Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bí quyết xây dựng mối quan hệ tốt đẹp nơi công sở ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.95 KB, 3 trang )

Bí quyết xây dựng mối quan hệ tốt đẹp nơi công sở
Thực tế, đồng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp của bạn và
bạn có thể học tập được nhiều điều từ họ. Vì vây tốt nhất là bạn nên tranh
thủ có được sự tin tưởng, ủng hộ, giúp đỡ từ đồng nghiệp.
Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn có được điều đó bằng cách
thiết lập mối quan hệ giao tiếp cởi mở đối với đồng nghiệp:
- Thái độ tích cực
Thái độ tích cực, lạc quan của bạn khi gặp khó khăn trong công việc luôn
có ý nghĩa rất lớn đối với các đồng nghiệp. Khi có vấn đề, thay vì phàn
nàn, vò đầu bứt tai, bạn nên dành thời gian để tập hợp mọi người tìm ra
giải pháp tối ưu.
- Không che đậy sai lầm
Nếu bạn không đủ năng lực để khắc phục một sai lầm hay giải quyết một
vướng mắc nào đó, tốt nhất là nên nói thật cho người quản lí và đồng
nghiệp biết càng sớm càng tốt. Nếu cần, bạn hãy chủ động nhờ họ giúp
đỡ chứ không phải che đậy sai lầm. Không ai là không bao giờ mắc sai
lầm trong cuộc đời nên bạn đừng quá ám ảnh bởi những sai lầm ấy mà
hãy nhanh chóng nhận lỗi và tìm cách khắc phục sớm.
- Thể hiện sự tôn trọng
Mỗi người có một hoàn cảnh, cá tính riêng. Có những thứ nếu chỉ nhìn
một cách thiển cận thì bạn sẽ không hiểu được bản chất. Đối với đồng
nghiệp, hãy nhìn nhận ý kiến, quan điểm từ góc độ bản thân họ. Bất cứ ý
kiến nào của đồng nghiệp cũng đáng tôn trọng bởi điều đó đúc kết từ kinh
nghiệm sống của chính họ, vì thế, bạn hãy biết cách tôn trọng đồng nghiệp
cũng như ý kiến họ đưa ra.
- Kiềm chế cảm xúc
Nổi nóng không bao giờ giải quyết được vấn đề một cách ổn thỏa. Trước
những khó khăn, bạn nên biết kiềm chế xảm xúc, kiểm soát bản thân thật
tốt để bình tĩnh tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp. Sự nóng giận, thiếu
kiềm chế sẽ khiến mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp thêm căng thẳng
mà thôi.


- Có tinh thần học hỏi
Mỗi người đều có sở trường, kinh nghiệm và năng lực riêng. Vì thế, bạn
nên tận dụng cơ hội của mình để học những điểm tốt của các dồng
nghiệp. Đừng để ý đến chức vụ của mình mà đặt mình lên vị trí cao hơn
người khác, hãy biết cách lắng nghe và chắt lọc những điều hay kể cả là
từ nhân viên của bạn.
Thái độ là một phần quan trọng trong quá trình tìm việc và tác động không
nhỏ tới cuộc sống của bạn. Nếu bạn có cái nhìn lạc quan, tích cực, chuẩn
bị tinh thần đối diện với áp lực trong thị trường việc làm ngày nay thì càng
dễ đạt được mục tiêu hơn. Vì vậy, hãy điều chỉnh lại thái độ nếu có những
lúc bạn cảm thấy chán nản, thiếu niềm tin.
Suy nghĩ kỹ về kỹ năng, kinh nghiệm và năng khiếu của bản thân để hiểu
rõ mình nên làm gì, ngồi ở vị trí nào cho phù hợp. Một khi đã xác định rõ,
bạn sẽ biết "chộp" lấy cơ hội khi nó đến.
Thái độ lắng nghe chưa tốt: Điếc hơn người điếc là người không muốn
nghe. Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc
chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại
hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại.
Im lặng làm cho người ta cảm thấy không thoải mái. Nó tạo một không khí
nặng trĩu suy nghĩ và đôi khi là nỗi đau. Một người biết lắng nghe phải thật
sự thoải mái khi ở trong môi trường đó. Thỉnh thoảng, chờ đợi vài phút
trong im lặng sẽ giúp người nói có thể khai thác hết những cảm xúc thầm
kín trong lòng. Làm chủ được sự im lặng, điều đó có nghĩa là bạn đã thành
công.
Thực hiện được những yêu cầu trên, có thể nói rằng bạn là một người biết
lắng nghe thực sự. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ toàn
màu hồng. Có đôi lúc, bản thân chúng ta gặp thất bại trong việc lắng nghe,
một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp. Vậy,
nguyên nhân nào khiến đại đa số chúng ta đều từng gặp khó khăn trong
khả năng tiếp thu ý kiến, nhận xét của người khác?

×