Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Tiểu luận hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần thép Dana Ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.04 KB, 49 trang )

Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
LỜI NÓI ĐẦU
Phân tích tình hình công ty và đánh giá sự iến động cổ phiếu từ đó đưa ra
những dự đoán và quyết định đầu tư là một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp và
nhà đầu tư. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính,
ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của nhà đầu tư.
Thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho ta biết những điểm mạnh và yếu về
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những tiềm năng cần phát
huy, và những nhược điểm cần khắc phục. Qua đó các nhà phân tích có thể xác định
được nguyên nhân gây ra và đưa ra những dự đoán và quết định đầu tư đúng dắn.
Xuất phát từ đó, em đã tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua phân
tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thép Dana Ý, tìm hiểu các thông tin về cổ
phiếu của công ty nhằm mục đích góp phần đưa ra những dự đoán cho giá cổ phiếu
công ty giai đoạn tới.
Với kiến thức còn nhiều hạn chế, bài tiểu luận không thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô, để bài tiểu luận
của em được hoàn thiện hơn.
1
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
1.Tổng quan về công ty
• Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẨN THÉP DANA – Ý
Tên giao dịch : DANA – Y STEEL JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : DNY
• Địa chỉ trụ sở chính : Đường số 11B, Khu công nghiệp Thanh Vinh, Quận Liên
Chiểu, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại : 0511.3841182 – 3.841000 Fax : 0511.3730718
• Ngành, nghề kinh doanh:
Sản xuất các loại thép xây dựng . Kinh doanh sắt thép. Kinh doanh vật tư, thiết bị


phục vụ sản xuất công nghiệp. Gia công cơ khí.
• Vốn điều lệ : 150.000.000.000 đồng
• Sơ đồ tổ chức
• Danh sách cổ đông sáng lập:
STT TÊN CỔ ĐÔNG NƠI ĐĂNG KÝ HỘ KHẨU
THƯỜNG TRÚ ĐỐI VỚI CÁ
2
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
NHÂN HOẶC TRỤ SỞ CHÍNH
ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
1
HUỲNH VĂN TÂN (ĐẠI
DIỆN VỐN GÓP CÔNG TY
CÓ PHẦN THÉP THÀNH LỢI)
135 Nguyễn Văn Linh, Q Thanh Khê,
TP Đà Nẵng
2
PHAN THỊ THẢO SƯƠNG
(ĐẠI DIỆN VỐN GÓP CÔNG
TY CÓ PHẦN THÉP THÀNH
LỢI)
135 Nguyễn Văn Linh, Q Thanh Khê,
TP Đà Nẵng
3
ĐẶNG THANH BÌNH
152 Phan Thanh, Q Thanh Khê, TP Đà
Nẵng
4
HỒ NGHĨA TÍN

87 Trưng Nữ Vương, Q Hải Châu, TP
Đà Nẵng
5
CÁC CỔ ĐÔNG KHÁC
Sản phẩm chủ yếu của DANA-Ý bao gồm thép cốt bê tông các loại từ Ø6 đến Ø32 và
phôi vuông 120x120x6000 được sản xuất trên dây chuyền luyện cán liên tục hiện đại vào
bậc nhất, hàng năm cung cấp 400 000 tấn sản phẩm cho thị trường cả nước.
Với đội ngũ trên 400 cán bộ công nhân và bề dày kinh nghiệm 20 năm trong ngành thép
cùng với mô hình quản lý tinh gọn, hiện đại, vận hành theo hệ thống quản lý chất lượng
3
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
ISO 9001-2008, thép DANA-Ý luôn đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Hiện nay sản
phẩm DANA-Ý có mặt trên mọi miền đất nước và được thị trường tín nhiệm cao.
Với phương châm “ Vì lợi ích của khách hàng” Công ty CP thép DANA-Ý mãi mãi là
người đồng hành tận tụy của mọi công trình. 12
MỖI CÔNG TRÌNH, MỘT NIỀM TIN
2. Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất thép xây dựng
- Kinh doanh sắt thép
- Gia công Cơ khí
- Kinh doanh vật tư Thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp
3. Công nghệ sản xuất:
Dây chuyền công nghệ DANA-Ý được thiết kế động bộ liên tục từ khâu luyện kim đến
khâu cán thép. Đặc điểm của công nghệ Đúc - Cán liên tục là: Bảo đảm môi trường, tiết
kiệm vật tư, năng lượng, chi phí sản xuất luôn thấp hơn dây chuyền thông thường khác tối
thiểu 10%. Chất lượng sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Châu Âu và quốc tế.
4
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa

5
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
Công ty thép DANA-Ý được thành lập ngày 27/02/2008 trên cơ sở nối tiếp truyền thống
sản xuất kinh doanh 20 năm của Công ty thép Thành Lợi. Ra đời trong hoàn cảnh cực kỳ
khó khăn do thị trường đột ngột giảm sút dưới sức ép của khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
vừa tập trung huy động nguồn nhân lực hoàn thành công tác đầu tư, vừa tổ chức tuyển
dụng đào tạo nhân lực xây dựng đội ngũ chuẩn bị vận hành dây chuyền sản xuất và bằng
các giải pháp thiết thực, cụ thể DANA-Ý từng bước vượt qua các khó khăn để rồi cho ra
lò mẻ thép đầu tiên vào tháng 06 năm 2008 đánh dấu sự xuất hiện một thương hiệu mới -
thương hiệu DANA-Ý.
Với quyết tâm trở thành một nhà sản xuất chuyên nghiệp, chỉ trong một thời gian ngắn
DANA-Ý xây dựng thành công bộ máy tổ chức theo phương châm tinh-gọn-đầy đủ, thực
hiện công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp một cách có hiệu quả, hệ thống quản lý
chất lượng cùng với các trang thiết bị kiểm tra chất lượng hiện đại luôn đảm bảo sản
phẩm của công ty đạt chất lượng cao nhất và tháng 04 năm 2009 được tổ chức quốc tế
BSI cấp chứng chỉ công nhận đạt ISO 9001- 2008 đánh dấu một bước trưởng thành mới
trên con đường phát triển và hội nhập của DANA-Ý.
Bước sang năm 2009, DANA-Ý vững vàng tham gia thị trường cạnh tranh khốc liệt,
bằng lòng tin vào đội ngũ, bằng sự cải cách và sáng tạo không ngừng, những ý tưởng mới
đột phá trong quản lý, công nghệ, đầu tư tạo nên sức mạnh tổng hợp giúp DANA-Ý đạt
được kết quả toàn diện:
- Về sản xuất :
+ Tổng sản lượng sản xuất đến hết tháng 11/2009:
Thép phôi : 58.005 tấn
Thép cán : 35.285 tấn
Doanh thu : 577.716.305.894 đồng
Khấu hao : 20.437.480.466 đồng
Lợi nhuận sau thuế : 68.820.325.428 đồng
+ Dự kiến năm đạt 50% trên tổng NV trong năm 2009

Tạm ứng cổ tức đợt 1 : 10% bằng tiền mặt
Tạm ứng cổ tức đợt 2 : 20% bằng tiền mặt
6
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
Kế hoạch chia cổ tức năm 2009 : 30% bằng tiền mặt
-Về đầu tư :
Mở rộng khuôn viên công ty tư 7 ha lên 15 ha
Triển khai đầu tư dây chuyền cán 250.000 tấn/năm ( đang tiến hành lắp đặt thiết bị )
Triển khai đầu tư dây chuyền luyện 250.000 tấn/năm
Dự kiến cuối năm 2010 đưa tổng công xuất toàn công ty lên 400.000tấn/năm
7
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ
1.Ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu.
Kinh tế thế giới năm 2011 tiếp tục diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu. Hàng loạt
các khu vực kinh tế chủ chốt như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc đều tăng trưởng
chậm và nảy sinh niều vấn đề cần giải quyết. khủng hoảng nợ công Châu Âu chưa có lỗi
thoát. Các tổ chức lớn trên thế giới lần lượt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế ở các khu vực
và các nước có nền kinh tế lớn.
Năm 2012 là một năm đầy những sự kiện của nền kinh tế thế giới trong đó đặc biệt nhất
là sự kiện Mỹ tung ra gói QE3 được dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới
cũng như ở Việt Nam. Theo nội dung của gói QE3, mỗi tháng, Cục dự trữ Liên bang Mỹ
(Fed) sẽ dành 40 tỷ USD để mua trái phiếu đảm bảo bằng thế chấp. Fed tuyên bố chương
trình mua trái phiếu này là không có giới hạn, nghĩa là, Fed sẽ tiếp tục mua trái phiếu
chính phủ cho đến khi các điều kiện kinh tế, đặc biệt là thị trường lao động được cải
thiện.
Ngoài ra, Fed cũng duy trì chương trình hoán đổi trái phiếu ngắn hạn sang dài hạn
(Operation Twist), cụ thể Fed sẽ tăng lượng trái phiếu dài hạn lên 85 tỷ USD mỗi tháng.,

Fed cũng gia hạn việc giữ nguyên lãi suất siêu thấp 0% đến 0,25% từ cuối năm 2014 đến
giữa 2015.
Đợt mua trái phiếu này đánh dấu lần đầu tiên sau hơn 2 năm Fed tăng lượng nắm giữ
trái phiếu đảm bảo bằng thế chấp. Quyết định này phản ánh quan điểm của Fed rằng thị
trường lao động nước này vẫn chưa thể phục hồi, trong khi thị trường bất động sản vẫn
cần trợ giúp.
Tuy QE3 chỉ là một hành động nghiệp vụ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), nhưng
có thể tác động tới toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tác động đầu tiên của QE3 đối với
các nền kinh tế khác là có thể làm tăng áp lực lạm phát. Với triển vọng lạm phát Mỹ sẽ
tăng lên do QE3, giá cả hàng hóa toàn cầu (tính theo USD) sẽ chịu áp lực tăng lên, làm
tăng áp lực lạm phát ở những nền kinh tế có mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu lớn như
8
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
Việt Nam. Tuy nhiên, tác động này chỉ xảy ra khi tình hình tại các nền kinh tế lớn khác
trên thế giới không xấu hơn so với hiện tại.
Nếu khả năng trên xảy ra, và khi đó, nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng lãi suất
tiền đồng để giảm áp lực lạm phát, thì sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu giảm, tức làm
giảm tốc độ tăng trưởng. Đây có thể là tác động thứ hai của QE3 đối với Việt Nam. Tuy
nhiên, nếu NHNN thấy rằng, việc tăng lãi suất hơn nữa trong bối cảnh các doanh nghiệp
đồng thanh than khó vì lãi suất cao như hiện nay là phải tránh, thì lãi suất có thể được duy
trì ở mức hiện tại nhằm hỗ trợ tăng trưởng, thông qua việc giữ nguyên hoặc nới lỏng
chính sách tiền tệ. Lúc đó, áp lực lạm phát không chỉ đến từ áp lực tăng giá hàng hóa
quốc tế, mà còn đến từ chính sách tiền tệ không thắt chặt của NHNN.
QE3 có thể còn gây ra tác động thứ ba và là tác động trực tiếp lên nền kinh tế Việt Nam
thông qua ảnh hưởng tới tỷ giá và xuất khẩu. Cụ thể, với việc tăng cung USD, lạm phát ở
Mỹ có khả năng sẽ tăng thêm 3%, theo kỳ vọng của FED. Việc tăng cung USD của Mỹ,
đặt trong bối cảnh NHNN muốn duy trì ổn định tỷ giá danh nghĩa cùng với chính sách
tiền tệ nới lỏng (ít nhất là không thắt chặt), thì giá trị thực của USD sẽ tăng so với VND
(vì chênh lệch lạm phát giữa hai nước thu hẹp lại, trong khi tỷ giá danh nghĩa ít biến

động). Điều này sẽ có tác dụng tương đương như việc NHNN chủ động phá giá VND một
vài điểm phần trăm so với USD, nhằm tăng tính cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.
Cũng có thể hình dung thêm một tác động nữa của QE3 đối với Việt Nam. Đó là, với lãi
suất USD và lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ thấp, các ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân
trong nước sẽ bớt nhu cầu đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ và USD. Thay vào đó, nhu
cầu về vàng và bất động sản sẽ tăng lên. Nhờ vậy, thị trường bất động sản có thể ấm lại
nhanh hơn và giá vàng trong nước có thể tiếp tục xu hướng tăng trong thời gian tới.
Tóm lại, ảnh hưởng của QE3 đối với Việt Nam trước tiên sẽ phụ thuộc vào diễn biến ở
phần còn lại của nền kinh tế thế giới. Nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ thoát ra
cuộc khủng hoảng hiện thời trong năm sau, thì QE3 có thể sẽ làm lạm phát của Việt Nam
và thế giới nói chung gia tăng trong năm tới. Trước áp lực duy trì và phục hồi tăng
trưởng, NHNN có thể sẽ phải chấp nhận “sống chung” với lạm phát để cố gắng hạ hoặc ít
nhất là duy trì lãi suất như hiện tại, tiền đồng vì thế cũng có khả năng bị phá giá ở mức độ
9
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
nhẹ theo sát với mức lạm phát ở Mỹ để đảm bảo tính cạnh tranh của xuất khẩu. Như vậy,
vàng, bất động sản sẽ là những kênh hút vốn đầu tư thời gian tới.
Tại nền kinh tế khu vực, việc tham gia nhiều hơn của khu vực vào các thị trường trái
phiếu bằng đồng nội tệ của các nền kinh tế Đông Á mới nổi và sự hợp tác chặt chẽ hơn là
những điều cần thiết để đối phó lại sự bất ổn do những cú sốc từ bên ngoài và để củng cố
các cơ chế bảo hiểm tài chính khu vực. Một phần đặc biệt trong báo cáo Theo dõi trái
phiếu châu Á đánh giá kết quả hoạt động của các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ
của Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines và Thái Lan đã cho thấy rằng sự sụp
đổ của Lehman Brothers và cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại khu vực đồng euro đã có
tác động đáng kể đối với nhiều thị trường và tác động này có thể vẫn còn tiếp tục. Những
tác động lan tỏa này không chỉ thể hiện trên các thị trường trái phiếu mà còn cả trên các
thị trường tài chính khác của khu vực, bao gồm cả những tác động thông qua tỷ giá hối
đoái.
Báo cáo Theo dõi trái phiếu châu Á ghi nhận rằng mặc dù có những bất ổn và biến động

tại các thị trường tài chính toàn cầu, các thị trường trái phiếu trong khu vực vẫn tiếp tục
phát triển, đạt tổng giá trị 5,9 nghìn tỉ đô-la Mỹ nợ phải thu tính đến thời điểm cuối tháng
6, tăng 1,9% so với thời điểm cuối tháng 3 và tăng 8,6% so với thời điểm cuối tháng 6
năm 2011. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của thị trường trái phiếu công ty vẫn lớn hơn
tốc độ tăng trưởng của các thị trường trái phiếu chính phủ. Tính đến cuối tháng 6, giá trị
nợ phải thu của các trái phiếu công ty đạt 2 nghìn tỉ đô-la Mỹ, tăng 15,2% so với cùng kỳ
năm trước, trong khi thị trường trái phiếu chính phủ chỉ tăng 5,5% so với cùng kỳ, đạt giá
trị 3,9 nghìn tỉ đô-la Mỹ.
Lợi tức trái phiếu của nhiều thị trường như Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam đã bắt
đầu đến mức cận biên vào tháng 7 và tháng 8 sau khi đã giảm trong nửa đầu năm, phản
ánh sự bất ổn đang tăng lên của nền kinh tế toàn cầu. Những rủi ro đối với các thị trường
đang tiếp tục phát triển. Những rủi ro này bao gồm tâm lý của các nhà đầu tư trước bối
cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu xấu đi, các dòng vốn biến động và việc chào bán quá
mức trái phiếu chính phủ để tài trợ cho các biện pháp kích thích kinh tế. Báo cáo Theo
dõi Trái phiếu châu Á được phát hành hàng quý, đánh giá các thị trường trái phiếu của
10
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
Trung Quốc, Hồng Công, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái
Lan và Việt Nam.
Trung Quốc vẫn là thị trường trái phiếu lớn nhất trong các nền kinh tế Đông Á mới nổi
với giá trị trái phiếu phải thu đạt 3,5 nghìn tỉ đô-la Mỹ tại thời điểm cuối tháng 6, tăng
1,5% so với ba tháng trước và 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Nếu so sánh với quý
trước, các thị trường có mức tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực là Việt Nam, Thái
Lan và Indonesia với tốc độ tăng lần lượt là 10,5%, 4,1% và 3,6%. Tổng giá trị phát hành
trái phiếu của khu vực trong quý 2 năm nay đạt 875 tỉ đô-la Mỹ, tăng 12% so với quý 1,
chủ yếu là do tăng lượng phát hành trái phiếu chính phủ, tiếp sau là lượng phát hành của
ngân hàng trung ương. Trung Quốc là nền kinh tế đóng góp lớn nhất cho giá trị tăng
trưởng này. Trung Quốc đã bán 200 tỉ đô-la Mỹ trái phiếu kho bạc trong quý 2, tăng
70,3% so với quý trước và 27% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam là thị trường trái phiếu có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong quý 2 năm 2012.
Tại thời điểm cuối tháng 6, tổng giá trị trái phiếu phải thu tính bằng tiền đồng đạt 455,9
nghìn tỉ đồng, tương đương 21,8 tỉ đô-la Mỹ, tăng 10,5% so với thời điểm cuối tháng 3 và
tăng 28,5% so với thời điểm cuối tháng 6 năm 2011. Thái Lan, Singapore và Malaysia là
những thị trường đứng tiếp theo xét về tốc độ tăng trưởng hàng năm, với tốc độ tăng
trưởng lần lượt là 17,7%, 15,8% và 15,0%. Sự tăng trưởng của thị trường Việt Nam là do
giá trị trái phiếu kho bạc phải thu tăng 42% và sự tái phát hành tín phiếu của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam vào tháng 3. Sự tăng trưởng này giảm bớt một phần do giá trị trái
phiếu của các doanh nghiệp nhà nước giảm 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái và trái phiếu
phải thu của các doanh nghiệp giảm 8,7%. Hoạt động tăng cường phát hành trái phiếu
của chính phủ trong quý I và quý II năm 2012 được thực hiện trong bối cảnh lượng phát
hành của 3 tháng cuối năm 2011 giảm mạnh do chính phủ cắt giảm đầu tư, nâng lãi suất
và thực hiện các biện pháp khác nhằm kiềm chế tỷ lệ lạm phát cao.
2.Ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô nội địa.
2.1 Tổng sản phẩm nội địa (GDP)
11
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) là một trong những chỉ dẫn chủ yếu để đo lường sức
khỏe của nền kinh tế của một quốc gia. Nếu chỉ số này tăng sẽ làm tăng khả năng tiêu thụ
hàng hóa của thị trường từ đó tăng khả năng phát triển cho doanh nghiệp và ngược lại.
GDP của Việt Nam năm 2009 là 99.33 tỷ USD. Năm 2010 GDP của Việt Nam là 104.6 tỷ
USD tăng 6.78% và 6.2% so với năm 2009. Năm 2011, GDP của Việt Nam là 122 tỷ USD
tăng 5.89% tăng 11.3% so với năm 2010. Đến năm 2012 các con số này được dự đoán lần
lượt là 136 tỷ USD và 1540USD/năm . Qua 3 năm các con số này nói lên sự phát triển
khá ổn định của nền kinh tế vĩ mô nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
2.2 Lạm phát
Lạm phát là sự mất đi sức mua hay giá trị nội tại của đồng tiền. Sự thay đổi không
mong đợi của tỷ lệ lạm phát sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch,
ngăn cản sự tăng trưởng và đổi mới của doanh nghiệp.

Ngay từ các tháng đầu năm 2011, lạm phát đã ở các mức rất cao trung bình trên
2%/tháng, đặc biệt tháng 4 đã lên tới 3,32% so với tháng trước đó. Đến hết tháng 9/2011,
lạm phát cả nước đã tăng tới 16,63% so với cuối năm 2010. Giá xăng dầu tăng mạnh tới
trên 17% cùng với việc tăng giá điện 15,2% đã đẩy chi phí vận chuyển cũng như yếu tố
đầu vào của nhiều mặt hàng tăng cao, nhất là giá cước vận tải. Bên cạnh đó cũng phải
nhắc đến yếu tố tác động của việc NHNN tăng tỷ giá USD/VND lên 9,3% vào ngày
12
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
11/2/2011 cũng như xu hướng tăng giá của nhiều mặt hàng thiết yếu như nhóm hàng thực
phẩm, dịch vụ ăn uống, vật liệu xây dựng.
2.3 Lãi suất
Tháng 1/2009, khi Chính phủ tung ra gói kích cầu, lãi suất hạ đột ngột từ trên 22%/năm
xuống dưới 10%/năm đối với những đối tượng doanh nghiệp ưu tiên. Mọi thứ đều trở nên
dễ thở hơn với các doanh nghiệp. Các chỉ số sản xuất của các doanh nghiệp đều trở nên
lạc quan hơn, TTCK bắt đầu phục hồi mạnh sau đợt khủng hoảng. Lãi suất được giữ dưới
14%/năm và dưới ROIC cho đến hết năm 2009. Tuy có tăng vào đầu năm 2010 nhưng lãi
suất vẫn được duy trì xung quanh mức 15%/năm cho đến hết năm 2010. Trong thời gian
này doanh nghiệp tuy bộc lộ nhiều điểm yếu nhưng khả năng đề kháng vẫn còn rất tốt.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2011, sau một loạt những chính sách thắt chặt tài chính và tiền
tệ, lãi suất cho vay tăng mạnh trở lại, các doanh nghiệp lại một lần nữa lâm vào tình trạng
khó khăn, dẫn tới hiện trạng phá sản hàng loạt. Tại thời điểm hiện nay, lãi suất cho vay
vẫn còn đang ở mức 16-17%/năm, tức là vẫn còn cao hơn mức 14% hơn 200 điểm phần
trăm. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục ở trong tình trạng lạm phát trước đó.
Biến động của lãi suất trên thị trường tiền tệ tuy có tác động gián tiếp nhưng rất nhạy
cảm đến thị trường chứng khoán. Lãi suất tăng sẽ thu hút nhu cầu gửi tiền vào hệ thống
ngân hàng vì mức sinh lời khi gửi tiền tăng, khiến cho dòng tiền đổ vào thị trường chứng
khoán bị ảnh hưởng. Lãi suất tăng cũng khiến cho lợi suất kỳ vọng trên thị trường chứng
khoán phải tăng (nhà đầu tư đòi hỏi lợi suất đầu tư chứng khoán cao hơn). Trong bối cảnh
này, giá thị trường của trái phiếu sẽ bị sụt giảm.

Mặt khác, lãi suất trong nước tăng cũng có tác dụng thu hút luồng ngoại tệ đổ vào, gián
tiếp giúp đồng nội tệ tăng giá và do vậy tác động làm giảm tỷ giá hối đoái. Các doanh
nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh này sẽ gặp phải khó khăn do hàng hóa xuất khẩu bị đắt
lên, đồng thời trước đó đã chịu thêm chi phí vốn vay do lãi suất tăng. Hệ quả là doanh thu
của các doanh nghiệp này bị ảnh hưởng, dẫn đến kỳ vọng vào lợi nhuận tương lai của
doanh nghiệp bị ảnh hưởng, làm giá cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường sa sút.
13
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
Tuy nhiên, đối với nhóm doanh nghiệp phải nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu đầu
vào cho sản xuất kinh doanh, thì bối cảnh trên lại là lợi thế cho họ. Tuy nhiên do ảnh
hưởng của chi phí vốn vay tăng lên, phần lợi thế này có nguy cơ bị triệt tiêu.
3.Ảnh hưởng của chính sách của Chính phủ
Về lý thuyết, TTCK luôn luôn chịu tác động từ chính sách tiền tệ. Điều này không chỉ
đúng với TTCK Việt Nam mà còn đúng với tất cả các TTCK trên thế giới. Tuy nhiên, Việt
Nam có những đặc thù riêng khiến TTCK chịu biến động rất mạnh từ chính sách tiền tệ.
Trong bối cảnh phải đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức, chính sách tiền tệ
(CSTT) thắt chặt đã được áp dụng kể từ ngày 5/11/2010 và được tăng cường với Nghị
quyết 11 ngày 24/2/2011. Có thể nói, CSTT thắt chặt với các giải pháp hành chính hỗ trợ
là một lựa chọn hợp lý trước các bất ổn gia tăng trong nền kinh tế.
Sau khi tăng lãi suất (LS) cơ bản tháng 11/2010, điều chỉnh giảm giá VND (giảm 9,3%
giá trị VND so với USD) và thu hẹp biên độ giao động (từ +- 3% xuống +-1%) vào ngày
11/2/2011, Nghị quyết 11 ngày 24/2/2011 tiếp tục siết chặt CSTT, đồng thời áp dụng một
loạt giải pháp hành chính hỗ trợ, cụ thể như: kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng năm
2011 dưới 20%, tổng PTTT khoảng 15-16%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát
triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh
nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất;
qui định các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bán
ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý; Kiểm soát
chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy

định về thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng;
Tuy nhiên, những bất ổn trên thế giới, kéo theo sự leo thang của giá vàng, giá NVL thế
giới và giá vàng, giá tiêu dùng trong nước, cộng với việc siết chặt tiền tệ tín dụng khá đột
ngột (các ngân hàng thương mại (NHTM) đã tăng trưởng nóng trong giai đoạn dài trước
đó), đã đặt hệ thống ngân hàng vào một cuộc rượt đuổi đầy rủi ro, làm tăng giá cả tiền tệ
và mức độ bất ổn cho hệ thống. Nền kinh tế cũng chịu các tác động nặng nề.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH NGÀNH
14
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
1.Tổng quan ngành thép
1.1 Vai trò
Ngành thép là ngành Công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia. Nền Công nghiệp
gang thép mạnh là sự đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh tế một cách chủ động,
vững chắc. Sản phẩm thép là vật tư, nguyên liệu chủ yếu, là “lương thực” của nhiều
ngành kinh tế quan trọng như ngành cơ khí, ngành xây dựng; nó có vai trò quyết định
tới sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đa số các nước thành công về phát triển kinh tế đều xác định ngành thép là ngành kinh
tế mũi nhọn, hàng đầu và tập trung đầu tư cho nó phát triển.
Trước những năm 90, chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước tham gia sản xuất thép như
Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty Gang thép Miền Nam… nhưng sau đó, khi
chính sách đổi mới của Đảng trong phát triển kinh tế ra đời, ngành thép đã không
ngừng phát triển, dẫn chứng đó là sự ra đời 5 liên doanh cán thép, 2 công ty cán thép
100% vốn nước ngoài và sau năm 2000, đã có thêm hàng loạt các công ty sản xuất thép
của tư nhân, các công ty thép cổ phần và các công ty thép thuộc các đơn vị khác ngoài bộ
Công nghiệp, đưa số lượng của các đơn vị lên gần 50 đơn vị.
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển xây dựng ở Việt Nam ngày một gia tăng,
thị trường thép từ đó cũng được mở rộng. Tính bình quân, tốc độ tăng trưởng ngành
thép trong thời kì 1991-2001 là 25% và về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu thép xây
dựng đất nước (đã 5 năm nay, gần như không phải nhập khẩu thép thanh và thép cuốn

cho xây dựng). Theo thống kê của Hiệp hội thép Việt Nam, tính tới năm 2002, công
suất thiết kế của tất cả doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam đã đạt trên 4 triệu
tấn/năm, nhưng do nhu cầu thị trường và một số nhà máy mới đi vào sản xuất chưa đạt
công suất thiết kế…nên sản lượng thép cán của năm 2002 chỉ
đạt 2,4 triệu tấn.
Có thể nói thép là một ngành công nghiệp còn non trẻ của đất nước ta nhưng lại đóng
một vai trò quan trọng trong công cuộc CNH-HĐH, xây dựng CNXH hiện nay của đất
nước. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và yêu cầu của quá trình hội nhập
khu vực và thế giới thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành thép là hết sức
15
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
cấp bách và
cần thiết.
1.2 Đặc điểm ngành
Sau 10 năm đổi mới và tăng trưởng, ngành thép Việt Nam đã đạt một số chỉ tiêu như
sau:
- Luyện thép lò điện đạt 500 ngàn tấn/năm
- Công suất cán thép đạt 2,6 triệu tấn/năm (kể cả các đơn vị ngoài Tổng công ty Thép
Việt Nam)
- Riêng Tổng công ty Thép Việt Nam đã đạt công suất cao và giữ vai trò quan trọng
trong ngành thép Việt Nam.
- Luyện cán thép đạt 470 ngàn tấn/năm
- Cán thép đạt 760 ngàn tấn/năm
- Sản phẩm thép thô (phôi và thỏi) huy động được 78% công suất thiết kế
- Thép cán dài (thép tròn, thép thanh, thép hình nhỏ và vừa) đạt tỷ lệ huy động
50% công suất
- Sản phẩm gia công sau cán (ống hàn, tôn mạ các loại) huy động 90% công suất.
Tuy nhiên, ngành thép Việt Nam hiện vẫn trong tình trạng kém phát triển so với một số
nước trong khu vực và trình độ chung của thế giới. Sự yếu kém này thể hiện qua các mặt

sau:
- Năng lực sản xuất phôi thép (thép thô) quá nhỏ bé, chưa sử dụng có hiệu quả các
nguồn quặng sắt sẵn có trong nước để sản xuất phôi. Do đó các nhà máy cán thép và các
cơ sở gia công sau cán còn phụ thuộc chủ yếu vào phôi thép nhập khẩu và bán thành
phẩm gia công khác, nên sản xuất thiếu ổn định. Chi phí sản xuất lớn, năng suất lao động
thấp, mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng cao, chất lượng sản phẩm chưa ổn định. Điều
đó dẫn tới khả năng cạnh tranh thấp, khả năng xuất khẩu hạn chế.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, còn dựa vào sự bảo hộ của Nhà nước.Trang
thiết bị của Tổng công ty Thép Việt Nam phần lớn thuộc thế hệ cũ, trình độ công nghệ
ở mức độ thấp hoặc trung bình, lại thiếu đồng bộ, hiện đại mức độ tự động hoá thấp,
quy mô sản xuất nhỏ. Chỉ có một số ít cơ sở mới xây dựng (chủ yếu các cơ sở liên doanh
16
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
hoặc 100% vốn nước ngoài) đạt trình độ trang bị và công nghệ tương đối hiện đại.
Cơ cấu mặt hàng mất cân đối, mới chỉ tập trung sản xuất các sản phẩm dài (thanh và
dây) phục vụ chủ yếu cho xây dựng thông thường, chưa sản xuất được các sản
phẩm dẹt (tấm, lá) cán nóng, cán nguội. Sản phẩm gia công sau cán mới có ống hàn
đen, mạ kẽm, tôn mạ kẽm, mạ mầu. Hiện tại ngành thép chưa sản xuất được thép hợp
kim, thép đặc phục vụ cho cơ khí quốc phòng.Nguồn nhân lực của ngành thép hiện chỉ
chiếm 2,8% tổng lực lượng lao động của ngành công nghiệp. Nói cách khác mới thu hút
được 0,8% lao động của cả nước.
Như vậy, nhìn chung ngành thép Việt Nam vẫn ở tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán,
thiếu bền vững, phụ thuộc vào lượng phôi thép và bán thành phẩm nhập khẩu. Chưa có
các nhà máy hiện đại như khu liên hợp luyện kim làm trụ cột, chủ động sản xuất phôi
nên ngành thép Việt Nam chưa đủ sức chi phối và điều tiết thị trường trong nước khi
có biến động lớn về giá phôi thép hoặc sản phẩm thép cán trên thị trường khu vự và thế
giới.Nhiều năm qua, nhu cầu thép của Việt Nam đều tăng ở mức hai con số mỗi năm.
2. Sự nhạy cảm của chu kì kinh doanh
2.1 Sự nhạy cảm của doanh thu

Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô.
Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của các công ty trong ngành sẽ tăng
cao. Sở dĩ như vậy vì ngành thép nói riêng và ngành vật liệu xây dựng nói chung là đầu
vào của các ngành khác.
Chẳng hạn thép là đầu vào cho các công trình như cầu cống, nhà cửa, cao ốc của
ngành xây dựng. Khi ngành xây dựng làm ăn phát đạt thì ngành thép cũng có cơ hội để
tăng trưởng.
Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì
trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở
rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học,
bệnh viện Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của các công ty trong ngành thép sụt
giảm nhanh chóng.
2.3 Đòn bẩy hoạt động
17
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
Cách thức tăng lợi nhuận của các công ty trong ngành dựa chủ yếu vào tăng trưởng
doanh số và các công ty thường sử dụng đòn bẩy hoạt động để tăng lợi nhuận, bởi có rất ít
“độc quyền giá” và lợi nhuận biên ở mức thấp. Do đó để gia tăng lợi nhuận, các công ty
thực hiện bằng cách đẩy mạnh doanh số bán.
Nhưng khi thực hiện điều này thì cũng có nghĩa rằng, các công ty vật liệu xây dựng sẽ
phải sản xuất ở quy mô lớn và do đó, chi phí cố định sẽ bị đẩy lên cao. Lúc này, chi phí cố
định cao trở thành vấn đề sống còn đối với các công ty. Chỉ công ty nào có chi phí cố định
thấp hơn so với đối thủ ở cùng một quy mô sản xuất thì mới có thể gia tăng lợi nhuận và
vượt qua khó khăn trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái. Chi phí thấp sẽ là thế mạnh kinh tế
của ngành, công ty nào có chi phí sản xuất thấp sẽ tạo được ưu thế cạnh tranh bền vững.
Đứng trên giác độ của người sử dụng khi mua vật liệu xây dựng đặc biệt là thép, đa số
họ có tâm lý quan tâm nhiều đến giá cả. Bởi lẽ, họ thường mua với khối lượng lớn, nhất
là đối với các công trình xây dựng như bến cảng, nhà xưởng, cầu cống hay các cao ốc. Do
vậy, một biến động nhỏ về giá cả có thể làm cho chi phí mua của khách hàng thay đổi

đáng kể.
Tất nhiên, cũng phải nói rằng, thương hiệu, chất lượng và mẫu mã cũng có ảnh hưởng
đến quyết định mua của người tiêu thụ. Nhưng sự sai khác về chất lượng, mẫu mã của các
sản phẩm trong ngành này là không nhiều. Chính vì thế, nhu cầu hay khách hàng trong
ngành này rất nhạy cảm với các biến động giá cả.
3. Chu kì sống.
Giai đoạn khởi điểm (từ 1976 đến 1989): Ngành thép gặp rất nhiều khó khăn do kinh tế
đất nước lâm vào khủng hoảng, ngành thép không phát triển được và chỉ duy trì mức sản
lượng từ 40 ngàn đến 85 ngàn tấn thép/năm.
Giai đoạn củng cố (từ 1989 đến 1995): Thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa của
Đảng và Nhà nước, ngành thép bắt đầu có tăng trưởng, sản lượng thép trong nước đã
vượt mức trên 100 ngàn tấn/năm.
Giai đoạn chín muồi (thời kỳ 1996 – 2010): Ngành thép vẫn giữ được mức độ tăng
trưởng khá cao, tiếp tục được đầu tư đổi mới và đầu tư chiều sâu: Đã đưa vào hoạt
động 13 liên doanh, trong đó có 12 liên doanh cán thép và gia công, chế biến sau cán.
18
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
Sản lượng thép cán của cả nước đã đạt 1,57 triệu tấn, gấp 3 lần so với năm 1995 và
gấp 14 lần so với năm 1990. Đây là giai
đoạn có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Hiện nay
thành phần tham gia sản xuất và gia công, chế biến thép ở trong nước rất đa
dạng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Ngoài Tổng công ty Thép
Việt Nam và các cơ sở quốc doanh thuộc địa phương và các ngành, còn có các liên
doanh, các công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài và các công ty tư nhân. Tính
đến năm 2002, Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng (chỉ tính
các cơ sở có công suất lớn hơn 5.000 tấn/năm), trong đó có 12 dây chuyền cán, công
suất từ 100 ngàn đến 300 ngàn tấn/năm.
4.Mô hình Michael Porter

4.1 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Ngành thép đang được sự bảo hộ của nhà nước bằng hàng rào thuế quan và phi thuế
quan do đó các doanh nghiệp trong nước có được lợi thế cạnh tranh trên sân nhà. Đồng
thời nhà nước cũng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong
nước, thúc đẩy sự phát triển chung của các ngành công nghiệp nói chung và ngành
thép nói riêng.
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam phụ thuộc vào lượng phôi
thép nhập khẩu rất lớn (chiếm khoảng 60%), tuy các doanh nghiệp sẽ phải chịu rủi ro tỷ
giá rất lớn, nhưng các doanh nghiệp mới và các doanh nghiệp liên doanh lại có cơ hội
tiếp cận nguồn phôi thép từ phía đối tác nước ngoài dễ dàng.
Bên cạnh đó, chính phủ đang có nhiều dự án cũng như chính sách ưu tiên cho các
doanh nghiệp trong nước tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi để tham gia luyện phôi để
hạn chế sự khan hiếm phôi và sự phụ thuộc vào giá phôi thế giới.
Tuy có những ưu đãi từ chính sách nhà nước, nhưng các dự án sản xuất thép đòi hỏi
lượng vốn lớn để đầu tư cho công nghệ do đó sẽ ra đời nhiều doanh nghiệp liên doanh
với nước ngoài.
Nhu cầu về thép rất khó dự đoán, phụ thuộc vào sức khỏe nền kinh tế và thị trường xây
dựng. Với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp mới và các nhà đầu tư nước ngoài nên
19
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
rất dễ xảy ra tình trạng dư thừa thép.
Hoạt động trong ngành thép đòi
hỏi
lượng vốn lớn, trình độ kỹ thuật
cao.
Đây chính
là rào cản gia nhập đối
với
các doanh nghiệp không có nguồn

lực

mạnh;
Cũng như rào
cản gia nhập ngành,
rào

cản
rút lui đối với ngành thép là khá lớn
bởi

vốn
đầu tư lớn,
các hợp đồng nguyên
liệu

đầu
vào thường được ký dài hạn. Do đó, thời gian tới, sự gia
nhập thị trường
của
các công ty mới sẽ rất hạn
chế.
Gần đây ngành thép gặp một khó khăn lớn đó là
việc thép nhập khẩu từ Trung Quốc với
giá rẻ và khối lượng lớn trở thành nỗi ám ảnh của các doanh nghiệp trong nước.
4.2 Nhà cung cấp
Có rất nhiều nhà cung cấp nguyên liệu ( phôi thép, than đá ) cho ngành thép đồng thời
nhà nước có nhiều chính sách bảo hộ do đó các nhà cung cấp khó có thể liên kết nâng
giá phôi thép và giá than
cho ngành thép. Tuy nhiên giá thép trong nước lại

phụ
thuộc rất nhiều vào giá phôi thép trên thế giới do lượng phôi thép nhập khẩu chiếm hơn
60% lượng phôi dùng trong sản xuất thép.
Nguyên liệu cho quá trình sản xuất thép chủ yếu là than, quặng sắt, dầu khí đang trong
tình trạng giá cả tăng nhanh và tương lai sẽ xảy ra khan hiếm dẫn đến giá thép trong
nước sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giá nguyên vật liệu trên thế giới. Đồng thời giá điện
đang tăng sẽ làm tăng chi phí cho ngành.
4.3 Khách hàng
Sản phẩm của ngành là thép do đó đối tượng dịch vụ của ngành thép khá đa dạng.
Đồng thời sản phẩm của ngành đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển của các ngành
khác nên khách hàng buộc phải mua khi có nhu cầu.
Khách hàng của ngành phân tán lớn, do đó các đại lý phân phối dễ dàng tăng giá bán
trong trường hợp khan hiếm thép và giá nguyên liệu thế giới tăng.
4.4 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Nền kinh tế trong nước đang tăng trưởng mạnh do đó tốc độ phát triển của ngành
cao, hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Được sự bảo hộ của nhà nước nên rào cản thoát ra khỏi ngành cao, nên nhiều
20
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
doanh nghiệp tuy hiệu quả sản xuất thấp nhưng vẫn tồn tại.
Là ngành mới đồng thời sự phân tán cao nên sẽ xảy ra tình trạng cạnh tranh mạnh
mẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành. Thị phần tiêu thụ sẽ dễ bị mất trong tay các đối
thủ trong ngành.
4.5 Sản phẩm thay thế
Với đặc tính chịu lực, chịu nhiệt cao, kết cấu bền vững nên sắt thép ngày càng được ưa
chuộng trên thị trường do đó các nguyên liệu thay thế khác như gỗ, nhựa sẽ khó thay thế
được cho thép.
5. Sự biến động ngành giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012
Thị trường bất động sản đóng băng kéo dài, ngành cơ khí chế tạo, đóng tầu đều suy

giảm đã khiến các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, sắt, thép ngưng trệ theo với lượng
tồn đọng sản phẩm khá lớn.
Tình trạng này khiến nhiều nhà máy thép gặp khó khăn, chỉ chạy cầm chừng ở mức 50-
60% công suất. Trong khi đó, giá nguyên vật liệu, điện, xăng dầu … đều tăng cao đã đẩy
chi phí sản xuất tăng, buộc các doanh nghiệp ngành thép phải giữ giá thành phẩm ở mức
cao. Giá bán thép trong những tháng qua không có biến động nhiều, dao động ở mức 16
triệu đến 17 triệu đồng mỗi tấn tùy đơn vị.
Lý giải cho việc giữ giá bán thép ở mức cao, các DN sản xuất thép còn cho rằng mặc dù
lượng tồn kho lớn, tiêu thụ chậm, nhưng không thể giảm giá bán do hiện nay các nhà máy
vẫn còn sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu trước đó với giá cao, nếu giảm giá bán sẽ
bị lỗ nặng.
Còn các công ty thương mại cho rằng, sở dĩ các hãng thép chưa chịu giảm giá là do sức
tiêu thụ đang quá thấp, nếu giảm lúc này rất dễ tác động đến tâm lý khách hàng, muốn
chờ giá xuống nữa mới mua, lúc đó sẽ gây bất lợi cho nhà sản xuất.
Do chênh lệch giá phôi thép nội địa và nước ngoài khá cao nên các đại lý đã tranh thủ
nhập hàng về và bán với mức giá 15,000 đ/kg (đã bao gồm VAT) khiến cho lượng tồn mặt
hàng này tăng lên nhanh chóng.
21
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
Sau nhiều tháng giữ ổn định, giữa tháng 6, một số nhà sản xuất thép ở phía Bắc đã tăng
giá bán thêm 100 ngàn đồng/tấn. Với sản phẩm thép tròn cuộn, giá bán ở khu vực phía
Bắc cũng tăng 50-100 ngàn đồng/tấn và thép cây thông dụng tăng 50-200 ngàn đồng/tấn.
Trung tuần tháng 6, giá thép công nghiệp giao dịch với mức từ 14,300 – 14,700 đ/kg
còn thép xây dựng cũng chỉ nhỉnh hơn chút đỉnh ở mức 15,000 đ/kg (chưa VAT). Giá
thép phi 6 cuộn của Pomina có giá là 16.970 đồng/kg ( đã tính thuế VAT), tăng 970 đ/kg
so với một tháng trước đó song giảm 1.500 đ/kg so với cuối tháng 12/2011. Giá thép cây
phi 10 gân 11,7 m có giá là 118.800 đ/cây, tăng 1.800 đ/cây so với cuối tháng 5/2012
song giảm 6.200 đ/cây so với cuối tháng 12/2011.
Song tới cuối tháng 6, nhiều doanh nghiệp thép lớn đã bắt đầu thông báo giảm 200.000-

300.000 đồng/tấn từ ngày 12/6 nhằm tăng lượng tiêu thụ, giải phóng tồn kho, tránh tình
trạng sản xuất bị gián đoạn hư thời gian qua.
Để giữ giá thép, nhiều nhà sản xuất đã thực hiện giảm phần chiết khấu bán hàng của đại
lý. Tiêu thụ thép trong nước giảm mạnh, các DN cũng đã tìm hướng đẩy mạnh xuất khẩu.
Tháng 5/2012, lượng thép xuất khẩu của cả nước đã đạt mức 500 ngàn tấn, tăng đến 46%
so với tháng trước.
Thị trường thép trong 6 tháng đầu năm nay chứng kiến sự sụt giảm mạnh của lượng
sản xuất, tiêu thụ và kim ngạch nhập khẩu. Tồn kho giảm song vẫn cao hơn mức bình
thường. Các doanh nghiệp đang tăng cường xuất khẩu trong tháng 5 nhằm hạn chế
lượng tồn kho.
22
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
23
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
ĐVT: VNĐ
CHỈ TIÊU
2009 2010 2011
TÀI SẢN


A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 145,839,838,695 199,652,093,999 737,274,583,283
I.Tiền và các khoản tương đương tiền 46,224,743,717 40,880,080,203 54,832,362,923
II.Các khoản phải thu ngắn hạn 49,632,921,601 66,567,310,831 102,541,068,756
III. Hàng tồn kho 49,373,181,232 90,473,291,434 539,694,168,991
IV. Tài sản ngắn hạn khác 608,992,145 1,731,411,531 40,206,982,613
B.TÀI SẢN DÀI HẠN 308,653,106,905 570,055,836,624 819,631,345,809

I.Tài sản cố định 305,557,356,329 566,796,195,184 817,383,678,946
II.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1,600,000,000 1,600,000,000 1,600,000,000
III. Tài sản dài hạn khác 1,495,750,576 1,659,641,440 647,666,863
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 454,492,945,600 769,707,930,623 1,556,905,929,092
NGUỒN VỐN
A.NỢ PHẢI TRẢ 274,580,939,634 431,581,979,169 1,207,376,925,482
I.Nợ ngắn hạn 137,830,661,081 256,908,275,734 842,759,439,890
II.Nợ dài hạn 136,750,278,553 174,673,703,435 364,617,485,592
B.NGUỒN VỐN 179,912,005,966 338,125,951,454 349,529,003,610
I.Vốn chủ sở hữu 179,912,005,966 338,125,951,454 349,529,003,610
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 454,492,945,600 769,707,930,623 1,556,905,929,092
24
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011
Tiểu luận môn Tài Chính Đầu Tư GVHD: Th.S Nguyễn Như Hiền Hòa
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT: VNĐ
CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 642,013,469,636 749,446,207,080 1,043,002,017,653
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 12,506,702,000 845,040,000 539,971,036
3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 629,506,767,636 748,601,167,080 1,042,462,046,617
4. Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp 519,583,255,236 620,139,939,192 920,935,330,800
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 109,923,512,400 128,461,227,888 121,526,715,817
6. Doanh thu hoạt động tài chính 730,914,579 1,360,109,517 5,003,218,124
7. Chi phí tài chính 19,748,905,973 24,806,036,761 51,219,134,381
- Trong đó: Chi phí lãi vay 12,987,233,108 17,621,028,426 14,535,905,199
8. Chi phí bán hàng 645,105,461 1,575,392,529 5,648,492,990
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 11,317,790,516 14,535,905,199 17,514,677,184
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 78,942,625,029 88,904,002,916 52,147,629,386
11. Thu nhập khác 2,249,974,412 3,111,531,402 8,188,380,277
12. Chi phí khác 2,147,359,916 2,162,797,911 510,211,222

13.Lợi nhuận khác 102,614,496 948,733,491 7,678,169,055
14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 79,045,239,525 89,852,736,407 59,825,798,441
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 19,761,309,881 22,463,184,102 14,956,449,610
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 59,283,929,644 67,389,552,305 44,869,348,831
25
Phân tích cổ phiếu DNY giai đoạn 2009-2011

×