Kỹ thuật chống rung trên ống kính và cách sử dụng
hiệu quả
Chia sẻ tổng quan kỹ thuật chống rung trên ống kính và các tip cơ bản sử
dụng hiệu quả chức năng này để có một tác phẩm đẹp Các đây chừng
dăm năm thì việc sở hữu một ống kính có trang bị kỹ thuật chống rung là
một điều gì đó rất xa xỉ, chức năng này chỉ có ở các dòng ống kính đắt tiền
của các hãng như Canon, Nikon
Tuy nhiên với việc phát triển mạnh mẽ về công nghệ cũng như số lượng
người dùng máy ảnh phổ thông, các hãng sản xuất nhận thấy rằng kỹ
thuật này là một thứ vũ khí để tiếp thị và lôi kéo người dùng cho những
sản phẩm mới của mình khi tung ra thị trường. Chính vì vậy kỹ thuật
chống rung được trang bị trên cả những dòng máy ảnh và ống kính rẻ tiền
nhất mà bất cứ ai cũng có thể sở hữu.
Chức năng chống rung có từ ống kính KIT
cho đến ống kính chuyên dụng
Trong bài này apham chỉ đi một chút xíu vào tổng quan kỹ thuật chống
rung trên ống kính và các tip cơ bản để sử dụng hiệu quả chức năng này
vì chúng ta quan tâm đến cách thức để có một tác phẩm đẹp hơn là hiểu
về cách chế tạo ra kỹ thuật chống rung này.
Kỹ thuật chống rung trên ống kính được các hãng tiếp thị bằng nhiều tên
gọi mỹ miều, ví dụ như Vibration Reduction của Nikon; Image Stability của
Canon; Vibration Compensation của Tamron, v.v nhưng chung quy nó
cũng đều dựa trên một nguyên lý cơ bản mà apham sẽ sử dụng phần
Thông tin được lượm lặt từ các website của Nikon và website của tác giả
rất nổi tiếng viết sách hướng dẫn sử dụng máy ảnh - Thom Hogan
Kỹ thuật chống rung
Chức năng chống rung là kỹ thuật được trang bị trên thiết bị nhằm chống
lại sự rung lắc gây ra khi chụp ảnh, có thể do ta chụp tốc độ chậm hoặc
khi ta chụp trong điều kiện di chuyển tạo ra rung động, ví dụ ngồi trên xe
hay vừa đi vừa chụp
Kỹ thuật chống rung trên ống kính của Nikon (VR) sử dụng 2 cảm biến
ngang và dọc truyền tín hiệu cho bộ vi xử lý điều khiển mô tơ kết nối với
một hệ thống thấu kính khi nó cảm thấy có hiện tượng rung lắc nhằm tạo
ra phản lực so với chuyển động của ống kính.
Minh họa chức năng chống rung trên ống kính
Kỹ thuật là vậy nhưng cơ bản cho các bạn khi sự dụng chức năng này (bật
ON) sẽ cảm thấy và nghe tiếng sật sật sau khi chúng ta nhấp cò máy,
tiếng động này bảo đảm là chức năng đang hoạt động và ống kính vẫn
"chạy tốt".
Các nút chức năng trên ống kính
Đến nay kỹ thuật chống rung đã phát triển qua thế hệ thứ 2 mà các bạn
hay nghe quen thuộc là VR II, kỹ thuật này cho khả năng hỗ trợ chống
rung lên đến 4 khẩu (4 stops) so với thế hệ VR thứ nhất chỉ hỗ trợ 2 khẩu.
Canon hay Tamron hay Sigma cũng có kỹ thuật và hiệu quả tương tự.
Các nút chức năng chúng ta có thể nhận thấy trên ống kính
Một số quy tắc khi sử dụng chức năng chống rung
Quy tắc thứ 1: Không dùng chống rung
- Nghe buồn cười nhưng đúng như vậy, chúng ta đừng máy móc lúc nào
cũng để chức năng này ON như thể mặc định khi gắn ống kính vào thân
máy. Một nguyên tắc thành văn là chúng ta có thể cầm máy trên tay "hand
holding" và chụp vật thể ở tốc độ 1/tiêu cự ống kính với kết quả tốt. Ví dụ
ống kính 35mm thì ta có thể chụp ảnh tốt và không rung (về mặt lý thuyết)
với tốc độ 1/35s. Tất nhiên trong thực tế có những ống kính khủng có độ
mở lớn rất năng và chúng ta phải điều chỉnh cho phù hợp, cũng như rèn
luyện kỹ thuật cầm máy hợp lý với từng tiêu cự ống kính khác nhau.
- Khi chụp ảnh với chân máy thì hãy tắt chế độ chống rung, đặt VR = OFF
- Khi cần chụp ảnh mà chúng ta quan tâm đến vùng mờ nhòe - bokeh
(vùng ngoài tiêu điểm lấy nét), cần tạo ảnh có bokeh đẹp thì hãy tắt chống
rung bởi vì chức năng chống rung khi hoạt động làm cụm thấu kính có mô
tơ chống rung chuyển động, lúc này có khả năng các thấu kính sẽ không
đồng trục và tạo ra hình ảnh của vùng nhòe rất kỳ cục mà chúng ta dễ
thấy nhất là bokeh hình tròn sẽ không còn tròn nữa.
Ngoài ra một điểm lưu ý là nếu ta bật ở chế độ chống rung thì khung ảnh
ta nhìn trên ống kính ngắm và ảnh chụp thực tế có thể khác nhau đôi chút.
Các bạn có thể quan sát khi mình ấn cò máy thì sau khi nghe tiếng "sực"
hình ảnh trên khung ngắm thay đổi một chút và thực tế ảnh ghi nhận trên
sensor sẽ không như những gì mình thấy trên kính ngắm vì lúc đó chức
năng chống rung đã cân bằng lại thấu kính ngay khi màn trập mở ra nhận
ánh sáng.
Ảnh minh họa khi chụp tốc độ chậm có bật chức năng chống rung và
không bật chức năng chống rung
2 ảnh chụp cùng tiêu cự 200mm, f/8, tốc độ 1/60s
Có chống rung
Không chống rung
Các bạn sẽ thấy với tốc độ chậm so cới tiêu cự sử dụng thì chức năng
chống rung rất cần thiết khi chụp không có chân máy.
Quy tắc thứ 2: Chức năng chống rung nên được tắt khi tốc độ chụp
trên 1/500s
Như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể cầm máy chụp trên tay để chụp
vật thể ở tốc độ 1/tiêu cự ống kính với kết quả tốt. Như vậy về mặt lý
thuyết với tốc độ 1/500s ta có thể "chơi nguyên cái" tele lens 500m, và
cũng có nghĩa với ống kính tiêu cự nhỏ hơn là đã an toàn.
Theo Thom Hogan thì có đến 90% các nhà nhiếp ảnh thể thao tắt chức
năng chống rung khi họ chụp ảnh bóng đá trong sân vận động khi đặt tốc
độ chụp trên 1/500s và ngày nay với máy ảnh hỗ trợ ISO cao thì điều này
không phải quá khó.
Như vậy trên 1/500s thì các bạn không cần bật chức năng chống rung.
Quy tắc thứ 3: Nếu tay bạn rung - chọn Normal, nếu bạn bị tác động
rung rinh - chọn Active
Sự khác nhau giữa mode Normal và Active là cụm thấu kính có mô tơ
chống rung sẽ chuyển động ít hay nhiều tùy theo chế độ được thiết lập tùy
theo chuyển động của người chụp. Nói nôm na là nếu chúng ta đứng yên
và cầm máy ảnh ngắm chụp thì nên chọn mode Normal do sự dịch chuyển
của tay (rung) và nếu chúng ta ngồi trên 1 chiếc xe chuyển động và cầm
máy chụp ảnh thì nên chọn mode Active do lúc đó tay của chúng ta rung
rinh theo chiếc xe.
Quy tắc thứ 4: Nếu bạn chụp đối tượng chuyển động, hãy chụp tốc
độ nhanh
Điều rất cơ bản là nếu bạn muốn chụp đối tượng chuyển động thì hãy thiết
lập cho máy chụp tốc độ nhanh thay vì sử dụng chức năng chống rung vì
thực tế chức năng này chẳng giúp cho mình bắt đứng được đối tượng
chuyển động. Có thể chúng ta dễ bị hiểu lầm khi các hãng quảng cáo là
chức năng chống rung cho phép mình chụp ở tốc độ chậm hơn 4 khẩu so
với bình thường. Chúng ta hay máy móc suy ra là "nếu mình có thể cầm
máy chụp tốc độ chậm không rung trong điều kiện bình thường là 1/125s
thì khi với chức năng chống rung thì mình vẫn chụp ảnh tốt với tốc độ
1/8s." Tuy nhiên với tốc độ này mà các bạn chụp vật chuyển động thì chức
năng chống rung không bắt dính được đối tượng so với tốc độ 1/125s.
Như vậy nếu bạn chụp đối tượng chuyển động, hãy chụp tốc độ nhanh.
Quy tắc thứ 5: Hãy thử chức năng chống rung khi chụp lia máy
Đa phần chúng ta sẽ tắt chức năng chống rung khi chụp lia máy để có
những hình ảnh chủ thể nét nhưng ảnh nền background mờ nhèo. Kỹ
thuật chụp lia máy luôn yêu cầu chúng ta để tốc độ chụp chậm hơn sự
chuyển động của đối tượng chủ thể. Tuy nhiên các bạn hãy thử bật chức
năng chống rung khi chụp lia máy, có thể chúng ta sẽ có bức ảnh chụp đối
tượng nét hơn. Nên nhớ khi lia máy luôn giữ cho tay cầm máy dịch chuyển
nhẹ nhàng và không bị giật khựng thì chức năng chống rung sẽ hoạt động
hoàn hảo theo chiều di chuyển của tay.