Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ý nghĩa đột phá trong nhận thức về quan hệ đối ngoại của Đảng ta qua các kì đại hội VII, IX và XI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95 KB, 3 trang )

Câu 2: Phân tích những luận điểm chiến lược có ý nghĩa đột phá trong
nhận thức về quan hệ đối ngoại của Đảng ta qua các kì đại hội VII, IX và
XI?
Bài làm:
Tháng 6-1991, Đại hội VII của Đảng diễn ra trong bối cảnh thế giới có
những biến động lớn. Bên cạnh mưu đồ “thế giới một cực” của Mỹ, khoảng
trống quyền lực sau khi hệ thống XHCN sụp đổ vào cuối năm đó đã tạo ra
những cơ hội cho một số nước nhăm nhe thế chỗ; bên cạnh đó, cơ hội cho yếu tố
đa cực cũng dần trở thành xu thế nổi trội trong quá trình tập hợp lực lượng của
các nước thông qua hoạt động ngày càng mạnh hơn của các tổ chức khu vực và
các phong trào cách mạng thế giới. Việc các nước XHCN Đông Âu sụp đổ cũng
khiến cho chỗ dựa vững chắc của chúng ta khơng cịn nữa.
Đại hội VII (6/1991 đưa ra luận điểm chiến lược có ý nghĩa đột phá:
“Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu
vì hịa bình, độc lập và phát triển”
Từ những thành công trong thực tiễn triển khai chủ trương “Việt Nam
muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế” tại Đại hội VII, cụ thể
là việc khai thông quan hệ với các thiết chế kinh tế - tài chính thế giới; các tổ
chức quốc tế, khu vực; đặc biệt là một số nước lớn có vai trị quan trọng trong
các mối quan hệ quốc tế như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản…Đại hội VIII của
Đảng đã có những định hướng rất cụ thể về đối ngoại đa phương, trong đó,tiếp
tục chú trọng việc thiết lập quan hệ với các thiết chế đa phương trên thế giới ở
những cấp độ khác nhau như: Tổ chức Thương mại thế giới,Diễn đàn kinh tế
châu Á - Thái Bình Dương… Đại hội cũng chỉ ra cần chú trong hơn việc mở
rộng đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ… nhằm tranh
thủ sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước trong cộng đồng quốc tế
cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Đây là luận điểm mang tính đột phá về đổi mới quan hệ đối ngoại của
Việt Nam. Lần đầu tiên chúng ta tuyên bố muốn thiết lập quan hệ bạn bè với tất
cả các nước khơng phân biệt chế độ chính trị, hệ tư tưởng, tôn giáo và quá khứ
từng là cựu thù; chuyển mục tiêu từ đối đầu “ai thắng ai” sang mục tiêu: hịa


bình, độc lập và phát triển; đẩy lùi chính sách bao vây cấm vận, cơ lập của đế
quốc Mỹ. vì vậy, chúng ta đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ năm
1995 và gia nhập tổ chức ASEAN, thoát khỏi thế bị bao vây cô lập.
Đại hội IX (4/2001) đã phát triển luận điểm của Đại hội VII thành: ‘Việt
Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế,
phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển”. Đại hội IX đánh dấu bước tiến
trong tư duy của Đảng về đối ngoại đa phương khi chuyển từ “muốn là bạn”
sang“sẵn sàng là bạn”, là “đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”
trong chủ trương đối ngoại của Đảng giai đoạn này. Điều này cho thấy sự chủ
động, tích cực, đồng thời ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò của Việt
Nam trong các mối quan hệ quốc tế. Trong giai đoạn này, những diễn biến mau


lẹ và phức tạp của bối cảnh quốc tế đang chuyển nhanh từ xu thế một cực (Mỹ)
sang xu thế đa cực, đa trung tâm quyền lực với sự trỗi dậy của Tây Âu, Nhật
Bản và Trung Quốc; trong đó xu thế tồn cầu hóa diễn biến hết sức nhanh, mạnh
và ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch định chính sách phát triển của các quốc
gia trên thế giới… Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 2711-2001 về Hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm tận dụng những thuận lợi của cục
diện thế giới cho mục tiêu phát triển của Việt Nam.
Cùng với quá trình triển khai các nội dung cụ thể trong đường lối đối
ngoại với chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, tư duy của Đảng về “bạn”, “thù”
dần được hoàn thiện, thay thế bằng cụm từ “đối tác”, “đối tượng” với nội hàm
cụ thể hơn. Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX chỉ rõ: “Đối tác của chúng ta là
bất kể ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, mong muốn thiết lập và xây dựng quan
hệ hữu nghị, bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam; đối tượng ta cần kiên quyết
đấu tranh là những ai tìm cách chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
của ta. Trong mỗi đối tượng vẫn có thể có những mặt cần tranh thủ và trong một
số đối tác vẫn có thể có những khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta”. Nghị
quyết thể hiện nội dung cốt lõi trong tư duy của Đảng về cơng tác đối ngoại nói
chung, là cơ sở then chốt triển khai đối ngoại đa phương trong thực tế.

Như vậy, từ Đại hội VII đến Đại hội IX, tư duy đối ngoại đa phương của
Đảng được định hình ngày càng rõ nét. Qua thực tế triển khai, tư duy về đối
ngoại đa phương ngày càng được bổ sung, điều chỉnh và ngày càng hoàn thiện
hơn. Trong giai đoạn này, tư duy về đối ngoại đa phương mới chỉ tập trung vào
lĩnh vực kinh tế, với đặc trưng là hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển đối ngoại
nhân dân.
Đại hội XI (1/2011) phát triển hơn nữa luận điểm của Đại hội VII và IX:
“Việt Nam sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong
cộng đồng quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Từ những nhận thức
trên ta thấy tư duy đối ngoại của ta từ chỗ coi “thế giới là vũ đài, đấu tranh một
mất một còn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc ”, sang tư duy “ Việt
Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong
cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển, chủ động và tích
cực hội nhập quốc tế. Đại hội nhấn mạnh rằng hội nhập có trách nhiệm và chủ
động trong việc hội nhập là điểm mới trong đổi mới tư duy đối ngoại.
Như vậy, thực tiễn triển khai đường lối đối ngoại đổi mới trong nhận thức
về quan hệ đối ngoại từ năm 1986 đến nay là cơ sở để tư duy đối ngoại đa
phương của Đảng phát triển một cách hệ thống, liên tục,được bổ sung và hoàn
thiện cho phù hợp với bối cảnh cụ thể của từng giai đoạn lịch sử. Tuy đến Đại
hội XII, cụm từ “đối ngoại đa phương” mới được đưa vào văn kiện, song trong
thực tế, tinh thần của đối ngoại đa phương đã được Đảng thể hiện rõ nét qua các
kỳ đại hội Đảng, từ đó đặt cơ sở lý luận để Nhà nước ta tiến hành các hoạt động


đa phương, thúc đẩy phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn đường lối đối ngoại
thời kỳ đổi mới của Việt Nam.




×