Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những lỗi không được phạm khi xin việc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.22 KB, 3 trang )

Những lỗi không được phạm khi
xin việc
Xin việc đôi khi các ứng viên phải tuân thủ những nguyên tắc bất
thành văn. Có như vậy mới mong tìm được công việc đúng theo
chuyên môn và sở thích. Những lỗi sau đây các ứng viên cần hết sức
thận trọng và tuyệt đối đừng bao giờ phạm phải.
1. Nghĩ rằng mình là nhất
Dù bạn thực sự có năng lực, điều kiện kinh tế gia đình giàu có thì cũng
đừng nên kiêu ngạo cho mình là nhất, hoặc việc gì mình cũng có thể làm
được. Trong điều kiện kinh tế mới, môi trường giao tiếp mới thì ngay cả
những thành tích, điều kiện kinh tế dư giả bạn có được cũng không thể
đảm bảo cho bạn “tấm vé” vào làm việc tại nơi bạn mong muốn.
Đây là thái độ thường gặp ở những sinh viên mới ra trường. Họ thường ảo
tượng hoặc tự huyễn hoặc về khả năng cũng như mức lương mơ ước
dành cho bản thân. Cần tuyệt đối tránh lối suy nghĩ này kẻo không có đơn
vị nào chịu nhận bạn vào làm.
2. Lấy mình là trung tâm chứ không phải nhà tuyển dụng
Thay vì bạn luôn khoa trương bản thân về những thành tích đạt được, hãy
dành chút thời gian quan tâm đến nhu cầu của nhà tuyển dụng. Nên cân
nhắc kỹ lưỡng vị trí tuyển dụng, tại sao nhà tuyển dụng lại đưa ra những
tiêu chuẩn như vậy cho vị trí đó…?Đừng quá nhấn mạnh hoặc thể hiện
bản thân mà quên đi cách nhìn, nhu cầu của nhà tuyển dụng. Hiểu và nắm
bắt được nhu cầu của nhà tuyển dụng cũng chứng tỏ khả năng phán
đoán, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề của bạn.
3. Không thể đối mặt với thất bại
Thái độ tự ti và thất vọng sau một vài lần bị từ chối khiến các ứng viên vừa
chân ướt chân ráo rời khỏi ghế nhà trường hoang mang và mất phương
hướng. Điều đó hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách khẳng định
và chấp nhận những việc nằm ngoài khả năng của mình, thực hiện
phương trâm “thất bại là mẻ đẻ của thành công”, từ đó rút ra bài học để
không phạm phải những sai lầm tương tự.


Không có nhà tuyển dụng nào lại muốn mất quá nhiều thời gian và công
sức để tổ chức quá nhiều đợt tuyển dụng, đơn giản là họ chưa tìm được
người phù hợp với vị trí cần tuyển dụng. Điều cần thiết là bạn phải tìm ra
những nhu cầu của họ sau một vài lần thất bại.
4. Quá chú tâm đến vấn đề tuổi tác
Nhiều người thường quá chú trọng đến những yếu điểm của mình mà
quên đi những ưu điểm. Quá trình tìm việc cũng vậy. Nhiều ứng viên trẻ
tuổi lại cho rằng bản thân còn trẻ, chưa có kinh nghiệm, từ đó nảy sinh
tâm lý lo lắng và thiếu tự tin.
Nếu không muốn nhà tuyển dụng chú tâm đến độ tuổi của mình, hãy “hút”
họ sang những khía cạnh, những ưu điểm khác như năng lực, thành tích,
sự kiên trì, tính chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp, khả năng sáng tạo, tình
yêu nghề nghiệp…
5. Không biết tìm việc qua “con đường tắt”
“Con đường tắt” ở đây không có nghĩa là nhờ cậy sự ảnh hưởng của phụ
huynh hoặc “ô dù”…mà là cách sử dụng những kỹ xảo của chính mình
như: tự làm đơn xin việc online, đăng quảng cáo tìm việc, nhờ vào những
mối quan hệ bạn bè sẵn có để nắm bắt thông tin chính xác về nhà tuyển
dụng…
Bạn nên cho mọi người biết bạn đang tìm việc và công việc mà bạn mong
muốn. Sau đó hãy thu thập và phân tích những thông tin mà mọi người
cung cấp để tiện cho việc “ứng phó” với những nhà tuyển dụng khó tính.
6. Nghe thông tin một chiều hoặc quá nhiều tin tạp
Thời buổi khủng hoảng kinh tế khiến nhiều người thất nghiệp khiến bạn
phân vân và lo lắng về vấ đề việc làm. Nếu chỉ nghe thông tin từ một
nguồn hoặc không có khả năng phân tích những nguồn tin đa chiều khác
thì tỷ lệ tìm được công việc yêu thích của bạn là vô cùng thấp.
Cần phải thường xuyên cập nhật tin tức, đánh giá những nguồn tin đáng
tin cậy để rút ngắn quá trình chinh phục nhà tuyển dụng.


×