Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

HỌC PHẦN: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG BÀI TẬP PHẦN 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.67 KB, 5 trang )

HỌC PHẦN: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
BÀI TẬP PHẦN 1
Bài 1:
Giả sử nhà máy A sử dụng cát trắng được khai thác ven sông Cả và sử dụng phế liệu (thuỷ tinh vỡ)
để sản xuất kính. Mức chi phí biên khi sản xuất kính bằng cát được biểu diễn bằng hàm: MC
1
=
1Q
1
và chi phí biên khi sản xuất kính bằng phế liệu tái chế được biểu diễn bằng hàm: MC
2
= 5 +
0,5Q
2
.
Bao nhiêu đơn vị sản phẩm cần được sản xuất từ cát và bao nhiêu đơn vị sản phẩm cần được sản
xuất từ phế liệu tái chế trong các trường hợp sau:
a/

Đường cầu có dạng:
P = 20/3 – 1/3 (Q
P = 20/3 – 1/3 (Q
1
1
+ Q
+ Q
2
2
)
)
b/



Đường cầu có dạng:
P = 50/3 – 1/3 (Q
P = 50/3 – 1/3 (Q
1
1
+ Q
+ Q
2
2
)
)
c/

Đường cầu có dạng:
P = 110/3 – 1/3 (Q
P = 110/3 – 1/3 (Q
1
1
+ Q
+ Q
2
2
)
)
d/

Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa "Cầu thị trường" với việc khai thác tài nguyên, tái sử
dụng và tái chế.
(Biết Q là số sản phẩm-đơn vị tính là ngàn m

2
; P là giá/ chi phí tính trên mỗi sản phẩm tăng thêm)
Bài 2:
Người ta sử dụng quặng tinh hoặc vật liệu tái chế để sản xuất 1 loại sản phẩm. Mức chi phí biên khi
sản xuất bằng quặng tinh được biểu diễn bằng hàm: MC1 = 0,5 Q1 và chi phí biên khi sản xuất
bằng vật liệu tái chế được biểu diễn bằng hàm: MC2 = 5 + 0,1Q2.
Bao nhiêu sản đơn vị sản phẩm cần được sản xuất bằng quặng tinh và bao nhiêu đơn vị sản phẩm
cần được sản xuất bằng vật liệu tái chế trong các trường hợp sau:
a/ Đường cầu có dạng: P = 10 – 0,5 (Q1 + Q2)
b/ Đường cầu có dạng: P = 20 – 0,5 (Q1 + Q2)
Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa Cầu với việc khai thác tài nguyên, tái sử dụng và tái chế.
(Q là số sản phẩm đơn vị tính là nghìn; P là giá/ chi phí tính trên mỗi sản phẩm tăng thêm)
Bài 3:
Giả sử nhà máy A sử dụng nguyên liệu bột gỗ được khai thác từ rừng và sử dụng phế liệu (giấy
loại) để sản xuất giấy. Mức chi phí biên khi sản xuất giấy bằng bột gỗ được biểu diễn bằng hàm:
MC
1
= Q
1
và chi phí biên khi sản xuất giấy bằng giấy loại tái chế được biểu diễn bằng hàm: MC
2

= 10 + 0,5Q
2
.
a. Bao nhiêu sản đơn vị sản phẩm cần được sản xuất từ bột gỗ và bao nhiêu đơn vị sản phẩm cần
được sản xuất từ giấy loại tái chế trong các trường hợp sau:
• Đường cầu có dạng:
P = 40/3 – 1/3 (Q
P = 40/3 – 1/3 (Q

1
1
+ Q
+ Q
2
2
)
)
• Đường cầu có dạng:
P = 100/3 – 1/3 (Q
P = 100/3 – 1/3 (Q
1
1
+ Q
+ Q
2
2
)
)
• Đường cầu có dạng:
P = 220/3 – 1/3 (Q
P = 220/3 – 1/3 (Q
1
1
+ Q
+ Q
2
2
)
)

(Biết Q là số sản phẩm-đơn vị tính là ngàn m
2
; P là giá/ chi phí tính trên mỗi sản phẩm tăng thêm)
b. Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa "Cầu thị trường" với việc khai thác tài nguyên, tái sử dụng
và tái chế.
c. Trong trường hợp chi phí xã hội để loại bỏ rác thải (giấy loại) tăng theo thời gian thì giá tái
chế (sản xuất giấy từ giấy loại) có tự động tăng theo không? Tại sao?
Bài 4:
Giả sử thị trường bếp gas là thị trường cạnh tranh, với chi phí tư nhân biên có hàm là P = 10 +
0.075 Q; và lợi ích tư nhân biên có hàm là P = 42 - 0,125 Q.
a. Hãy tính số lượng sản phẩm (đơn vị là ngàn chiếc) và giá tối ưu ($/sản phẩm) trong trường hợp
chúng ta chưa tính đến ngoại tác.
b. Nếu xuất hiện thêm chi phí ngoại tác trong quá trình sản xuất và MEC = 0,05Q, thì lúc này số
sản phẩm nhà máy nên sản xuất và giá của sản phẩm là bao nhiêu?
c. Hãy vẽ các đường MPB, MPC, MSC và biểu diễn các giá trị Q, P, Q* và P* trên đồ thị.
Xác định điểm cân bằng cạnh tranh thị trường và cân bằng hiệu quả xã hội. So sánh và Nhận xét.
Bài 5:
Giả sử trên thị trường có một số công ty sẵn lòng cung cấp dịch vụ làm giảm SO
2
với lượng giảm
được tính là % và giá là triệu $. Trên thị trường chỉ có 2 người tiêu dùng sử dụng dịch vụ này.
Cầu của người tiêu dùng 1: p1= 10 – 0.1Qd
Cầu của người tiêu dùng 2: p2 = 15 – 0.2Qd
Biết rằng tổng cung của thị trường được biểu diễn bằng đường: P = 4 + 0,75Qs.
a. Hãy tính cầu thị trường, biểu diễn các đường cầu và đường cung trên đồ thị.
b. Tính lượng và giá thị trường khi chưa quan tâm đến ngoại tác.
Bài 6:
Giả sử thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá bán sản phẩm P đối với một mặt hàng là 5 triệu đồng/
đơn vị sản phẩm. Chất ô nhiễm thải ra môi trường phụ thuộc vào lượng sản phẩm sản xuất theo
phương trình W = 0,1Q (Q là lượng sản phẩm và W là lượng chất thải tính bằng tấn).

– Với mức chi phí sản xuất biên là 0,01Q, để đạt được mục tiêu khống chế lượng thải T ≤
30 tấn thì mức thu thuế tối thiểu đánh trên từng đơn vị sản phẩm phải là bao nhiêu?
– So sánh lượng sản phẩm tương ứng với mức thải 30 tấn với lượng sản phẩm tối ưu Q*
nếu chi phí ngoại ứng biên là 3Q/700.
Bài 7:
Giả sử thị trường dầu thô hiện nay là thị trường cạnh tranh, với đường Cung và Cầu như sau:
– Cung : P = 40 + 0. 25Q
– Cầu : P = 90 – 0.15Q
a) Hãy biểu diễn đường Cung và đường Cầu trên đồ thị.
b) Hãy tính giá thị trường và số thùng dầu mà hãng sẽ sản xuất khi chưa tính đến chi phí ngoại
tác? Nhận xét ?
c) Trong thực tế, việc lọc dầu sẽ để lại những vấn đề về môi trường và để khắc phục cần có chi
phí, đó là: MEC = 0.1 Q. Hãy tính giá thị trường và số thùng dầu mà hãng sẽ sản xuất khi đã
tính đến chi phí ngoại tác? Nhận xét ?
Bài 8:
Quan hệ sẵn lòng trả giữa Giá và lượng hàng hoá (dịch vụ) được diễn đạt đơn giản là sử dụng hàm
cầu tỷ lệ nghịch (giữa P và Q). Trong một hàm cầu tỷ lệ nghịch, giá mà người tiêu dùng sẵn lòng trả
được thể hiện bằng 1 hàm của lượng hàng hoá có sẵn để bán. Giả thiết hàm cầu tỷ lệ nghịch (theo
USD) của một sản phẩm là: P = 80 – Q. Chi phí biên (theo USD) của sản xuất là MC = 1Q.
a. Tính Q* (lượng hàng hoá cung cấp để có được sự phân phối ổn định)?
b. Tính lợi nhuận thu được.
Bài 9:
Đường cầu đối với than có dạng Qd = 480 – 2P, đường cung có dạng Qs = 10P và ngành công
nghiệp có tính cạnh tranh.
1. Vẽ đồ thị các đường cầu và đường cung, tìm giá thị trường và sản lượng.
2. Theo ước tính của các chuyên gia, khi sử dụng mỗi tấn than, xã hội sẽ mất 1 khoản chi phí ngoại
ứng biên là 15USD/ tấn. Vẽ đường cung mới, tìm giá mà người tiêu thụ than bây giờ phải trả và
sản lượng than được sản xuất.
3. Bình luận ngắn gọn quan điểm ủng hộ hay phản đối việc sử dụng mỗi giải pháp sau để giải
quyết vấn đề ô nhiễm gây ra do sử dụng than:

a) Tính thuế dựa vào lượng than sản xuất được
b) Tính thuế dựa vào sự ô nhiễm do người sử dụng than gây ra
c) Hạn chế mức ô nhiễm trực tiếp do quá trình sản xuất than gây ra.
BÀI TẬP PHẦN 2
Bài 1:
Một nhà máy nhiệt điện có nguồn nguyên liệu chính là than đá, việc đốt than đá quá nhiều đã làm
suy giảm chất lượng không khí trong vùng (hiện tượng mù khói công nghiệp) và những người nông
dân ở khu vực quanh đó phải gánh chịu. Biết hàm lợi ích biên của nhà máy có dạng: MNPB=1,2-w
và chi phí ngoại tác (do ô nhiễm MT không khí) có dạng MEC=2w-0,3. Với w là lượng khí thải
được quy thành tấn CO
2
/ ngày. P là chi phí hoặc lợi ích được tính theo đầu tấn CO
2
tăng thêm thải
ra ngoài không khí, đơn vị là triệu đồng.
a) Vẽ đồ thị và cho biết lượng thải tối ưu.
b) Hãy tính lợi ích ròng của mỗi bên và lợi ích xã hội trong những trường hợp sau đây:
− Nhà máy có quyền xả thải và người nông dân muốn nhà máy giảm thải bằng cách giảm
sản xuất để giảm lượng khí gây ô nhiễm nên người dân bằng lòng đền bù cho nhà máy
600.000đ/tấn CO
2
được giảm thải.
− Pháp luật quy định người gây ô nhiễm phải đền bù cho người bị hại. Nếu người nông dân
chỉ cho phép nhà máy xả thải 0,2 tấn CO
2
/ngày và chấp nhận giá đền bù là 600.000đ/tấn
CO
2
vượt mức cho phép.
Bài 2:

Giả sử Nhà máy nước An Phú chuyên khai thác nước ngầm ở phường Hà Huy Tập để tạo ra nước
và đá tinh khiết cho thị trường TP Vinh, đường lợi nhuận biên của Nhà máy là MNPB = 80 - 4Q.
Việc khai thác nước ngầm quá mức đã làm cho mực nước ngầm ở khu vực này bị suy thoái và ảnh
hưởng đến việc khai thác nước giếng của những người dân địa phương sống trong khu vực đó, giả
sử đường tổn hại biên là MEC = 2Q.
a. Hãy biểu diễn các được MNPB và MEC trên 1 đồ thị.
b. Tính thuế và lượng khai thác tài nguyên tối ưu.
c. Nếu Nhà máy nước An Phú có quyền sở hữu nguồn nước ngầm, thì người dân địa phương
phải đền bù cho nhà máy bao nhiêu để tối thiểu tổn hại cho nguồn nước và người dân vẫn
có thể khai thác?
d. Tính lợi ích ròng xã hội sau khi giảm sản xuất và đền bù.
Bài 3:
Giả sử một nhà máy xay bột gỗ được đặt ở bờ sông Mekong. Chi phí tư nhân biên (MC) của việc
sản xuất bột gỗ ($/tấn) được biểu diễn qua phương trình: MC = 10 + 0.5 Y
Với Y là tấn bột gỗ được sản xuất. Bên cạnh chi phí tư nhân biên còn có một chi phí ngoại tác. Mỗi
tấn bột gỗ sẽ tạo ra một luồng ô nhiễm cho con sông, tạo ra một thiệt hại $10. Đây là một chi phí
ngoại tác mà cộng đồng gánh chịu chứ không phải người gây ô nhiễm chịu. Lợi ích biên (MB) đối
với xã hội của mỗi tấn bột gỗ, tính theo $, là:
MB = 30 – 0.5 Y
a) Hãy vẽ đồ thị minh họa chi phí biên (MC), lợi ích biên (MB), chi phí ngoại tác biên (MEC), và
hàm chi phí xã hội biên.
b) Tìm mức sản lượng bột gỗ tối đa hóa lợi nhuận, giả sử rằng người bán có thể đạt được doanh thu
biên bằng lợi ích biên của xã hội từ bột gỗ.
c) Tìm mức sản lượng bột gỗ tối đa hóa lợi ích xã hội ròng.
d) Chi phí ngoại tác biên phải là bao nhiêu để việc sản xuất bột gỗ không còn đáng mong muốn
đối với xã hội?
Bài 4:
Giả sử Nhà máy bột đá siêu mịn Quyết Thành xả thải nước thải ra sông Rào Đưng gây thiệt hại cho
một trang trại nuôi tôm ở Hưng Hoà. Biết hàm lợi ích biên của nhà máy và chi phí tác hại biên có
dạng: MNBP = 8 – 4/5y và MEC = 1/2y - 1

(với y là số đơn vị chất thải gây ô nhiễm, tính bằng m3/h).
a) Vẽ đồ thị và cho biết lượng thải tối ưu.
b) Hãy tính lợi ích, chi phí của mỗi bên và của xã hội trong những trường hợp sau đây:
– b1) Nhà máy có quyền xả thải và trang trại muốn nhà máy giảm sản lượng sản xuất
nhằm giảm lượng nước thải gây ô nhiễm nên trang trại sẽ đền bù cho nhà máy 2 triệu
đồng/m3 nước thải được cắt giảm xả ra môi trường.
– b2). Trang trại có quyền sử dụng nước sạch. Pháp luật quy định người gây ô nhiễm
phải đền bù cho người bị hại. Nếu trang trại chỉ cho phép nhà máy xả thải 2 m3/h và
chấp nhận giá đền bù là 2 triệu đồng/m3 vượt mức cho phép.
Bài 5:
Giả sử Nhà máy sản xuất tinh bột sắn A và những người đánh bắt thuỷ sản cùng sử dụng chung
dòng sông Lam, Nhà máy A dùng dòng sông làm nơi xả thải, còn dân cư thì đánh bắt thuỷ sản. Với:
MAC = 800 - 10E là chi phí giảm ô nhiễm biên của Nhà máy A; và MDC = 6E là chi phí thiệt hại
biên của những người đánh bắt thuỷ sản. Hãy phân tích chi phí lợi ích trong hai trường hợp sau đây:
a). Dòng sông thuộc quyền sở hữu của nhà máy A
b). Dòng sông thuộc quyền sở hữu của những người dân đang đánh bắt thuỷ sản.
c. Hãy đưa ra kết luận và nhận xét sau khi có kết quả ở trên.
(Biết E là số tấn chất thải, đơn vị tính là tấn/ tháng; P là giá hay chi phí tính trên mỗi sản phẩm
tăng thêm, đơn vị tính là $).
Bài 6:
Đường cầu đối với than có dạng Qd = 480 – 2P, đường cung có dạng Qs = 10P và ngành công
nghiệp có tính cạnh tranh.
1. Vẽ đồ thị các đường cầu và đường cung, tìm giá thị trường và sản lượng.
2. Theo ước tính của các chuyên gia, khi sử dụng mỗi tấn than, xã hội sẽ mất 1 khoản
chi phí ngoại ứng biên là 15USD/ tấn. Vẽ đường cung mới, tìm giá mà người tiêu thụ
than bây giờ phải trả và sản lượng than được sản xuất.
3. Bình luận ngắn gọn quan điểm ủng hộ hay phản đối việc sử dụng mỗi giải pháp sau để
giải quyết vấn đề ô nhiễm gây ra do sử dụng than:
a) Tính thuế dựa vào lượng than sản xuất được
b) Tính thuế dựa vào sự ô nhiễm do người sử dụng than gây ra

c) Hạn chế mức ô nhiễm trực tiếp do quá trình sản xuất than gây ra.
Bài 7:
Một mỏ khoáng sản có trữ lợng 200.000 tấn. Một công ty muốn khai thác mỏ này trong 3 năm. Ng-
ời ta đã xác định đợc 3 hàm cầu:
• Năm 1: Qd = 161.000 – 100P
• Năm 2: Qd = 180.000 – 100P
• Năm 3: Qd = 190.000 – 100P
Cho biết chi phí khai thác biên là 200 USD/ tấn, lãi suất vay vốn là 10%/ năm, chi phí ban đầu là 40
triệu USD.
• Tính lợng khai thác khoáng sản mỗi năm.
• Liệu dự án này có đa lại lợi nhuận ko? Tại sao? Chứng minh thông qua phân tích Chi
phí – Lợi ích.
• Bài toán có gì thay đổi nếu trữ lợng khoáng sản là 150.000 tấn?
PHẦN LÝ THUYẾT
1. Hãy trình bày các ưu điểm và hạn chế của biện pháp sử dụng Thuế phát thải nhằm giảm ô nhiễm
môi trường.
2. Có bao nhiêu biện pháp kinh tế có thể can thiệp vào thị trường nhằm làm giảm ô nhiễm môi
trường. Theo em, biện pháp nào là hiệu quả nhất? Tại sao?
3. Thuế Pigou là gì? Hãy trình bày các ưu điểm và nhược điểm của biện pháp sử dụng Thuế Pigou
nhằm giảm ô nhiễm môi trường.
4. Hãy phát biểu khái niệm Lợi ích cận biên (MAB) và Chi phí cận biên (MAC). Các nhà sản xuất
thường dựa vào đâu để nhanh chóng quyết định sự thay đổi (tăng hoặc giảm) mức độ của một
hoạt động sản xuất. Tổng lợi ích ròng đạt giá trị tối đa khi nào?
5. Ký quỹ - Hoàn trả là gì? Hãy trình bày các ưu điểm và nhược điểm của biện pháp sử dụng Ký
quỹ - Hoàn trả nhằm giảm ô nhiễm môi trường.
6. Hãy kết hợp đường Cầu thị trường và đường Cung thị trường trên cùng một đồ thị và trình bày
các khái niệm: Giá thị trường, giá trần, giá sàn, Thặng dư, Khan hiếm và ý nghĩa của các khái
niệm này.
7. Hãy phát biểu khái niệm Lợi thế tuyệt đối (absolute advantage) và lợi thế so sánh (compartive
advantage). Nêu ví dụ và trình bày ý nghĩa của 2 khái niệm này.

8. Hãy trình bày các khái niệm: Lợi ích xã hội, chi phí xã hội, Lợi ích tư nhân, chi phí tư nhân, lợi
ích xã hội biên, chi phí tư nhân biên, chi phí ngoại tác, lợi ích ngoại tác và chi phí ngoại tác
biên.
9. Trên quan điểm của kinh tế học thì môi trường bị ô nhiễm là do sự thất bại của thị trường
(không đánh giá đúng Chi phí xã hội biên và Lợi ích xã xã hội biên). Hãy trình bày 4 nguyên
nhân cơ bản của sự thất bại thị trường dẫn tới ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên.
10.Tiêu chuẩn môi trường là gì? Hãy trình bày các ưu điểm và nhược điểm của biện pháp sử dụng
Tiêu chuẩn môi trường nhằm giảm ô nhiễm môi trường.

×