Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kết nối 2 mạng LAN qua sóng vô tuyến với thiết bị Cisco Bridge potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.46 KB, 3 trang )

Kết nối 2 mạng LAN qua sóng vô tuyến với thiết bị
Cisco Bridge
Hiện nay, nhu cầu kết nối hai hay nhiều hệ thống mạng nội bộ ở cách xa
nhau của một tổ chức hay doanh nghiệp để cùng cộng tác làm việc một cách hiệu
quả là rất phổ biến. Các kỹ thuật kết nối cũng rất đa dạng, trong đó, một trong
những kỹ thuật kết nối phổ biến và được ứng dụng rộng rãi là Bridging (xây dựng
cầu nối). Bài viết này sẽ chia sẻ các bước chi tiết để kết nối 2 mạng LAN với thiết
bị bridge của hãng Cisco.
1. Sơ lược về kỹ thuật kết nối 2 LAN sử dụng bridge
Bridge (hay Outdoor Access Point) là thiết bị được sử dụng để kết nối hai
hay nhiều hệ thống mạng LAN ở cách xa nhau qua sóng vô tuyến. Có nhiều loại
thiết bị và hãng cung cấp với phạm vi kết nối dài ngắn khác nhau. Chẳng hạn, với
thiết bị Cisco Aironet 1400 Series Bridge, phạm vi kết nối lên đến 8,5 mile (tương
đương 14,08 km) và tốc độ truyền dữ liệu tối đa đạt 54 Mbps.
Có ba cách cấu hình bridge để kết nối hai hay nhiều mạng LAN là: point-
to-point, point-to-multipoint, và redundant bridging. Trong tất cả các cách cấu
hình này, một thiết bị bridge phải được thiết lập là Root Bridge, còn các thiết bị
bridge còn lại phải được thiết lập là Non-Root Bridge (ngoại trừ trường hợp của
redundant bridging).
- Point-to-point: cách cấu hình này bao gồm 2 thiết bị bridge dùng để kết
nối 2 LAN qua sóng vô tuyến. Ở đây, chúng ta cấu hình một bridge dạng Root và
thiết bị bridge còn lại sẽ được thiết lập là Non-Root.
- Point-to-multipoint: loại này bao gồm nhiều thiết bị bridge tương ứng với
số lượng các mạng LAN sẽ kết nối lại với nhau. Trong đó, một bridge được cấu
hình dạng Root và các bridge còn lại được cấu hình Non-Root.
- Redundant bridging: cách cấu hình này thường bao gồm 2 cặp thiết bị
bridge được thiết lập đồng thời để phục vụ cho mục đích dự phòng hoặc cân bằng
tải. Các thiết bị bridge dạng này cần phải sử dụng các kênh không liền kề, không
chồng chéo để tránh sự xung đột, và phải sử dụng giao thức STP (Spanning Tree
Protocol) để tránh sự cố lặp bridge.
2. Cấu hình các thiết bị bridge


Để cấu hình thiết bị đóng vai trò Root Bridge, bạn mở trình duyệt và truy
cập vào địa chỉ IP của thiết bị bridge, sau đó, bấm vào tab EXPRESS SETUP.
Trong màn hình cùng tên, bạn điền tên bridge vào mục System Name, chọn cách
gán địa chỉ IP cho thiết bị là DHCP (động) hoặc Static IP (tĩnh). Nếu là tĩnh, bạn
điền địa chỉ IP và các tham số liên quan vào các mục IP Address, IP Subnet Mask
và Default Gateway.
Ở mục SSID, bạn điền tên duy nhất để tất cả các bridge tương ứng với các
mạng LAN có thể kết nối với nhau. Tiếp theo, ở mục Role in Radio Network, bạn
chọn Root cho thiết bị bridge thứ nhất. Với các thiết bị Non-Root Bridge, bạn
cũng thực hiện các bước cấu hình tương tự như với thiết bị Root Bridge, trong đó
cần đặc biệt chú ý là SSID của các bridge này phải trùng với Root Bridge. Chỉ có
điểm khác biệt đáng chú ý là bạn chọn Non-Root ở mục Role in Radio Network
trên các bridge còn lại.
Lưu ý: đối với các thiết bị bridge, khi mua bạn cần kiểm tra đủ bộ các phụ
kiện phần cứng và anten đi kèm nhằm hỗ trợ kết nối các mạng LAN mạnh mẽ và
đạt độ tin cậy cao.
Trên đây là hướng dẫn điển hình trên thiết bị bridge của hãng Cisco, bạn cũng có
thể ứng dụng để cấu hình tương tự trên những thiết bị bridge của các hãng khác.

×