Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Sinh viên đại học ngoại ngữ – đhqghn thực hiện học đi đôi với hành theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.24 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ – ĐHQGHN THỰC HIỆN
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên SV
: Bùi Quỳnh Nga
Lớp
: POL 1001 4 (Tiết 9-10 Thứ 2)
Khóa
: QH2019
Mã số sinh viên
: 19040952
Họ và tên giảng viên: Nguyễn Ngọc Diệp

Hà Nội - 2021

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

3

CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GẮN LÝ LUẬN VỚI
THỰC TIỄN, HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về gắn lý luận với thực tiễn



3

1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về học đi đôi với hành

5

CHƯƠNG II: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG “HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH”
TRONG SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN
2.1. Thực trạng của việc học đi đôi với hành của sinh viên Đại học Ngoại
ngữ - ĐHQGHN hiện nay
2.1.1. Ưu điểm

6

2.1.2. Hạn chế

9

2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao tinh thần “học đi đôi với hành”

10

KẾT LUẬN

12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

13


2


CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GẮN LÝ LUẬN VỚI
THỰC TIỄN, HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời là
nhà giáo dục lớn của dân tộc. Trong cuôc đời hoạt động cách mạng của Bác, vấn
đề con người luôn là một trong những mục tiêu thiêng liêng, cao cả. Theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội
chủ nghĩa và có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”. 1 Vì thế, nền giáo dục cần phải đào
tạo nên những chủ nhân tương lai xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa
chuyên. Một trong những phương châm quan trọng để đào tạo nên những người
đức - tài là: “Học đi đơi với hành”. Tư tưởng đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị,
là cơ sở khoa học, phương pháp luận để phát triển toàn diện nền giáo dục Việt
Nam. Bài viết trình bày quan điểm lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với
hành trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời làm sáng tỏ việc thực hiện “học đi
đôi với hành” của sinh viên Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về gắn lý luận với thực tiễn
Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, thực tiễn là nguồn gốc, là động lực của nhận
thức, là cơ sở và là tiêu chuẩn của chân lý 2. Xuất phát từ học thuyết của chủ
nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: " Thực tiễn khơng có
lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù qng. Lý luận mà khơng có liên hệ
với thực tiễn là lý luận suông". 3 Như vậy, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

1

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tập 12, tr.604

2


Giáo trình Triết học Mác – Lê nin

3

Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb CTQG, H.2002, t.5, tr.234

3


được Bác tiếp thu trên tinh thần biện chứng của chúng. Thực tiễn và lý luận luôn
hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Thực tiễn cần được lý luận soi đường, chỉ lối và
định hướng để tránh mắc phải bệnh kinh nghiệm, còn lý luận cũng cần phải dựa
trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn đồng thời phải luôn liên hệ với thực tiễn,
nếu không muốn mắc phải bệnh giáo điều. Hồ Chí Minh ví lý luận như kim chỉ
nam chỉ hướng cho mọi hành động cách mạng. Người cũng nhấn mạnh vai trò
dẫn đường của lý luận lại khơng tuyệt đối hóa và máy móc vào lý luận mà đặc
biệt vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của đất
nước.
Một ví dụ điển hình trong lịch sử là Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào việc giải quyết vấn đề thực tiễn về dân tộc
và giai cấp tại Việt Nam. Xuất phát mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta lúc bấy giờ đó
là mâu thuẫn giữa tồn thể dân tộc Việt Nam với thực dân xâm lược Pháp, Chủ
tịch Hồ Chí Minh xác định con đường cách mạng vô sản của nước ta phải trước
tiên là cách mạng giải phóng dân tộc rồi đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong
cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Bác cũng đã phát triển một cách sáng
tạo lý luận Mác - Lê-nin về đảng cộng sản vào việc xây dựng Đảng Cộng sản
Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của giai cấp
cơng nhân, nhân dân lao động cũng như toàn dân tộc. Người đã dày công xây
dựng Ðảng Việt Nam trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và

đạo đức; ln quan tâm giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán
bộ, đảng viên.
Có thể thấy rằng, việc vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac – Lênin
vào thực tiễn đất nước của Bác Hồ đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, lãnh
đạo nhân dân ta vượt qua mn vàn thử thách, khó khăn để giành được những
thắng lợi vẻ vang trong lịch sử.
Thực tiễn luôn biến đổi không ngừng, không phải nào chân lý của ngày hơm qua
cũng phù hợp với hơm nay, vì vậy, lý luận cũng phải không ngừng vận động và
“lý luận khơng phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; lý luận
4


luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn
sinh động” 4.
1.1.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về học đi đơi với hành

Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm sâu sắc đến nền giáo dục của nước nhà và
việc học hành của người dân. Người luôn coi việc “dạy người là kế sách trọn
đời”, “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Tại Hội nghị tồn quốc lần thứ nhất về
cơng tác huấn luyện và học tập vào tháng 5 năm 1950, Người cho rằng: “Học
với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vơ ích. Hành mà khơng học thì
hành khơng trôi chảy” 5. Tư tưởng ấy của Người là một trong những nội dung
quan trọng trong kho tàng lí luận về giáo dục và được coi là mục tiêu, nguyên lí,
phương châm dạy và học trong nền giáo dục nước ta.
“Học” là tiếp thu tri thức về trên phương diện lý thuyết, lý luận. Việc học bao
giờ cũng gắn với những nhu cầu, mục đích cụ thể, để phát triển phẩm chất cũng
như năng lực phù hợp với yêu cầu của các hoạt động thực tiễn. Theo Bác thì
“học để hành”; học để làm việc; chứ học không phải để “làm ông nọ bà kia”,

hay “làm quan cách mạng”… cho nên, “tất cả những động cơ học tập không
đúng đắn đều phải tẩy trừ cho sạch” 6. Đặc biệt, đối với những chủ nhân tương
lai của đất nước như thế hệ trẻ, Người cho rằng học hỏi sẽ tiếp diễn suốt đời”,
bởi lẽ “Tình hình thế giới và trong nước luôn luôn biến đổi, công việc của chúng
ta nhiều và mới, kĩ thuật của thế giới ngày càng tiến bộ, nhưng sự hiểu biết của
chúng ta có hạn. Muốn tiến bộ kịp sự biến đổi vơ cùng tận, thì chúng ta phải
nghiên cứu, học tập” 7. Nếu khơng chịu khó học thì khơng tiến bộ được... khơng
chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình

4

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t. 11, tr. 95

5

Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh tồn tập, tập 6. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.

6

Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh tồn tập, tập 11. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.

7

Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh tồn tập, tập 9. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.

5


Còn “Hành” là thực hành, là làm việc. Theo Người, “Hành” là mục tiêu cuối
cùng của học tập, là sự vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề

thực tiễn đặt ra. Nếu “Học” là việc tiếp thụ tri thức, thì “Hành” là sự vận dụng
những tri thức lí luận, kinh nghiệm ấy vào hoạt động lao động sản xuất, cải tạo
tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân mình. Nếu học mà không hành,
không áp dụng vào thực tế chẳng khác nào chiếc hịm đựng đầy sách, hành mà
khơng học thì hành khơng thể trơi chảy và khó đạt được thành cơng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lao động trí óc mà khơng lao động chân tay, chỉ
biết lí luận mà khơng biết thực hành thì cũng là trí thức một nửa. Vì vậy, cho
nên các cháu trong lúc học lí luận cũng phải biết kết hợp với thực hành…” 8.
Điều đó, cho thấy, học phải ln gắn bó hữu cơ, khơng tách rời với hành, học để
ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống vốn đa dạng và phong phú. Quan điểm của
Người đã trở thành bài học quý giá nhằm thức tỉnh mọi người mang việc học
gắn bó với thực tiễn nước nhà, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; tránh lối học “suông”, học chỉ để lấy tấm bằng, học “kinh viện”, khơng
nhằm mục đích phục vụ thực tiễn.
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG “HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH”
TRONG SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN
1. Thực trạng của việc học đi đôi với hành của sinh viên Đại học Ngoại
ngữ - ĐHQGHN hiện nay:
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những ngôi
trường hàng đầu về đào tạo và giảng dạy ngơn ngữ nước ngồi ở Việt Nam
Thành cơng trong việc học ngoại ngữ ln ln địi hỏi sự kết hợp song song và
nhuần nhuyễn của hai yếu tố học và hành. Bởi ngoại ngữ không chỉ là những từ
vựng ngữ pháp đơn thuần như chúng ta được tiếp xúc từ cấp 2 cấp 3, mà nó cịn

8

Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh tồn tập, tập 11. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.

6



đòi hỏi việc vận dụng các từ ngữ, cấu trúc đó để giao tiếp trong cuộc sống hằng
ngày. Có thể nói rằng nếu học ngoại ngữ mà chỉ học lý thuyết suông nhưng
không đưa chúng vào thực hành trong thực tế thì chỉ trong một thời gian ngắn tất
cả những lý thuyết ấy sẽ mai một dần và biến mất hẳn đi. Và ngược lại, nếu
chúng ta lơ là những kiến thức, lý thuyết về ngơn ngữ, về văn hóa của nơi ngơn
ngữ đó được sinh ra thì việc thực hành, việc giao tiếp ngôn ngữ ấy chắc chắn sẽ
gây nhầm lẫn và khó hiểu dẫn đến việc khơng truyền tải được thơng điệp mà
chúng ta muốn nói. Một ví dụ rất nhỏ: khác với Tiếng Viêt, trong tiếng Anh việc
phát âm đi là vơ cùng quan trọng bởi nó sẽ giúp chúng ta phân biệt được các
khác từ nhau nhưng chúng lại có cách phát âm gần giống nhau (night /naɪt/ nine /naɪn/). Nếu chúng ta chỉ nói đơn thuần mà khơng biết được quy tắc này thì
rất dễ sẽ dẫn đến hiểu lầm và truyền tải sai ý nghĩa của câu nói. Kết quả cũng sẽ
xảy ra tương tự nếu chúng ta biết nhưng lại không áp dụng quy tắc này vào thực
hành khi nói.
Về mặt tích cực, sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội ln
cố gắng và nỗ lực tìm tịi và khám phá những tri thức mới ngoài những tài liệu
giáo trình được cung cấp trên giảng đường. Hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi
mới sáng tạo đang là một trong những hoạt động phổ biến và thu hút rất nhiều
sinh viên của trường tham gia. Việc nghiên cứu khoa học cũng như sáng tạo
khởi nghiệp thể hiện rất rõ việc học phải đi đơi với hành bởi nó u cầu sinh
viên phải tìm kiếm, xem xét, điều tra, và thử nghiệm để phát hiện ra những cái
mới, sáng tạo phương pháp mới cao hơn, giá trị hơn hay đưa ra những giải pháp
khắc phục những tình trạng xấu đang còn tồn đọng. Đề án ULIS FIRE 2021 về
đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp ở sinh viên của trường Đại
học Ngoại ngữ đã rất thành công khi nhận được hàng trăm bài dự thi về các chủ
đề rất đa dạng. Đặc biệt có hai dự án đã lọt vào vòng chung kết cuộc thi Ý tưởng
khởi nghiệp – Sáng tạo VNU năm 2021 là mơ hình cung cấp các khóa học ngoại
ngữ trực tuyến giúp sinh viên các trường đại học trực thuộc Đại học Quốc gia
Hà Nội trong việc ôn thi VSTEP (ULEAD Language), và dự án chăm sóc sức
7



khỏe tinh thần, cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích nâng cao nhận thức về đời
sống tinh thần, các vấn đề tâm lý (ULIS SOUL)… Điều này không chỉ giúp
quảng bá hình ảnh của trường mà hơn hết cịn nâng cao chất lượng học cũng như
giúp đỡ khắc phục những yếu điểm khơng chỉ trong trường mà cịn vươn ra
ngồi xã hội.
Ngồi việc tìm tịi, nghiên cứu, sinh viên Đại học Ngoại ngữ cũng rất năng động
và chủ động ngồi xã hội. Ngay từ khi cịn học năm nhất, năm hai, sinh viên đã
chủ động tìm kiếm cơng việc làm thêm, tham gia các hoạt động ngoại khóa
trong trường cũng như các tổ chức xã hội để phát triển được lợi thế về kiến thức
cũng như trình độ ngơn ngữ của mình. Các cơng việc như giảng dạy tiếng nước
ngoài, trợ giảng, ở các trung tâm Anh ngữ, dịch sách báo cho các tịa soạn nhỏ là
những cơng việc phổ biến mà sinh viên ngoại ngữ thường trải nghiệm để vừa có
thể thực hành giao tiếp với người nước ngoài, vận dụng thực tế được những kiến
thức ngoại ngữ học ở trường, mở rộng mối quan hệ cũng, học được những kỹ
năng mềm, cũng như phương pháp giảng dạy mới, tiên tiến để có thể áp dụng
cho nghề nghiệp sau này.
Không chỉ thế, sinh viên Đại học Ngoại ngữ ln tìm kiếm những cơ hội để
mang kiến thức ngoại ngữ, văn hóa, xã hội của mình, tham gia các cuộc thi, hội
thảo dành cho sinh viên mang tầm cỡ quốc tế. Trang tài với 125 thí sinh đến từ
hơn 100 quốc gia, Sinh viên Nguyễn Thị Hà Ngân thuộc khoa Ngơn ngữ và văn
hóa Trung Quốc đã giành được hạng 2 châu Á, hạng 10 thế giới trong cuộc thi
Nhịp cầu Hán ngữ. Hay vào ngày 21/11, 6 sinh viên khoa Sư phạm Tiếng Anh
đại diện cho Đại học Quốc gia Hà Nội tham gia cuộc sinh tranh biện tìm hiểu về
văn hóa cũng như thúc đẩy mối quan hệ giữa các nước Đơng Nam Á. Đó chính
là thành quả của quá trình học tập kết hợp nhuẫn nhuyễn với thực hành cống
hiến hết mình cũng như phát huy năng lực của bản thân. Chính những tấm
gương sáng này đang góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.


8


Về mặt hạn chế, bên cạnh đa số những sinh viên xuất sắc với tinh thần ham học
hỏi thì vẫn còn một số bộ phận sinh viên chỉ học để thi, hoặc để có kết quả cao,
tốt nghiệp khá giỏi cho dễ xin việc; đến trường, đến lớp cho “có lệ”, để điểm
danh, để khơng phải học lại mơn. Ngồi thời gian ở trên lớp, sinh viên chỉ chăm
chăm đi làm thêm, đi chơi do khi lên đại học đã thốt khỏi tầm kiểm sốt của bố
mẹ, ít có sinh viên dành thời gian tự học, tự nghiên cứu, tự đào sâu suy nghĩ, tự
rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp… Vào trường rồi họ mới nhận thiếu sự hứng thú,
thiếu niềm say mê với ngơn ngữ và coi đó là lí do để cho phép mình lười biếng,
ngăn chặn sự phát triển của chính bản thân mình. Kết quả là, một bộ phận sinh
viên khi tốt nghiệp ra trường thiếu trình độ, kiến thức, năng lực nhất là năng lực
thực hành chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, mức độ hồn thành nhiệm vụ
khơng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng đào tạo của các nhà trường và
chất lượng, hiệu quả công việc mỗi cá nhân cũng như các doanh nghiệp, cơ
quan, đơn vị.
Bên cạnh đó vẫn cịn một số ít sinh viên vẫn giữ thói quen học phụ thuộc vào
thầy cô như hồi cấp ba, do vậy mà lười tự tìm tịi, nghiên cứu thêm dẫn đến việc
không tiếp thu được những bài học trên lớp và lượng kiến thức thu được ở môn
học chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
Trong thời điểm dịch bệnh Covid làm ngưng trệ mọi hoạt động của xã hội thì
sinh viên phần nào cũng bị ảnh hưởng theo. Việc học ngoại ngữ ln địi hỏi
việc sử dụng ngơn ngữ liên tục, giao tiếp hằng ngày. Nhưng đối với một số bộ
phận sinh viên trở về q và khơng có mơi trường tiếp xúc và thực hành nhiều
mà hầu như chỉ qua màn hình máy tính với sự tiếp thu đơn thuần những kiến
thức trên lớp và khơng chịu tự tìm tịi cho mình những mơi trường khác để thực
hành.
2. Giải pháp
Về phía nhà trường và các thầy cơ:


9


Với các môn học nặng về lý thuyết, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy của giảng
viên hướng đến tăng cường các phương pháp sáng tạo, thông qua tổ chức các
hoạt động, hình thức kiểm tra đánh giá mới lạ và khác nhau trong quá trình dạy
học: seminar, các bài kiểm tra ngắn, thuyết trình, các hoạt động tương tác như kể
chuyện, giơ tay phát biểu bài,... Thay vì mơ hình lớp học cũ với giảng viên là
trung tâm thì có thể thay thế linh hoạt bằng phương pháp tổ chức, dẫn dắt, định
hướng quá trình học tập của người học và thúc đẩy động cơ, truyền cảm hứng
cho người học, làm cho người học tự giác cao độ về việc học tập, tự tìm kiếm
kiến thức bằng suy nghĩ, hành động của bản thân. Việc đổi mới cách thức giảng
dạy của giảng viên sẽ buộc sinh viên phải thay đổi cách thức học tập, tăng
cường hoạt động tự học, chuyển từ học thụ động sang tự học chủ động để phát
triển năng lực của sinh viên, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.

Cần tăng tỉ trọng thực hành trong chương trình đào tạo và từng mơn học; tăng
cường các hình thức và phương pháp dạy học thực hành, nhất là đưa sinh viên
vào thực hành xử lí các tình huống thực tiễn trong q trình dạy học thơng qua
bài tập tình huống, bài tập thực tế. Các mơn học cần đổi mới để phù hợp với
phát triển của thời đại và phổ biến với mọi đối tượng sinh viên. Điển hình như
trong 2 năm gần đây trường đã xây dựng được những mơn học thú vị và mang
tính thực tế cao như Tư duy sáng tạo khởi nghiệp, Tư duy hình ảnh, tiếp thị kỹ
thuật số, quan hệ con người trong quản lí,... tuy nhiên lại giới hạn mơn học trong
một bộ phận sinh viên nhất định.
Về phía bản thân mỗi sinh viên:
Xác định rõ tư tưởng, mục đích và tầm quan trọng của việc học ở đại học Ngoại
ngữ nói chung và học ngoại ngữ riêng. Sinh viên cần loại bỏ tinh thần học chống
đối, học chỉ để qua môn, để điểm danh hoặc để lấy tấm bằng nhưng lại khơng có

kiến thức hay bất kì kĩ năng về ngành mình đang học. Trong cuộc sống hiện đại
ngày nay, việc học ngoại ngữ thực sự quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực và
10


chắc chắn nếu sinh viên chịu khó học hỏi cũng như sử dụng thành thạo ít nhất là
một ngoại ngữ thì mọi cơ hội trong tương lai đều rất rộng mở. Nhưng cũng cần
nhớ rằng, chỉ học ngoại ngữ thôi là chưa đủ, sinh viên vẫn cần phải chú trọng
đến các môn học khác về kĩ năng sống, về tư tưởng hay tâm lí như Tư tưởng Hồ
Chí Minh, Tâm lí học đại cương,… bởi mỗi mơn học sẽ mang đến cho chúng ta
những kiến thức khác nhau để áp dụng vào cuộc sống như yêu thương gia đình,
trở thành người công dân tốt công hiến cho đất nước,…
Cần sắp xếp và cân đối thời gian giữa việc học và làm thêm cũng như tham gia
các hoạt động ngoại khóa. Ghi chép ngày giờ cụ thể cho từng công việc từng
môn học vào một cuốn sổ tay hay phần mềm trên điện thoại và thực hiện theo
một cách có kỉ luật, có thưởng có phạt. Thay vì chỉ dành thời gian tập trung vào
việc làm thêm kiếm thu nhập tạm thời thì có để giảm bớt thời gian làm thêm để
tự học, tự nghiên cứu, tự đào sâu suy nghĩ thêm những kiến thức bị thiếu hụt liên
quan đến ngành học cụ thể ở đây là ngơn ngữ mình đang học, cũng như trang bị
những lý thuyết, kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp sau này. Và cũng thay vì
việc cả ngày chỉ vùi đầu vào sách vở thì hãy đi ra khám phá thế giới bên ngồi,
mang ngơn ngữ mình học được giao tiếp với những người xung quanh.
Sinh viên cũng cần tự tạo cho mình mơi trường để thực hành, vận dụng những
kiến thức đã được học ở trường lớp từ hoạt động đời thường như nói chuyện với
người nước ngoài ở Hồ Gươm, đến tham gia nghiên cứu khoa học, các cuộc thi
khác nhau để tăng cơ hộ. Trong tình hình dịch bệnh kéo dài, cũng đã có rất
nhiều phần mềm giao tiếp với người nước ngồi được tạo ra, bản thân em cũng
đã tận dụng cơ hội này để thực hành giao tiếp với người bản xứ và cũng tìm hiểu
được thêm về văn hóa cũng như con người của nước bạn.
Đối với ngành ngôn ngữ, sinh viên có thể chủ động tìm kiếm cho mình những

công việc bán thời gian như biên dịch sách, phiên dịch cho các tổ chức nhỏ, thực
tập ở đại sứ quán,… để có thể vừa thực hành tiếng vừa mài dũa thêm kiến thức,
chuẩn bị hành trang cho công việc sau này. Đối với sinh viên ngành sư phạm,
11


chủ động tìm các cơng việc giảng dạy bán thời gian ở các trung tâm, đi gia sư
thêm, hoặc có thể dạy chính những người anh em trong gia đình mình để trau
dồi thêm kinh nghiệm cũng như kỹ năng sư phạm đã được học ở trường. Trường
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng có rất nhiều đề án thực tế về
giảng dạy như “Đề án hỗ trợ dạy học ngoại ngữ tại các trường THCS trên địa
bàn huyện Ba Vì” với sự tham gia của cả giảng viên và sinh viên của trường,
hay tổ chức tình nguyện giáo dục Jump Huyndai School.
Mỗi sinh viên cần đối mới phương pháp học nếu phương pháp hiện tại của bản
thân chưa hiệu quả. Điều đó có thể bắt đầu từ việc chăm chú nghe giảng và thay
đổi phương pháp ghi chép bằng hình thức sketchnote (ghi chép với hình minh
họa) để tiếp thu bài dễ hơn, đọc trước giáo trình cũng như tài liệu liên quan
trước khi lên lớp. Cần thay đổi lối học “thụ động” sang “chủ động”, tích cực,
sáng tạo, chủ động tìm tịi, nghiên cứu thông tin, chủ động tham gia xây dựng
bài trên lớp và hỏi giảng viên nếu có thắc mắc. Ngồi ra, hiện nay phương pháp
học Pomodoro (phương pháp quả cà chua) áp dụng trong công việc và đời sống
xã hội ngày càng nhiều. Phương pháp này được sáng tạo để giảm thiểu việc mất
tập trung, nâng cao hiệu quả công việc và nó thực sự có hiệu quả rất tốt với đa
số những người áp dụng.
KẾT LUẬN
Tư tưởng “Học đi đơi với hành” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa vơ cùng
quan trọng về cả lí luận và thực tiễn với sinh viên Đại học Ngoại ngữ nói riêng
và tồn thể nền giáo dục Việt Nam nói chung. Tư tưởng này cũng là kim chỉ
nam cho tất cả mọi người trong con đường chinh phục đỉnh cao tri thức và tạo
dựng sự nghiệp. Vì vậy chúng ta phải ln biết vận dụng những kiến thức mình

học được vào trong cuộc sống, công việc để vừa đạt được thành cơng trong lĩnh
vực mình đã chọn, vừa khiến việc học khơng trở nên nhàm chán, lãng phí.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đăng Bình (2016). Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh
trong vấn đề “học đi đôi với hành” trong dạy và học. Nguồn:
/>2. Nguyễn Hữu Thức (2011). Vận dụng lý luận cách mạng vào thực tiễn
Việt Nam trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Nguồn:
/>3. Nguyễn Văn Điều (2018). Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về
“gắn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành” trong việc nâng cao
chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị hiện nay.
Nguồn: />4. Nguyễn Xuân Trung (2020). Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào
nghiên cứu, phát triển sáng tạo lý luận ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay. Nguồn: />5. Phạm Kim Thành (2020). Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong công tác giáo dục sinh
viên hiện nay. Nguồn: />13



×