Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN VĂN TẠ

HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2013

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN VĂN TẠ

HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số

: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

Đà Nẵng - Năm 2013

Luan van


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

NGUYỄN VĂN TẠ

Luan van


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết đề tài .............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Bố cục luận văn..................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu ................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ ............................................................................................... 6
1.1. DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................................................................................... 6

1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 6
1.1.2. Ý nghĩa và vai trò của dự án đầu tư .................................................. 8
1.1.3. Phân loại dự án đầu tư....................................................................... 9
1.1.4. Nội dung cơ bản của dự án đầu tư .................................................. 10
1.2. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............................................................. 11
1.2.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư.................................................. 11
1.2.2. Mục dích, vai trị, sự cần thiết thẩm định dự án đầu tư .................. 13
1.2.3. Yêu cầu thẩm định dự án đầu tư ..................................................... 14
1.2.4. Căn cứ thẩm định dự án .................................................................. 15
1.2.5. Phương pháp và nội dung thẩm định dự án đầu tư. ........................ 15
1.2.6. Thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng Nhà nước .............. 24
1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án đầu tư.......... 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................. 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU
TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.................................. 31

Luan van


2.1. KHÁI QT MƠ HÌNH TỔ CHỨC NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM ....................................................................................................... 31
2.1.1. Quá trình hình thành Ngân hàng Phát triển Việt Nam.................... 31
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Ngân hàng
Phát triển Việt Nam................................................................................... 31
2.1.3. Mơ hình tổ chức Ngân hàng Phát triển Việt Nam .......................... 34
2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM.................................................................................................................. 35
2.2.1. Công tác huy động vốn ................................................................... 37
2.2.2. Tình hình cho vay lại vốn ODA...................................................... 38
2.2.3. Tình hình cho vay tín dụng xuất khẩu ............................................ 39

2.2.4. Cơng tác hỗ trợ sau đầu tư .............................................................. 41
2.2.5. Công tác bảo lãnh tín dụng đầu tư .................................................. 41
2.2.6. Tình hình cho vay trung và dài hạn các dự án đầu tư ..................... 42
2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠNG TÁC THẨM DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM...................................................... 43
2.3.1. Phân cấp thẩm định dự án ............................................................... 44
2.3.2. Phương pháp thẩm định .................................................................. 46
2.3.3. Quy trình thẩm định ........................................................................ 48
2.3.4. Tình hình thực hiện thẩm định các nội dung của dự án sử dụng vốn
tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam ................. 51
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI .......................... 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................. 67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. 68
3.1. XÂY DỰNG QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG CHO CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ..... 68

Luan van


3.2.1. Xây dựng hệ thống thông tin cơ bản............................................... 70
3.2.2. Nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ..................... 74
3.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, cơng cụ phục vụ cơng tác
thẩm định................................................................................................... 76
3.3. HỒN THIỆN VIỆC PHÂN CẤP VÀ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH ...... 77
3.3.1. Hoàn thiện việc phân cấp thẩm định............................................... 77
3.3.2. Hoàn thiện quy trình thẩm định ...................................................... 78
3.4. HỒN THIỆN SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH.......... 82
3.4.1. Sử dụng linh hoạt phương pháp trình tự ......................................... 82
3.4.2. Xây dựng tiêu thức đánh giá sự phù hợp cá nội dung quan trọng

trong dự án ................................................................................................ 84
3.4.3. Cải thiện đánh giá độ nhạy.............................................................. 88
3.5. HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH NĂNG LỰC CHỦ ĐẦU TƯ.................... 90
3.5.1. Các khía cạnh căn bản tình hình tài chính của doanh nghiệp......... 90
3.5.2. Nhận dạng tư cách và uy tín của chủ doanh nghiệp ....................... 91
3.5.3. Phương pháp đưa ra nhận xét cụ thể về chủ đầu tư ........................ 92
3.6. KẾT LUẬN CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ............................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 95
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)
PHỤ LỤC

Luan van


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
+ Tiếng Việt
CBTĐ

Cán bộ thẩm đinh

CBTD

Cán bộ tín dụng

DPRR

Dự phịng rủi ro

TDNH


Tín dụng ngân hàng

TDNN

Tín dụng của Nhà nước

TDTM

Tín dụng thương mại

TDXK

Tín dụng xuất khẩu

HTSĐT

Hỗ trợ sau đầu tư

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHPTVN

Ngân hàng Phát triển Việt Nam gọi tắt là NHPT

NHTM

Ngân hàng thương mại


NSNN

Ngân sách Nhà nước

+ Tiếng Anh
B/C (Benefit per Cost)

Tỷ số lợi ích trên chi phí

CIC (Credit Information Center)

Trung tâm thơng tin tín dụng

IRR (Internal Rate of Return )

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ

NPV (Net Present Value)

Giá trị hoàn vốn hiện tại

ODA (Oversea Development Assistance)

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển

chính thức của nước ngoài
VDB (The Vietnam Development Bank) Ngân hàng Phát triển Việt Nam
WB (The World Bank)


Ngân hàng Thế giới

WTO (The World Trade Organization)

Tổ chức thương mại thế giới

Luan van


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Chỉ tiêu thực hiện kế hoạch 5 năm của Ngân hàng
Phát triển Việt Nam

37

Bảng 2.2

Kết quả huy động vốn của Ngân hàng Phát triển
Việt Nam

38


Bảng 2.3

Kết quả cho vay lại vốn ODA

39

Bảng 2.4

Kết quả hoạt động TDXK giai đoạn 2008-2012

40

Bảng 2.5

Kết quả cho vay vốn Tín dụng đầu tư

42

Bảng 2.6

Tình hình cho vay 5 năm của Ngân hàng Phát triển
Việt Nam

43

Bảng 2.7

Bảng phân cấp thẩm định dự án dầu tư trong
Ngân hàng Phát triển Việt Nam


45

Bảng 3.1

Tiêu thức đánh giá thị trường hoạt động của dự án

85

Bảng 3.2

Tiêu thức đánh giá sản lượng tiêu thụ của dự án

86

Bảng 3.3

Tiêu thức đánh giá thiết bị của dự án

87

Bảng 3.4

Tiêu thức đánh giá thông số về nguyên liệu của dự
án

88

Bảng 3.5

Độ nhạy NPV khi giá bán và ghi phí sản phẩm

thay đổi

89

Bảng 3.6

Bảng phân tích điểm mạnh điểm yếu của doanh
nghiệp

92

Luan van


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số hiệu

Tên hình vẽ

Trang

Hình 2.1

Cơ cấu nguồn vốn huy động đến 31/12/2012
(tỉ đồng)

38

Hình 2.2


Hình 2.3

Hình 2.4

Doanh số và dư nợ vay TDXK giai đoạn
2008-2012
Cơ cấu nhóm hàng vay vốn TDXK giai đoạn
2008-2012
Số liệu nợ quá hạn - lãi treo vốn tín dụng Nhà
nước giai đoạn 2008-2012

Luan van

40

41

43


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu

Tên hình vẽ

Trang

Sơ đồ 2.1


Mơ hinh tổ chức bộ máy Ngân hàng Phát triển
Việt Nam

34

Sơ đồ 3.1

Cấu trúc hệ thống thơng tin

72

Sơ đồ 3.2

Quy trình thẩm định

80

Luan van


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Một trong những nhiệm vụ chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là
cho vay các dự án đầu tư trung và dài hạn sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước. Các dự án vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam là
những dự án phải đúng đối tượng được hưởng hỗ trợ tín dụng và có hiệu quả,
có khả năng trả nợ trả lãi.

Trong thời gian qua, nhiều dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước phát huy hiệu quả rất tích cực. Nhưng bên cạnh đó, vẫn cịn
nhiều dự án khơng mang tính kinh tế, đầu tư tràn lan theo phong trào làm lãng
phí vốn của Nhà nước.
Hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam mới ra đời năm 2006 trên cơ
sở sắp xếp lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển, công tác thẩm định các dự án
đầu tư vẫn còn nhiều bất cập, việc cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam gặp nhiều rủi ro. Trong khi đó, đa số chủ đầu tư vay vốn tại Ngân hàng
Phát triển Việt Nam trước đây chỉ thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay
và vốn tự có tham gia dự án tối thiểu là 15% tính trên tổng mức đầu tư.
Thực hiện các chương trình phát triển kinh tế trong thời gian tới, Ngân
hàng Phát triển Việt Nam phải tiếp cận để cho vay đối với các dự án thuộc
nhiều lĩnh vực với chủ đầu tư thuộc các thành phần kinh tế. Đặc biệt, Ngân
hàng Phát triển Việt Nam sẽ cho vay những dự án lớn, có tác động sâu sắc
đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng, địa phương và cả nước. Do đó,
việc hồn thiện cơng tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt
Nam là vô cùng cấp thiết, nhằm đảm bảo nguồn vốn của Nhà nước được sử
dụng một cách an toàn và hiệu quả.

Luan van


2

Xuất phát từ tình hình thực tế về cơng tác thẩm định dự án đầu tư tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đề tài “Hồn thiện cơng tác thẩm định dự
án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng hợp cơ sở lý thuyết về thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động tín
dụng của các tổ chức tín dụng.

Phân tích kết quả đạt được về cơng tác thẩm định dự án
đầu tư và hạn chế, tồn tại trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp về đổi mới, hoàn thiện quy trình, phương
pháp và nội dung thẩm định tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ đi vào nghiên cứu khảo sát và rút ra kết luận trên cơ sở phân
tích đánh giá hiệu quả thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định
trong thời gian qua. Do xuất phát từ quan điểm của nhà tài trợ vốn tín dụng
đầu tư phát triển để nghiên cứu nên luận văn sẽ nghiên cứu thêm phần thẩm
định năng lực chủ đầu tư ngoài thẩm định dự án.
Với quan điểm tiếp cận nghiên cứu Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho
vay khơng phải vì lợi nhuận mà mục đích là phân bổ nguồn vốn tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước một cách an toàn, đúng đối tượng và có hiệu quả.
Vì thế, quan điểm tiếp cận nghiên cứu của đề tài là quan điểm của người cho
vay và quan điểm của Nhà nước.
Thực hiện thẩm định tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam khó khăn hơn
rất nhiều thẩm định cho vay tại các ngân hàng thương mại. Trong khi đó,
chính sách của Nhà nước chưa ổn định, đối tượng cho vay tại Ngân hàng Phát
triển Việt Nam thường xuyên thay đổi, điều chỉnh bổ sung nên công tác thẩm

Luan van


3

định phải được nghiên cứu một cách khách quan. Vì vậy, luận văn xuất phát
từ các luận cứ khoa học của nền kinh tế thị trường để nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ đi vào nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện thẩm định dự

án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu một số dự
án đã được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định cho vay trong thời gian
qua. Các dự án được chọn nghiên cứu hầu hết là những dự án đang có phát
sinh nợ quá hạn, kém hiệu quả hoặc phải điều chỉnh bổ sung nhiều lần làm
chậm tiến độ thực hiện.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thẩm định dự án đầu tư.
Chương 2: Ngân hàng Phát triển Việt Nam và tình hình thực hiện thẩm
định dự án đầu tư trong thời gian qua.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thẩm định dự án
đầu tư trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Do tính phức tạp của đề tài nghiên cứu và kinh nghiệm cịn hạn chế,
luận văn khơng tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tơi mong muốn
nhận được sự góp ý q báu của Thầy Cô giáo để tạo điều kiện nâng cao chất
lượng nghiên cứu luận văn cả về lý luận và thực tiễn.
6. Tổng quan tài liệu
Đã có khá nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư khi nhìn nhận trên từng
phương diện khác nhau. Theo nghĩa rộng nói chung, đầu tư là sự hy sinh các
nguồn lực ở thời điểm hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu lại cho
người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã
bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Các kết quả ở đây có thể lượng hố được mà

Luan van


4

cũng có thể khơng lượng hố được. Đối với các doanh nghiệp hiểu đơn giản

đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh để mong thu được lợi nhuận trong
tương lai. Trên quan điểm xã hội, đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển từ đó
thu được các hiệu quả kinh tế xã hội vì mục tiêu phát triển quốc gia.
Tuy nhiên dù là đứng trên phương diện nào đầu tư có thể hiểu đơn giản
là đem một khoản tiền của đã tích luỹ được, sử dụng vào việc nhất định để sau
đó thu lại một khoản tiền của có giá trị hơn.
Khái niệm của Tác giả Trần Ngọc Dũng về thẩm định dự án đầu tư là
việc tổ chức xem xét một cách khách quan toàn diện các nội dung cơ bản ảnh
hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án để ra quyết định đầu tư và quyết
định đầu tư. Đầu tư được coi là động lực của sự phát triển nói chung và phát
triển kinh tế nói riêng. Một trong những cơng cụ giúp cho việc đầu tư có hiệu
quả là thẩm định dự án đầu tư. Việc thẩm định dự án đòi hỏi phải thực hiện tỉ
mỉ, khách quan toàn diện. Tuy nhiên vẫn chưa đưa ra giải pháp cụ thể.
Ngoài ra, liên quan đến vấn đề luận văn nghiên cứu cịn có các bài viết
trên các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chí tài
chính…
Bài báo khoa học "Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư của
Nhà nước ở Việt Nam hiện nay" của TS Phạm Văn Bốn-Giám đốc Trung
tâm Đào tạo & Nghiên cứu khoa học-VDB đã nêu vai trị, vị trí của NHPT
trong điều tiết kinh tế vĩ mô rất rõ, tuy nhiên, do là mơ hình tổ chức mới
triển khai trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi nên còn một số vấn đề cả
về lý luận và thực tiễn xoay quanh hiệu quả hoạt động của mơ hình này.
Năm 1990, Chính phủ đã chính thức cấp 300 tỷ đồng từ NSNN làm nguồn
vốn cho vay tín dụng theo kế hoạch Nhà nước, chính thức bắt đầu kỷ
nguyên của sự giảm bao cấp trực tiếp từ NSNN và đích tới sẽ là xóa bỏ hoàn
toàn việc bao cấp trực tiếp từ NSNN theo đúng thông lệ và cam kết của Việt

Luan van



5

Nam khi tham gia tổ chức thương mại quốc tế (WTO) vào năm 2006.
Nhiều chuyên gia kinh tế và các nhà quản lý cho rằng NHPT là một
công cụ tài chính của Chính phủ. Một số khác lại cho rằng NHPT khơng phải
là “cơng cụ tài chính” của Chính phủ mà phải là một “ngân hàng” của Chính
phủ. Khi nhận thức NHPT là “cơng cụ tài chính”, các chun gia kinh tế cho
rằng mục tiêu hoạt động của NHPT không giống như một tổ chức tín dụng,
mà “định chế tài chính” này cần hoạt động theo mục tiêu của Chính phủ.
Bộ Luật Xây dựng (2003), Nhà xuất bản Thống kê; Luật Đấu thầu
(2005), Nhà xuất bản Thống kê; Luật Đầu tư (2005), Nhà xuất bản Thống kê,
các Bộ luật này là cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư xây dựng cơng trình
trên cả nước đi vào nề nếp ổn định, đạt chuẩn mực trong hoạt động đầu tư,
tiến dần đến hội nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Các quy định về phân cấp, ủy quyền trong hoạt động tín dụng đầu tư
của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, quy định chế độ giám sát thực hiện phân
cấp, ủy quyền và cảnh báo trong hoạt động tín dụng đầu tư, hướng dẫn nghiệp
vụ thẩm dịnh dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, hướng dẫn thẩm
định sơ bộ đối với dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, sổ tay nghiệp
vụ cho vay dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, quy chế hoạt động
bộ máy …là cơ sở để định hướng làm rõ đề tài hơn nữa.

Luan van


6

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Các nhà kinh tế học thống nhất quan niệm cho rằng “Đầu tư là một
quyết định bỏ vốn trong hiện tại nhằm đạt mục đích thu được những lợi ích
lâu dài trong tương lai”. Lợi ích lâu dài chủ yếu là lợi ích kinh tế và lợi ích xã
hội. Tuy có nhiều cách hiểu đầu tư khác nhau nhưng một quan niệm đầu tư
hoàn chỉnh phải thể hiện rõ đầu tư là hoạt động có mục đích, được diễn ra trên
thị trường theo một q trình, ln gắn liền với rủi ro và mạo hiểm và luôn
được bắt đầu bằng một số vốn nhất định
1.1.1. Khái niệm
Đầu tư là sự bỏ vốn trong một thời gian dài vào một lĩnh vực nhất định
như (thăm dò, khai thác, sản xuất kinh doanh dịch vụ...) và đưa vốn vào hoạt
động của doanh nghiệp tương lai trong nhiều chu kỳ kế tiếp nhằm thu hồivốn
và có lợi nhuận cho nhà đầu tư. Do đầu tư diễn ra rất phức tạp và nhiều loại
hình đầu tư, ngồi ra các dự án đầu tư cũng được hình thành từ nhiều nguồn
vốn khác nhau. Cho nên hiện nay có rất nhiều khái niệm về dự án đầu tư.
Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để
tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được
sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản
phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định. Cũng có thể nói dự án
đầu tư là tập hợp các đối tượng cụ thể đạt được mục tiêu nhất định trong một
khoảng thời gian xác định.
Theo Ngân hàng thế giới (WB), dự án đầu tư là tổng thể các chính sách,
hoạt động và các chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được
những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định.

Luan van


7


Nếu xét trên góc độ tổng thể chung của quá trình đầu tư thì dự án đầu
tư là một tập tài liệu tổng hợp bao gồm các luận chứng cá biệt được trình bày
một cách có hệ thống, chi tiết về một kế hoạch đầu tư nhằm đầu tư các nguồn
tài nguyên của một cá nhân, tổ chức vào một lĩnh vực hoạt động nào đó của
xã hội để tạo ra một kết quả kinh tế, tài chính kéo dài trong tương lai.
Xét về nội dung trên từng góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ
hoạch định việc sử dụng vốn, vật tư, lao động nhằm tạo ra những sản phẩm
mới cho xã hội. Xét trên góc độ kế hoạch hố, dự án đầu tư là một kế hoạch
chi tiết để thực hiện chương trình đầu tư nhằm phát triển kinh tế, xã hội làm
căn cứ cho việc ra các quyết định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư. Xét trên góc
độ phân cơng lao động xã hội, dự án đầu tư thể hiện sự phân cơng, bố trí lực
lượng lao động xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế
khác nhau với xã hội. Xét trên góc độ nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp
các hoạt động cụ thể, có mối quan hệ biện chứng nhân quả với nhau của các
vấn đề để đạt được mục đích nhất định trong tương lai.
Xét về hình thức, dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất bỏ vốn
(huy động và sử dụng vốn) để xây dựng mới, mở rộng, hoặc hiện đại hoá các
năng lực sản xuất nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng và (hoặc) nâng
cao chất lượng của sản phẩm trong một khoảng thời gian xác định.
Về bản chất hoạt động, dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi
phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa
điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất
định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Khái niệm dự án đầu tư được các cơ quan quản lý Nhà nước đang áp
dụng hiện nay là khái niệm theo Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày
26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCNVN: Dự án đầu tư là tập hợp các đề
xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo

Luan van



8

những cơng trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất
lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.
Các Bộ Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách
nhà nước đều sử dụng khái niệm dự án đầu tư với ba tiêu chí cơ bản:
i) là tập hợp hoạt động huy động và sử dụng vốn;
ii) mục đích mở rộng, hoặc cải tạo năng lực sản xuất;
iii) có thời hạn xác định và khả năng mang lại hiệu quả.
Tuy nhiên, dù có khái niệm như thế nào hay được xem xét dưới bất kỳ
góc độ nào thì các dự án đầu tư đều phải có những điểm cơ bản chung là phải
có mục tiêu xác định và phục vụ cho mục đích phát triển, sinh lợi. Các hoạt
động trong khuôn khổ dự án đầu tư phải là hoạt động có kế hoạch, có hệ
thống, khơng thể tùy tiện. Đồng thời, thời gian và nguồn nhân lực dành cho
mỗi dự án là hữu hạn, không được vượt qua một giới hạn nhất định, nếu trái
lại có thể đạt được các mục tiêu trung gian nào đó nhưng khơng đạt được mục
tiêu sinh lợi và phát triển. Vì vậy, khơng thể có những dự án đầu tư được thực
hiện với bất cứ giá nào.
Dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan
với nhau được hoạch định nhằm đạt những mục tiêu nào đó trong một thời
gian nhất định. Thực tiễn đã chứng minh rằng, muốn tối đa hóa hiệu quả đầu
tư thì trước khi ra quyết định đầu tư nhất thiết phải có dự án đầu tư. Dự án đầu
tư là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện mọi công cuộc đầu tư đạt
hiệu quả kinh tế - xã hội mong muốn.
1.1.2. Ý nghĩa và vai trò của dự án đầu tư
Mỗi dự án đầu tư là một hệ thống các hoạt động có cùng mục tiêu, nên
phương pháp đầu tư theo dự án về thực chất là phương pháp tiếp cận hệ
thống, nó có cơ sở khoa học vững chắc và được thế giới áp dụng rộng rãi. Nó

là giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm thiểu rủi ro trong

Luan van


9

quá trình thực hiện.
Đối với mỗi chủ thể đầu tư khác nhau, mục đích của dự án đầu tư được
thể hiện ở những góc độ khác nhau. Đối với Nhà nước, dự án đầu tư là tài liệu
để các cấp có thẩm quyền xét duyệt và cấp giấy phép đầu tư, là căn cứ pháp lý
để toà án xem xét giải quyết khi có sự tranh chấp giữa các bên tham gia đầu
tư trong quá trình thực hiện dự án. Đối với các tổ chức tài trợ vốn, dự án đầu
tư là căn cứ để các cơ quan này xem xét tính khả thi để quyết định phương
thức tài trợ nhằm đảm bảo rủi ro ít nhất. Đối với chủ đầu tư, dự án đầu tư là
một căn cứ quan trọng nhất để nhà đầu tư quyết định đầu tư, là phương tiện để
thuyết phục các tổ chức tài chính tài trợ vốn cho dự án và tìm kiếm các đối tác
liên doanh, là cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi đơn đốc và kiểm tra
q trình thực hiện dự án, là công cụ để lựa chọn phương án đầu tư tối ưu có
tính đến việc giảm thiểu rủi ro.
Dự án đầu tư là một trong những công cụ thực hiện kế hoạch kinh tế
ngành, lãnh thổ, hoạt động trong nền kinh tế quốc dân, biến kế hoạch thành
những hành động cụ thể và tạo ra được những lợi ích về kinh tế cho xã hội,
đồng thời cho bản thân nhà đầu tư.
1.1.3. Phân loại dự án đầu tư
Tùy theo các yêu cầu, tùy theo tính chất và quy mô đầu tư, dự án đầu
tư trong nước được phân loại thành 4 nhóm. Tương ứng với mỗi loại dự án
theo nhóm, chủ đầu tư có thể lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo
nghiên cứu khả thi và báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Nội dung của từng loại báo
cáo này được trình bày ở Phụ lục 1.

a. Theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư: Dự án quan trọng quốc
gia do Thủ tướng Chính phủ quyết đinh sau khi được Quốc hội thơng qua.
Các dự án thuộc Nhóm A, B, C theo thứ tự do Bộ, Ngành, UBND Tỉnh
thành phố và Sở chuyên ngành được phân cấp quản lý.

Luan van


10

b. Theo hình thức thực hiện: Dự án BOT: Dự án được đầu tư theo hợp
đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao; Dự án BTO: Dự án được đầu tư
theo hợp đồng Xây dựng -Chuyển giao - Kinh doanh; Dự án BT: Dự án được
đầu tư theo hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao.
c. Theo nguồn vốn: Dự án đầu tư có nguồn vốn trong nước gồm vốn
NSNN, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà
nước bảo lãnh; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp; vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài FDI hay viện trợ phát triển của nước ngoài ODA; vốn khác.
d. Theo ngành, lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư: Dự án đầu tư cho lĩnh
vực sản xuât kinh doanh - dịch vụ; lĩnh vực cơ sở hạ tầng; lĩnh vực văn hoá xã hội; ngành cơng – nơng - lâm nghiệp; địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn, đặc biệt khó khăn.
1.1.4. Nội dung cơ bản của dự án đầu tư
Để dự án đầu tư thể hiện tốt vai trò của nó trong q trình đầu tư, khi
lập dự án đầu tư, chủ đầu tư phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Tính khoa học: số liệu dự án phải có căn cứ, các kết luận của dự án
phải được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau, đội ngũ cán bộ xây dựng
dự án phải có sự am hiểu về các nội dung trong dự án.
- Tính khả thi: dự án đầu tư phải có khả năng thực thi trên thực tế.
- Tính pháp lý: dự án đầu tư phải được xây dựng trong khuôn khổ của
pháp luật về trình tự, nội dung cũng như hình thức.

- Tính hiệu quả: dự án đầu tư phải được xem xét trong mối liên hệ
giữa hiệu quả đầu tư và hiệu quả xã hội.
- Tính phỏng định linh hoạt: dự án đầu tư bao giờ cũng mang tính
phỏng định bởi vì thực chất nó chỉ là một bản dự báo về sản lượng, quy mơ
cơng suất, lợi nhuận,... Do đó, các chun gia lập dự án phải có khả năng linh
hoạt nắm bắt được những yếu tố tác động nhằm điều chỉnh, bổ sung để dự án

Luan van


11

có thể thích ứng được hồn cảnh của mơi trường khi đưa dự án vào hoạt động.
a. Thành phần chính của dự án đầu tư:
- Mục tiêu của dự án: Được thể hiện ở hai mức: i) Mục tiêu phát triển là
những lợi ích kinh tế - xã hội do thực hiện dự án đem lại và ii) Mục tiêu trước
mắt là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.
- Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng được,
được tạo ra từ các hoạt động của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực
hiện mục tiêu của dự án.
- Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện
trong dự án để tạo ra các kết quả. Những nhiệm vụ, hoặc hành động cùng với
một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế
hoạch hoạt động của dự án.
- Các nguồn lực: Về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến
hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này
chính là các yếu tố cơ sở để xác định vốn đầu tư cần thiết cho dự án.
b. Các khía cạnh dự án đầu tư hồn chỉnh:
- Về mặt tài chính: Trình bày tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư,
thời điểm bỏ vốn và hiệu quả đầu tư đạt được.

- Về mặt kỹ thuật: Trình bày về phương án đầu tư với các bản vẽ thiết
kế, thi công xây lắp, phương án lựa chọn công nghệ, thiết bị và các giải pháp
xử lý chất thải và bảo đảm các tác động môi trường trong chuẩn mực.
- Về mặt kinh tế - xã hội: Trình bày các lợi ích dự án mang lại cho nền
kinh tế và xã hội (việc làm cho người lao động, các cân đối chính của nền
kinh tế, tác động đến các vấn đề và mục tiêu văn hóa - xã hội).
1.2. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.2.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư.
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan

Luan van


12

toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án
để ra quyết định đầu tư và quyết định đầu tư. Tùy theo quy mô và điều kiện
của môi trường tiến hành đầu tư mà nội dung và hình thức tiến hành thẩm
định dự án có khác nhau. Nhưng nhìn chung, q trình thẩm định dự án là
nhằm mục đích đánh giá tính khoa học, tính khả thi của dự án. Nói cách khác,
mục đích của thẩm định là đánh giá lại mọi kết luận khả thi của người soạn
thảo dự án. Mỗi chủ thể tham gia đầu tư khác nhau sẽ có quan điểm thẩm định
đầu tư khác nhau.
Thứ nhất, Theo quan điểm của chủ sở hữu, mục đích của thẩm định dự
án là xem xét giá trị thu nhập ròng còn lại của dự án so với những gì họ có
được trong trường hợp không thực hiện dự án.
Thứ hai, Theo quan điểm của nền kinh tế, các nhà phân tích kinh tế
dùng giá cả kinh tế để xác định giá trị thực của các yếu tố nhập lượng và xuất
lượng của dự án. Những giá cả kinh tế này có tính đến thuế và trợ cấp. Ngồi
ra, cần phải tính các ngoại tác động tích cực và tiêu cực mà dự án gây ra. Một

số dự án thuộc lĩnh vực công như công viên, cơ sở hạ tầng, đường giao thơng
miễn phí v.v..., thẩm định dự án về mặt tài chính có rất ít hoặc khơng có ý
nghĩa mà chủ yếu là thẩm định về mặt kinh tế.
Cuối cùng, với các nhà tài trợ vốn, thẩm định dự án là xem xét sự an
toàn của số vốn vay mà dự án có thể cần. Từ đó, họ có thể xác định được tính
khả thi về mặt tài chính của dự án, nhu cầu cần vay vốn của dự án cũng như
khả năng trả nợ vay của dự án. Vì vậy, nhà tài trợ vốn còn xem xét thêm nội
dung thẩm định năng lực chủ đầu tư trong quá trình thẩm định dự án.
Theo [10, tr. 200], thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một
cách khách quan, toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính
khả thi của dự án để đi đến việc ra quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.

Luan van


13

Khái niệm này đã thể hiện rất rõ mục đích của việc thẩm định dự án.
Đó là việc xác định tính chất khả thi của dự án, đảm bảo được hiệu quả kinh
tế xã hội và hiệu quả tài chính mong muốn của chủ đầu tư. Muốn vậy, thẩm
định dự án phải đánh giá được các lợi ích và chi phí tài chính, cũng như các
lợi ích và chi phí kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án một cách hợp lý, chính
xác và khoa học. Từ đó, nhà đầu tư và các bên liên quan có thể ra quyết định
đầu tư đúng đắn, xác định chế độ ưu tiên đầu tư hợp lý phù hợp với chiến
lược phát triển đầu tư, chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; bảo
đảm thực hiện các quy định của pháp luật về dự án đầu tư.
Khái niệm này được chọn làm cơ sở nghiên cứu cho luận văn.
Thẩm định dự án đầu tư phải xem xét tính đúng đắn của mục tiêu đầu
tư, xem xét tính hiện thực, tính hiệu quả và dự án nằm trong sự phát triển
chung của toàn bộ nền kinh tế. Theo quan điểm này thì các lợi ích của dự án

mang lại phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của
khu vực, địa phương, không ảnh hưởng xấu đến các mục tiêu khác và mang
lại lợi ích cho các đối tượng chịu thiệt thòi trong xã hội.
1.2.2. Mục đích, vai trị, sự cần thiết thẩm định dự án đầu tư
Một dự án đầu tư dù được soạn thảo kỹ lưỡng đến đâu cũng mang tính
chủ quan của người soạn thảo. Vì vậy, để đảm bảo tính khách quan của dự án,
thẩm định là việc cần thiết. Người soạn thảo đứng trên góc độ hẹp để nhìn
nhận các vấn đề của dự án. Người thẩm định thường có cách nhìn rộng hơn
trong việc đánh giá dự án. Họ xuất phát từ lợi ích chung của cả cộng đồng,
của toàn xã hội, của cơ quan tài trợ vốn để xem xét các lợi ích do dự án đem
lại một cách khách quan nhất.
Mặt khác, khi soạn thảo dự án có thể có những sai sót, các ý kiến có thể
mâu thuẫn, khơng logic, thậm chí có thể có những câu văn, những chữ dùng
sơ hở có thể gây ra những tranh chấp. Thẩm định dự án sẽ phát hiện và sữa

Luan van


14

chữa những sai sót đó. Như vậy, thẩm định dự án là cần thiết, nó sẽ là một bộ
phận của công tác quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư có hiệu quả.
Mục đích: Giúp cho chủ đầu tư chọn được dự án đầu tư tốt nhất. Các cơ
quan quản lý nhà nước đánh giá được sự cần thiết và thích hợp của dự án về
các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, về công nghệ vốn, ô nhiễm môi trường.
Các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc trả nợ.
Ý nghĩa: Thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
các tổ chức cho vay trong hoạt động tín dụng đầu tư. Một trong những đặc
trưng của hoạt động đầu tư là diễn ra trong một thời gian dài nên có thể gặp
nhiều rủi ro, muốn cho vay một cách an toàn, đảm bảo khả năng thu hồi vốn

và lãi đầu tư thì quyết định cho vay của tổ chức cho vay là dựa trên cơ sở
thẩm định dự án đầu tư.
Thẩm định dự án đầu tư sẽ rút ra được những kết luận chính xác về tính
khả thi, hiệu qủa kinh tế của dự án đầu tư, khả năng trả nợ, những rủi ro có
thể xảy ra để đưa ra quyết định cho vay hay từ chối. Từ kết quả thẩm định có
thể tham gia góp ý cho các chủ đầu tư, làm cơ sở để xác định số tiền cho vay,
mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Do có tầm quan trọng như vậy nên khi tiến hành thẩm định dự án cần:
- Nắm vững chủ trương chính sách phát triển kinh tế của nhà nước,
ngành, địa phương và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của
doanh nghiệp để có các quyết định cho vay thích hợp.
1.2.3. Yêu cầu thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư cần phải đảm bảo các u cầu sau:
Đảm bảo tính khách quan, tồn diện, chuẩn xác và kịp thời trong quá
trình thực hiện để lựa chọn được các dự án đầu tư có hiệu quả, tính khả thi
cao và có khả năng trả nợ.

Luan van


15

Đảm bảo hiệu quả hoạt động, tính bền vững và độ an toàn cao của các
dự án sau khi được cấp tín dụng từ các tổ chức tín dụng.
1.2.4. Căn cứ thẩm định dự án
Hồ sơ để thẩm định dự án đầu tư bao gồm: Hồ sơ dự án và hồ sơ chủ
đầu tư. Căn cứ thẩm định gồm: Căn cứ pháp lý của dự án; các tiêu chuẩn, quy
phạm, định mức của từng ngành, lĩnh vực kinh tế; các quy ước, thơng lệ quốc
tế; các quy định, quy trình hướng dẫn nội bộ của tổ chức thẩm định.

1.2.5. Phương pháp và nội dung thẩm định dự án đầu tư.
a. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định theo trình tự: Theo phương pháp này, việc thẩm định
được tiến hành theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết. Thẩm định tổng
quát là dựa vào các chỉ tiêu cần thẩm định để xem xét tổng quát, phát hiện các
vấn đề hợp lý hay chưa hợp lý. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái
quát dự án, hiểu rõ qui mơ, tầm quan trọng của dự án. Ngồi ra còn cho phép
đưa ra những nhận định tổng quát về dự án, sự đánh giá sau khi đối chiếu
từng vấn đề riêng biệt. Tuy nhiên, thẩm định tổng quát ít khi phát hiện được
vấn đề cần bác bỏ, đa số các dự án sau khi thẩm định chi tiết mới phát hiện ra
được những sai sót. Thẩm định chi tiết đi sâu vào từng nội dung dự án. Mỗi
nội dung thẩm định, đều có những ý kiến nhận xét, kết luận về sự đồng ý hay
bác bỏ, về chấp nhận hay sửa đổi. Những nội dung cần được chú ý khi thẩm
định gồm:
- Mục tiêu của dự án.
- Các cơng cụ tính tốn dự án (tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình cơng nghệ,
định mức kinh tế - kỹ thuật…), các phương pháp tính tốn.
- Khối lượng cơng việc, chi phí sản phẩm của dự án.
- Nguồn vốn và số lượng vốn.
- Hiệu quả của dự án bao gồm cả hiệu quả về tài chính và hiệu quả kinh

Luan van


×