Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Sinh viên đại học ngoại ngữ đhqghn thực hiện học đi đôi với hành theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.07 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
***

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN THỰC
HIỆN HỌC ĐI ĐƠI VỚI HÀNH THEO TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH

Họ tên sinh viên: Trịnh Bảo Ngọc
Lớp: POL1001 4 (tiết 9-10 thứ 2)
Khóa: QH2019
Mã sinh viên: 19041317
Họ tên giảng viên: Nguyễn Ngọc Diệp

Hà Nội – 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................... 3
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Lý luận và thực tiễn” ............ 4
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Học phải đi đơi với hành” .. 5
III. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “Học đi đôi với
hành” của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN
hiện nay ..................................................................................... 6
1. Thực trạng ......................................................................... 6
2. Giải pháp để sinh viên vận dụng tốt hơn tư tưởng Hồ
Chí Minh về việc “Học đi đơi với hành” ............................... 9
IV. Kết luận ............................................................................ 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 12



2


LỜI MỞ ĐẦU
Theo Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của
nhận thức. Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động
và phát triển của nhận thức. Ngồi ra, thực tiễn cịn là thước đo giá trị của những tri
thức đã đạt được trong nhận thức. Thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển
và hoàn thiện nhận thức. Như vậy, thực tiễn vừa là điểm xuất phát của nhận thức,
đóng vai trị quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức, vừa là nơi
nhận thức phải luôn hướng tới để kiểm nghiệm tính đúng đắn của mình. Nhờ đó mà
thực tiễn thúc đẩy nhận thức cùng vận động, phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
vận dụng sáng tạo lý luận về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức của chủ nghĩa
Mác – Lê-nin, từ đó đưa ra một quan điểm hết sức đúng đắn, đó là phải “Học đi đôi
với hành”. Đối với Người, thực tiễn cuộc sống là cơ sở, động lực và mục đích của
việc học tập. Ngày nay, xã hội ngày càng văn minh, việc học tập cũng trở nên dễ
dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách áp dụng những kiến
thức đã học vào thực tế. Có một sự thật khó có thể phủ nhận rằng, vẫn có nhiều người
học ngoại ngữ nói chung hay cụ thể là sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học
quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) nói riêng đều chưa thực hiện tốt việc “học đi đôi với
hành”. Người học chỉ tập trung học đọc viết dẫn đến việc đọc viết thì trơi chảy nhưng
nghe nói thì khơng được tốt. Họ có thể nghĩ, có thể nhớ được trong đầu, có thể hiểu
được câu chữ trên mặt giấy nhưng khi giao tiếp thực tế lại không nghe hiểu được hay
không bật ra được thành lời. Vậy rốt “học đi đôi với hành” theo tư tưởng Hồ Chí
Minh có ý nghĩa như thế nào và phải làm sao để sinh viên Đại học Ngoại Ngữ ĐHQGHN thể cải thiện những thiếu sót đang tồn tại trong phương pháp học cũng
như kết hợp tốt giữa học tập và thực hành? Bài luận này sẽ nêu lên một cái nhìn tồn
diện về tư tưởng này và đưa ra một số biện pháp cụ thể.

3



I.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Lý luận và thực tiễn”

Quan niệm về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn chiếm một vị trí quan
trọng trong lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn và lý luận là hai
mặt đối lập vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn trong cùng một chỉnh thể thực tiễn. Trong
mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, thực tiễn ln giữ vai trị quyết định, cịn lý
luận có tính độc lập tương đối của nó.
Dựa trên cơ sở quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, chủ tịch Hồ
Chí Minh nhận định rầng: lý luận chính là những kinh nghiệm rút ra từ thực tế (thực
tiễn) trong mọi hoạt động của con người và xã hội. Cịn thực tiễn lại cũng là tồn bộ
những hoạt động của con người để tạo ra những điều kiện cần thiết cho đời sống xã
hội. Bác coi lý luận và thực tiễn có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động lẫn
nhau, chuyển hố cho nhau và khơng thể tách rời.
Người muốn nhấn mạnh rằng, thực tiễn cần có lý luận dẫn đường, chỉ đạo,
định hướng, còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh và ln liên hệ với
thực tiễn. Hồ Chí Minh nhắc nhở rằng, có lý luận rồi thì phải kết hợp chặt chẽ với
kinh nghiệm thực tế, liên hệ với thực tiễn nếu không lại mắc phải bệnh lý luận suông,
bệnh giáo điều: “Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái
đích để bắn. Có tên mà khơng bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như khơng có tên.”(1)
Người nói:" Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta
trong công việc thực tế. Khơng có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi"(2), “Lý
luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là
lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem
ra thực hành, thì khác nào một cái hịm đựng sách"(3). Cuối cùng, Người đưa ra kết
luận rằng: "Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận"(4).


4
(1) Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H.1995, t.5, tr.235
(2), (3), (4) Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H.1995, t.5, tr.233-234


II.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Học phải đi đơi với hành”

Theo quan điểm của Người, “học” là một hoạt động nhận thức, là quá trình
tiếp thu tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng và các phẩm chất văn hoá - đạo đức một cách
tích cực, tồn diện và thường xun của mỗi người, thơng qua đó hình thành các
nhân cách, năng lực cần thiết.
Việc học không phải chỉ để hiểu biết, mà thông qua học mỗi người sẽ trang bị
cho mình kiến thức, kĩ năng cần thiết để hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực
phù hợp với yêu cầu của hoạt động thực tiễn. Người cho rằng, học là quyền lợi, là
trách nhiệm của mỗi người dân. “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của
mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc
xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”(1).
Chủ tịch Hồ Chí Minh nổi tiếng với những câu châm ngơn, câu nói liên quan
đến học tập như “Học, học nữa, học mãi” hay “Non sơng Việt Nam có trở nên tươi
đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các
cường quốc năm châu hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các
em"(2). Qua đó, Bác đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập đối với lớp trẻ.
“Hành” là thực hành, là làm việc, là sự vận dụng những điều đã học vào giải
quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Người cho rằng, “Hành” là con đường duy nhất,
hiệu quả nhất, là kết tinh, là mục tiêu cuối cùng của học tập. “Học” phải toàn diện,
thực tế còn “Hành” phải linh hoạt: “Khi trở về làm việc, cần phải áp dụng những
điều đã học cộng với kinh nghiệm của mình vào cơng việc thực tế một cách khơn
khéo, mềm dẻo, phù hợp với hồn cảnh chứ khơng nên máy móc”(7).

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc học, nói đúng hơn là coi trọng việc
học sao cho hiệu quả. Theo Người, học phải gắn với hành: “Lao động trí óc mà khơng

(5) Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000, t.4, tr.44
(6) Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000, t.4, tr.33.
(7) Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000, t.7, tr 179-181

5


lao động chân tay, chỉ biết lí luận mà khơng biết thực hành thì cũng là trí thức một
nửa. Vì vậy, cho nên các cháu trong lúc học lí luận cũng phải biết kết hợp với thực
hành…”(8)
Người nhấn mạnh: “Hiểu biết do thực hành mà ra. Hiểu biết lại trải qua thực
hành mà thành lý luận. Lý luận ấy lại phải dùng vào thực hành. Sự tiến tới của hiểu
biết chẳng những ở chỗ từ cảm giác tiến đến lý luận, mà cốt nhất là từ lý luận tiến
đến thực hành cách mạng. Đã nắm được quy luật thế giới, thì phải dùng nó vào thực
hành cải tạo thế giới, thực hành tăng gia sản xuất, thực hành giai cấp đấu tranh, dân
tộc đấu tranh. Đó là q trình liên tiếp của hiểu biết”(9). Vì vậy, Người phê bình
những sai lầm, hạn chế xảy ra do tách rời giữa việc học và hành, lý thuyết và thực
hành: “Những bệnh duy tâm, máy móc, mạo hiểm, chủ quan,v.v, đều vì tách rời điều
kiện khách quan với chủ quan, tách rời lý luận với thực hành mà có”(10).
Như vậy, có thể nói chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những lời bàn sâư sắc về cái
học đích thực, cái học hữu dụng và khái niệm về tri thức hoàn toàn.
III.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “Học đi đơi với hành” của sinh
viên trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN hiện nay

1. Thực trạng

Mỗi một trường học, mỗi một chuyên ngành đều có đặc thù của riêng mình.
Trường Đại học Ngoại ngữ là nơi đào tạo chuyên sâu về ngoại ngữ, chú trọng giảng
dạy kiến thức tiếng, kỹ năng thực hành tiếng và phát triển tồn diện bốn kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết. Đối với người học ngoại ngữ, quả thực việc học từ vựng, ngữ
pháp là rất cần thiết bởi đó là cách duy nhất để xây dựng được một nền tảng ngôn
ngữ vững chắc. Tuy nhiên, chỉ học mỗi kiến thức sách vở như vậy thôi là chưa đủ.
Khi học ngoại ngữ, nếu chỉ chăm chăm học thuộc từ vựng ngữ pháp trong sách mà
không rèn luyện đầy đủ cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, khơng thường xun
(8) Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000, t.11, tr.399
(9), (10) Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000, t.4, tr.33.

6


trau dồi khả năng thực hành tiếng thì tất cả những thứ đã học thuộc kia cũng khơng
có tác dụng gì. Hơn nữa, những thứ được học trên sách vở đều là những tài liệu chính
thống, những kiến thức được sử dụng phổ biến từ xưa đến nay. Thế nhưng đặc thù
của ngơn ngữ chính là, ngơn ngữ ln thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội.
Những từ ngữ mới xuất hiện ngày càng nhiều, chỉ học lý thuyết trong giáo trình, sách
vở, khơng tiếp xúc với các cách nói mới, khơng giao lưu học hỏi, sẽ khiến cho người
học không thể theo kịp được thời đại, không hiểu được những điểm mới trong ngơn
ngữ mà mình đang theo học. Không phải cứ cặm cụi đọc sách, thi đạt điểm cao là
được, cũng không thể cứ tự do giao tiếp, nói năng khơng rõ ràng khiến người nghe
khó chịu. Thứ mà mọi sinh viên cần phải nắm được chính là biết cách kết hợp những
lý thuyết đã học vào đời sống, biết cách sử dụng ngơn ngữ đó để giao tiếp như thế
nào cho tốt.
Suốt từ lúc bắt đầu đi học lớp 1 cho đến lớp 12, người học thường được tiếp
xúc với cách dạy “độc thoại” từ giáo viên, có nghĩa là giáo viên nói là chủ yếu, học
sinh chỉ lắng nghe và ghi chép. Tuy nhiên khi lên đại học, các giảng viên của trường
Đại học Ngoại ngữ sử dụng chủ yếu phương pháp tổ chức, dẫn dắt, định hướng quá

trình học tập cho người học, giao nhiều bài tập thực hành, bài tập nhóm để giúp cho
sinh viên kết hợp hiệu quả hơn giữa lý thuyết và thực hành. Ngoài ra, nhà trường
cũng rất tạo điều kiện để sinh viên có thể tiếp xúc nhiều hơn với ngơn ngữ mà mình
đang theo học như việc tổ chức các hoạt động học tập kết hợp giải trí, các cuộc thi
học thuật,… Thể nhưng khơng phải sinh viên nào cũng tiếp thu và nắm bắt được
những cơ hội đó. Bởi vậy, sinh viên trường Ngoại ngữ chia ra làm hai bộ phận, một
bộ phận sinh viên khá năng động và sáng tạo, thế nhưng cũng có một bộ phận sinh
viên lại khá thụ động.
Đối với những sinh viên năng động và sáng tạo, có thể nói, họ chọn học ngơn
ngữ bởi đó là sở thích, là thứ họ thực sự muốn học, thế nên tư tưởng “Học đi đôi với

7


hành” của chủ tịch Hồ Chí Minh đã được vận dụng khá tốt. Ngay từ khi bắt đầu tiếp
xúc với ngơn ngữ mới, ngồi việc học kiến thức tiếng trên trường, những bạn sinh
viên này còn tự xem phim, nghe nhạc, đọc truyện, tham gia các nền tảng mạng xã
hội nơi có nhiều người bản xứ sử dụng để tìm kiếm cơ hội học tập, kết nối trực tiếp
và thường xuyên với các bạn nước ngoài, tự trau dồi kỹ năng sử dụng ngơn ngữ của
mình. Bên cạnh đó, có nhiều bạn sinh viên cũng đã tìm cho mình một công việc bán
thời gian vừa liên quan đến ngôn ngữ mà mình đang theo học lại vừa đáp ứng được
sở thích cá nhân như dịch phim, dịch truyện, dịch các tin tức liên quan đến giới giải
trí,… Khơng những thế, khi trường hay khoa tổ chức các hoạt động, ví dụ như cuộc
thi lồng tiếng “声入人心 ” của khoa Trung, cuộc thi “Du hành trong Cộng đồng
Pháp ngữ – Voyage dans la Francophonie” của khoa Pháp,... các bạn đều tích cực
đăng ký tham gia bởi họ biết những cuộc thi này được tạo ra nhằm giúp sinh viên
tăng thêm tri thức cả về ngơn ngữ lẫn văn hóa. Thậm chí, có những bạn sinh viên cịn
tự mình đăng ký các cuộc thi lớn bên ngoài và dành được giải rất cao, qua đó chứng
minh được sự nỗ lực, chăm chỉ cũng như trình độ của bản thân. Như vậy, các bạn
sinh viên này đã tận dụng tốt mọi cơ hội để có thể nâng cao trình độ, “học đi đơi với

hành” để giúp cho bản thân ngày càng tốt lên, ngày càng hồn thiện hơn.
Tuy nhiên, có rất nhiều sinh viên khác của trường Ngoại ngữ lại luôn ở thế
tiếp thu kiến thức một cách bị động, lười tìm hiểu, lười học. Có những bạn chỉ học
những thứ có trong giáo trình với một mục tiêu duy nhất là qua mơn, khơng phải học
lại; Có những bạn khác lại chăm chăm học để thi được điểm cao, học tập một cách
máy móc chứ khơng phải là để sau này mình có thể sử dụng tốt ngơn ngữ đó phục
vụ cho công việc, cho cuộc sống. Ngược lại với bộ phận sinh viên tích cực, năng nổ,
các bạn sinh viên này học nhưng không đi đôi với hành. Các bạn không chủ động
tìm cho mình những cơ hội để nâng cao khả năng sử dụng tiếng, tan học xong liền
vứt hết sách vở sang một bên để làm những điều mình thích, khơng quan tâm đến
những cơ hội mà thầy cơ, nhà trường cung cấp để rèn luyện ngơn ngữ mình đang học.
8


Hơn nữa, khi học trên trường, phần lớn các tài liệu nghe mà sinh viên được tiếp xúc
đều được thu sẵn trong một khơng gian n tĩnh, giọng nói rất rõ ràng, rành mạch,
tốc độ vừa phải nên khá dễ dàng để nghe hiểu. Thế nhưng trong thực tế, môi trường
để giao tiếp ngôn ngữ luôn luôn pha lẫn những tạp âm, tốc độ nói của mỗi người
cũng khác nhau, thế nên nếu không thường xuyên giao lưu thực tế thì rất khó để có
thể cải thiện những thiếu sót của bản thân trong việc học ngoại ngữ. Việc học nhưng
không đi đôi với hành, không thường xuyên sử dụng ngôn ngữ trong đời sống khiến
cho việc giao tiếp bằng ngơn ngữ này trở nên nặng nề hơn, khó khăn hơn rồi sau đó
các bạn lại tự mình cảm thấy chán nản, không muốn học. Rất nhiều bạn sinh viên
cũng vì lí do này mà lựa chọn bảo lưu hoặc thơi học vì cảm thấy bản thân khơng phù
hợp với ngơn ngữ đó hoặc là khơng theo kịp. Tuy nhiên vấn đề khơng nằm ở đó, mà
nằm ở ý thức, ở cách học của mỗi người. Học mà không thực hành vận dụng nó vào
cuộc sống thì dù có giỏi lý thuyết đến mấy cũng vơ ích, khơng chỉ phí thời gian, sức
lực mà cịn uổng phí cả tiền bạc bỏ ra để đầu tư cho việc học hành.
2. Giải pháp để sinh viên vận dụng tốt hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về việc
“Học đi đơi với hành”

Vậy phải làm sao để có thể cải thiện được tình trạng “học nhưng không đi đôi
với hành” của sinh viên Ngoại ngữ, giúp các bạn sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng
của việc học tập kết hợp với thực hành?
Trên thực tế, điều này phụ thuộc phần lớn vào ý thức tự chủ của sinh viên.
Muốn kết hợp tốt giữa “học” và “hành”, sinh viên phải có cho mình mục đích học
tập đúng đắn. Không chỉ là sinh viên mà mỗi người khi biết rõ cái đích mà mình
muốn hướng tới thì đều sẽ tìm cách để đạt được nó. Khi có được mục tiêu của chính
mình, có động lực để tiến bước, sinh viên sẽ cảm thấy hứng thú hơn với ngơn ngữ
mà mình đang học, sẽ u thích nó hoặc sẽ nhận thức rõ hơn về sự quan trọng, sự
cần thiết của nó trong cơng việc sau này hay trong cuộc sống. Khi đó, việc tiếp thu
9


kiến thức trên lớp sẽ dễ dàng hơn và sinh viên cũng sẽ chủ động sử dụng ngôn ngữ
nhiều hơn. Khơng những thế, sinh viên cũng sẽ tự mình tìm kiếm các cơ hội để được
dùng ngơn ngữ, tìm cách để học thêm nhiều thuật ngữ mới xuất hiện, những kiến
thức bổ ích mới. Hiện nay, có khơng ít các thương hiệu nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam cần tuyển nhân viên bán thời gian. Các bạn sinh viên có thể tìm hiểu thêm về
các cơng việc này và ứng tuyển đi làm, một mặt có thể giúp các bạn có cơ hội va
chạm ngơn ngữ, mặt khác, có thể chính cơng việc đó sẽ giúp cho các bạn có được
một cơng việc chính thức sau này khi đã tốt nghiệp ra trường. Tinh thần ham học hỏi
là điều vô cùng quan trọng, bất kể là khi còn ngồi trên ghế nhà trường hay sau này,
bởi học là sự nghiệp cả đời, học không bao giờ là đủ, không khi nào là hết kiến thức,
nếu khơng có tinh thần học thì khơng thể thành cơng trong bất cứ một việc gì.
Bên cạnh sự chủ động từ sinh viên, nhà trường cũng góp phần khơng nhỏ trong
việc thúc đẩy, khích lệ các em phát huy thực hiện tốt tư tưởng “học đi đôi với hành”.
Hiện nay, cá nhân em cảm thấy trường Đại học Ngoại ngữ đang tạo rất nhiều cơ hội
cho sinh viên. Trường không chỉ tập trung giảng dạy theo cách khiến cho sinh viên
phải tự chủ động tìm tòi học hỏi mà còn tổ chức rất nhiều cuộc thi để đẩy mạnh tinh
thần học của sinh viên. Trường Đại học Ngoại ngữ mỗi năm đều tổ chức hoạt động

Ulis Job Fair để giúp các bạn sinh viên tìm kiếm công việc hay thực tập. Tuy nhiên,
xu thế luôn thay đổi. Bởi vậy, nhà trường cũng cần phải thường xuyên đổi mới các
phương pháp giảng dạy, cập nhật nhiều hình thức mới, tổ chức nhiều hoạt động với
nội dung mới mẻ hơn để thu hút sự tham gia của sinh viên, từ đó đẩy mạnh việc kết
hợp giữa học tập lý thuyết và thực hành cho sinh viên. Đối với những sinh viên cịn
đang chới với chưa tìm được con đường cho riêng mình, thầy cơ và nhà trường có
thể chia sẻ, gợi ý về phương pháp định hướng cơng việc trên các diễn đàn chung, rất
có thể những chia sẻ đó sẽ là ánh sáng dẫn đường để các bạn sinh viên nhận ra thứ
mình đang thực sự muốn theo đuổi là gì.

10


IV.

Kết luận

Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh ln đặt vấn
đề con người là mục tiêu thiêng liêng, cao cả nhất. Bác luôn động viên nhân dân “nói
đi đơi với làm”, “học đi đơi với hành” để hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất. Đối
với Bác, “học” và “hành” quan trọng như nhau, là yếu tố cần và đủ, thiếu một trong
hai đều không được. Học lý thuyết là học cái nền tảng, cịn thực hành là học các kỹ
năng. Có lý thuyết mà khơng biết áp dụng vào thực hành thì lý thuyết đó có cũng
như khơng, và ngược lại cũng vậy. Việc nắm vững lý thuyết là để biết, để nhận thức
đúng bản chất nhưng nếu thiếu kiến thức, không biết học tập một cách chọn lọc dễ
gây nên những sai sót khơng nên có: “Có kinh nghiệm mà khơng có lý luận cũng như
một mắt sáng một mắt mờ”(11) . Muốn vận dụng tốt tư tưởng “học đi đôi với hành”
của chủ tịch Hồ Chí Minh, địi hỏi cần sử dụng đồng thời các giải pháp để nâng cao
chất lượng dạy và học. Mỗi người cần phải thực sự coi trọng việc học thì khi đó, việc
học mới thực sự có hiệu quả.


(11) Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H.1995, t.5, tr.274

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý
luận chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, 2021.
2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tập 4.
3. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tập 5.
4. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tập 7.
5. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tập 11.
6. Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, NXB Giáo dục, 1990.
7. Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Học phải đi đôi với hành”, báo Thừa Thiên Huế,
2015.
/>
12



×