Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Làm thế nào để kiểm soát được căng thẳng? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.31 KB, 3 trang )

Làm thế nào để kiểm soát được căng thẳng?
“Sự căng thẳng là phản ứng của cơ thể đòi hỏi một sự điều chỉnh về thể
chất, tâm lý, cảm xúc hoặc sự vận động”. Bình thường, đó có thể là vấn đề
nhỏ, nhưng đối với các cô cậu học sinh đang vùi đầu vào ôn thi trong những
ngày hè nóng nực thì quả là một bài toán cần được giải quyết càng sớm càng
tốt.
Đầu tiên, hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân của sự căng thẳng. Đó có thể là áp
lực học tập, mâu thuẫn với bạn bè, cha mẹ, cần mua món đồ gì đó nhưng
không có tiền hoặc quá lo lắng cho kì thi sắp tới… Hãy đối phó và kiểm soát
sự căng thẳng bằng thái độ tích cực:
1. Hãy nói “Không” khi sức chịu đựng của bạn đã chạm ngưỡng max. Đôi
khi cha mẹ không thể hiểu hết bạn và cho rằng bạn có thể làm tốt hơn thế
nữa. Hoặc áp đặt hẳn một thời gian biểu dày đặc để nâng cao kiến thức toàn
diện cho bạn. Hãy sẵn sàng nói “Không” vào lúc này để bố mẹ hiểu rằng bạn
có thể làm chủ được tần suất học tập.
2. Trong những lúc đầu óc chưa thật sự tỉnh táo và đang căng như dây đàn
thế này, bạn hãy tránh xa mọi rắc rối từ bên ngoài. Những lúc bị stress bạn
hãy cố gắng thận trọng khi đi trên đường, khi nói chuyện với mọi người, khi
ở đám đông hay khi đi đâu đó vào lúc thời tiết xấu. Vì một khi tâm trạng
không ổn định thì làm việc gì cũng thiếu chính xác, dễ gây ra các hệ quả
không đáng có, thậm chí là nguy hiểm.
3. Hãy bắt đầu ngày mới bằng cách hít thở sâu, cười tươi và ghi ra một danh
sách những việc cần làm, những môn học cần tập trung đầu tư trong ngày.
Như thế không những tiết kiệm được thời gian, tăng hiệu quả công việc mà
còn giúp bạn lấy lại tinh thần nhanh hơn khi thấy mình làm được nhiều việc
cũng chỉ trong 24 tiếng đồng hồ như ngày hôm qua.
4. Hãy chọn phương thức thẳng thắn. Nếu bạn đang mâu thuẫn hay ko vừa
lòng với ai đó, hãy nói thẳng ra suy nghĩ của bạn với họ, bất kể đó là ông bà,
bố mẹ, bạn bè, thầy cô, gia sư hay thậm chí là anh chị em của bạn.
5. Tích cực tư duy: đừng bỏ bê học hành, lao vào các cuộc chơi bời hay sử
dụng các chất kích thích, gây ảo giác. Những điều đó chỉ làm cho tình hình


tồi tệ thêm và càng đẩy sự mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần lên đỉnh điểm.
Hãy nghĩ rằng: Trong mọi tình huống tốt hay xấu đều là một kinh nghiệm để
học tập và có nhiều điều thú vị ẩn trong một sự việc tồi tệ nhất. Nếu bắt đầu
làm quen với suy nghĩ như thế, bạn nhìn ra vấn đề nhanh hơn và nhanh lấy
lại phong độ ban đầu.
6. Chế độ ăn uống, ngủ nghỉ lành mạnh, hợp lý, một bài tập thể dục kéo dài
15-20 phút cũng là một cách hiệu quả để kiểm soát sự căng thẳng. Ăn nhiều
trái cây và uống nhiều nước sẽ giúp bạn thải loại các chất độc trong cơ thể,
tăng thêm sự tỉnh táo và linh hoạt.
7. Hãy dành thời gian cho riêng mình. Đừng chạy theo một hệ thống các
mục tiêu cần đạt được, hãy để cơ thể và đầu óc của bạn thư giãn và nói lên
đòi hỏi của chúng về nhu cầu năng lượng cũng như nhu cầu về tinh thần.
Kiểm soát được sự căng thẳng có nghĩa là bạn đã kiểm soát được thời gian,
suy nghĩ, cảm xúc và là tiền đề để tìm ra giải pháp. Hãy học cách chế ngự
stress, cuộc sống của bạn sẽ vui vẻ, thoải mái và cân bằng hơn – đó là bí
quyết để chinh phục mọi thử thách.

×