Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh, sinh viên đại học ngoại ngữ đhqghn thực hiện học đi đôi với hành theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.8 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI
NGỮ - ĐHQGHN THỰC HIỆN HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH THEO TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Đinh Thị Huyền Trang
Lớp

: POL 1001 04 (Tiết 9-10 Thứ 2)

Khóa

: QH2019

Mã số sinh viên: 19041046
Họ và tên giảng viên: Nguyễn Ngọc Diệp

Hà Nội - 2021


MỤC LỤC

A/MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...1
B/NỘI DUNG…………………………………………………………………...2
1/Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi
đôi với hành……………………………………………………………………..2


2/ Thực trạng của sinh viên trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia
Hà Nội hiện nay………………………………………………………………...6
2.1/ Ưu điểm………………………………………………………………….7
2.2/ Nhược điểm……………………………………………………………...7
3/Giải pháp……………………………………………………………………...9
C/KẾT LUẬN…………………………………………………………………10
D/TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................10


A/ MỞ ĐẦU
Học tập vốn là một quá trình lâu dài và nhiều gian nan, vất vả. Bên cạnh sự
chăm chỉ, cần cù, có một phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả cũng là yếu
tố giúp chúng ta đi đến thành công. Người lao động xưa đã dạy lý thuyết hay
không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được
đúc kết trong câu nói: “Học đi đơi với hành”. Người xưa đã có câu: “Học với
hành phải đi đơi. Học mà khơng hành thì vơ ích. Hành mà khơng học thì hành
khơng trôi chảy”. Đây là một nguyên lý giáo dục quan trọng và được áp dụng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong ngành giáo dục. Bác Hồ luôn
coi trong tư tưởng “Học đi đôi với hành” trong công tác giáo dục và đào tạo,
điều này cũng đã được nhắc đến trong nội dung của Tư tưởng Hồ Chí Minh, đây
là quan điểm mang tính phương pháp luận sâu sắc, khơng những có ý nghĩa chỉ
đạo cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng và cả hệ thống chính trị, mà
cịn trong xây dựng nền giáo dục mới của nước nhà. Ở Hồ Chí Minh, tư duy và
hành động kết hợp một cách nhuần nhuyễn với nhau, lý luận luôn luôn đi cùng
thực tiễn, trong lý luận có chất thực tiễn đúc kết ở đó và trong thực tiễn có sự chỉ
đạo của lý luận. Hồ Chí Minh hay nêu lên những cặp chỉnh thể, như học đi đơi
với hành, nói đi đơi với làm, lý luận kết hợp với thực tiễn. Sinh viên Đại học
Ngoại Ngữ - ĐHQGHN luôn được dạy phải áp dụng lý thuyết vào thực tế để có
hành trang vững chắc cho tương lai. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải ai
cũng áp dụng được phương pháp này vào học tập. Trong bối cảnh hiện nay,

nhiều sinh viên vẫn đang gặp khó khăn trong việc xác định tư tưởng và phương
thức học tập, chưa vận dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống một
cách hiệu quả. Bài tiểu luận sẽ làm sáng tỏ thực tiễn và lý do tại sao sinh viên
Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN cần phải học và trau dồi, làm theo lời Bác dạy
về việc áp dụng “Học đi đơi với hành” trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời
nêu giải pháp và phương hướng để tăng cường ưu điểm và khắc phục nhược
điểm của mình.

1


B/ NỘI DUNG:
1/ Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi
đôi với hành:
Lý luận là một hệ thống những tri thức đáng tin cậy, lý luận phản ánh mối liên
hệ bản chất, mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng được biểu đạt bằng hệ
thống nguyên lý, quy luật, phạm trù. Ngồi ra, từng lĩnh vực sẽ có lý luận riêng
phản ánh hệ thống, khái quát cao và logic của từng lĩnh vực.
Thực tiễn là hoạt động vật chất, là tiền đề để khái quát những cơ sở của lý luận.
Nhờ có những hoạt động thực hành, quan sát trong thực tế mà lý luận có thể
được chứng minh sự chính xác.
Qua đó ta có thể rút ra kết luận rằng, cơ sở của lý luận là kinh nghiệm thực tiễn,
khơng có thực tiễn thì khơng có cơ sở để khái quát và chứng minh lý luận. Thực
tiễn và lý luận luôn luôn thống nhất biện chứng với nhau, địi hỏi có nhau,
nương tựa vào nhau, tác động qua lại với nhau. Nếu khơng có thực tiễn thì
khơng thể có lý luận và ngược lại, khơng có lý luận thì cũng khơng thể có thực
tiễn. Sự thống nhất đó bắt nguồn từ việc chúng đều là hoạt động của con người,
đều có mục đích là cải tạo tự nhiên và xã hội, phát triển đời sống con người. Lý
luận dựa trên nhu cầu của thực tiễn và lấy được chất liệu của thực tiễn. Lý luận
khơng có mục đích tự nó mà mục đích cuối cùng là phục vụ thực tiễn. Sức sống

của lý luận chính là ln ln gắn liền với thực tiễn, phục vụ cho yêu cầu của
thực tiễn.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, sau khi kế thừa, tiếp thu những quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin về lý luận, thực tiễn và sự thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo, làm rõ hai khái niệm lý luận
và thực tiễn. Người đã nêu lên quan niệm về mối quan hệ giữa lý luận với thực
tiễn: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc
tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi đem
2


nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính. Lý luận như cái kim chỉ
nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Khơng có lý
luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi. Có kinh nghiệm mà khơng có lý luận,
cũng như một mắt sáng, một mắt mờ. Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực
tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng
ngàn hàng vạn quyển sách lý luận, nếu khơng biết đem ra thực hành, thì khác
nào một cái hòm đựng sách. Thực hành phải dựa theo lý luận. Lý luận như viên
đạn, thực hành như cái đích để bắn. Có đạn mà khơng bắn, hoặc bắn lung tung,
cũng như khơng có đạn”1
Hồ Chí Minh vừa coi trọng lý luận vừa coi trọng thực tiễn vì thực tiễn khái quát
nên lý luận và lý luận chỉ đạo lại và là tiền đề của thực tiễn. Ở Người, chúng ta
thấy khơng có sự tuyệt đối hóa mặt nào giữa chúng. Khi nhìn xun suốt tư
tưởng Hồ Chí Minh ta có thể thấy trong lý luận đã có thực tiễn, trong thực tiễn
đã có lý luận.
Ngồi lý luận và thực tiễn, Bác Hồ cũng liên hệ về mối quan hệ giữa “Học” và
“Hành”. “Học” hay còn gọi là học tập, hay học hành, hay là học hỏi là quá trình
đạt được sự hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích
mới. Người ln coi trọng và đề cao việc học tập, xem đó là phương cách để
kiến thiết Tổ quốc, mang lại đời sống tốt đẹp cho nhân dân. Người chủ trương

xây dựng một nền giáo dục cho mọi người, không phân biệt tuổi tác, nghề
nghiệp, với mục đích, nội dung và phương pháp phong phú, linh hoạt. Vận dụng
quan điểm của Người sẽ giúp chúng ta có quan điểm, phương pháp học tập đúng
đắn, thiết thực, góp phần xây dựng một xã hội học tập phát triển và đạt hiệu quả
cao. Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nêu lên vai trị quan trọng của sự học và thế hệ trẻ đối với tiền đồ
đất nước: “Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam
có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay khơng,

1

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011, Tập 5, tr.273, 274, 275.

3


chính là nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các em2”. Ngồi ra, Người đã nói
“Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình,
phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và
trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ3” và Bác cũng quan niệm rằng sự
học, trình độ học vấn liên quan đến vận mệnh dân tộc, thể hiện sự mạnh, yếu của
một dân tộc: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”4. Người đã nhấn mạnh lợi ích
của việc đào tạo con người qua câu nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,
vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
“Hành” gọi đầy đủ là thực hành, chính là q trình chúng ta vận dụng những
thơng tin, kiến thức đã nắm bắt được trong quá trình học, áp dụng nó vào các
hoạt động thực tế trong đời sống hằng ngày và cho ra một kết quả cụ thể. Thực
hành rất cần thiết trong việc học tập bởi nếu khơng có thực hành thì kiến thức sẽ
mãi mãi nằm trên trang giấy, không bao giờ được sử dụng trong cuộc sống hằng
ngày.

Trong suốt cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn khơng ngừng tự học tập và thực
hiện gắn kết giữa “học” và “hành” để bổ sung những kiến thức mới trong kho
tàng tri thức nhân loại, nhằm mục tiêu cao nhất là phụng sự Tổ quốc, phục vụ
nhân dân. Nhờ đó, Người đã vươn tầm trở thành một lãnh tụ vĩ đại, Anh hùng
giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, được nhiều nhà chính trị và cả
những nhà văn hóa nổi tiếng trên thế giới cảm phục, yêu mến, ngưỡng mộ bởi cả
đạo đức trong sáng, mẫu mực và trí tuệ lỗi lạc, uyên bác. Trong công tác giáo
dục và đào tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi trọng phương châm “học đi đôi
với hành”. Người coi việc thực hiện phương châm này là nhiệm vụ, trách nhiệm
của mỗi cán bộ, đảng viên; đồng thời là tiêu chuẩn của một đảng cách mạng
chân chính. Quan điểm của Người về thực hiện “học đi đôi với hành” luôn mang
giá trị thời sự để Đảng ta vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo,

Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2000, Tập 4, tr.33.
Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2000, Tập 4, tr.36.
4
Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2000, Tập 4, tr.8.
2
3

4


bồi dưỡng lý luận cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong cơng cuộc đổi mới hiện
nay. Ngồi cán bộ và nhân viên nhà nước, học sinh và sinh viên cũng là những
người cần áp dụng tư tưởng này vào đời sống học tập thường ngày. Bởi vì một
khi biết cách thực hiện những kiến thức đã học thì mới khắc phục được tình
trạng đào tạo, bồi dưỡng chưa thiết thực, còn nặng về lấy chứng chỉ, bằng cấp,
mà chưa chú trọng đúng mức tới việc học để hiểu biết lý luận, vận dụng lý luận
vào thực tế để bổ sung cho lý luận trong sự nghiệp của cá nhân nói riêng và

cơng cuộc đổi mới đất nước, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. Người nhấn mạnh: “Hiểu biết do thực hành mà ra. Hiểu biết lại trải qua
thực hành mà thành lý luận. Lý luận ấy lại phải dùng vào thực hành. Sự tiến tới
của hiểu biết chẳng những ở chỗ từ cảm giác tiến đến lý luận, mà cốt nhất là từ
lý luận tiến đến thực hành cách mạng. Đã nắm được quy luật thế giới, thì phải
dùng nó vào thực hành cải tạo thế giới, thực hành tăng gia sản xuất, thực hành
giai cấp đấu tranh, dân tộc đấu tranh. Đó là q trình liên tiếp của hiểu biết5”. Vì
vậy, Người phê bình những sai lầm, hạn chế xảy ra do tách rời giữa việc học và
hành, lý thuyết và thực hành: “Những bệnh duy tâm, máy móc, mạo hiểm, chủ
quan đều vì tách rời điều kiện khách quan với chủ quan, tách rời lý luận với thực
hành mà có6”.
Trong cuốn Hồ Chí Minh tồn tập đã có trích đoạn “Theo Người, phải xây dựng
một nền giáo dục toàn diện để đào tạo những con người có đức, có tài. Nền giáo
dục đó phải kết hợp chặt chẽ giữa học và hành, lý luận gắn liền với thực tiễn,
gắn liền với giáo dục của gia đình và xã hội, học suốt đời, kết hợp tự học với học
trong nhà trường, học trong sách vở và học trong cuộc sống7”. Ta có thể thấy,
chủ tịch Hồ Chí Minh rất đề cao nền giáo dục và việc dạy dỗ, ươm mầm kiến
thức cho nhân dân, đặc biệt là những người trong lứa tuổi học sinh. “Người
không chỉ để lại một hệ thống quan điểm về đạo đức để học tập mà còn là một
tấm gương, một kiểu mẫu về thực hành đạo đức cách mạng, về sự nhất qn
Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011, tr.127.
Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011, tr.129.
7
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011, Tập 1, tr.26.
5
6

5



giữa tư tưởng và hành động, sự thống nhất giữa đạo đức với chính trị, đạo đức
với tài năng, giữa nói và làm, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường.8”
Khi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, sinh viên Việt Nam
nói chung và sinh viên trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN nói riêng cần
phải áp dụng lý luận vào thực tiễn, thực hành đi đôi với kiến thức để áp dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về “Học đi đơi với hành”. Học sinh, sinh viên phải có ý thức
học tập và rèn luyện, trau dồi kiến thức, cố gắng vận dụng những kiến thức đã
được truyền đạt trên ghế nhà trường để có thể áp dụng được vào cơng việc tương
lai cũng như các sự kiện xảy ra trong tương lai. Sinh viên khi học tập cần có ý
thức cao, lễ phép với giáo viên, tập trung học tập, ngoài những bài tập được giao
trên lớp thì sinh viên cần có ý thức tìm hiểu, học hỏi thêm những kiến thức bên
ngoài để trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng.
2/ Thực trạng của sinh viên trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia
Hà Nội hiện nay:
Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội là một trường mũi nhọn
về giảng dạy ngôn ngữ và đào tạo giáo viên ngoại ngữ. Vì là trường chun về
ngơn ngữ nên sinh viên cần phải áp dụng những kiến thức về ngôn ngữ đã học
vào công việc hoặc cuộc sống hằng ngày. Ví dụ, khi được dạy bộ mơn BiênPhiên dịch, sinh viên có thể áp dụng vào nghề nghiệp hiện tại và tương lai. Hoặc
đối với sinh viên ngôn ngữ chuyên ngành Sư phạm, việc áp dụng nghiệp vụ sư
phạm đã được học là rất quan trọng bởi nó có ảnh hưởng đến tương lai của
ngành giáo dục sau này. Hiện nay có nhiều trường hợp chương trình học vừa
nặng nề, quá tải, vừa không thiết thực, nặng về truyền thụ kiến thức hàn lâm, ít
chú trọng giáo dục đạo đức công dân, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng sống; tình
trạng “hư học” nhiều hơn “thực học”; tình trạng thừa thầy, thiếu thợ; học xong
mà không sử dụng được, học nghề này, nhưng khi ra trường lại làm nghề khác.
Vì thế, sinh viên cần cố gắng phát huy khả năng của bản thân, đồng thời sử dụng

8

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011, Tập 1, tr.27.


6


những kiến thức đang được học để không xảy ra trường hợp “học cho có”, “học
lấp liếm” và khơng thể dùng được những kiến thức đã học vào cuộc sống hoặc
công việc trong tương lai.

2.1/ Ưu điểm:
Sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội được đánh giá
là tiến bộ, luôn cập nhật xu hướng và tin tức trên thế giới do là một trường đào
tạo đa ngôn ngữ. Học sinh của trường luôn cố gắng phát huy tinh thần khuyến
học, tự học qua các hoạt động như làm việc nhóm, xây dựng bài giảng, tạo ra
những hoạt động mới để phục vụ cho bài học,.. Sinh viên trường Đại học Ngoại
Ngữ luôn được coi là tốp sinh viên năng động, tinh thần tự giác cao, luôn cố
gắng học tập những điều mới mẻ và những kiến thức mới trong và ngoài nước.
Ngoài ra, sinh viên của trường đã có nhiều kinh nghiệm trong việc áp dụng ngôn
ngữ vào công việc và đời sống hằng ngày, điều này được thể hiện qua việc các
bạn học sinh tham gia vào các công việc liên quan đến ngoại ngữ như giáo viên,
dịch phim, dịch sách báo, dịch hội thảo,…Sinh viên Đại học Ngoại Ngữ luôn
học tập hết mình và ghi danh vào những cuộc thi tầm cỡ quốc tế. Vào ngày
27/11/2021, Trường Đại học Ngoại Ngữ – ĐHQGHN và Trường Đại học Hosei
(Nhật Bản) đã phối hợp tổ chức chung kết cuộc thi Hùng biện tiếng Nhật cúp
Đại học Hosei giải Nhất nhóm sinh viên Đại học đã thuộc về bạn Đào Hoàng
Long, sinh viên trường ĐH Ngoại Ngữ – ĐHQGHN. Điều này chứng minh việc
học sinh của trường luôn cố gắng đem kiến thức ra khỏi sách vở, ra khỏi phạm
vi nhà trường để làm đẹp, làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước.
2.2/ Nhược điểm:
Dù có rất nhiều ưu điểm, nhưng vấn đề nào cũng có hai mặt, sinh viên Đại học
Ngoại Ngữ cũng gặp rất nhiều khó khăn khi áp dụng kiến thức vào thực tế, áp

dụng tư tưởng “học đi đôi với hành”. Với các bạn sinh viên, việc không ứng
7


dụng kiến thức đã học thường đến từ tư tưởng lười biếng, ỷ lại và “nước đến
chân mới nhảy”. Sau khi hồn thành kỳ thi Trung học phổ thơng Quốc gia, có
một bộ phận các bạn học sinh trở nên lười nhác với tư tưởng “xả hơi” sau khi
kết thúc một kỳ thi vất vả và đã đạt được mục tiêu. Điều này dẫn đến kết quả là
các bạn không chú ý đến việc học tập, bị tụt lại phía sau so với mặt bằng chung
các bạn đồng trang lứa. Điều này sẽ dẫn đến tư tưởng chán học, bỏ cuộc và học
đối phó với nhiều bạn sinh viên. Một thực trạng đáng buồn đang xảy ra là các
bạn sinh viên đang học kiểu “lấp liếm”, học cho có, học để qua môn và qua mắt
giảng viên bằng cách ỷ lại vào các bạn, chép bài, gian lận trong thi cử hoặc có ý
thức kém trong giờ học như nghỉ quá số buổi, vào lớp muộn, làm việc riêng
trong giờ học. Điều này khiến các bạn sinh viên khó có thể tiếp thu được các
kiến thức trên lớp, và khi khơng tiếp thu được kiến thức, khơng “học” thì khó có
thể “hành”. Một yếu tố khác dẫn đến việc sinh viên không thể áp dụng bài vở
vào thực tế là do bị mất phương hướng khi học tập, cảm thấy không vững vàng
về tương lai. Sự việc này thường xảy ra với các bạn sinh viên sắp ra trường khi
các bạn băn khoăn về mục đích học tập và định hướng công việc sau này. Một
bộ phận các bạn sinh viên khác thì chọn việc đi làm thêm những cơng việc “trái
ngành”, không phù hợp với ngành nghề các bạn đang học, ví dụ như các bạn
sinh viên học ngơn ngữ nhưng lại chọn công việc dịch vụ. Ngôn ngữ một khi
không được trau dồi sẽ rất dễ quên đi, vì vậy nếu các bạn sinh viên chỉ có tư
tưởng học cho có, học để ra được trường thì sẽ rất lãng phí, lãng phí thời gian,
tiền bạc, sức lực và cả kiến thức. Vì vậy các bạn học sinh, sinh viên cần cố gắng
trau dồi, luyện tập khả năng phản ứng cũng như tư duy ngôn ngữ ngay cả khi
không đi học bằng việc làm những công việc liên quan đến chuyên ngành ngôn
ngữ. Hoặc đơn giản là tiếp xúc với những kênh thơng tin văn hóa, mạng xã hội
liên quan đến ngơn ngữ mình đang học như đọc báo, xem phim để liên tục bồi

đắp kiến thức. Các bạn sinh viên cần nhớ rằng học đi đôi với hành, nên phải có
vốn kiến thức chắc chắn thì mới có thể thực hành, và cần phải thực hành để bồi
dưỡng, sử dụng tốt kiến thức đã học.
8


3/ Giải pháp:
Một trong những giải pháp giúp các bạn học sinh, sinh viên trường Đại học
Ngoại Ngữ - ĐHQGHN đưa những kiến thức đã được truyền đạt vào thực tế là
làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến giáo dục, ngoại giao hoặc dịch thuật
để có thể phát huy những thế mạnh, áp dụng được những kiến thức về ngơn ngữ,
sư phạm đã được học tại trường. Ngồi ra, việc làm việc đúng chuyên ngành
cũng có thể giúp các bạn có thêm kinh nghiệm, làm đẹp hồ sơ để làm địn bẩy
cho cơng việc sau này. Ngồi ra, nhà trường cũng đóng vai trị quan trọng trong
việc khuyến khích sinh viên đưa kiến thức vào đời sống. Theo đó, nhà trường
nhận thức rõ quan điểm học đi đơi với hành phải được thể hiện nhất quán và
toàn diện trong các khâu của quá trình đào tạo, bồi dưỡng, từ mục tiêu, nội dung,
chương trình đến tài liệu giảng dạy, học tập, từ phương pháp giảng dạy và học
tập đến quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và cuối cùng là từ cán bộ
quản lý nhà trường đến giảng viên. Một bộ máy quản lý tốt thì tổng thể mới có
thể hoạt động tốt. Khi có nhà trường là chỗ dựa vững chắc về kiến thức và tinh
thần, sinh viên có thể học tập tốt hơn và tự tin sử dụng những gì đã được truyền
đạt vào đời sống. Đối với sinh viên, khi đi học phải ý thức được học tập là để
vận dụng vào thực tiễn công việc, để làm cho công việc đạt hiệu quả cao hơn.
Qua quá trình vận dụng nhuần nhuyễn những kiến thức đã học vào công việc,
mỗi người mới thực sự nắm bắt những kiến thức đã học, biến những kiến thức
trong kho tàng tri thức nhân loại thành tri thức của bản thân. Đồng thời vận dụng
những kiến thức đó trong thực tế để bổ sung, phát triển những tri thức mới. Mỗi
học sinh cũng cần có ý thức rõ rằng việc đi học không phải là học tập cho xong
việc, khơng phải vì chạy theo bằng cấp mà là để làm giàu kiến thức cho bản

thân, từ đó vươn lên phát triển gia đình, xã hội và thế giới. Sinh viên cần có
động cơ học tập tốt để có kết quả tốt, q trình giáo dục chỉ thực sự đạt được kết
quả khi người học nhận thức được và biến nó thành q trình tự giáo dục. Mục
tiêu, động cơ học tập đúng đắn là tiền đề giúp quá trình học tập đạt hiệu quả tối
ưu, để có thể sử dụng những gì đã học vào thực tế sau này.
9


C/ KẾT LUẬN:
Việc học tập đúng đắn và có đường lối rõ ràng, thái độ nghiêm túc với việc học
sẽ giúp sinh viên trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng
tốt những gì đã được dạy vào cuộc sống, công việc và hơn thế nữa. Sinh viên
cần nhận thức được và áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong vấn đề “Học đi đơi
với hành” để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong học tập và đời sống.
D/ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011, Tập 5,
tr.273, 274, 275.
2. Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2000, Tập 4, tr.33.
3. Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2000, Tập 4, tr.36.
4. Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2000, Tập 4, tr.8.
5. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011,
tr.127.
6. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011,
tr.129.
7. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011, Tập 1,
tr.26.
8. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011, Tập 1,
tr.27.

10




×