Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.78 MB, 151 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


THONGKEO VILAKONE

GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH CHAMPASAK,
NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số:60.34.01.02
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN

ĐÀ NẴNG – NĂM 2017

Luan van


Luan van


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 2
5. Bố cục của luận văn................................................................................. 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................. 3
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC


TIẾP NƢỚC NGOÀI ......................................................................................... 7
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI..... 7
1.1.1. Một số định nghĩa ............................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................... 19
1.2. NỘI DUNG THU HÚT DẦU TƯ .............................................................. 20
1.2.1 Hoạt động xúc tiến đầu tư ................................................................. 20
1.2.2 Xây dựng môi trường đầu tư ............................................................. 22
1.2.3 Các chính sách ưu đãi đầu tư ............................................................. 25
1.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả của thu hút đầu tư .............................. 26
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI .................................................................................................. 29
1.3.1. Các nhân tố của điều kiện tự nhiên .................................................. 29
1.3.2. Nhân tố xã hội .................................................................................. 30
1.3.3. Nhân tố kinh tế ................................................................................. 32
1.4. KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA
MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC .............................................................. 33
1.4.1. Việt Nam .......................................................................................... 33
1.4.2. Trung Quốc ....................................................................................... 35
1.4.3. Malaysia............................................................................................ 37

Luan van


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI TẠI TỈNH CHAMPASAK, NƢỚC CHDCND LÀO THỜI GIAN
QUA ................................................................................................................... 40
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI, KINH TẾ CỦA TỈNH
CHAMPASAK, NƯỚC CHDCND LÀO ........................................................ 40
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................ 40
2.1.2. Đặc điểm xã hội ................................................................................ 43

2.1.3. Đặc điểm kinh tế ............................................................................... 46
2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA TỈNH CHAMPASAK TRONG
THỜI GIAN QUA .............................................................................................. 49
2.2.1 Thực trạng về hoạt động xúc tiến đầu tư ........................................... 49
2.2.2 Thực trạng về mơi trường đầu tư....................................................... 51
2.2.3 Thực trạng về chính sách đầu tư........................................................ 59
2.2.4 Thực trạng kết quả thu hút đầu tư ..................................................... 65
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG .................................................................................. 76
2.3.1. Những thành công ............................................................................ 76
2.3.2. Những tồn tại chủ yếu ...................................................................... 77
2.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại............................................................. 78
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC
TIẾP NƢỚC NGỒI TẠI TỈNH CHAMPASAK, NƢỚC CỘNG HỊA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ......................................................................... 79
3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP .................................... 79
3.1.1 Dự báo sự biến đổi của môi trường thu hút đầu tư ........................... 79
3.1.2 Điểm mạnh và điểm yếu của tỉnh ...................................................... 83
3.1.3 Các mục tiêu chiến lược và định hướng chính nhằm tăng cường thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Champasak ........................................ 84

Luan van


3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH
CHAMPASAK, NƯỚC CHDCND LÀO .......................................................... 96
3.2.1. Hồn thiện cơng tác xúc tiến đầu tư ................................................. 96
3.2.2. Hồn thiện mơi trường đầu tư .......................................................... 99
3.2.3. Hồn thiện các chính sách đầu tư ................................................... 100
3.2.4. Các giải pháp khác.......................................................................... 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)

Luan van


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA
ASEAN

Khu mậu dịch tự do Châu Á
Hiệp hội các nước Đông Nam Á

BCC

Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh

BLT

Xây dựng, cho thuê, chuyển giao

BOT

Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

BT
BTO

Xây dựng - chuyển giao
Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh


CHDCND

Cộng hoà dân chủ nhân dân

CHXHCN

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DNLD

Doanh nghiệp liên doanh

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm Quốc nội

GSP

Phần mềm thiết kế để giới thiệu về kinh tế

IMF


Quỹ tiền tệ quốc tế

KCN

Khu công nghiệp

LDO

Hợp đồng cho thuê, nâng cấp và kinh doanh cơng trình

LDTBXH

Lao động thương binh và xã hội

NICs

Các nước cơng nghiệp mới

ODA

Viện trợ phát triển chính thức

PSC

Hợp đồng phân chia sản phẩm

WB

Ngân hàng thế giới


WF

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

WTO

Tổ chức thương mại quốc tế

Luan van


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

2.1

Các loại đất của tỉnh Champasak năm 2015

41

2.2

Dân số tỉnh Champasak giai đoạn 2011-2015

43


2.3

Số lao động phân theo ngành giai đoạn 2011-2015

45

2.4

Cơ cấu kinh tế tỉnh Champasak giai đoạn 2011-2015

47

2.5

Thống kê số liệu về hoạt động xúc tiến đầu tư

50

2.6

Mô tả đặc điểm doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu

52

2.7

Kết quả khảo sát về tình hình chính trị - xã hội

53


2.8

Kết quả khảo sát về mơi trường văn hóa

54

2.9

Kết quả khảo sát về mơi trường kinh tế

55

2.10

Kết quả khảo sát về mơi trường tài chính

56

2.11

Kết quả khảo sát về mơi trường pháp lý, hành chính

57

2.12

Kết quả khảo sát về môi trường lao động

58


2.13

Kết quả khảo sát về cơ sở hạ tầng

58

2.14

Kết quả khảo sát về quan hệ quốc tế

59

2.15

2.16

Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Lào
giai đoạn năm 2010-2015.
Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo
lĩnh vực kinh tế Năm 2010-2015

66

67

2.17

Số dự án đầu tư được thu hút giai đoạn 2011-2015


68

2.18

Quy mô vốn đầu tư được thu hút từ giai đoạn 2011-2015

69

2.19

Tốc độ tăng vốn đầu tư được thu hút giai đoạn 2011-2015

70

2.20

Vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2011-2015

71

Luan van


2.21
2.22

2.23

Tình hình nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Champasak

theo ngành và lĩnh vực năm 2015.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Champasak theo
địa bàn đầu tư tính năm 2015.

72
73

74

Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi của tỉnh
2.24

Champasak tính phân theo quốc tịch của các nhà
đầu tư năm 2015

Luan van

75


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
2.1.

2.2.

Tên hình
Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo GDP của tỉnh Champasak
giai đoạn 2011-2015
Tốc độ tăng của dự án đầu tư được thu hút giai đoạn

2011-2015

Luan van

Trang
46

69


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với các nước đang phát triển, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
(FDI) là một trong những chính sách quan trọng trong việc phát triển kinh tế.
Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngồi, các nước Đơng Nam Á đã nhanh
chóng đạt được nhiều thành tựu quan trọng và trở thành một trong những
vùng kinh tế năng động, đầy hứa hẹn trên bản đồ thế giới. Ngày nay xu hướng
hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ đã làm cho nền
kinh tế thế giới ngày càng trở nên gắn kết và mang lại tính thống nhất cao.
Bên cạnh đó, nền kinh tế của các nước đang phát triển đang có những dấu
hiệu tích cực trong quá trình phát triển.
Lào đang trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển nền kinh tế thị
trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Kể từ khi thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào lần thứ V (năm 1986) về thực hiện
đường lối đổi mới kinh tế, đến nay nền kinh tế Lào đã có nhiều thành tựu
quan trọng. Chính phủ Lào đã đề ra nhiều chính sách nhằm thu hút mạnh mẽ
đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển ngành kinh tế, phục vụ sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Trong bối cảnh đó, tỉnh Champasak

đã sớm nhận thức và triển khai các hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài và được đánh giá là địa phương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài cao nhất trong các tỉnh miền Nam, góp phần tích cực vào công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
đáng khích lệ, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi cũng cịn nhiều bất cập.
Những năm gần đây, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có dấu hiệu
chững lại, ảnh hưởng không tốt đến tốc độ phát triển kinh tế và phát huy cao
lợi thế so sánh của địa phương. Do vậy, vấn đề này cần được nghiên cứu một
cách nghiêm túc, khoa học, qua đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm

Luan van


2

tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Đây là lí do tơi chọn đề tài “Giải pháp
thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi tại tỉnh Champasak, nƣớc Cộng hịa
Dân chủ Nhân dân Lào” làm nội dung nghiên cứu luận văn tốt nghiệp. Hy
vọng luận văn sẽ góp phần nhỏ vào cơng tác thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài của tỉnh Champasak.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến việc thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngồi.
- Phân tích hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Đề xuất những giải pháp nhằm thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại tỉnh Champasak trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Champasak.

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nghiên cứu một số biện pháp cơ bản để thúc đẩy việc thu hút vốn
đầu tư nước ngồi.
+ Về khơng gian: đề tài chỉ nghiên cứu nội dung trên tại tỉnh
Champasak.
+ Về thời gian: các giải pháp nêu lên chỉ có ý nghĩa trong thời gian từ
năm 2017 - 2021(5 năm).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích thực chứng
- Phương pháp phân tích chuẩn tắc

Luan van


3

- Phương pháp điều tra, khảo sát, đánh giá
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp
- Phương pháp khác
5. Bố cục của luận văn
Nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị thì
luận văn gồm có 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chƣơng 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh
Champasak, nước CHDCND Lào trong thời gian qua.
Chƣơng 3: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh
Champasak, nước CHDCND Lào trong thời gian tới.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Cho đến này đã có nhiều nhà lý luận và thực tiễn nghiên cứu về thu hút
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng
được cơng bố dưới dạng chuyên đề, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ, các bài
viết đăng trên các báo, tạp chí tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
Điển hình như một số cơng trình dưới đây:
6.1 Nghiên cứu tại nước ngoài
Fawaz nghiên cứu tầm quan trọng của các yếu tố địa điểm đối với dòng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trong ngành cơng nghiệp hóa dầu ở Saudi
Arabia thông qua khảo sát nhà quản lý cấp cao. Các yếu tố được tác giả xác
định là chi phí, thị trường, cơ sở hạ tầng và cơng nghệ, chính trị và pháp luật,
văn hóa - xã hội. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy các yếu tố ảnh hưởng
đến địa điểm của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi lần lượt là chi phí, cơ
sở hạ tầng và cơng nghệ, chính trị và pháp luật, thị trường, văn hóa xã hội.
Mặc dù, ở các vùng địa lý khác nhau, lĩnh vực, quy mô thu hút đầu tư khác
nhau thì các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng

Luan van


4

thay đổi nhưng nghiên cứu này cũng mang lại nhiều hữu ích cho các nhà
nghiên cứu cũng như các nhà quản lý đánh giá đúng hơn về các yếu tổ ảnh
hưởng đến địa điểm đầu tư của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây
cũng là tài liệu cơ sở quan trọng giúp tác giả hình thành cơ sở lý luận cũng
như lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho đề tài.
Hasnah và công sự nghiên cứu tầm quan trọng các yếu tố địa điểm đối
với dòng chảy đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Malaysia qua khảo sát 100 doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đề tài sử dụng mơ hình hồi quy Binary
Logistic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các

doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy các yếu tố kinh tế,
nguyên liệu, năng lượng ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê, các yếu tố như thị
trường, dịch vụ vận tải, luật pháp, quốc tế, lao động, cung cấp điện, nước có
ảnh hưởng tích cực nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.
6.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam
- Trung tâm Thông tin Kinh tế - Viện Nghiên cứu Phát triển Tp.Hồ Chí
Minh (2009): “Xu hướng Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct
Investment) của các công ty đa quốc gia (TNCs: Trans National Companies)
hiện nay” Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) của một số nước khu vực Châu Á khi đã là thành viên của WTO và rút
kinh nghiệm cho Việt Nam. Kinh nghiệm quý báu này nhằm giúp cho thành
phố biển có thể phát triển thành công thành một trong nhưng điểm đến lý
tưởng cho du khách quốc tế và quốc nội.
- "Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các
nước đang phát triển Châu Á và khả năng vận dụng vào Việt Nam" của tác
giả Hoàng Xuân Hải đã nghiên cứu những kết quả đạt được của nước ta trong
lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Luan van


5

- "Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xun quốc gia" của tác giả
Hồng Thị Bích Loan viết về vai trị của các cơng ty xun quốc gia trong lưu
chuyển đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu, chiến lược đầu tư trực tiếp của
công ty xuyên quốc gia và viết về toàn cảnh thực trạng đầu tư trực tiếp của
các công ty xuyên quốc gia gần 20 năm qua, triển vọng, phương hướng, giải
pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi của các cơng ty xuyên quốc gia
vào Việt Nam trong những năm tới

- "Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam" của tác giả Lê
Xuân Bá và Nguyễn Thị Tuệ Anh, năm 2006 đã nêu ra được tác động tích
cực, tác động chưa tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam.
- "Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các nước ASEAN và
vận dụng vào Việt Nam" của tác giả Nguyễn Huy Thám (Luận án Tiến sĩ kinh
tế, năm 1999) đã đưa ra một số kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài của các nước ASEAN, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
- "Một số biện pháp thức đẩy việc triển khai thực hiện các dự án FDI tại
Việt Nam" của tác giả Bùi Huy Nhượng (Luận án TS kinh tế, năm 2006) đánh
giá việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và đưa ra
một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc triển khai các dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Việt Nam.
- Luận văn tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh của nghiên cứu sinh: Vilayvong Butdakham (2010) “Đầu tư trực
tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào” . Nghiên cứu này nêu lên thực trạng FDI tại CHDCND Lào được
phân tích theo một hướng mới: Bắt đầu nghiên cứu từ hệ thống chính sách thu

Luan van


6

hút FDI là một phương pháp phù hợp với đặc thù đổi mới kinh tế của
CHDCND Lào. Qua đó, những đổi mới từ hệ thống thể chế và những thay đổi
của thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi của CHDCND Lào có được
mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó. Bên cạnh đó, những đóng góp của đầu tư trực

tiếp nước ngoài đến nền kinh tế của CHDCND Lào được phân tích dựa trên
những đánh giá mối liên hệ giữa đổi mới thể chế và đổi mới thực trạng thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Và nhiều tác phẩm liên quan khác. Trong các cơng trình đó, các tác giả đã
có nhiều đóng góp quan trọng, làm rõ tính hai mặt của đầu tư trực tiếp nước
ngồi, đề xuất các chính sách, giải pháp cốt lõi của nhà nước đối với việc thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam.
Vấn đề thu hút FDI của tỉnh Champasak cho đến nay chưa được nghiên
cứu một cách đầy đủ, thường mới được đề cập ở mức độ các báo cáo của các
cơ quan chức năng. Tính đến thời điểm hiện nay, chưa có một cơng trình nghiên
cứu, luận văn về vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa bàn tỉnh
Champasak. Vì vậy việc lựa chọn đề tài “Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại tỉnh Champasak, nước CHDCND Lào” để nghiên cứu của luận văn là
mới và cần thiết về cả lý luận lẫn thực tiễn.

Luan van


7

CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
1.1.1. Một số định nghĩa
a. Đầu tư
Có rất nhiều quan niệm về đầu tư, ở mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau các nhà
nghiên cứu đưa ra khái niệm về đầu tư có nhiều điểm khác biệt. Điển hình như:
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), đầu tư là “hành động bỏ vốn

vào doanh nghiệp, một cơng trình hay một sự nghiệp bằng nhiều biện pháp
như cấp ngân sách, vốn tự có, liên doanh hay vay dài hạn để mua sắm thiết bị
mới, hoặc thực hiện việc hiện đại hóa, mở rộng xí nghiệp nhằm thu doanh lợi
hay phát triển phúc lợi công cộng” . Cách định nghĩa này nhấm mạnh vào đầu
tư phát triển, vào hình thái biểu hiện và động lực của đầu tư, nhưng không
làm rõ bản chát cũng như chưa phản ánh được nội dung đầy đủ của đầu tư.
[11]
Theo Nguyễn Ngọc Mai với Giáo trình Kinh tế đầu tư thì “Đầu tư là sự
bỏ ra, sự hy sinh những cái gì đó ở hiện tại (tiền, sức lao động, của cải vật
chất trí tuệ) nhằm đạt được kết quả có lợi ích cho người đầu tư trong tương
lai”. Định nghĩa này nêu được đặc tính khái quát của đầu tư là hành vi bỏ vốn
trong hiện tại nhằm đạt được lợi ích trong tương lai. Tuy nhiên, cách tiếp cận
của định nghĩa này rộng dễ gây nhầm lẫn giữa hành vi lao đồng bình thường
với hành vi đầu tư thực sự của chủ đầu tư.
Theo luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ
vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vơ hình để hình thành tài sản tiến
hành các loại hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định

Luan van


8

khác của pháp luật có liên quan”. Về mặt khoa học, cách định nghĩa này quá
chung chung.
Dù có nhiều định nghĩa về đầu tư tùy thuộc và quan điểm và góc nhìn
của mỗi nhà nghiên cứu. Nhưng có thể hiểu “Đầu tư là hoạt động sử dụng
tiền vốn, tài nguyên để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài
nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội”.
Hoạt động đầu tư có những đặc điểm chính như sau:

Trước hết phải có vốn. Vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy
móc, thiết bị, nhà xưởng, cơng trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu cơng
nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình cơng nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng
đất, mặt nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Vốn có thể là vốn Nhà nước,
vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
Một đặc điểm khác của đầu tư là thời gian tương đối dài, thường từ 2
năm trở lên, có thể đến 50 năm, nhưng tối đa cũng khơng quá 70 năm. Những
hoạt động ngắn hạn, thường trong vòng 1 năm tài chính khơng được gọi là
đầu tư. Thời hạn đầu tư được ghi rõ trong Quyết định đầu tư hoặc Giấy phép
đầu tư, và còn được gọi là đời sống của dự án.
Do đặc điểm thời gian dài nên người lập dự án cũng như người thẩm
định dự án cần có tầm nhìn xa vài ba mươi năm, đồng thời phải thấy rằng đầu
tư là một hoạt động dài hơi, có nhiều rủi ro, ngồi ra khơng thể bỏ qua quy
luật thay đổi giá trị của đồng tiền theo thời gian dưới tác động của lãi suất
nguồn vốn. Nói một cách khác, các tính tốn đầu tư đều phải tính trên dịng
tiền, bằng cách tính hiện giá của dịng tiền đầu tư và thu hồi.
Lợi ích do dự án mang lại được biểu hiên trên hai mặt: lợi ích tài chính
(biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua các chỉ tiêu
kinh tế xã hội). Lợi ích kinh tế xã hội thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế.

Luan van


9

Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư, cịn lợi ích
kinh tế ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng.
- Các loại đầu tư
Có nhiều cách phân loại đầu tư. Để phục vụ cho việc lập và thẩm định dự
án đầu tư, thì cần phải quan tâm đến các loại đầu tư như sau:

+ Căn cứ vào mỗi quan hệ giữa người bỏ vốn đầu tư và người thực hiện
dự án thì có:
Đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn là một
chủ thể. Đầu tư trực tiếp có thể là đầu tư trong nước, theo Luật khuyến khích
đầu tư trong nước, hoặc đầu tư của nước ngoài tại một nước nào đó, theo Luật
đầu tư nước ngồi tại nước đấy. [6]
Đầu tư gián tiếp
Đầu tư gián tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn không
phải là một chủ thể. Trường hợp cần quan tâm nhất là đầu tư gián tiếp bằng
vốn của nước ngoài. Đó là loại vốn hỗ trờ phát triển chính thức (ODA), vốn
của Nhà nước vay của nước ngoài với lãi suất ưu đãi. Nhưng loại vốn này do
Nhà nước trực tiếp quản lý theo quy chế riêng. [6]
+ Căn cứ vào người bỏ vốn ra đầu tư và nơi đầu tư thì có:
Đầu tư trong nước
Đầu tư trong nước là việc bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tại một nước
nào đó của các tổ chức, cơng dân nước đấy, người nước đấy định cư ở nước
ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở nước đấy. Đầu tư trong nước chịu sự
điều chỉnh của Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
Đầu tư ra nước ngoài
Đây là loại đầu tư của các tổ chức hoặc cá nhân của nước này tại nước
khác. Ở Lào hiện nay cịn ít trường hợp một tổ chức hoặc công dân Lào đầu

Luan van


10

tư sang các nước khác nên cũng chưa có luật. Mặc dù vậy, loại đầu tư này có
nhiều đặc điểm cần quan tâm, nếu nắm được sẽ có thêm thuận lợi khi đàm

phán với các đối tác nước ngoài.
+ Căn cứ vào mục đích đầu tư sẽ có:
Đầu tư mới
Đầu tư mới là đầu tư để xây dựng mới các cơng trình, nhà máy, thành lập
mới các cơng ty, mở các cửa hàng mới, dịch vụ mới. Đặc điểm của đầu tư
mới là không phải trên cơ sở những cái hiện có phát triển lên.
Đầu tư theo chiều sâu
Đây là loại đầu tư nhằm khôi phục, cải tạo, nâng cấp, trang bị lại, đồng
bộ hoá, hiện đại hoá, mở rộng các đối tượng hiện có.
Đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là đầu tư trực tiếp nhằm tăng thêm giá trị tài sản, tạo ra
năng lực mới hoặc cải tạo, mở rộng, nâng cấp năng lực hiện có vì mục tiêu
phát triển, có tác dụng quan trọng trong việc tái sản xuất mở rộng.
Đầu tư dịch chuyển
Đầu tư dịch chuyển là đầu tư trực tiếp nhằm dịch chuyển quyền sở hữu
giá trị tài sản. Lúc này khơng có sự gia tăng giá trị tài sản. Loại này có ý
nghĩa quan trọng trong việc hình thành, phát triển thị trường vốn, thị trường
chứng khoán, thị trường hối đoái, … hỗ trợ cho đầu tư phát triển.
b. Dự án đầu tư
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở
rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng
về khối lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ
nào đó trong một khoảng thời gian xác định. [9]
Từ khái niệm trên, ta thấy rằng dự án đầu tư mới chỉ là những đề xuất
cho tương lai, chưa phải đã được thực hiện trong thực tế. Nhiệm vụ chủ yếu

Luan van


11


của dự án là đưa ra được các đề xuất xác đúng, phù hợp với luật pháp, có hiệu
quả cao. Những đề xuất này nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng của dự án,
đặc biệt là các vấn đề sau đây:
- Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ. Phân tích thị trường.
- Lựa chọn công suất của dự án. Xác định chương trình sản xuất kinh
doanh.
- Lựa chọn cơng nghệ, thiết bị.
- Lựa chọn khu vực, địa điểm và địa điểm cụ thể.
- Lựa chọn hình thức đầu tư, tổ chức quản trị thực hiện dự án.
- Phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư, an tồn đầu tư,…
Để có được những đề xuất đúng đắn, ta cấn xem xét các yếu tố sau đây:
- Đầu vào: Đầu vào của một dự án bao gồm tiền vốn, đất đai, nguyên vật
liệu, cơng nghệ, thiết bị, lao động, có thể gọi chung là tài nguyên hoặc các
nguồn nhân lực.
- Đầu ra: Đầu ra bao gồm các sản phẩm cụ thể (các vật phẩm), các sản
phẩm trừu tượng (các thông tin), các dịch vụ hoặc là sự giảm bớt đầu vào.
- Luật pháp: Tất cả các đề xuất được nêu ra trong dự án đều phải phù hợp
với luật pháp hiện hành, bao gồm cả các văn bản dưới luật.
Trường hợp chưa có luật hoặc luật chưa hồn tồn phù hợp thì chủ đầu
tư có quyền kiến nghị các quy định áp dụng tạm thời. Những quy định này
chỉ được thực hiện khi cấp có thẩm quyền cho phép bằng văn bản chính
thức.
- Thời hạn đầu tư: Bất kỳ một dự án nào cũng phải được hoàn thành
trong một thời gian nhất định gọi là thời hạn đầu tư. Thời hạn này, do chủ
đầu tư kiến nghị và được xét duyệt, ghi rõ trong Quyết định đầu hoặc
Giấy phép đầu tư.

Luan van



12

Về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ, tài liệu trình bày một
cách chi tiết và hệ thống một kế hoạch, một chương trình hành động trong
tương lai phù hợp với các yếu cầu nói trên. Dự án đầu tư là một hoạt động
kinh tế đặc thù, trong đó lập dự án là khâu đầu tiên.
c. Vốn đầu tư
Vốn đầu tư là sự biểu hiện bằng tiền các khoản mục chi phí gắn liền với
nội dung của các hoạt động đầu tư. Để rõ hơn nguồn gốc vốn đầu tư, hay
nguồn gốc các khoản tiền bỏ ra đầu tư. [9]
Ta nghiên cứu bản chất nguồn vốn đầu tư như sau:
- Bản chất của nguồn vốn đầu tư
Muốn thực hiện công cuộc đầu tư sản xuất, cần có các nguồn đầu vào
như sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Khoản tiền cần có
trang trải các chi phí ứng trước này là vốn đầu tư. Rõ ràng, vốn đầu tư phải
lấy từ trong số của cải đã làm ra, sau khi trừ đi phần tiêu dùng.
Học thuyết của Mác đã khẳng định về cơ bản và lâu dài, vốn đầu tư có
được nhờ đẩy mạnh sản xuất và thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu
dùng. Ngoài nguồn tiết kiệm trong nước, nguồn vốn đầu tư có thể được huy
động từ nước ngoài.
Qua nghiên cứu về bản chất của nguồn vốn đầu tư, từ đó có thể rút ra
khái niệm hồn chỉnh về vốn đầu tư: Vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội,
của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiền tiết kiệm của dân cư và vốn
huy động từ các nguồn khác đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất xã hội
nhằm duy trì và tạo năng lực mới nền kinh tế - xã hội.
- Phân loại nguồn vốn đầu tư
Để có chính sách thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, cần phân loại
nguồn vốn đầu tư và đánh giá đúng tầm quan trọng của từng nguồn vốn. Ở


Luan van


13

giác độ chung nhất trong phạm vi một quốc gia, nguồn vốn đầu tư có thể chia
thành nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
+ Nguồn vốn trong nước
Nguồn vốn trong nước thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc gia.
Nguồn vốn này có ưu điểm là bền vững, ổn định, chi phí thấp, giảm thiểu
được rủi ro và hậu quả từ bên ngoài. Nguồn vốn trong nước chủ yếu được
hình thành từ các nguồn tiết kiệm trong nền kinh tế. Mặc dù, thời đại ngày
nay các đồng vốn nước ngoài ngày càng trở nên đặc biệt không thể thiếu được
đối với các nước đang phát triển, nhưng nguồn vốn tiết kiệm từ trong nước
vẫn giữ vai trị quyết định. Các nước Đơng Á trong những năm 1960 mức tiết
kiệm đạt được chỉ 10% hoặc ít hơn và đã vay nhiều thị trường vốn quốc tế,
thế nhưng đến những năm 90 tiết kiệm của các nước này cao hơn đáng kể,
bình quân đạt 30%. Có thể nói, tiết kiệm ln ảnh hưởng tích cực đối với tăng
trưởng, ví làm tăng vốn đầu tư. Hơn nữa, tiết kiệm đó là điều kiện cần thiết để
hấp thụ vốn nước ngồi có hiệu quả, đồng thời giảm được sức ép về phía
Ngân hàng trung ương trong việc hàng năm phải cung ứng thêm tiền để tiêu
hóa ngoại tệ.
+ Nguồn vốn nước ngoài
So với nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngồi có ưu thế là mang
lại ngoại tệ cho nền kinh tế. Tuy vậy, trong nó lại luôn chứa ẩn những nhân tố
tiềm tàng gây bất lợi cho nền kinh tế, đó là sự lệ thuộc, nguy cơ khủng hoảng
nợ, sự tháo chạy đầu tư, sự gia tăng tiêu dùng và giảm tiết kiệm rong nước…
Như vậy, vấn đề thu hút vốn nước ngoài đặt ra những thử thách khơng nhỏ
trong chính sách thu hút đầu tư của nền kinh tế đang chuyển đổi, đó là, một
mặt, phải ra sức huy động vốn nước ngoài để đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho

cơng nghiệp hóa, mặt khác, phải kiểm soát chặt chẽ sự huy động vốn nước
ngoài để ngăn chặn khủng hoảng. Để vượt qua những thách thức đó, địi hỏi

Luan van


14

nhà nước phải tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho sự vận động vốn nước
ngoài, điều chỉnh và lựa chọn các hình thức thu hút đầu tư sao cho có lợi cho
nền kinh tế.
Về bản chất, vốn nước ngồi cũng được hình thành từ tiết kiệm của các chủ
thể kinh tế nước ngồi và được huy động thơng qua các hình thức cơ bản sau:
+Tài trợ phát triển chính thức (ODA):
Đây là tất cả các khoản viện trợ khơng hồn lại hoặc tín dụng ưu đãi của
các chính phủ, các tổ chức thuộc liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ,
các tổ chức tài chính quốc tế, gọi chung là các đối tác viện trợ nước ngoài
dành cho chính phủ và nhân dân nước nhận viện trợ.
Tài trợ phát triển chính thức được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu
sau:
Thứ nhất, Hỗ trợ cán cân thanh tốn, có nghĩa hỗ trợ tài chính trực tiếp
chuyển giao ngoại tệ, đoi khi bằng hàng hóa hay hỗ trợ nhập khẩu. Ngoại tệ
hoặc hàng hóa chuyển vào trong nước được chuyển thành hỗ trợ ngân sách
của chính phủ.
Thứ hai, Tín dụng thương mại với các điều kiện mềm như lãi suất thấp,
thời hạn trả nợ và thời gian ấn hạn dài, thực tế đây là dạng hỗ trợ hàng hóa có
ràng buộc.
Thứ ba, tài trợ phát triển chính thức chương trình hay thường gọi tài trợ
phát triển chính thức phi dự án, thực hiện hiệp định với đối tác tài trợ phát
triển chính thức nhằm cung cấp hối lượng tài trợ phát triển chính thức cho

mục đích tổng quát với thời hạn nhất định, mà không phải xác định một cách
chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào.
Thứ tư, Hỗ trợ dự án đây là hình thức chủ yếu của tài trợ phát triển chính
thức. Nó có thể kiên quan tới hỗ trơ cơ bản hay hỗ trợ kỹ thuật, hoặc cả hai.
Hỗ trợ cơ bản được sử dụng chủ yếu về xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.

Luan van


15

Hỗ trợ kỹ thuật tập trung chủ yếu là chuyển giao tri thức: chuyển giao công
nghệ, đào tạo…
Tài trợ phát triển chính thức có vai trị to lớn đối với quốc gia tiếp
nhận: một là bổ sung cho nguồn vốn trong nước để phát triển kinh tế, hai là
tiếp cận nhanh chóng với các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ
hiện đại, ba là phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, bốn là đào tạo phát
triển nguồn nhân lực.
Nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức tuy có ưu điểm về chi phí sử
dụng, nhưng các nước tiếp nhận trợ viện trợ thường xuyên phải đối mặt
những thử thách rất lớn đó là gánh nặng nợ quốc gia trong tương lai, chấp
nhận những điều kiện và ràng buộc khắt khe về thủ tục chuyển giao vốn, đơi
khi cịn gắn cả những điều kiện về chính trị. Mỗi tổ chức, mỗi chính phủ đều
có những phương cách và thông lệ riêng của họ. Với những ràng buộc về
chính trị khơng phải nước nào cũng có thể nhận được viện trợ và sử dụng có
hiệu quả cao trong hồn cảnh riêng của mình. Cịn đối với điều kiện về kinh
tế, điển hình nhất là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB)
đều đưa ra cung cách áp đặt nước nhận tài trợ phải tiến hành những chương
trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo một khuôn khổ rất cứng nhắc. Thực tế,
cung cách đó đã mang lại những hệ quả tốt lẫn xấu trong việc tiếp nhận và sử

dụng nguồn vốn này.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Đây là nguồn vốn do các nhà đầu tư
nước ngoài đem vốn vào một nước để đầu tư trực tiếp bằng việc tạo ra những
doanh nghiệp. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang trở thành hình thức huy
động vốn nước ngồi phổ biến của nhiều nước đang phát triển khi mà các
luồng dịch chuyển vốn từ các nước phát triển đi tìm cơ hội đầu tư ở nước
ngoài để gia tăng khai thác về lợi thế so sánh.

Luan van


16

Khác với nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức, đầu tư trực tiếp nước
ngồi khơng chỉ đơn thuần đưa ngoại tệ vào nước sở tại, mà còn kèm theo
chuyển giao cơng nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thị trường
thế giới… Tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài, lợi thế hiển nhiên mà thời đại
tạo ra cho các nước đang phát triển. Song, điều quan trọng đặt ra cho các nước
tiếp nhận là phải khai thác triệt để các lợi thế có được của nguồn vốn này nhằm
đạt được sự phát triển tổng thể cao về kinh tế. Bởi lẽ, đầu tư trực tiếp nước ngồi
cũng có những mặt trái của nó. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài về thực
chất cũng là một khoản nợ, trước sau nó vẫn khơng thuộc quyền sở hữu và chi
phối của nước sở tại. Nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào và hết hạn họ lại rút ra,
giống như các khoản nợ có vay có trả. Vả lại, trong các khoản vay nợ, thơng
thường mức lãi suất do hai bên thỏa thận trước, còn trong đầu tư trực tiếp, chủ
đầu tư bao giờ cũng mưu cầu lợi nhuận tối đa. Hơn nữa, đối với các khoản nợ,
người cho vay khơng có quyền can thiệp, miễn là người đi vay thực hiện đúng
nghĩa vụ trả tiền vay và lãi, còn trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ đầu tư vẫn
toàn quyền sử dụng vốn, nếu hình thức 100% vốn nước ngồi, cịn nếu là hình
thức liên doanh thì quyền đó cũng bị chia sẽ dựa theo tỉ lệ góp vốn. Đó là chưa

kể đến việc các nước nhận đầu tư con phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do phải áp
dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư hay bị các nhà đầu tư nước ngồi tính giá
cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào, cũng như bị chuyển giao
những công nghệ và kỹ thuật lạc hậu.
Hiện nay, phổ biến cách phân loại vốn đầu tư theo sở hữu:
+ Vốn Nhà nước, bao gồm: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn tín
dụng Nhà nước và vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước.
+ Vốn ngoài quốc doanh, bao gồm: vốn đầu tư của khu vực doanh
nghiệp tư nhân và dân cư.
+ Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Luan van


×