình thường. Chúng có thể phát triển thành những khối gọi là u/bướu.
In

14


Những khối u có thể lành tính (khơng phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Những khối
u lành tính không xâm lấn vào các cơ quan và các mô xung quanh của cơ thể.
Trong khi u ác tính sẽ phát triển, nó có thể giới hạn trong khu vực ban đầu. Nếu những
tế bào này không được xử lý hay điều trị, chúng có thể xâm lấn ra ngồi phạm vi ban
đầu và xâm lấn vào những mô xung quanh, trở thành ung thư xâm lấn.
2.2.1 Ung thư cổ tử cung là gì ?
Cổ tử cung là một phần của cơ quan sinh dục nữ, tiếp nối giữa âm đạo và thân tử cung.
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mơ lát (biểu mơ vảy) hoặc biểu mô tuyến
cổ tử cung. Bệnh xảy ra khi các tế bào phát triển bất thường, nhân lên vơ kiểm sốt, xâm
lấn khu vực xung quanh cũng như di căn tới các bộ phận khác của cơ thể.
Nữ giới mắc ung thư cổ tử cung thường ở độ tuổi sinh hoạt tình dục (30-45 tuổi), người
dưới 20 tuổi hiếm khi mắc bệnh, trong khi đó những trường hợp trên 65 tuổi phát hiện
bệnh thường do tầm sốt khơng tốt ở độ tuổi trước đó.
2.2.2 Nguyên nhân biểu hiện của ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân để dẫn đến căng bệnh này là vì nhiễm Human Papillomavirus (HPV) nguy
cơ cao.
Human Papillomavirus (HPV) là một nhóm gồm hơn 200 virus liên quan, một phần
trong số đó lan truyền qua đường sinh dục. HPV được phân loại thành HPV nguy cơ
thấp và HPV nguy cơ cao. Có khoảng 14 typ HPV nguy cơ cao, trong đó HPV16 và
HPV18 đã được xác định là nguyên nhân ung thư cổ tử cung chủ yếu.
Hầu như tất cả mọi người trong độ tuổi sinh hoạt tình dục đều nhiễm HPV ít nhất một
lần trong đời, và trong số đó, có khoảng 50% trường hợp nhiễm HPV nguy cơ cao. Khi
bị nhiễm HPV, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích hoạt để chống lại sự lây
nhiễm này. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể cũng phịng vệ thành cơng, trong

trường hợp bị nhiễm HPV nguy cơ cao, chúng ta sẽ có khả năng bị ung thư trong tương
lai.
Bên cạnh Human Papillomavirus (HPV), một số yếu tố nguy cơ khác có thể tăng khả
năng mắc bệnh ung thư cổ tử cung bao gồm:


Hút thuốc lá: phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung tăng gấp đôi so
với những phụ nữ không hút thuốc. Các chất độc hại có trong thuốc lá đã được chứng
minh là nguyên nhân gây nhiều loại ung thư khác nhau, trong đó có ung thư cổ tử
cung.



Quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục khơng an
tồn.



Sinh đẻ nhiều lần (có trên 5 đứa con).



Sinh con khi còn quá trẻ (< 17 tuổi).
15




Vệ sinh sinh dục không đúng cách.




Viêm cổ tử cung mãn tính.



Suy giảm miễn dịch: trên cơ thể suy giảm miễn dịch, nguy cơ nhiễm HPV nguy cơ
cao tăng lên, dẫn tới tăng khả năng bị ung thư cổ tử cung.



Sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài trên 5 năm
 Biểu hiện của bệnh ung thư cổ tử cung là :

1.

Chảy máu bất thường sau giao hợp, giữa các kì kinh hoặc sau mãn kinh.

2.

Âm đạo tăng tiết dịch bất thường, hoặc có mùi khó chịu.

3.

Đau vùng chậu không liên quan tới kinh nguyệt.

4.

Đau khi giao hợp.


5.

Tăng số lần đi tiểu.

 Hướng điều trị của bệnh này là :
- Phẫu thuật ( có hai phương pháp đó là bảo tồn khả năng sinh sản , phẫu thuật hoàn tồn mất khả
-

năng sinh sản )
Xạ trị ( có hai phương pháp đó là xạ trị trong cơ thể và xạ trị ngồi cơ thể)
Hóa trị

 Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với

giai đoạn của bệnh nhân.
 Từ những định nghĩa trên , có thể tóm gọn định nghĩa “công tác xã hội cá nhân
trong hỗ trợ tâm lí đối với bệnh nhân nữ bị ung thư” là phương pháp giúp đỡ cá
nhân thông qua mối quan hệ một – một ( nhân viên xã hội – thân chủ ) nhằm giúp
đỡ hỗ trợ thân chủ ổn định tâm lí để có thể an tâm chữa bệnh, ngồi ra nhân viên
xã hội cịn có thể trợ giúp thân chủ kết nối các nguồn lực bên ngoài để hỗ trợ thân
chủ một cách tốt nhất nếu thân chủ thuộc hồn cảnh đặc biệt.
2.2.3 Tiến trình cơng tác xã hội cá nhân với nữ bệnh nhân mắc bệnh ung thư
Công tác xã hội cá nhân là phương pháp giúp đỡ cá nhân có vấn đề về chức
năng tâm lý xã hội. Nó đi sâu vào tiến trình giải quyết vấn đề gồm 7 bước, Đó là:
 xác định vấn đề
 thu thập dữ kiện
 thẩm định chẩn đoán, kế hoạch trị liệu
 , thực hiện kế hoạch
 lượng giá
tiếp tục hay chấm dứt. Đây là những bước chuyển tiếp theo thứ tự logic, nhưng

trong q trình giúp đỡ, có những bước kéo dài suốt quá trình như thâu thập dữ
kiện, thẩm định và lượng giá.
Bước 1: Xác định vấn đề:
16


+ ở bước này nhân viên xã hội cần tiếp cận làm quen với thân chủ là bệnh nhân
nữ bị mắc bệnh ung thư . nhân viên công tác xã hội cần phải có thời gian để trị chuyện
với thân chủ , từ đó xác định được những vấn đề mà thân chủ đang gặp phải như ở bệnh
nhân nữ bị mắc bệnh ung thư thì những vấn đề về tâm lí – xã hội như lo lắng sợ hãi mỗi
khi nghĩ đến cái chết , lo lắng về con cái , lo lắng về tài chính có đủ chi trả viện phí cho
họ.Đó là những điều làm thân chủ gặp nhiều khó khăn và sự mất cân bằng trong chức
năng tâm lí – xã hội.
Bước 2: Thu thập dữ kiện:
Trước tiên NVXH tìm hiểu hồn cảnh của TC thơng qua sự trình bày của chị.
Sau khi xác định tính chất của vấn đề NVXH tìm hiểu sâu hơn nữa tại sao nó xảy ra.
 NVXH có thể dựa vào 4 nguồn tin:
 Chính thân chủ là nguồn tin trực tiếp.
 Những người có quan hệ như các thành viên trong gia đình, bác sĩ, đồng nghiệp
 Tài liệu, biên bản liên quan đến vấn đề.
 Các trắc nghiệm tâm lý, thẩm định về tâm thần học để xác định mức độ của chức
năng xã hội của thân chủ
Mục đích của cuộc thu thập dữ kiện này là để giúp NVXH thử làm một chẩn
đốn về cá nhân trong tình huống và trên cơ sở đó lên một kế hoạch trị liệu.
Bước 3 : chẩn đoán
Gồm 3 bước: chẩn đoán, phân tích, thẩm định.
+ chẩn đốn : Sau q trình tiếp cận thân chủ , xác định vấn đề kết hợp với kĩ
năng quan sát , nhân viên xã hội có thể tạm thời chẩn đốn thân chủ là bệnh nhân nữ bị
mắc bệnh ung thư đang gặp phải những trục trặc về vấn đề tâm lí – xã hội , tính chất của
vấn đề nằm ở việc bệnh nhân đang mắc phải một căn bệnh nghiêm trọng , và thân chủ

chưa sẵn sàng chấp nhận và đối diện với sự thật . và trên các cơ sở dữ kiện thu thập được
từ thân chủ và những người xung quanh thân chủ , nhân viên xã hội tiến hành phân tích
vấn đề và đưa ra những nguyên nhân dẫn đến những vấn đề của thân chủ
Bước 4 : Lập kế hoạch trị liệu
Ở đây NVXH xác định loại hỗ trợ sẽ cung ứng cho TC, cách can thiệp mà
NVXH cho rằng tốt nhất cho TC. Giai đoạn này gồm việc xác định mục đích trị liệu và
các mục tiêu cụ thể để đạt được mục đích.
 Điều thân chủ mong muốn.
+ Thân chủ mong muốn được có động lực từ mọi người
+ Thân chủ mong muốn được gặp con trong quá trình điều trị
+ Thân chủ mong muốn được chồng hiểu , cảm thơng và có sự chia sẻ từ chồng
mình
17


+ Thân chủ mong muốn được giúp đỡ , hỗ trợ từ các nguồn lực bê ngoài
+ Thân chủ mong muốn được gia đình chồng quan tâm hơn...
 Điều mà NVXH cho là cần thiết khả thi.
+ Điều cần thiết nhất chính là có thể làm an tâm thân chủ để thân chủ có thể yên
tâm trị bệnh
+ Tất cả những yếu tố trên đều rất quan trọng đối với tâm lí của thân chủ. Bệnh
ung thư có thể chữa được nếu thân chủ có tâm lí tốt , chính vì vậy nhân viên xã
hội cần đưa ra kế hoạch cụ thể và sớm nhất để có thể hỗ trợ thân chủ.
 Và các yếu tố liên hệ như có hay khơng có các dịch vụ, tài ngun cần thiết.
Bước 5 : Trị liệu
Đó là tổng hợp các hoạt động và dịch vụ nhằm vào việc giúp đỡ cá nhân có vấn
đề. Đó là giải tỏa hay giải quyết một số vấn đề trước mặt và điều chỉnh những khó khăn
với sự công nhận và tham gia của thân chủ
+ Thân chủ lo lắng nhiều nhất về vấn đề con nhỏ cụ thể là khi thân chủ nằm
điều trị bệnh viện thì sẽ khơng có ai chăm lo cho con chu tồn vì chồng đi làm cả

ngày.hiểu được mong muốn cũng như lo lắng của thân chủ thì NVXH sẽ liên hệ trao đổi
với chồng hoặc gia đình về việc gửi con cho ông bà chăm. Việc này sẽ giúp thân chủ đỡ
một phần lo lắng áp lực trong suy nghĩ
+ Thân chủ có mối quan hệ khơng thân thiết nhiều với nhà chồng nên khiến tâm
trạng mệt mỏi , NVXH cần liên hệ trao đổi với gia đình chồng của thân chủ để có thể
hỗ trợ và cải thiện tình hình mối quan hệ trong gia đình .
+ Thân chủ mong muốn được chia sẻ với chồng , nói ra những lo sợ của thân
chủ với chồng nhằm tạo động lực để thân chủ cố gắng chữa bệnh
+ NVXH giúp thân chủ cải thiện thay đổi thái độ , hành vi trong hoàn cảnh trước
mắt.
+ Tham vấn (TV) là một loạt vấn đàm mà NVXH thực hiện với TC. Mục đích
của TV là củng cố các thái độ có lợi cho sự gìn giữ cân bằng về tình cảm, cho
các quyết định xây dựng, cho sự tăng trưởng và đổi mới. TV nhằm vào hoàn
cảnh trước mắt cần được giải quyết. Mục đích của nó là vận động sự tham gia ý
thức của thân chủ trong việc xử lý các vấn đề xã hội và sự thích nghi xã hội.

Bước 6: Lượng giá:
Là động tác nhằm xác định xem sự can thiệp của NVXH hay trị liệu có đem lại
kết quả mong muốn không. Lượng giá được thực hiện thỉnh thưởng trong quá trình trị

18


liệu để giúp TC tự mình xem cuộc trị liệu có giúp gì cho anh ta khơng. Kết quả lượng
giá sẽ nêu lên nhu cầu sửa đổi hay thích nghi..
Chỉ có thể lượng giá tốt khi các mục tiêu được xác định rõ ràng và có thể đo
đạt trên cơ sở thơng tin đầy đủ. Ngồi ra, NVXH, TC và những người cùng giúp đỡ khác
(ví dụ như bác sĩ, nhà tâm lý) phải cùng tham gia việc lượng giá khi cần thiết.
Bước 7: Tiếp tục hay chấm dứt:
Nên tiếp tục trị liệu khi các cuộc lượng giá định kỳ cho thấy có sự tiến bộ hay

thay đổi nào đó. Nếu khơng có gì thay đổi hay thay đổi chậm có thể nên thay đổi phương
pháp; nếu có những thơng tin mới hay NVXH có những suy nghĩ mới, thì nên bổ sung
các phương thức trị liệu.
Kết thúc là chấm dứt mối quan hệ NVXH – TC và xếp hồ sơ. Người ta chấm
dứt khi dịch vụ của cơ quan đã hồn tất, mục đích đạt được, hoặc TC được chuyển đến
một cơ quan khác và sự hiện diện của NVXH khơng cịn cần thiết. TC có thể muốn chấm
dứt hay NVXH nghĩ rằng tiếp tục cũng không đạt được thêm kết quả nào.
Có những trường hợp can thiệp trong cơn khủng khoảng thì khơng cần kéo dài
thời gian. Trường hợp có liên quan đến vấn đề tâm lý xã hội thì cần nhiều thời gian hơn.
2.3 Các lý thuyết hỗ trợ trong công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ tâm lý
cho bệnh nhân nữ bị ung thư.
2.3.1 kĩ năng sử dụng CTXH cá nhân với bệnh nhân nữ bị ung thư
 Kỹ năng thiết lập quan hệ.
 Kỹ năng phỏng vấn/ vấn đàm.
 Kỹ năng lắng nghe, thấu cảm.
 Kỹ năng thu thập dữ liệu.
 Kỹ năng đánh giá điểm mạnh của thân chủ.
 Kỹ năng tham gia cùng thân chủ trong quá trình nhận diện vấn đề.
 Kỹ năng phân tích và nhận diện vấn đề.
 Kỹ năng nối kết và huy động nguồn lực trong việc giải quyết vấn đề.
 Kỹ năng can thiệp, giám sát và đánh giá hiệu quả khi làm việc với cá nhân
và gia đình.
 Kỹ năng kết thúc mối quan hệ giúp đỡ.
2.3.2 chức năng nhiệm vụ
Như là bác sĩ xã hội, các nhân viên xã hội thực hiện những chức năng của ngành
công tác xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội đó là: chức năng phịng ngừa, chức năng
can thiệp, chức năng phục hồi, chức năng phát triển.
 Chức năng phòng ngừa : Với quan điểm phịng bệnh hơn chữa bệnh, cơng tác xã
hội khơng chờ tới khi cá nhân hay gia đình rơi vào hồn cảnh khó khăn rồi mới giúp đỡ.
19



Cơng tác xã hội rất quan tâm đến phịng ngừa những vấn đề xã hội của cá nhân, gia đình
hay cộng đồng.
 Chức năng can thiệp : Chức năng can thiệp (còn được gọi là chức năng chữa trị
hay trị liệu) nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình hay cộng đồng giải quyết vấn đề đang gặp
phải. Khi thực hiện chức năng này nhân viên xã hội giúp đỡ đối tượng vượt qua khó
khăn, giải quyết vấn đề đang tồn tại.
 Chức năng phục hồi : Đó là việc cơng tác xã hội giúp cá nhân, gia đình và cộng
đồng khôi phục lại chức năng xã hội đã bị suy giảm. Nó bao gồm những hoạt động trợ
giúp đối tượng trở lại mức ban đầu và hoà nhập cuộc sống xã hội. Hoạt động phục hồi
nhằm giúp đối tượng trở lại cuộc sống bình thường, hồ nhập cộng đồng, như giúp những
người bệnh an tâm chữa bệnh lạc quan để có thể trở về với cuộc sống thường ngày .
 Các nhiệm vụ cơ bản của công tác xã hội:
 Nâng cao năng lực, thúc đẩy khả năng tự giải quyết vấn đề của cá nhân, gia đình
và cộng đồng.
 Nối kết con người với hệ thống nguồn lực, dịch vụ và những cơ hội trong xã hội.
 Thúc đẩy sự hoạt động có hiệu quả và tính nhân văn của các hệ thống cung cấp
nguồn lực và dịchvụ xã hội.
 Phát triển và cải thiện chính sách xã hội.
2.3.3 Lý thuyết hệ thống
 Thuyết hệ thống là một trong những lí thuyết quan trọng được vận dụng trong
cơng tác xã hội khi thực hiện một tiến trình giúp đỡ cá nhân.
 Khái niệm hệ thống: hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng
chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống
nhất[ từ điển tiếng việt ,2004,NXB Đà Nẵng, tr434]
 Góc độ cơng tác xã hội: “ hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có
trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất, con người phụ thuộc vào hệ
thống trong môi trường xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của mình trong
cuộc sống”

 Trong tiến trình can thiệp giải quyết vấn đề của thân chủ, NVCTXH vận dụng
lý thuyết hệ thống gồm:

X

HỘI

G

N

NHÂN

20NVXH

N

GIA
ĐÌNH


2.3.4 Thuyết nhận thức hành vi
Quá trình hình thành lý thuyết nhận thức - hành vi
Khái niệm về nhận thức: Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là
quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người,
nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.
Khái niệm về hành vi: hành vi là xử sự của con nguời trong 1 hoàn cảnh cụ
thể, biểu hiện ra bên ngồi bằng lời nói, cử chỉ nhất định.
Các quan điểm về hành vi và nhận thức xuất phát từ hai dịng tác phẩm tâm
lý học có liên quan. Về mặt lịch sử, lý thuyết học hỏi xuất hiện đầu tiên và phát triển

trong TLH lâm sang sử dụng trị liệu hành vi dựa trên nghiên cứu của TLH. Sheldon
(1995) biểu đạt bản chất của lý thuyết này là việc tách biệt ý thức và hành vi. Các
quan điểm tâm động học và quan điểm truyền thống lại cho rằng hành vi xuất phát
từ một quá trình thực hiện theo ý thức của chúng ta, điều này có nghĩa là hành vi của
con người xuất hiện dựa trên ý thức của họ. Nhưng lý thuyết học hỏi cho rằng chúng
ta không thể biết được điều gì đang xảy ra trong ý thức của ai đó. Do đó, chúng ta
chỉ có thể trị liệu tập trung đến việc giải quyết các vấn đề làm thay đổi hành vi mà
không quan tâm đến những vấn đề biến đổi nào có thể xảy ra trong ý thức của chúng
ta trong quá trình này.
Lý thuyết học hỏi xã hội của Bandura (1977) mở rộng thêm quan điểm này
và cho rằng hầu hết các lý thuyết học hỏi đạt được qua nhận thức của con người và
suy nghĩ về những điều mà họ đã trải nghiệm qua. Họ có thể học hỏi qua việc xem
xét các ví dụ của người khác và điều này có thể áp dụng vào việc trị liệu.
Như vậy lý thuyết nhận thức – hành vi là một phần của quá trình phát triển
lý thuyết hành vi và trị liệu, gần đây lại được xây dựng trên lý thuyết học hỏi xã hội.
Nó cũng phát triển vượt qua khỏi hình thức về trị liệu của lý thuyết trị liệu thực tế
(Glasser- 1965) được các tác giả như Beck (1989) và Ellis (1962) đưa ra. Lý thuyết
nhận thức- hành vi đánh giá rằng: hành vi bị ảnh hưởng thông qua nhận thức hoặc
các lý giải về mơi trường trong q trình học hỏi. Như vậy, rõ rang là hành vi không
phù hợp phải xuất hiện từ việc hiểu sai và lý giải sai. Quá trình trị liệu phải cố gắng
sửa chữa việc hiểu sai đó, do đó, hành vi chúng ta cũng tác động một cách phù hợp
trở lại môi trường. Theo Scott (1989), có nhiều cách tiếp cận khác nhau như theo
quan điểm của Beck là đề cập tới cách tư duy lệch lạc về bản thân (“mình là đồ bỏ
đi..), về cuộc sống của chúng ta, về tương lai của chúng ta đang hướng đến những
nỗi lo âu và căng thẳng; quan điểm của Ellis có trọng tâm về những niềm tin không
21


hợp lý về thế giới và quan điểm trọng tâm của Meincheanbeum (1977) về những mối
đe dọa mà chúng ta trải qua.

Được xây dựng nên từ những lý thuyết trên mà ngành công tác xã hội truyền
thống đã lộ ra những bất cập và những hạn chế. Cho đến những năm 1980, các lý
thuyết nhận thức mới thiết lập được một vị thế trong lý thuyết công tác xã hội chủ
yếu là thơng qua cơng trình nghiên cứu của Goldstein (1982, 1984), đây là người tìm
kiếm quan điểm mang tính nhân văn vào các lý thuyết này. Quan điểm nhân văn cho
rằng, chỉ có cái hiện thực là vấn đề được nhận thức và được hiểu, hiện thực của than
chủ cần được tơn trọng và chấp nhận do đó khơng được phủ nhận nhận thức của thân
chủ và cơng kích họ. Thành tố về sự chấp nhận này đã mang lại hiệu quả cao hơn và
mang tính tự nhiên hơn so với những quan điểm truyền thống của Công tác xã hội.
Bản chất của Thuyết nhận thức - hành vi
- Sơ lược về Thuyết hành vi: S -> R -> B (S là tác nhân kích thích, R là phản
ứng, B là hành vi). Thuyết cho rằng con người có phản ứng do có sự thay đổi của
mơi trường để thích nghi. Như vậy, khi có 1 S sẽ xuất hiện nhiều R của con người,
nhưng dần dần sẽ có 1 R có xu hướng lặp đi lặp lại do chúng ta được học hay được
củng cố khi kết quả của phản ứng đó mang lại điều gì chúng ta mong đợi. Như vậy
theo thuyết này thì hành vi con người là do chúng ta tự học mà có và môi trường là
yếu tố quyết định hành vi. (Do trời mưa, do tắc đường nên nghỉ học…). Các mơ hình
trị liệu hành vi vì thế mà nhiều khi được sử dụng một cách sai lầm như phương pháp
thưởng phạt. Phương pháp này gây cho đối tượng cảm giác bị áp đặt.
Thuyết nhận thức-hành vi:
- Thuyết trị liệu nhận thức – hành vi hay còn gọi là thuyết trị liệu nhận thức
(behavioral cognitive therapy) bởi nền tảng của nó là các ý tưởng hành vi hoặc là trị
liệu nhận thức xã hội do sự liên kết của nó với lý thuyết học hỏi xã hội
- Nội dung của thuyết: thuyết này cho rằng: chính tư duy quyết định phản
ứng chứ khơng phải do tác nhân kích thích quyết định. Sở dĩ chúng ta có những hành
vi hay tình cảm lệch chuẩn vì chúng ta có những suy nghĩ khơng phù hợp. Do đó để
làm thay đổi những hành vi lệch chuẩn chúng ta cần phải thay đổi chính những suy
nghĩ khơng thích nghi.
-


Mơ hình: S -> C -> R -> B

Trong đó: S là tác nhân kích thích, C là nhận thức, R là phản ứng, B là kết
quả hành vi.
Gỉai thích mơ hình: Theo sơ đồ thì S khơng phải là nguyên nhân trực tiếp
của hành vi mà thay vào đó chính nhận thức C về tác nhân kích thích và về kết quả
hành vi mới dẫn đến phản ứng R.
22


Ví dụ: tâm lý của học viên khi có thơng báo thanh tra xuống kiểm tra, người
thì lo lắng khơng biết mình có bị phát hiện đi học hộ, người thì trách móc trước sự
khắt khe của thanh tra, người thì nghĩ mình may mắn khi khơng nghỉ q buổi học,
người thì thấy đúng và ủng hộ
=> xuất phát từ nhận thức về tác nhân kích thích thanh tra.
- Quan điểm về nhận thức và hành vi: 2 quan điểm
+ Theo các nhà lý thuyết gia nhận thức- hành vi thì các vấn đề nhân cách
hành vi của con người được tạo tác bởi những suy nghĩ sai lệch trong mối quan hệ
tương tác với mơi trường bên ngồi. (Aron T. Beck và David Burns có lý thuyết về
tư duy méo mó). Con người nhận thức lầm và gán nhãn nhầm cả từ tâm trạng ở trong
ra đến hành vi bên ngồi, do đó gây nên những niềm tin, hình tượng, đối thoại nội
tâm tiêu cực. Suy nghĩ khơng thích nghi tốt đưa đến các hành vi của một cái tơi thất
bại.(ví dụ, đứa trẻ suy nghĩ và chắc mẩm rằng mẹ mình khơng u thương mình bằng
em mình, từ đó đứa trẻ xa lánh mẹ và tỏ thái độ khó chịu với mẹ, khơng gần gũi…)
+ Hầu hết hành vi là do con người học tập (trừ những hành vi bẩm sinh), đều
bắt nguồn từ những tương tác với thế giới bên ngồi, do đó con người có thể học tập
các hành vi mới, học hỏi để tập trung nghĩ về việc nâng cao cái tôi, điều này sẽ sản
sinh các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức.
=> Như vậy, lý thuyết này cho ta thấy rằng cảm xúc, hành vi của con người
không phải được tạo ra bởi mơi trường, hồn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề.

Con người học tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và được thực hiện bằng suy nghĩ và
quan niệm của mỗi người về những gì họ đã trải nghiệm.
Như vậy, thuyết này mang tính nhân văn cao cả và đúng đắn khi đã đặt đúng
trọng tâm vai trò của chủ thể con người trong hành vi của họ (khác với thuyết hành vi
coi trọng yếu tố tác nhân kích thích; thuyết học tập xã hội coi trọng yếu tố thói quen hay
học tập).
2.3.5 Thuyết nhu cầu của Maslow
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính:
nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs)
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn
có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ... Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu
cầu khơng thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này,
họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng
ngày.

23


Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những
nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi cơng bằng, an tâm, an tồn,
vui vẻ, sự tơn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v.
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc
cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống... họ sẽ không quan tâm đến các
nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng...Tuy nhiên, tuỳ theo nhận thức, kiến thức, hoàn cảnh,
thứ bậc các nhu cầu cơ bản có thể đảo lộn. Ví dụ như: người ta có thể hạn chế ăn, uống,
ngủ nghỉ để phục vụ cho các sự nghiệp cao cả hơn. Ngược lại, theo chủ thuyết cách
mạng vô sản, của cải, sở hữu tài sản là nhu cầu số một bỏ qua các nhu cầu bậc cao khác.
Hình 1. Tháp nhu cầu của Maslow
Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được
liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.

Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến
các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn
ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp
ứng đầy đủ5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:




Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức
ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác n tâm về an tồn thân
thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
24







Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging)
- muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình n ấm, bạn bè
thân hữu tin cậy.
Tầng thứ tư: Nhu cầu được q trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được
tơn trọng, kính mến, được tin tưởng.
Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng
tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được
cơng nhận là thành đạt.

III.VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC

HỖ TRỢ TÂM LÍ ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN LÀ PHỤ NỮ BỊ MẮC BỆNH UNG
THƯ CỔ TỬ CUNG
3.1 . Cơ sở vận dụng công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân nữ
bị ung thư .
3.1.1 phương pháp công tác xã hội cá nhân .
CTXH với cá nhân là phương pháp nhân viên CTXH sử dụng các kiến thức, kỹ năng
được đào tạo vào quá trình hỗ trợ tâm lý, tình cảm và xã hội nhằm giúp đỡ cá nhân đối
tượng hiểu về vấn đề của mình, phát hiện và phát huy những tiềm năng, thế mạnh bản
thân; kết nối các dịch vụ hỗ trợ để cá nhân có được năng lực và các nguồn lực tự giải
quyết vấn đề. Trong quá trình hỗ trợ cá nhân, nhân viên công tác xã hội áp dụng nhiều
hoạt động chuyên môn như tham vấn, quản lý ca/trường hợp, sử dụng các mơ hình hỗ
trợ như can thiệp khủng hoảng, trị liệu nhận thức, hành vi, v.v. để giúp đỡ đối tượng.
 Ưu điểm của phương pháp CTXH cá nhân
Có thể giúp thân chủ nhận thức được những vấn đề mình đang mắc phải , giúp thân
chủ có thể phát huy tiêm năng của bản thân , ngồi ra phương pháp CTXH cá nhân có
thể giúp NVXH kết nối các dịch vụ , nguồn lực trong quá trình hỗ trợ.
 Vai trị của phương pháp CTXH cá nhân
hỗ trợ tâm lý, tình cảm và xã hội nhằm giúp đỡ cá nhân đối tượng hiểu về vấn đề của
mình, phát hiện và phát huy những tiềm năng, thế mạnh bản thân; kết nối các dịch vụ
hỗ trợ để cá nhân có được năng lực và các nguồn lực tự giải quyết vấn đề.
3.1.2 Đặc diểm của nữ bệnh nhân ung thư.
“Ung thư” chỉ có 2 từ đơn giản nhưng có thể ảnh hưởng sâu sắc đến một người bị chẩn
đoán mắc bệnh này. Nếu bác sĩ chẩn đoán một người bị ung thư, đó chỉ là bước đầu tiên
25


×