Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ: Phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.22 KB, 6 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI KIỂM TRA KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ
“Đánh giá trong giáo dục mầm non”
MÃ CHUYÊN ĐỀ: ĐGGD

Đề bài
Hãy kể tên các phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ mà anh/chị biết. Lựa
chọn một phương pháp và phân tích ưu điểm, hạn chế của phương pháp đó. Theo anh/
chị, để đánh giá trẻ hiệu quả, các trường mầm non và giáo viên cần thực hiện các cơng
việc gì?
Bài làm
I.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em
vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực
và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi,
khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các
cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Vì vậy việc đánh giá sự phát triển của
trẻ ở thời điểm này là rất quan trọng.
Đánh giá sự phát triển của trẻ là q trình thu thập thơng tin về trẻ một cách có hệ
thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non nhằm
theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.
Để việc đánh giá được hiệu quả, giáo viên cần xác định được mục tiêu, ý nghĩa, các
hình thức đánh giá, đặc biệt là đánh giá bằng những phương pháp nào?
II.


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Các phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ
Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là mục tiêu hướng đến của việc đánh
giá giáo dục. Từ đó, phản ánh kết quả của cơng tác quản lý giáo dục, chương trình giáo
dục, đội ngũ giáo viên hay chất lượng cơ sở mơi trường học. Để q trình đánh giá có
hiệu quả tốt nhất, giáo viên có thế áp dụng tích hợp trong các phương pháp sau:
a) Phương pháp quan sát


Đây là phương pháp phổ biến nhất trong công tác giảng dạy của giáo viên. Phương
pháp quan sát thái độ, hành vi và cách ứng ứng xử của trẻ rất quan trọng. Thông
thường, phương pháp này được sử để đánh giá khía cạnh phát triển tâm lý của trẻ.
Cách quan sát:
- Quan sát biểu hiện của trẻ.
- Quan sát toàn lớp/nhóm/trẻ.
- Quan sát nhiều lần.
- Quan sát tự nhiên và theo tình huống.
b) Phương pháp trị chuyện
Thơng qua q trình trị chuyện, giáo viên có thể giúp trẻ kích thích phát triển khả
năng phát triển ngơn ngữ. Và cũng có thể đánh giá được kỹ giao tiếp, mức độ nhận
thức về xã hội. Khi giáo viên đưa ra các câu hỏi càng tỉ mỉ thì khả năng đánh giá có
mức độ chính xác càng lớn.
Cách trị chuyện:
- Xác định mục đích, nội dung phù hợp.
- Chuẩn bị đồ đựng, đồ chơi... cần thiết để tạo ra sự gần gũi với trẻ.
- Lời nói ngắn gọn, đơn giản, ân cần, động viên, khuyến khích trẻ.
- Cho trẻ thời gian suy nghĩ để trả lời..
c) Phương pháp đưa ra bài tập
Là cách sử dụng bài tập, giao nhiệm vụ cho trẻ tự giải quyết, thực hiện để xác định
xem trẻ đã biết những gì, làm được những việc gì.

Cách thực hiện:
- Ra bài tập cho nhóm nhóm trẻ/từng trẻ.
- Vừa cho trẻ làm bài tập vừa trò chuyện cho trẻ đỡ căng thẳng.
- Cho trẻ làm bài tập khi trẻ vui vẻ, tỉnh táo.
- Một bài tập có thể kết hợp đo một số chỉ số/lĩnh vực.
- Kết quả thực hiện của trẻ được ghi vào phiếu đánh giá.
d) Phương pháp xử lý tình huống
Là cách thức thơng qua tình huống thực tế hoặc tình huống giả định để đánh giá
kiến thức, thái độ, hành vi xã hội, kĩ năng giải quyết vấn đề... của trẻ.
Cách thực hiện:
- Tình huống phải phù hợp với mục đích đánh giá.
- Tổ chức tình huống khéo léo để trẻ tích cực tham gia và bộc lộ một cách tự
nhiên.
- Kết quả thực hiện của trẻ được ghi vào phiếu đánh giá.
e) Phương pháp trao đổi với phụ huynh
Nhằm mục đích khẳng định thêm những nhận định, đánh giá của giáo viên về trẻ,
đồng thời có biện pháp tăng cường sự phối hợp với gia đình trong chăm sóc và giáo
dục trẻ. Giáo viên có thể trao đổi với nhau hàng ngày, trao đổi trong các cuộc họp phụ
huynh, qua những buổi thăm gia đình trẻ để thu thập thêm thông tin về trẻ. Các giáo


viên, phụ huynh được khuyến khích nên trao đổi với nhau nhiều hơn để việc đánh giá
giáo dục trẻ nhỏ được tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Việc trao đổi cần khéo léo.
- Trao đổi những điểm cần lưu ý.
- Trao đổi trực tiếp, gọi điện, hoặc qua cuộc họp...
Khi thực hiện theo dõi, đánh giá trẻ, giáo viên cần thực hiện phối hợp các phương
pháp khác nhau một cách linh hoạt để có kết quả đáng tin cậy.
Việc lựa chọn các phương pháp đánh giá là tùy thuộc vào sựi quyết định của giáo

viên sao cho thích hợp nhất với hồn cảnh, điều kiện thực tiễn.
2. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là phương pháp được sử dụng chủ yếu nhất trong trường
mầm non. Là sự tri giác trực tiếp, không tác động hay can thiệp vào các hoạt động tự
nhiên của trẻ. Các thơng tin quan sát về biểu hiện tâm lí, các hành vi của trẻ được ghi
lại một cách có hệ thống, có kế hoạch. Cụ thể:
- Quan sát và lắng nghe cá nhân trẻ nói và làm (q trình hoạt động): ý tưởng và
cách diễn đạt ý tưởng, cách trẻ khám phá, cách trẻ làm và sử dụng những gì trẻ đã biết.
- Quan sát và lắng nghe cách giao tiếp, cách ứng xử, thái độ, tình cảm của trẻ với
các bạn trong nhóm bạn, nhóm chơi, trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày: có hợp tác
và làm việc theo nhóm khơng, có lắng nghe người khác khơng, tham gia hay thụ động
trong hoạt động nhóm, khi chơi trong nhóm bạn thường đặt mình ở vị trí nào: là
trưởng nhóm, thành viên tích cực hay phục tùng, phụ thuộc; trẻ biểu đạt sự thỉnh cầu
hay nguyện vọng của mình như thế nào; trẻ có biết chia sẻ cùng bạn trong khi chơi
khơng, có thường gây ra hay biết cách giải quyết những xung đột khơng; trẻ có biết
giải quyết các những tình huống khác xảy ra trong quá trình chơi hay không....).
Tuy nhiên, phương pháp nào cũng
ưu điểm và hạn chế, vì vậy giáo viên
cần tích hợp nhiều phương pháp để
đánh giá được sự phát triển của trẻ.
a) Ưu điểm của phương pháp
quan sát
- Thuận lợi để đánh giá thái độ,
cung cấp cho giáo viên những
thơng tin bổ sung có giá trị mà
những thơng tin này khó đo
được bằng các phương pháp
khác.



-

Quan sát thường xuyên để có thể cung cấp một sự kiểm tra liên tục về sự phát
triển về tâm sinh lý của trẻ.
- Giáo viên có thể can thiệp kịp thời nếu thấy sự phát triển đi sai hướng.
- Không cần các dụng cụ hay tài liệu hỗ trợ.
b) Hạn chế của phương pháp quan sát
- Kết quả quan sát phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan của người quan sát.
- Khó xây dựng thanh đo chính xác và cần thời gian dài để đánh giá.
- Quan sát trong quy mơ nhỏ, nếu lớp có q nhiều trẻ thì giáo viên khơng thể
quan sát sâu được tất cả các trẻ, từ đó dẫn đến việc đánh giá khơng đúng.
- Những yếu tố chi phối ảnh hưởng đến sai sót khi quan sát: ấn tượng ban đầu
của giáo viên về học sinh, giáo viên không quan tâm tới ảnh hưởng của mình
tới học sinh, giáo viên khơng tâm tới việc lí giải các hành vi của học sinh hoặc
lí giải không đúng.
3. Những công việc cần thực hiện để đánh giá sự phát triển của trẻ được hiểu
quả
Để việc đánh giá sự phát triển của trẻ được hiệu quả nhà trường và giáo viên cần
thực hiện tuân thủ những nguyên tắc sau:
a) Đánh giá trẻ trong mối quan hệ, liên hệ.
Trẻ em là một cơ thể đang lớn và đang trưởng thành. Quá trình phát triển của trẻ
chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: môi trường tự nhiên,
môi trường xã hội, các yếu tố thể chất, trí tuệ, cảm xúc...Các yếu tố này phối hợp và
tương tác qua lại lẫn nhau.
Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau chính vì
vậy khi đánh giá trẻ phải tính đến các yếu tố liên quan. Sự tiến bộ của trẻ ở lĩnh vực
này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các lĩnh vực khác.
Ví dụ: Nếu trẻ gặp khó khăn trong sự phát triển tình cảm xã hội, trẻ sẽ bị hạn chế
trong các hoạt động nhận thức. Nếu trẻ thiếu tự tin, rụt rè, nhút nhát...sẽ ảnh hưởng tới
khả năng giao tiếp, biểu đạt bằng ngôn ngữ.

b) Đánh giá trẻ trong môi trường gần với mơi trường sống của trẻ.
Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể được thực hiện trong một mơi
trường nhất định. Mơi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện, điều
kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, giúp trẻ chiếm lĩnh kinh nghiệm để hình
thành và phát triển nhân cách.
Mơi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội
xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của trẻ nhỏ.
Khi đánh giá trẻ, người đánh giá cần đảm bảo môi trường gần với cuộc sống bình
thường của trẻ. Sự phát triển và học tập diễn ra liên tục như kết quả của quá trình
tương tác của trẻ với mơi trường. Ngồi ra cần tạo tâm lí thoải mái cho trẻ, khơng gây
áp lực cho trẻ, thậm chí khơng cho trẻ biết mình đang được đánh giá. Chỉ đánh giá trẻ


khi trẻ đã sẵn sàng, không tạo áp lực cho trẻ khi thực hiện nhiệm vụ. Nếu làm được
như vậy, kết quả đánh giá mới khách quan và chính xác.
c) Đánh giá trẻ trong hoạt động
Tâm lí được hình thành qua hoạt động và bằng chính hoạt động. Bằng hoạt động,
các hoạt động tâm lí được hình thành, phát triển và những nét tâm lí này cũng sẽ bộc lộ
ra ngồi qua chính hoạt động.
Muốn phát triển tâm lý và hình thành nhân cách trẻ em thì nhất thiết phải đưa trẻ
vào những hoạt động nhất định. Giáo dục trước hết phải là q trình tổ chức hoạt động
tích cực cho trẻ qua đó giúp trẻ chiếm lĩnh nền văn hóa của dân tộc và nhân loại.
Sự gắn bó, hiểu biết, chia sẻ với nhau của trẻ được hình thành và phát triển thông
qua các hoạt động chung. Trong hoạt động trẻ là chủ thể chính vì vậy trẻ là người tham
gia tích cực trong sự phát triển và học tập, thể hiện mình một cách rõ ràng và trung
thực nhất.
Giáo viên cần xác định các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ qua đó lên kế hoạch và xây dựng chương trình cho các
hoạt động, đánh giá trẻ trong hoạt động, trong khơng gian và thời gian thích hợp.
d) Đánh giá trong sự phát triển.

Mỗi đứa trẻ là một thực thể đang phát triển. Đánh giá cần nhìn nhận theo xu hướng
phát triển này.Kết quả đánh giá chỉ có ý nghĩa ở thời điểm đánh giá, nó khơng quy
định tương lai của trẻ. Tuy nhiên người ta có theo dựa vào kết quả đánh giá hiện tại để
tìm hiểu nguyên nhân và phán đoán sự phát triển tiếp theo.
Việc lưu giữ hồ sơ và sản phẩm hoạt động của trẻ một cách khách quan và đều đặn
giúp giáo viên và phụ huynh có cái nhìn tồn diện, đúng đắn về sự phát triển của trẻ.
Nghiên cứu lịch sử phát triển của trẻ là việc làm cần thiết và quan trọng vì đây là minh
chứng giúp giáo viên phán đốn chiều hướng phát triển của trẻ, kịp thời có những biện
pháp tác động phù hợp, kích thích sự phát triển của trẻ.
e) Sử dụng nhiều nguồn thông tin trong đánh giá trẻ.
Giáo viên mầm non cần cần sử dụng nhiều nguồn thông tin trong đánh giá trẻ. Cần
kết hợp nhiều phương pháp đánh giá để phác họa bức tranh hoàn thiện về sự phát triển
của trẻ ở tất cả các lĩnh vực. Trong q trình đánh giá, có thể phối hợp với gia đình,
các tổ chức chính trị- xã hội để có những đánh giá khách quan về sự phát triển của trẻ.
f) Đảm bảo công bằng trong đánh giá trẻ.
Trong q trình đánh giá, cần đảm bảo cơng bằng cho tất cả trẻ, tôn trọng trẻ, quan
tâm tới yếu tố ngơn ngữ và văn hóa trong đánh giá trẻ.
g) Đánh giá phải đảm bảo quyền lợi và phát triển khả năng học tập của trẻ.


Đánh giá theo bất cứ hình thức nào đều phải đảm bảo lợi ích cho người được đánh
giá. Cho dù sử dụng phương pháp nào thì kết quả đánh giá cũng phải được sử dụng để
chỉ dẫn và thúc đẩy sự phát triển của trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục
trẻ.
h) Nội dung và phương pháp đánh giá phải
phù hợp với lứa tuổi.
Trẻ mầm non phát triển rất nhanh trong những
năm đầu đời và đồng thời đây cũng là giai đoạn
phát triển khá phức tạp. Nội dung và phương pháp
đánh giá cần phù hợp với lứa tuổi mầm non. Việc

đánh giá trẻ được coi là phù hợp nếu đo lường
được quá trình học tập cũng như sự phát triển của
trẻ.
III. KẾT LUẬN
Đánh giá là một phần không thể thiếu trong quá trình giáo dục. Đánh giá sự phát
triển của trẻ là rất quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non nhằm xác định
mức độ phát triển của trẻ so với mục tiêu của từng độ tuổi để có biện pháp thích hợp
giúp trẻ tiến bộ. Đánh giá sự phát triển của trẻ trong giáo dục mầm non cịn nói lên
chất lượng chăm sóc và giáo dục của nhà trường và giáo viên mầm non. Việc đánh giá
này được thực hiện thường xuyên và liên tục. Đây là cơ sở cung cấp các thông tin thiết
thực cho quá trình xây dựng kế hoạch và phát triển giáo dục cho trẻ để trẻ được phát
triển toàn diện nhất.

Tài liệu tham khảo:
[1]. Trần Đức Khánh (2016), Đo lường và đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[2]. Min (2020) Các phương pháp đánh giá trong giáo dục mầm non, từ
>
[3]. Tran Thao (2020), Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 20, từ
< />


×