Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chuyển đổi mô hình quản lý sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số tại trường đại học kinh tế quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.71 KB, 7 trang )

CHUYỂN ĐỔI MƠ HÌNH QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Bùi Huy Nhượng, Nguyễn Hồng Hà, Trương Đình Đức,
Vũ Thị Thúy, Nguyễn Phương Thanh, Đỗ Thanh Nhàn
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt: Cơng tác sinh viên được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, chủ
yếu góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở các trường
đại học hiện nay. Ý thức được điều đó, trong những năm qua, Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân đã không ngừng đổi mới nội dung, hình thức tổ chức cơng tác quản lý sinh viên. Những kết
quả đạt được trong công tác quản lý sinh viên của Nhà trường đã góp phần không nhỏ vào việc
thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội của Việt Nam. Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng phát
triển sâu rộng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang dần chuyển đổi hình thức quản lý
theo mơ hình đại học thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin là chìa khóa trong tất cả
các khâu của quy trình quản lý trong đó có cơng tác quản lý sinh viên.
Từ khóa: chuyển đổi số, mơ hình quản lý sinh viên, sinh viên, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân
1. Đặt vấn đề
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, với hơn 66 năm xây dựng và phát triển, đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng và cho đến nay là trường đầu ngành, trường trọng điểm quốc gia
trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Lý luận về quản trị đại học hiện đại đã
khẳng định sinh viên vừa là đối tượng đào tạo, vừa là mục tiêu đào tạo. Để nâng cao chất lượng
đào tạo của một trường đại học, song song với việc đổi mới hơ hình quản trị đại học, đầu tư cơ
sở vật chất, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo thì cơng tác quản lý sinh viên
được coi là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu của các cơ sở đào tạo.
Mặc khác, trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, giáo dục và đào tạo của mỗi
quốc gia đóng vai trị then chốt, trọng yếu trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,
phục vụ công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một cơ
sở giáo dục đại học thực hiện theo cơ chế tự chủ toàn diện với chiến lược: “Đến năm 2030,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trở thành đại học tự chủ, đi tiên phong trong chuyển đổi số,
có hệ thống quản trị hiện đại, thơng minh và chuyên nghiệp đạt chuẩn kiểm định quốc tế.


Trường là trung tâm thu hút đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, địa điểm làm việc của những chuyên
gia hàng đầu trong đào tạo và nghiên cứu về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, là lựa
chọn ưu tiên cao nhất của các học sinh xuất sắc có hồi bão và tâm huyết để đóng góp
cho sự phát triển của cộng đồng và xã hội” (Nguồn: neu.edu.vn).
Hiện nay, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, công tác quản lý sinh viên đang được
áp dụng phân tán, chưa tập trung tại đơn vị chức năng mà còn rải rác ở các Khoa/Viện quản
lý sinh viên. Mơ hình này cơ bản được xây dựng để quản lý sinh viên theo hệ niên chế, tuy

3


nhiên từ khi chuyển đổi sang hình thức tín chỉ thì mơ hình này trở nên khơng phù hợp với
u cầu thực tế.
Chúng ta đang trong thời kỳ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các trường đại
học đang dần chuyển đổi hình thức quản lý theo mơ hình đại học thông minh, sử dụng công
nghệ thông tin (CNTT) là chìa khóa trong tất cả các khâu của quy trình quản lý. Bên cạnh
đó, xu hướng cá nhân hóa trong đào tạo và cung cấp dịch vụ, địi hỏi cơng tác quản lý sinh
viên cần được nâng cao với nhiều dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ nhằm cung cấp thơng tin một
cách tồn diện, nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.
Trong thời gian qua các trường đại học đã khơng ngừng cải tiến, chuyển đổi từ mơ
hình đào tạo theo niên chế sang đào tạo tín chỉ đáp ứng xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng.
Sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các trường đại học trong nước và quốc tế, đòi hỏi
các trường cần nâng cấp chất lượng đào tạo, dịch vụ để tăng cường sự hài lịng đối với sinh
viên. Vì vậy, cơ chế quản trị đại học nói chung và cơng tác phục vụ sinh viên nói riêng cần
được đổi mới và hồn thiện theo hướng chăm sóc và hỗ trợ sinh viên một cách toàn diện
trong điều kiện ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Trên cơ sở các yếu tố tác động đã chỉ rõ ở trên, việc xây dựng mơ hình mới trong cơng
tác quản lý sinh viên nhằm đáp ứng với chiến lược phát triển của Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 thực sự là yêu cầu cấp thiết để Trường
hướng đến một mơ hình quản trị đại học đẳng cấp trong khu vực và thế giới đúng với Triết lý

giáo dục của Nhà trường, đó là: “Kiến tạo con đường thông minh để mỗi người trở thành phiên
bản tốt nhất của chính mình, mang lại giá trị cho cộng đồng”. (Nguồn: neu.edu.vn)
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Cơ sở lý luận công tác quản lý sinh viên
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ
chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…
bằng một hệ thống các quy định, các chính sách, các nguyên tắc, phương pháp và biện pháp cụ
thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. Nói một cách khái
quát, quản lý là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý
đến khách thể quản lý nhằm đạt tới các mục tiêu đề ra.
Quản lý sinh viên là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch của hệ thống tổ chức
quản lý sinh viên thông qua các quy định, quy chế, các chính sách và bằng các phương pháp,
biện pháp cụ thể, với những nội dung cụ thể nhằm đạt được các mục đích, u cầu của cơng tác
quản lý sinh viên. Nội dung công tác quản lý sinh viên trong trường đại học bao gồm: cơng tác
tổ chức hành chính (tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học; sắp xếp bố trí vào các lớp sinh viên;
chỉ định Ban cán sự lớp lâm thời; làm thẻ cho sinh viên; tiếp nhận sinh viên vào ở nội trú; thống
kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của sinh viên...); công tác tổ chức, quản lý hoạt động học
tập và rèn luyện của sinh viên (theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của sinh viên; phân
loại, xếp loại sinh viên; tổ chức thi đua, khen thưởng, kỷ luật sinh viên; tổ chức “Tuần sinh hoạt
công dân - sinh viên”; tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi
Olympic các môn học; tổ chức triển khai cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

4


cho sinh viên; tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ và các hoạt động
ngoài giờ lên lớp khác; tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng nhà trường với sinh viên;
theo dõi công tác phát triển Đảng trong sinh viên; tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm
cho sinh viên…); công tác y tế, thể thao; thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên;
thực hiện cơng tác an ninh chính trị, trật tự, an tồn, phịng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội;

thực hiện công tác quản lý sinh viên nội trú, ngoại trú… (Nguồn: Thông tư số 10/2016/TTBGDĐT ngày 05/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Hệ thống tổ chức, quản lý cơng tác sinh viên trong trường đại học gồm có: Hiệu trưởng
(Phó Hiệu trưởng) phụ trách cơng tác học sinh - sinh viên (HSSV), đơn vị phụ trách công tác HSSV,
cố vấn học tập, trợ lý và lớp sinh viên.
2.2. Cơ sở pháp lý công tác quản lý sinh viên
Công tác sinh viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu trong tồn bộ q
trình tổ chức đào tạo ở các trường đại học. Xác định rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác
sinh viên, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm tới công tác sinh viên. Cùng với sự chỉ đạo thay
đổi Luật Giáo dục cho phù hợp với thực tiễn giáo dục và sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã ra Quyết định số 4778/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 08/9/2003 về việc quy định
chức năng nhiệm vụ của các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước
thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo theo quy định tại Nghị định số 85/2003/NĐ-CP của Chính phủ,
trong đó có Vụ Cơng tác học sinh, sinh viên. Sau khi có Nghị định của Chính phủ, các trường
đã chủ động kiện toàn bộ máy phụ trách công tác sinh viên theo hướng tập trung vào một đầu
mối trên cơ sở sáp nhập các bộ phận làm cơng tác chính trị, cơng tác sinh viên thành Phịng
Cơng tác chính trị - sinh viên, Phịng Quản lý sinh viên hoặc Phịng Cơng tác sinh viên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành hàng loạt các văn bản quy định và hướng dẫn
công tác sinh viên làm căn cứ pháp lý cho các trường tổ chức quản lý và triển khai công tác SV
một cách thống nhất và có hiệu quả như: Thơng tư số 10/2016/TT-BDGĐT ngày 05/4/2016 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công tác sinh viên đối với các
chương trình đào tạo đại học hệ chính quy.
Dựa trên chiến lược cũng như quy định về phát triển Giáo dục đại học đã được đề cập
trong Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018; Luật Giáo dục số
43/2019/QH14 ngày 14/6/2019; Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018; Nghị
định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Công tác quản lý sinh viên được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, chủ

yếu góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
Ý thức được điều đó, trong những năm qua, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã khơng ngừng
đổi mới nội dung, hình thức tổ chức cơng tác quản lý sinh viên. Những kết quả đạt được trong
công tác quản lý sinh viên của Nhà trường đã góp phần khơng nhỏ vào việc thực hiện sứ mệnh
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
5


3. Thực trạng công tác quản lý sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
3.1. Mơ hình quản lý sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Hoạt động quản lý sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang được phân hai
cấp cấp Trường và cấp Khoa/Viện. Mơ hình quản lý sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân được tổ chức theo mơ hình sau:
Ban Giám hiệu

Phịng
chức năng

Phịng
CTCT&QLSV

Khoa/Viện

Sinh viên
Hình 1: Mơ hình quản lý sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
(Nguồn: Điều tra của nhóm tác giả)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã ban hành Quyết định số 1082/QĐ-ĐHKTQD ngày
25/12/2018 về việc sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị trong Trường;
Phịng Cơng tác chính trị và Quản lý sinh viên (CTCT&QLSV) có chức năng, nhiệm vụ cụ thể
như sau: tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truyền; công tác quản lý sinh viên; hỗ trợ và

dịch vụ sinh viên.
3.2. Thực trạng công tác quản lý sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Trong thời gian qua, để thực hiện công tác quản lý sinh viên, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân đã triển khai quản lý các hoạt động sau (Nguồn: Điều tra của nhóm tác giả):
- Cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên: Hàng năm, Nhà trường tổ chức
tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, cuối khóa cho hơn 6.000 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ
tư. Ngoài ra, Trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thu hút sự tham gia của đơng đảo sinh viên tồn trường. Thơng
qua các hoạt động trên, sinh viên vững vàng hơn về tư tưởng chính trị, thực hiện theo Hiến pháp
và pháp luật, các nội quy, quy chế của Nhà trường. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho
sinh viên được triển khai tập trung đối với tất cả các chương trình đào tạo chính quy, khơng
triển khai đối với các chương trình liên kết (Chương trình Cử nhân quốc tế (IBD), Chương trình
Dongseo, Chương trình đào tạo Cử nhân Kế tốn - Tài chính Quốc tế (BIFA),…).
- Cơng tác khen thưởng, kỷ luật sinh viên: Trường đã kịp thời khen thưởng đối với
những sinh viên có đạo đức, tư cách tốt, chấp hành tốt đường lối, chính sách, pháp luật của
Đảng, Nhà nước, các quy định của Nhà trường, những sinh viên được khen thưởng đạt giải
trong các cuộc thi Olympic, cuộc thi nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, công tác khen thưởng
sinh viên đạt danh hiệu, như: sinh viên đạt danh hiệu Thủ khoa xuất sắc các chuyên ngành, sinh
viên Xuất sắc, sinh viên Giỏi cũng được thực hiện theo đúng quy định, quy chế của Bộ Giáo

6


dục và Đào tạo và của Nhà trường. Công tác khen thưởng, kỷ luật cho sinh viên được triển khai
tập trung đối với tất cả các chương trình đào tạo của Nhà trường.
- Cơng tác hành chính và thực hiện chế độ chính sách: Cơng tác hành chính và thực
hiện chế độ chính sách được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Trường. Phòng
CTCT&QLSV là đơn vị thường trực tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Năm 2021, Phòng
CTCT&QLSV đã tiếp nhận và xác nhận trên 350 lượt sinh viên được hưởng chế độ chính sách và
vay vốn ngân hàng chính sách xã hội; xác nhận 270 sinh viên hưởng ưu đãi giáo dục tại địa phương
và xác nhận cho gần 4.872 sinh viên hiện đang theo học để làm thủ tục thi cử, du học, thực tập,

đăng ký xe máy, xe buýt... Bên cạnh đó, Phịng CTCT&QLSV cũng phối hợp với cơ quan cơng an
và các đơn vị ngồi Trường xác nhận lý lịch cho các cựu sinh viên đã theo học tại Trường để hồn
thiện thủ tục kết hơn, bổ nhiệm, ln chuyển cơng tác. Ngồi ra, Phịng CTCT&QLSV cịn kết hợp
với công an địa phương, khu vực tiếp nhận và xử lý các trường hợp sinh viên chính quy vi phạm
pháp luật. Việc thực hiện chế độ chính sách cho sinh viên được triển khai đồng bộ, theo đúng hướng
dẫn tại các văn bản pháp luật của Nhà nước, bảo đảm quyền lợi cho sinh viên thuộc các đối tượng
theo quy định, đều được hưởng. Các chế độ chính sách cho sinh viên được Nhà trường đã và đang
thực hiện nghiêm túc, giải quyết đầy đủ, chính xác và kịp thời.
- Cơng tác xét cấp học bổng khuyến khích học tập và học bổng doanh nghiệp: Hoạt
động hỗ trợ sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện là hoạt động thường
niên, liên tục nhằm khuyến khích, động viên kịp đối với sinh viên ưu tú, xuất sắc. Hàng năm,
Nhà trường luôn đảm bảo nguồn kinh phí trích lập Quỹ học bổng khuyến khích học tập cho
sinh viên theo đúng quy định. Phòng CTCT&QLSV là đầu mối tiếp nhận học bổng từ các tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp dành cho sinh viên của Nhà trường. Bên cạnh các suất học bổng
dành cho sinh viên có hồn cảnh khó khăn, sinh viên có thành tích học tập tốt và tích cực tham
gia các hoạt động do Trường, Đồn, Hội tổ chức, hoạt động xã hội, Phịng CTCT&QLSV cũng
phối hợp với các đơn vị trong Trường để phối hợp cùng các tổ chức, doanh nghiệp tài trợ học
bổng cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, đây cũng là một trong những hoạt động được
Nhà trường chú trọng và đẩy mạnh.
Công tác xét cấp học bổng khuyến khích học tập được triển khai tập trung đối với các
chương trình đào tạo hệ chính quy. Riêng các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, chương
trình liên kết, chương trình của Viện Quản trị Kinh doanh, Viện Đào tạo Tiên tiến, chất lượng
cao và POHE sẽ tổ chức xét học bổng độc lập, khơng do Phịng CTCT&QLSV phụ trách. Công
tác xét cấp học bổng doanh nghiệp cho sinh viên được triển khai tập trung đối với tất cả các
chương trình đào tạo.
- Cơng tác Bảo hiểm y tế cho sinh viên: Hàng năm, Nhà trường triển khai mua bảo hiểm
y tế cho sinh viên thuộc tất cả các hệ đào tạo với 01 đợt triển khai chính thức và 02 đợt bổ sung.
Tỷ lệ sinh viên tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) bình quân đạt xấp xỉ 90% trong đó có 16.916
sinh viên tham gia mua BHYT qua Nhà trường, 3.692 sinh viên có thẻ BHYT thuộc đối tượng
khác. Công tác BHYT được triển khai đồng bộ và rộng rãi, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh

viên chưa hiểu hết ý nghĩa của việc tham gia BHYT do thiếu thông tin, công tác tuyên truyền
chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều sinh viên chưa chủ động lấy thẻ BHYT.
7


- Công tác rèn luyện và đánh giá sinh viên: Việc đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh
viên là một trong những nội dung quan trọng, cần thiết và không thể thiếu trong công tác đào
tạo của Nhà trường. Kết quả rèn luyện của sinh viên phản ánh ý thức học tập, tham gia các hoạt
động nghiên cứu khoa học, chấp hành nội quy, quy chế, quy định của Trường, lớp; đánh giá ý
thức của sinh viên trong quan hệ cộng đồng, tham gia các hoạt động, phong trào của đoàn, đội,
câu lạc bộ. Bên cạnh việc ban hành Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên hệ chính
quy theo Quyết định số 1593/QĐ-ĐHKTQD ngày 18/9/2020 của Nhà trường, trong năm học
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện việc đánh giá kết quả rèn luyện cho
sinh viên hệ chính quy. Tuy nhiên, công tác đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên không được
triển khai đối với các hệ đào tạo liên kết.
- Công tác tư vấn và hỗ trợ, hướng nghiệp sinh viên: Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp
Việc làm là đầu mối tiếp nhận nhu cầu tuyển dụng từ các doanh nghiệp. Qua đó, sinh viên được
tiếp cận những thông tin về thị trường lao động, định hướng nghề nghiệp và trang bị các kỹ năng
tuyển dụng, viết lý lịch (CV), phỏng vấn, tìm kiếm thơng tin việc làm. Trung tâm Tư vấn hướng
nghiệp và Việc làm là nơi giao lưu với lãnh đạo các doanh nghiệp lớn - là những doanh nhân thành
đạt và là cựu sinh viên của Nhà trường, được lắng nghe những chia sẻ của họ về kiến thức khởi
nghiệp, kỹ năng trong tuyển dụng, văn hóa cơng sở,… Hàng năm, Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp
và Việc làm tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng cho sinh viên toàn trường bao gồm các hệ đào tạo, thu
hút được sự tham gia đông đảo của sinh viên tất cả các chuyên ngành. Thông qua chương trình,
sinh viên đã được trải nghiệm, học hỏi và tích lũy kiến thức để sẵn sàng cho một tương lai nghề
nghiệp vững vàng. Tuy nhiên, do công tác tư vấn và hỗ trợ, hướng nghiệp sinh viên của Nhà trường
chưa có cán bộ chun trách nên mọi cơng việc liên quan chưa đạt được kết quả mong muốn.
- Công tác kết nối mạng lưới cựu sinh viên: Mạng lưới cựu sinh viên của Nhà trường có
những hoạt động ngày càng thiết thực, đem lại lợi ích cao cho sinh viên và Nhà trường như: các
thỏa thuận hợp tác, hỗ trợ chia sẻ các kinh nghiệm thực tế cho sinh viên, hỗ trợ tuyển dụng trực

tiếp các sinh viên năm cuối, sinh viên mới ra trường; các quỹ học bổng khuyến khích học tập,
học bổng vượt khó… Hiện tại, nhân lực để tổ chức thực hiện các hoạt động Mạng lưới cựu sinh
viên còn mỏng, cần bổ sung thêm nhân sự cho các hoạt động của Mạng lưới; chưa đầu tư công
nghệ vào các hoạt động Kết nối của Mạng lưới cũng như xây dựng app, mã thành viên kèm các
quyền lợi của thành viên sử dụng, nhận diện NEU Alumni.
- Công tác quản lý sinh viên tại ký túc xá: Hiện tại, Phòng CTCT&QLSV quản lý sinh
viên trên hệ thống (bao gồm thống kê số lượng sinh viên nội trú, ngoại trú), đồng thời phối hợp
với Trạm Y tế kiểm tra vệ sinh khu vực ký túc xá (KTX) định kỳ theo quy định của Nhà trường.
3.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý sinh viên tại Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân
- Ưu điểm công tác quản lý sinh viên:
+ Đáp ứng nhu cầu của sinh viên, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên trong
quá trình học tập tại Trường.

8


+ Thực hiện theo đúng văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với công tác
quản lý sinh viên.
- Những tồn tại trong công tác quản lý sinh viên: Nhà trường chưa thực hiện chun
mơn hóa việc quản lý sinh viên, cụ thể như sau:
+ Hiện nay, giảng viên là cố vấn học tập (CVHT) được giao nhiệm vụ phụ trách về
chuyên môn và thủ tục hành chính. Đây là khối lượng cơng việc lớn địi hỏi CVHT phải dành
nhiều thời gian xử lý. Tuy nhiên, nhiều giảng viên không đáp ứng được khối lượng công việc
là CVHT do phụ trách các công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học…
+ Những vấn đề liên quan đến quy chế, quy định của Nhà trường về công tác quản lý
sinh viên (ví dụ: đánh giá điểm rèn luyện, khen thưởng, kỷ luật, bảo hiểm y tế, sinh hoạt cơng dân,
học bổng…) địi hỏi cần phải có cán bộ chuyên trách hỗ trợ sinh viên.
+ Hiện nay, công tác quản lý sinh viên của Trường chỉ dừng lại ở đối tượng là sinh viên
hệ chính quy, chưa bao phủ toàn bộ các đối tượng sinh viên/sinh viên thuộc các hệ đào tạo khác.

+ Các kênh tiếp nhận và hỗ trợ sinh viên trong việc xử lý thông tin chưa tập trung, còn
nằm rải rác tại các đơn vị Phòng/Ban chức năng. Vì vậy, hiện nay cịn tồn tại nhiều hạn chế đối
với sinh viên trong quá trình tiếp nhận các thơng tin chính thống từ Nhà trường.
+ Cơng tác tư vấn tâm lý và công tác xã hội trường học đã được triển khai thực hiện. Tuy
nhiên, công tác này hiện vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục như: chưa có đội ngũ cán bộ có
chun mơn về lĩnh vực tư vấn tâm lý, công tác xã hội trường học chưa được tiến hành bài bản,...
- Nguyên nhân của những tồn tại trên:
+ Quy chế quy định về chức năng, nhiệm vụ của CVHT chưa cụ thể, chưa bám sát với
các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Thiếu bộ phận giải quyết công tác hành chính liên quan đến sinh viên.
+ Cơng tác quản lý sinh viên chưa đồng bộ, thống nhất, có quá nhiều đầu mối quản lý
sinh viên trong đơn vị Trường.
+ Chưa có quy định bắt buộc phải đồng nhất dữ liệu sinh viên, trên hệ thống phần mềm tổng
thể của Nhà trường đối với các Khoa/Viện có quản lý các chương trình liên kết đào tạo, nhằm quản lý
tập trung, phục vụ cho việc xác minh lý lịch sinh viên.
+ Chưa có kênh tiếp nhận thơng tin sinh viên một cách chính thống, bài bản, khoa học.
+ Đội ngũ cán bộ tư vấn tâm lý chưa được đào tạo về chun mơn, cịn mang tính tự phát.
Như vậy, có thể thấy công tác quản lý sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hiện
nay còn chưa đảm bảo tính hệ thống, nằm rải rác tại các đơn vị, các chương trình đào tạo. Do đó,
để đảm bảo tính thống nhất, tồn diện trong cơng tác quản lý sinh viên, việc nghiên cứu xây dựng,
chuyển đổi mơ hình quản lý sinh viên theo mơ hình mới là rất cần thiết.
4. Đề xuất và kiến nghị
4.1. Định hướng công tác quản lý sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số
- Hướng đến coi sinh viên là trung tâm trong mọi hoạt động chung của Nhà trường.
- Giảm tải quy trình hành chính cho sinh viên, đáp ứng nhanh và tiện lợi các thủ tục hành chính.
- Cải tiến mơ hình quản lý sinh viên theo hướng linh hoạt.
- Tham khảo và nghiên cứu các mơ hình quản lý sinh viên tiên tiến ở các trường đại học
trong và ngoài nước để hồn thiện mơ hình quản lý sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
9




×