Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su Tiểu Điền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.71 KB, 123 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thạch Thành là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hoá
có vị trí địa lý : Từ 20
0
23
'
05
"

- 20
0
23
'
50
"

Vĩ độ Bắc.
Từ 105
0
14
'
30
''
- 105
0
49
'
00
''
Kinh độ Đông.


+ Phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình
+ Phía Nam giáp huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hoá)
+ Phía đông giáp huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hoá)
+ Phía Tây giáp huyện Bá Thước, Cẩm Thuỷ (tỉnh Thanh Hoá)
Năm 2003 tuyến đường HỒ CHÍ MINH xuyên Việt nối liền từ Bắc vào
Nam chạy dọc theo huyện Thạch Thành và các vùng trong tỉnh. Ngoài ra huyện
Thạch Thành còn có vị trí địa lý phía Nam tiếp giáp với quốc lộ 217 con đường
lưu thông kinh tế giữa tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào
Địa hình rất đa dạng huyện Thạch Thành được tạo bởi hai dãy núi, đồi
chạy theo chiều dài của huyện dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam chia cắt
thành 2 lòng máng bởi con Sông Bưởi. Sông Bưởi chạy dọc theo chiều dài
của huyện theo hướng Tây bắc xuống phía Nam chia huyện thành 2 bên Tả và
hữu. Bên Tả gồm 17 xã, 2 Thị trấn(các xã có tên đầu bằng chữ Thành), bên
Hữu gồm 9 xã (các xã có tên đầu bằng chữ Thạch),tổng 28 xã, thị trấn. Trong
đó đồi núi được chia cất thành nhiều thung lũng. Độ cao trung bình (TB) phổ
biến ở mức 200 - 400m (cao nhất 625m, thấp nhất 15m).
+ Thời tiết khí hậu:
- Nhiệt độ TB trong năm: 23,3
0
C; Cao nhất 41,1
0
C; thấp nhất 4
0
C.
Lượng mưa TB năm: 1760mm, mùa mưa chủ yếu tập trung vào tháng 8,9,10
(theo số liệu của Trạm Thuỷ văn huyện)
Đất đai của huyện Thạch Thành rất đa dạng, phong phú bao gồm nhiều
1
loại đất khác nhau đất đỏ, phù sa cổ, cát pha, thịt nhẹ, sỏi cơm … vì thế cho
phép canh tác nhiều loại cây trồng tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển

nông nghiệp theo hướng hàng hoá đa dạng sản phẩm và nâng cao chất lượng
sản phẩm (Nguồn phòng NN huyện).
Tuy nhiên, thực trạng sản xuất nông nghiệp ở huyện Thạch Thành đang
còn nhiều hạn chế, phát triển chưa đồng đều chưa tương xứng với tiềm năng
về đất đai địa hình và điều kiện tự nhiên của huyện.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là: 55.919,44 ha; Trong đó đất nông
nghiệp là: 44.874,63ha, đất phi nông nghiệp là: 7898,03ha, đất chưa sử dụng
là: 2585,83ha (Nguồn phòng Tài nguyên & Môi trường 2008 của huyện). Bên
cạnh đó, trong tổng diện tích đất đang đưa vào sản xuất nông nghiệp thì việc
bố trí cây trồng trên từng loại đất, từng vùng sinh thái lại chưa hợp lý, còn
manh mún và thiếu tập trung. Trong đó diện tích dành cho các cây trồng hàng
hoá có hiệu quả kinh tế cao như cây Cao su, cây Mía còn ít và chưa phù hợp
với một huyện mà có 3 nông trường thuộc Công ty cao su Thanh hoá và 1 nhà
máy Mía đường Đài loan, trên địa bàn của huyện diện tích cây Cao su mới
dừng ở con số là: 2.967,6ha.
Diện tích Mía là: 6.287,2ha năm 2007, năm 2008 có chiều hướng giảm
xuống còn 6183,7 ha, năng xuất của các cây trồng trên không cao và dẫn đến
hiệu quả kinh tế còn thấp.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xất nông nghiệp, góp phần phát
triển kinh tế của huyện trong những năm tới, thực hiện tốt công cuộc công
nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết IX
của Đảng cộng sản Việt Nam, cần tạo ra một khối lượng lớn hàng hoá nông
nghiệp với hệ thống bao gồm cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng
tốt, có tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước từng bước mang lại
thu nhập kinh tế cao và bền vững cho khu vực nông thôn, đặc biệt là khu vực
2
nông thôn miền núi như huyện Thạch Thành. Để thực hiện tốt các mục tiêu trên
cần phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trong đó chuyển
dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hoá. Đặc biệt một số cây trồng có tính
hàng hóa cao, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái cao như cây cao su.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: "Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su tiểu điền tại huyện Thạch
Thành, tỉnh Thanh Hoá".
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.2 Mục đích
Xác định đươc cơ sở thực tiễn cho việc mở rộng diện tích cây cao su để
tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, bền vững nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế và mức sống cho nhân dân trong huyện.
1.2.3. Yêu cầu
Đánh giá được thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên
quan đến phát triển sản xuất cây cao su của huyện Thạch Thành, những lợi
thế, khó khăn trên quan điểm sản xuất hàng hoá, và nông nghiệp bền vững.
Đưa ra được hướng chuyển dịch phát triển cây cao su phù hợp cho từng
vùng sinh thái và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời đáp ứng đủ
nguyên liệu cho nhà máy của huyện và các vùng phụ cận. Đề xuất một số giải
pháp phát triển cây cao su theo hướng sản xuất hàng hoá và phát triển nông
nghiệp bền vững.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung phương pháp luận cho
việc phát triển cây cao su phù hợp với tài nguyên thiên nhiên của huyện theo
quan điểm sinh thái và nông nghiệp bền vững.
3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thành
tỉnh Thanh Hoá (góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, đặc
biệt là đồng bào dân tộc thiểu số của huyện).
1.4. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố tự nhiên bao gồm, đất nước, khí hậu, các yếu tố về cây trồng
và các yếu tố kinh tế - xã hội bao gồm các cơ chế, chính sách, thị trường, giá
cả, dịch vụ, điều kiện cơ sở hạ tầng và nông hộ… có ảnh hưởng trực tiếp đến
việc phát triển cây cao su theo hướng hàng hoá của huyện Thạch Thành.
Các nông hộ tham gia nghiên cứu.
Hệ thống cây trồng hiện có.
1.4.2. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu điều kiện tự, nhiên kinh tế, xã hội của
huyện Thạch Thành có liên quan đến phát triển cây cao su làm nguyên liệu
phục vụ cho công nghiệp chế biến.
4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1. Cơ sở khoa học về cây trồng
2.1.1. Cơ cấu cây trồng
Cơ cấu cây trồng là thành phần các giống và loài cây được bố trí theo
không gian và thời gian trong một vùng sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng
hợp lý nhất các nguồn lợi về tự nhiên, kinh tế xã hội sẵn có .(Đào Thế Tuấn,
1984) [1]
Nội dung cốt lõi của cơ cấu biểu hiện vị trí, vai trò của từng bộ phận
và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa chúng trong tổng thể . Một cơ cấu có
tính ổn định tương đối và được thay đổi để ngày càng hoàn thiện, phù hợp với
điều kiện khách quan, điều kiện lịch sử, điều kiện xã hội nhất định. Cơ cấu
cây trồng phụ thuộc rất nghiêm ngặt vào điều kiện tự nhiên, các nguồn tài
nguyên và điều kiện kinh tế - xã hôi. Việc duy trì hay thay đổi cơ cấu không
phải là miục tiêu mà là phương tiện để tăng trưởng và phát triển sản xuất. Cơ
cấu cây trồng còn là cơ sở để bố trí mùa vụ, chế độ luân canh cây trồng thay
đổi theo những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, giải quyết vấn đề mà thực
tiễn sản xuất đòi hỏi và cũng đặt ra cho ngành trồng trọt những yêu cầu cần
giải quyết.
Cơ cấu cây trồng hợp lý là sự định hình về mặt tổ chức cây trồng trên

đồng ruộng về số lượng, tỷ lệ, chủng loại, vị trí và thời điểm, có tính chất xác
định lẫn nhau, nhằm tạo ra sự cộng hưởng các mối quan hệ hữu cơ giữa các
loài cây trồng với nhau để khai thác và sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý
nhất các nguồn tài nguyên cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.2. Những yếu tố chi phối cơ cấu cây trồng
Bố trí hợp lý cây trồng là các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm sắp
xếp lại các hoạt động của hệ sinh thái để nó tận dụng tốt nhất điều kiện khí
5
hậu nhưng lại né tránh được thiên tai. Lợi dụng đặc tính sinh học của cây
trồng, tránh sâu bệnh, cỏ dại, đảm bảo năng suất, sản lượng và tỷ lệ hàng hóa
lớn [2](Dẫn Lê Hưng Quốc, 1994).
Những nghiên cứu mới đây về hệ thống cây trồng của các tác giả như:
Tôn Thất Chiểu, 1993.[3]; Đường Hồng Dật, 1993.[4]; Ngô Thế Dân, 1993.
[5]; Đào Thế Tuấn, 1997.[6] đã chứng minh được mối quan hệ giữa cây trồng
với các yếu tố tự nhiên.
+ Khí hậu với cơ cấu cây trồng:
- Nhiệt độ và cơ cấu cây trồng: Tùy từng loại cây trồng, các bộ phận
của cây như (rễ, thân, hoa, lá…) các quá trình sinh lý(quang hợp, hút nước,
hút khoáng…) sẽ phát triển tốt ở nhiệt độ thích hợp. Ví dụ cây ưa nóng là
những cây sinh trưởng phát triển và ra hoa đậu quả tốt ở nhiệt độ trên 20
0
C,
cây ưa lạnh là những cây phát triển và ra hoa đậu quả tốt ở nhiệt độ dưới
20
0
C, cây trung gian là những cây yêu cầu nhiệt độ xung quang 20
0
C để sinh
trướng, phát triển bình thường. (Đào Thế Tuấn, 1984.[1].
Mỗi cây trồng cần có một tổng tích ôn nhất định để hoàn thành chu kỳ

sinh trưởng. Tổng tích ôn này phù thuộc vào thời gian và đặc điểm sinh học
của cây trồng và lượng bức xạ mặt trời cung cấp được. Đó là những căn cứ để
chúng ta bố chí mùa vụ, cải tiến cơ cấu cây trồng, né tránh thời tiết bất thuận
- Lượng mưa và cơ cấu cây trồng:
Nước là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với cây trồng. Cây trồng đòi hỏi
một lượng nước lớn gấp nhiều lần trọng lượng chất khô của chúng. Lượng
nước mà cây tiêu thụ để hình thành một đơn vị chất khô của một số cây
trồng(gọi là hệ số tiêu thụ nước) VD như cây ngô 250 – 400; lúa 500 – 800;
bông 300 – 500; cây gỗ 400 – 600,…(Fao,1991)(Dẫn theo Trần Đức Hạnh,
1997 [7].
Hầu hết trong sản xuất nông nghiệp, lượng mưa cung cấp phần lớn cho
6
cây trồng đặc biệt là những vùng không có hệ thống thủy lợi chủ động. Để sản
xuất nông nghiệp có hiệu quả đòi hỏi cần nắm chắc qui luật của mưa để tận
dụng, khai thác và lưa chọn hệ thống cây trồng phù hợp.
+ Đất đai và cơ cấu cây trồng:
Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt, là công cụ sản xuất đặc biệt
trong sản xuất nông nghiệp. Đất và khí hậu hợp thành phức hệ tác động vào
cây trồng. Vì vậy phải nắm được đặc điểm của mối quan hệ giữa cây trồng
với đất thì mới xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý. Tùy thuộc vào điều
kiện địa hình, độ dốc, chế độ nước ngầm, thành phần cơ giới của đất để bố
trí hệ thống cây trồng cho phù hợp.
Ngoài ra đất còn là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái, là nguồn
cung sấp dinh dưỡng cho cây trồng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ thích hợp
cho trồng cây lấy củ; Đất có thành phần cơ giới nặng và có nước trên mặt phù
hợp cho các cây trồng ưa nước; Các cây trồng cạn như ngô, lạc, đậu tương
thường sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao trên các loại đất có
thành phần cơ giới nhẹ(Dẫn theo Lý Nhạc, 1987)[8].
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất quyết định quan trọng đến
năng suất và chất lượng cây trồng hơn là quyết định đến tính thích ứng. Tuy

nhiên mỗi loại cây trồng cũng phù hợp với tùng loại đất có nthành phần dinh
dưỡng khác nhau, có một số cây ưa trồng trên đất có thành phần dinh dưỡng
cao, một số cây ưa trồng trên đất có thành phần dinh dưỡng thấp, đất chua, đất
mặn. Từ đó chúng ta xác định được biện pháp bón phân cho hợp lý để điều
khiển dinh dưỡng đất cho phù hợp với cây trồng.
Sử dụng hợp lý (đất và nước) chính là một phần cấu thành của khái
niệm” Nông nghiệp sinh thái”, nó vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện để phục
vụ cho nền nông nghiện theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Nắm
được các đặc tính lý, hóa của đất chúng ta có thể cơ cấu cho từng loại cây
trồng và đưa ra các biện pháp cải tạo đất cho phù hợp(Lý Nhạc 1987)[8], và
7
(Đoàn Công Quì, 1999)[9].
+ Cây trồng và cơ cấu cây trồng:
Cây trồng là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái nông nghiệp. Bố trí
cây trồng hợp lý là lựa chọn các cây nào phù hợp để lợi dụng tốt nhất các điều
kiện tự nhiên khí hậu và các nguồn tài nguyên khác của vùng. Sử dụng nguồn
lợi một cách tốt nhất, nghĩa là phải lựa chọn cho cây trồng cụ thể những điều
kiện thuận lợi cho chúng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao(Lý
Nhạc 1987)[8] (Đào Thế Tuấn, 1984.[1].
Khác với khí hậu và đất đai là các yếu tố con người ít có khả năng thay
đổi, còn đối với cây trồng con người có khả năng thay đỏi, chon lựa, thay thế
chúng cho phù hợp. Với các thành tựu về công nghệ sinh học như hiện nay
trong nông nghiệp, con người có thể thay thế bản chất của cây trồng thông
qua các biện pháp như lai tạo, biến đổi gen.
Để bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý với một vùng cụ thể nào đó, cần nắm
vững đặc tính, yêu cầu của tường loài, từng giống cây trồng, so sánh với điều
kiện tự nhiên của vùng với khả năng thích ứng của cây trồng để đưa cơ cấu
hợp lý nhất cho vùng đó.
+ Quần thể sinh vật và cơ cấu cây trồng:
Xây dựng cơ cấu cây trồng là xây dựng hệ sinh thái nhân tạo, đó là hệ

sinh thái nông nghiệp. Ngoài thành phần chính là cây trồng, hệ sinh thái này
còn có các thành phần sống khác như cỏ dại sâu, bệnh, vi sinh vật, các động
vật, côn trùng và những sinh vật có ích khác. Các thành phần sống đó cùng
với cây trồng tạo nên một quần thể sinh vật, chúng chi phối lẫn nhau tạo nên
các mối quan hệ phức tạp. Chúng tạo dựng và duy trì cân bằng sinh học trong
quần thể theo hướng hạn chế được các mặt có hại, phát huy được các mặt có
lợi đối với con người là vấn đề quan tâm trong quần thể sinh vật của hệ sinh
thái nông nghiệp (Lý Nhạc 1987)[8] (Đào Thế Tuấn, 1984.[1].
Trong bố trí cơ cấu cây trồng cần cần chú ý đến các mối quan hệ giữa
8
các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái nông nghiệp, chúng ta cần dựa theo
các nguyên tắc sau:
- Lợi dụng các mối quan hệ tốt giữa các loài sinh vật với cây trồng.
- Khắc phục, phòng tránh hoặc tiêu diệt mầm mống có hại cho cây
trồng và lợi ích của con người.
Các mối quan hệ giữa sinh vật với cây trồng được biểu hiện qua các
mối quan hệ như cạnh tranh, cộng sinh, ký sinh và tuân thủ theo các mắt xích
sinh học trong dây chuyền dinh dưỡng. Vì vậy trong chuyển đổi cơ cấu cây
trồng cần chú ý các mặt như:
Xác lập thành, tỷ lệ giống cây trồng thích hợp với từng điều kiện cụ
thể của từng vùng sinh thái.
Cơ cấu thời vụ tốt nhất để tránh thời tiết bất thuận, tránh độc canh một
loại cây trồng, chọn các giống cây trồng phù hợp cho vùng nhằm đem lại
năng suất, sản lượng, chất lượng của cây trồng đồng thời hạn chế được các tác
động xấu từ các yếu tố ngoại cảnh cũng như sâu bệnh hại gây ra.
Nghiên cứu bố trí trồng xen nhiều loại cây trồng trong một diện tích
một cách hợp lý nhằm tạo nên sự tác động tương hỗ có lợi đồng thời tăng hiệu
suất sử dụng đất.
+ Hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng:
Mục đích cuối cùng của chuyển đổi cơ cấu cây trồng là hiệu quả kinh

tế, nhưng hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng mới phải cao hơn hệ thống
cây trồng cũ. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao thì các loại cây trồng trong cơ
cấu cây trồng mới phải có năng suất, chất lượng cao hơn.
Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là phải sản xuất đa dạng, ngoài việc
bố trí cây trồng chính cần bố trí cây trồng bổ sung để tận dụng các nguồn lợi từ
thiên nhiên của vùng và cơ sở sản xuất đó. Nhìn chung muốn đạt được hiệu quả
kinh tế trông chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
Đảm bảo yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm có giá trị hành hóa cao.
9
Ngoài việc đảm bảo cho ngành sản xuất chính cần phải đảm bảo cho
các ngành phụ như chăn nuôi, nuôi trồng…. , tận dụng tối đa các sản phẩm
phụ từ hệ thống cây trồng và điều kiện tự nhiên.
Đảm bảo thu hút lao động và vật tư kỹ thuật nhằm tạo hiệu quả cao.

Đảm bảo sản phẩm phải có giá trị hàng hóa cao hơn cơ cấu cây trồng cũ.
Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng có thể dựa vào
một số chỉ tiêu như năng suất, giá trị hàng hóa(tổng thu nhập sau khi trừ các
chi phí đầu tư) và mức lãi(% thu nhập so với tổng đầu tư). Khi đánh giá giá trị
kinh tế của cơ cấu cây trồng cần dựa vào năng suất bình quân và giá bán của
thị trường. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến những điều kiện ảnh hưởng đến giá
thành sản phẩm như điều kiện ngoại cảnh, vị trí địa lý và các điều kiện kinh tế
xã hội khác của vùng sản xuất.(Lý Nhạc và cộng sự, 1987)[8]
+ Nông hộ và cơ cấu cây trồng:
Theo tác giả Đào Thế Tuấn, 1997.[6] trong cuốn cơ sở khoa học để xá
định cơ cấu cây trồng có viết. Nông hộ là một đơn vị kinh tế tự chủ và là chủ
thể chính trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp của nước ta trong những
năm qua. Tất cả những hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở khu vực
nông thôn chủ yếu được thực hiện thông qua nông hộ. Do vậy, quá trình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng thực chất là cải tiến sản xuất nông nghiệp ở các
nông hộ. Vì vậy nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông

nghiệp và phát triển nông thôn.
Kinh tế hộ là kinh tế của hộ nông nghiệp sống ở nông thôn, bao gồm
cả thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hộ nông dân là các nông hộ
có phương tiện sản xuất từ ruộng đất, sử dụng lao động chủ yếu là nguồn của
gia đình, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn nư các nông trại, nhưng về
cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia hoạt động trong thị trường với một
trình độ ít hoàn chỉnh. Về cơ bản hộ nông dân có những đặc điểm sau (Dẫn
theo tác giả Đào Thế Tuấn, 1997).[6] :
10
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là
đơn vị tiêu dùng sản phẩm.
Quan hệ sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển của nông
hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình độ này quyết
định đến quan hệ giữa nông hộ với thị trường.
Các nông hộ ngoài việc tham gia vào hoạt động nông nghiệp còn tham
gia vào các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau nên khó giới
hạn như thế nào là một hộ nông dân. Vì vậy, hộ nông dân tái sản xuất giản đơn
nhờ vào ruộng đất thông qua quá trình cải tiến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhờ
đó mà tái sản xuất trong nông nghiệp, phục vụ lợi ích chung của xã hội nên cần
có những chính sách xã hội đầu tư thích hợp cho lĩnh vực này.
Hộ nông dânkhông phải là một hình thái sản xuất đồng nhất mà tập
hợp các kiểu nông hộ khác nhau, có mục tiêu và cơ chế hoạt động khác nhau.
Căn cứ vào mục tiêu và cơ cấu hoạt động của nông hộ để phân biệt được các
kiểu hộ nông dân. Đào Thế Tuấn, 1997.[6]
Kiểu hộ nông dân hoàn toàn tự cấp: Trong điều kiện này người nông
dân ít có phản ứng với thị trường, nhất là thị trường lao động và vật tư.
Kiểu nông hộ chủ yếu tự cấp, có bán một phần nông sản đổi lấy hàng
tiêu dùng, có phản ứng ít nhiều với thị trường(chủ yếu là giá cả vật tư).
Kiểu hộ bán phần lớn sản phẩm nông sản có phản ứng nhiều với thị
trường.

Kiểu hộ hoàn toàn sản xuất hàng hóa, có mục tiêu kiếm lợi nhuận như
một đơn vị sản xuất, kinh doanh thực thụ.
Mục tiêu sản xuất của các nông hộ quyết định sự lựa chọn sản phẩm
kinh doanh, cơ cấu cây trồng, và mức độ đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư,
công lao động và sản phẩm của thị trường.
Quá trình phát triển của các nông hộ trải qua các giai đoạn từ thu nhập
thấp đến thu nhập cao
11
Giai đoạn nông nghiệp tự cấp: Nông dân trồng một cây hay một vài
cây lương thực chính, năng suất thấp, kỹ thuật thô sơ, rủi ro cao. Do trình độ
còn thấp nên tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế và thị trường khu
vực nông thôn là thị trường chưa hoàn chỉnh.
Giai đoạn sản xuất, kinh doanh tổng hợp và đa dạng: Khi chuyển đổi
sang sản xuất hàng hóa, nông dân bắt đầu trồng thêm các cây trồng hàng hóa,
đa canh, giảm bớt rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ có tăng thu nhập vì
vậy nông hộ mới có điều kiện đầu tư kỹ thuật và thâm canh, nếu lao động còn
nhiều có thể phát triển ngành nghề phi nông nghiệp.
Như vậy, hộ nông dân tiến từ tình trạng tự cấp sang sản xuất hàng hóa
ở các mức độ khác nhau và quá trình cải tiến cơ cấu cây trồng gắn với thị
trường ngày càng hoàn thiện hơn. Trong thực tế nếu không có sự hỗ trợ nhiều
mặt của Nhà nước, quá trình này cũng diễn ra nhưng rất chậm và trong quá
trình sẽ nảy sinh các vấn đề làm cản trở tiến trình cải tiến cơ cấu cây trồng.
Tóm lại, nông hộ chuyển từ sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc sang
sản xuất hàng hóa gắn liền với thị trường tiêu thụ ở các mức độ khác nhau tùy
thuộc vào trình độ, điều kiện kinh tế xã hội và các chính sách của Nhà nước
thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Trong sản suất nông nghiệp hiện nay, để áp
dụng thành công một tiến bộ kỹ thuật mới hay một phương thức canh tác
mới… vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nông sản và tăng
giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích thì cần phải có các phương án tổng thể
mà quan trọng nhất là chính sách cụ thể của Nhà nước về mọi mặt.

+ Chính sách và cơ cấu cây trồng.
Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cấy trồng một cách có cơ sở
khoa học, phù hợp với nhu cầu của thực tiễn và xu thế phát triển của xã hội ta
cần có chính sách về khoa học – công nghệ để thông qua nghiên cứu, nhằm thiết
lập ngay trên đồng ruộng của người nông dân những mô hình chuyển đổi cây
trồng và cơ cấu cây trồng có hiệu quả; đồng thời chuyển giao các tiến bộ khoa
12
học kỹ thuật cho nông hộ nhằm nhân rộng mô hình. Bên cạnh đó cũng cần có cơ
chế chính sách về tài chính, hành lang pháp lý để hỗ trợ cho người nông dân khi
bắt đầu thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như các chính sách
khen thưởng để khuyến khích những nông hộ, địa phương chuyển đổi cơ cấu cây
trồng thành công, có hiệu quả và là tiền đề cho nhân rộng mô hình.
Trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, sự phân hóa giàu nghèo
càng mạnh, có sự chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị, để hạn chế
thực trạng này cần thiến phải có sự phát triển công nghiệp hóa nông thôn, thâm
canh tăng vụ nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao và có
sức cạnh tranh lớn. Đa dạng hóa cây trồng là đa dạng hóa các sản phẩm nông
nghiệp là quá trình chủ yếu để cải tiến cơ cấu cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu
về hàng nông sản của thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng cao.
Quá trình đa dạng hóa cây trồng là do sự phát triển của kinh tế hộ
quyết định và còn tùy thuộc đặc điểm của từng vùng, những vấn đề và vốn
đầu tư cho sản xuất là yếu tố quyết định cơ bản. Các hộ nghèo thường sản
xuất kinh doanh đa dạng, chỉ khi những nông hộ này giàu lên họ mới tập
trung vào sản xuất kinh doanh một số ngành nghề nhất định có trọng tâm.
Như vậy, chuyên môn hóa chỉ có thể xảy ra khi trình độ sản xuất hàng hóa đã
phát triển đến mức cao Đào Thế Tuấn, 1997.[6]
Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn phát sinh những khó
khăn dẫn đến nông dân ngần ngại không dám đầu tư vào sản xuất và chuyển
đổi cơ cấu cây trồng đó là vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản. Do vậy, để tìm
kiếm, mở rộng thị trường, nhà nước cần có những chính sách tạo môi trường

lành mạnh, sòng phẳng trong phát triển thị trường. Song song với các vấn đề
trên nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng như đường giao thông, mạng lưới
thông tin và điện…
Sự phân hóa của nông hộ và trình độ sản xuất chênh lệch của các nông
hộ ảnh hưởng rất lớn đến cải tiến cơ cấu cây trồng. Các kiểu nông hộ khác
13
nhau có trình độ tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật ở mức độ khác nhau.
Trình độ là yếu tố quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của các
nông hộ trong giai đoạn đầu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa, khi kỹ thuật
áp dụng chưa phải cần nhiều vốn thì việc đa dạng hóa sản xuất là một xu thế
cần thiết cho sự phát triển nông nghiệp.
+ Thị trường và cơ cấu cây trồng.
Theo Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubingeld (Kinh tế học vĩ mô, Nhà
xuất bản Thống kê Hà Nội, 1999). Thị trường là tập hợp những người mua và
bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi. Thị trường là trung
tâm của các hoạt động kinh tế.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều người mua và
bán, không một cá nhân nào có ảnh hưởng đáng kể tới giá cả. trong thị trường
cạnh tranh hoàn hảo thường phổ biến một giá duy nhất là giá thị trường.
Trong nông nghiệp, thị trường là động lực thúc đẩy cải tiến cơ cấu cây
trồng hợp lý. Theo cơ chế thị trường thì cơ cấu cây trồng phải làm rõ được
các vấn đề như; trồng cây gì, trồng như thế nào và trồng cho ai. Thông qua sự
biến động giá cả thị trường có tác dụng định hướng cho người sản xuất nên
trồng cây gì và chi phí giá thành bao nhiêu để đáp ứng được nhu cầu xã hội
mà có hiệu quả kinh tế cao. Thông qua thị trường mà người sản xuất điều
chỉnh qui mô sản xuất, cải tiến cơ cấu cây trồng, thay đổi giống cây trồng và
mùa vụ phù hợp với thị trường.
Thị trường có tác dụng điều chỉnh cơ cấu cây trồng, chuyển dịch theo
hướng ngày càng có hiệu quả cao hơn. Cải tiến cơ cấu cây trồng chính là điều
kiện và yêu cầu để mở rộng thị trường nông nghiệp. Khu vực nông thôn là thị

trường cung ứng nông sản hàng hóa cho toàn xã hội và thị trường tiêu thụ sản
phẩm của ngành công nghiệp, cung cấp nông sản cho ngành dịch vụ và đó là
nơi cung cấp lao động cho các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy, thị
trường và sự cải tiến cơ cấu cây trồng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thị
14
trường là động lực thúc đẩy cải tiến cơ cấu cây trồng, song nó có mặt hạn chế
là nếu để cho phát triển tự phát sẽ dẫn đến mất cân đối ở một thời điểm hay
giai đoạn nào đó. Vì vậy cần có những chính sách của nhà nước điều tiết kinh
tế vĩ mô để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của thị trường.
* Đặc tính sinh vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây cao su.
Cây cao su Hevea brasiliensis, ở tình trạng hoang dại tại vùng nguyên
quán Amazon (Nam Mỹ), với mật độ cây thưa thớt và với chu kỳ sống trên
100 năm, có dạng cây rừng lớn (đại mộc)
Khi nhân trồng trên sản xuất, do việc tính toán hiệu quả kinh tế của cây
trên việc sử dụng đất và nguồn vốn đầu tư nên cây cao su được đặt trong điều
kiện sống khác hẳn với tình trạng hoang dại cụ thể:
- Từng cá thể cây cao su được dành một khoảng không gian rất hẹp: từ
18 – 25m
2
/1cây (mật độ trồng 400 – 550cây/ha) theo TS Nguyễn Thị Huệ
“ Cây cao su” 2006.[10]. Với mật độ như tế này chu kỳ sống của cây
cao su giới hạn từ 30 – 40 năm, trong đó chia làm 2 thời kỳ:
+ Thời kỳ kiến thiết cơ bản(KTCB): Là khoảng thời gian từ lúc trồng
cho đến lúc bắt đầu khai thác mủ(cạo mủ), thông thường từ 5-7 năm tùy theo
điều kiện sinh thái và chăm sóc của từng nơi. Cuối thời gian này, trong điều
kiện tăng trưởng tốt, cây thường cao khoảng 8-10 m, Vanh đo ở chiều cao
cách mặt đất 1m đạt 50cm và tán cây đã che phủ hầu như toàn bộ diện tích.
+ Thời kỳ kinh doanh(KD): Là thời gian khai thác mủ của cây, thời kỳ
này khoảng 20-25 năm. Thời kỳ này cây vẫn tiếp tục tăng trưởng tuy nhiên
chậm hơn thời kỳ kiến thiết cơ bản vào cuối niên hạn trồng(thanh lý vườn

cây) vanh của cây thường đạt 1m
+ Các đặc tính sinh vật học của cây cao su:
- Rễ: Rễ cây cao su cũng như các loại rễ của cây lấy gỗ khác có 2 loại
rễ là rễ cọc và rễ bàng:
Rễ coc: Đảm bảo cho cây cắm sâu vào đất để hút nước và các muối
15
khoáng ở các tầng đất sâu đồng thời giúp cây chống đổ ngã. Tối đa chiều dài
của rễ cọc đạt tới 10m.
Rễ bàng: Hệ thồng rễ bàng của cây cao su phát triển rất rộng, phần lớn
nằm trong lớp đất mặt cụ thể là 50% số lượng rễ bàng nằm ở độ sâu 0-7,5cm
- Lá: Lá cao su là lá kép gồm 2 lá chét và 1 phiến lá nguyên, mọc cách.
Khi trưởng thành, lá có màu xanh đậm mặt trên lá có màu xanh nhạt hơn ở
mặt dưới lá. Lá gắn với cuống lá tạo thành góc gần 180
0
. Cuống lá dài 15cm,
mảnh khảnh. Các lá chét có hình bầu dục. Phần cuối phiến lá chét nơi gắn vào
cuống lá bằng một cọng lá ngắn có tuyến mật, tuyến mật chỉ chứa mật trong
giai đoạn lá non
Lá cao su tập trung lại thành từng tầng. Để hình thành được một tầng
lá trong điều kiện Việt Nam vào mùa mưa cần 25-35 ngày, vào mùa nắng cần
tới 40-50 ngày hay có thể hơn nưa để có 1 tầng lá.
Chỉ số diện tích lá thường đạt cao nhất vào lúc cây được từ 50-60
tháng tuổi và duy trì đến tháng thứ 81, sau đó chỉ số diện tích lá giảm dần
Cây cao su được 3 năm tuổi bắt đầu hiện tượng dụng lá và ra lứa lá
non đặc điểm này gọi là giai đoạn rụng lá sinh lý vào mùa đông hay còn gọi là
rụng lá qua đông. Những nơi có mùa khô rõ rệt hiện tượng rụng lá xảy ra
nhanh hơn và ngược lại. Tại Việt Nam thời kỳ rụng lá thường vào tháng 1-2
hàng năm theo TS Nguyễn Thị Huệ “Cây cao su” 2006.[10]. Giai đoạn này
người sản xuất ngừng cạo mủ cao su.
- Hoa cao su:

Cây cao su từ 5-6 tuổi trở lên bắt đầu ra hoa thường mỗi năm ra hoa 1
lần vào lúc cây ra lá non tương đối ổn định. Đối với khí hậu ở Việt Nam vào
khoảng thánh 2-3. Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu, hoa được và hoa cái
riêng biệt nhưng mọc trên cùng một cây, là loại hoa chùm.
Hoa đực thường nhỏ hơn hoa cái và chỉ có 5 cánh đài và 10 nhị đực
nhỏ không cuống, mỗi hoa đực có thể cho 1000 hạt phấn và rất mẫn cảm với
16
môi trường ẩm ướt nên rất dễ bị hỏng khi gặp trời mưa.
Hoa cái mọc riêng ở đầu cành và có kích thước to hơn hoa đực, không
có cánh tràng chỉ có 5 cánh đài. Hoa cái cấu tạo gồm 1 bầu noãn có 3 tâm bì,
mỗi tâm bì là 1 buồng nhỏ đóng kín chứa 1 noãn. Trong bầu noãn có dấu vết
của 10 nhị đực lép. Vào thời điểm hoa chín hoa có màu trắng ẩm ướt sau đó 4
ngày chuyển sang màu nâu đỏ. Hoa đực và hoa cái không chín vào cùng lúc
mà thường hoa đực chín trước.
- Quả cao su:
Quả cao su có hình tròn hơi dẹp có đường kính từ 3-5cm, là quả nang
gồm 3 ngăn, mỗi ngăn chưa 1 hạt và trong thực tế ít thấy quả cao su chứa ít
hơn 3 hạt. Vỏ quả lúc còn non có màu xanh chứa nhiều mủ, khi quả khô có
màu nâu nhạt. Quả cao su vỡ nhiều vào lúc thời tiết khô hạn. Vỏ quả cao su
chứa nhiều lớp tế bào trong đó 3 lớp tế bào lignin cơ học, lúc quả chín lớp
lignin cơ học này hoạt động mạnh gây vỡ quả theo đường giữa của mỗi ngăn
và phóng hạt ra xa.
- Vỏ và hệ thống ống mủ:
- Khi cát ngang thân cây, có thể phân biệt được 3 phần rõ rệt:
Vỏ: Cấu tạo và chức năng hoạt động được chia làm 3 lớp như sau;
- Tầng mộc thiên: Là các lớp tế bào ngoài cùng của vỏ gồm các lớp tế
bào chết nên thường cứng, xù xì. Đây là lớp bảo vệ cho các lớp bên trong.
- Lớp trung bì: Có thể phân biệt thành 2 lớp:
Lớp ngoài là da cát khô: Có nhiều tế bào đá.
Lớp trong là da cát nhuyễn: Có chứa một ít ống mủ tuy nhiên các ổng

mủ này ít hoạt động nên lớp vỏ này chứa rất ít mủ.
- Lớp nội bì: Còn gọi là da lụa, cấu tạo bởi các tế bào libe(ống sàng và
sợi libe) các hệ thồng ống mủ và rất ít tế bào đá. Đặc điểm của lớp nội bì là
chứa nhiều ống mủ và các ống mủ sắp xếp nhau thành từng hàng, càng sát
tượng tầng số lượng ống mủ càng nhiều, càng non trẻ càng chứa nhiều mủ.
17
Tượng tầng(cambium): Là tầng phát sinh libe mộc, là cơ quan sản
xuất tế bào non của thân cây. Tượng tầng trong lớp vỏ cây cao su hoạt động
rất mạnh và liên tục, sản xuất đều đặn các mô non theo hình đồng tâm và lần
lượt cứ một lớp tế bào bên trong(phần gỗ) và một lớp tế bào bên ngoài(phần
vỏ). Sau đó, các mô non chuyển hóa dần dần tạo nên các tế bào có cấu tạo đặc
biệt của lớp gỗ nhất là các lớp vỏ.
Tượng tầng có vai trò quyết định đến sự tăng trưởng và sản lượng của
cây. Vì vậy khi khai thác mủ tuyệt đối không được chạm hoặc lấy đi tượng tầng.
Cấu tạo ống mủ: Ống mủ được tạo nên từ một phần của tế bào libe
chuyển hóa thành. Các ống mủ xuất hiện ở vị trí bên cạnh các ống sàng, tế
bào libe và sợi libe. Ống mủ có cấu tạo là ống rỗng, các ống mủ xếp đứng hơi
nghiêng từ phải trên cao xuống trái dưới thấp. Vì vậy khi cạo mủ cao su ta
phải tạo một vết cắt theo chiều ngược lại để cắt nhiều ống mủ.
Các ống mủ không liên tục từ gốc đến nơi phân cành, càng xuống thấp
số lượng ống mủ càng tăng.
Mủ cao su: Mủ cao su dạng nước là sản phẩm chính thu được từ cây
cao su. Mủ nước là một dạng dung dịch keo, màu trắng đục như sữa hoặc hơi
vàng hoặc hơi hồng tùy theo từng giống cây cao su. Mủ nước có tỷ trọng từ
0,974(khi mủ có độ DRC = 40%) đến 0,991(khi DRC = 25%)
Thành phần mủ nước trung bình gồm:
- Cao su = 30-40%
- Nước = 55-60%
- Nhựa = 1,5-2,0%
- Đường = 1,0%

- Protein = 2%
- Chất khoáng = 0,5-1%
Tăng trưởng của cây cao su: Ngay sau khi trồng, dù là cây thực sinh
hay cây ghép, tròng 1,5 đến 2 năm đầu tiên, cây cao su non phát triển do sự
18
hình thành các tầng lá mới từ chồi ngọn của thân chính cho nên cây chỉ có
một thân chính. Sự phân cành đầu tiên khi cây cao su đạt tầng lá thứ 9 hoặc
thứ 10, lúc này cây được khoảng 2 tuổi và có chiều cao 2m.
Nhịp độ tăng trưởng đồng nghĩa với việc tốc độ tăng vanh thân, đây là
một đặc tính di truyền của giống cây nhưng chịu ảnh hưởng của môi trường và
điều kiện chăm sóc. Trên các vườn cây cao su thực sinh, tốc độ đồng đều về
tăng trưởng giưa các cây rất thấp trong khi đó đối với các vườn gốc ghép do
mang các đặc tính tốt của dòng bố mẹ nên tốc độ tăng trưởng đồng đều rất cao.
+ Yêu cầu ngoại cảnh của cây cao su:
Cây cao su có nguồn gốc từ cây nhiệt đới tại vùng Amazone – Nam
Mỹ nên cây cao su có các yêu cầu ngoại cảnh cụ thể như sau:
- Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều, nhiệt độ thích hợp
nhất là từ 25- 30
0
C, trên 40
0
C cây khô héo, dưới 10
0
C cây có thể chịu được
trong thời gian ngắn nếu kéo dài cây sẽ bị gây hại như lá cây bị héo, rụng,
chồi ngọn ngừng tăng trưởng, thân cây cao su nhất là thời kỳ KTCB bị nứt và
xì mủ…Nhiệt độ thấp dưới 5
0
C kéo dài dẫn đến cây chết. Ơ nhiệt độ 25
0

C cây
đạt năng suất tối đa, nhiệt độ mát dịu vào buổi sáng sớm (từ 1-5 giờ sáng) cây
sản xuất mủ đạt cao nhất.
- Lượng mưa: Cây cao su có thể trồng ở các vùng đất có lượng mưa
từ 1500-2000mm nước/năm . Tuy vậy, đối với những vùng có lượng mưa
trong năm thấp hơn 1500mm thì lượng mưa cần phải phân bổ đều trong năm,
yêu cầu đất phải có khả năng giữ ẩm tốt với độ sét khoảng 25%
Các trận mưa tốt nhất khoảng 20-30mm nước và trong tháng cần có
khoảng 150mm nước mưa. Số ngày mưa/năm tốt nhất trong khoảng 100-150
ngày . Các trận mưa to vào buổi sáng không tốt cho cao su trong việc cạo và
thu gom mủ
- Gió: Cây cao su thích hợp với tốc độ gió từ 1-2m/giây, khi cấp gió đạt
8-13,8m/s(tương đương với cấp 5-6) làm lá cây cao su non bị xoắn lại hoặc lá
19
dày lên, phiến lá nhỏ lại. Khi gió có tốc độ 17,2m/s(tương đương với cấp 8) cây
cao su bị gãy cành, thân, khi gió đạt cấp 10 cây cao su bị đổ gãy nặng
- Giờ chiếu sáng:
Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây
và như thế ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản mủ của cây. Giờ chiếu
sáng trung bình của cây cao su là 1800-2800 giờ/năm, tốt nhất là 1600-1700
giờ/năm
Bảng 2.1: Khí hậu của một số vùng trồng cao su trên thế.
Nước
Địa điểm
Brazin
(Manaus)
Mã lai
(K.lumpur)
Thái lan
(Songkla)

Trung
quốc
(Hải
Nam)
Trung
quốc
(Vân
Nam)
Vĩ độ
3
0
08 nam 3
0
07 nam 7
0
12 nam 13
0
bắc 21
0
52 bắc
Nhiệt độ TB
0
C
26,9 27,41 27,4 23,4 21,7
T
0
thấp TB
0
C
26,2 26,6 26,5 17,0 15,6

T
0
thấp cực đại
0
C
17,6 17,1 19,1 1,5 2,7
L.mưa(mm/năm)
1.996 2.499 2.163 1.766 1.209
Số ngày mưa
171 195 159 162 -
Số ngày có gió cấp 8
- 3 - 7 4
Tốc độ gió cực đại
(m/s)
- - 39 28 20
Giờ chiếu sáng
2125 2200 - 2177 2150
Nguồn: Saengruksowong 1993.
- Đất đai: Cây cao su có thể phát triển các loại đất khác nhau ở vùng
khí hậu nhiệt đới ẩm ướt, nhưng để có hiệu quả kinh tế cần cần chú trọng khi
nhân trồng cao su trên qui mô lớn, do vậy cần lựa chọn các vùng đất thích hơp
để trồng cây cao su là rất cần thiết:
20
+ Cao trình: Cây cao su thích hợp với các vùng đất có cao trình tương
đối thấp, dưới 200m. Càng lên cao càng bất lợi do độ cao của đất có tương
quan với nhiệt độ thấp và tốc độ gió.
Cao trình đất lý tưởng được khuyến cáo để trồng cao su là:
- Vùng xích đạo có thể trồng đến cao trình 500-600m.
- Vị trí 5-6
0

mỗi bên vĩ tuyến, có thể trồng đến cao trình 400m.
Hiện nay bằng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống chịu lạnh, Trung
Quốc đã trồng cao su lên tới độ cao 700-900m so với mực nước biển. Mới
đây, trong qui trình kỹ thuật trồng cao su của Tập đoàn cao su Việt Nam ban
hành năm 2004 cũng đã đưa ra tiêu chuẩn mới về đất trồng cao su (tại điều
65) như sau; “ Đất trồng cao phải có độ dốc dưới 30%, độ cao dưới 700m,
không bị ngập úng, không có lớp laterit hoặc tầng sỏi, đá trong phạm vi độ
sâu 80cm cách mặt đất” Qui trình sản xuất cao su.[11].
+ Độ dốc: Độ dốc đất có liên quan đến độ phì của đất. Đất càng dốc,
xói mòn càng mạnh khiến các chất dinh dưỡng trong đất bị mất nhanh chóng.
Vì vậy khi trồng cao su trên các tầng đất dốc cần phải thiêt lập hệ thống bảo
vệ đất chống xói mòn như hệ thống băng, mương, đường đồng mức và kết
hợp trồng xen trong thời KTCB để chống xói mòn rửa trôi.
+ Lý tính và hóa tính của đất trồng cao su:
-PH: PH thích hợp nhất chao cây cao su phát triển tốt là: 5,0-6,0; giới
hạn PH có thể trồng cao su là 4,0-7,0.
- Chiều cao đất: Đây là yếu tố quan trọng, tầng đất canh tác lý tưởng
cho việc trồng cao su là có độ sâu 2m trong đó không có tầng trở ngại cho
việc phát triển của rễ cao su như lớp thủy cấp treo, lớp literits hóa dày đặc,
lớp đá tảng…Tuy nhiên, trong thực tế các tầng canh tác từ 1m trở lên có thể
xem là đạt yêu cầu để trồng cao su. (Qui trình sản xuất cao su).[11].
- Thành phần hạt(sa cấu): Đất trồng cao su phải có thành phần sét ở
21
lớp đất mặt(0-30 cm) tối thiểu là 20% và lớp đất sâu hơn(>30cm) tối thiểu là
25% (Đề tài đất trồng cao su 1990).[12]. Những nơi có khí hậu khô hạn, đất
có tỷ lệ sét từ 20-25%(đất cát pha sét) được xem là giới hạn cho cây cao su.
Các loại đất có thành phần hạt thô chiếm trên 30% ở chiều sâu 20-30cm cách
đất thì ít thích hợp cho cây cao su. Đất có thành phàn hạt thô chiếm 50%
trong 80cm lớp đất mặt xem như không thích hợp cho trồng cao su. Các thành
phần hạt thô sẽ gây ảnh hưởng cho sự phát triển của rễ cao su và bất lợi cho

khả năng trữ nước của đất.
- Dinh dưỡng trong đất trồng cao su: Cây cao su cần cung cấp đầy đủ
các chất dinh đưỡng đa lượng như: N,P,K, Ca, Mg và cả vi lượng. Yêu cầu
dinh dưỡng của đất trồng cao su tại Việt Nam như sau:
Bảng 2.2: Bảng chuẩn đánh giá đất trồng cao su ở Việt Nam
(Tầng đất 0-30cm)
Chỉ tiêu Rất thấp Thấp TB Cao Rất cao
Mùn (%) Dưới 0,5 0,5-1,0 1,0-2,5 2,5-60 Trên 6,0
Nts (%) Dưới 0,05 0,05-0,01 0,1-0,15 0,15-0,25 Trên 6,0
P
2
0
5
ts (%) Dưới 50 50-250 250-500 500-800 Trên 800
P
2
0
5
dt (1dt/100g) Dưới 5 5-10 10-30 Trên 30 Trên 0,25
K
2
0 ts (%) Dưới 0,1 0,1-0,5 0,5-2,0 2-4
K
2
0 dtP
2
0
5
dt
(1dt/100g)

Dưới 0,01 0,01-0,05 0,05-0,1 0,1-0,2 Trên 1,0
Mg0 dtP
2
0
5
dt
(1dt/100g)
Dưới 0,1 0,1-0,5 0,5-2 2,0-6,0 Trên 6,0
T (1dt/100g) Dưới 1,0 1-2 2-5 5-10 Trên 10
V (1dt/100g) Dưới 1,0 10-20 20-40 Trên 40 Trên 40
Nguồn: RRIV 1990(đề tài đất trồng cao su).[12]
22
Đối với cây cao su, các chất dinh dưỡng trong đất không phải là yếu tố
giới hạn nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu trồng cao su trên các chân đất nghèo
dinh dưỡng, cần có mức đầu tư phân bón cao điều này sẽ làm ảnh hưởng đến
chi phí đầu tư ban đầu của nông hộ. Các nghiên cứu cho thấy lý tính của đất
có ảnh hưởng nhiều hơn là háo tính của đất. Vì vậy cây cao su có thể trồng
trên đất rừng nghèo dinh dưỡng với điều kiện lý tính của đất phù hợp.
2.2. Phương pháp luận trong nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng
sang cây cao su.
2.2.1. Lý thuyết về hệ thống.
Trong thế giới tự nhiên cũng như trong xã hội lời người mọi hoạt động
đều diễn ra bởi các hợp phần (components) có những mối liên hệ tương tác,
hữu cơ với nhau được gọi là hệ thống. Vì vậy, muốn nghiên cứu một sự vật,
hiện tượng, hay hoạt động nào đó chúng ta phải coi lý thuyết hệ thống là cơ
sở của phương pháp luận và tính hệ thống là đặc trưng, bản chất của chúng
(Đào Châu Thu, 2003).[13].
Lý thuyết hệ thống đã được nhiều người nghiên cứu và được áp dụng
ngày càng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học giúp sự hiểu biết và các mối
quan hệ tương hỗ. Cơ sở lý thuyết đã được L.Vonbertanlanty đề xướng vaod

đầu thế kỷ XX, đã được sử dụng như một cơ sở để giải quyết các vấn đề phức
tạp và tổng hợp. Một vài năm gần đây quan điểm về hệ thống được phát triển
mạnh và áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực sinh học và nông nghiệp.
Theo Đào Thế Tuấn, hệ thống là các tập hợp trật tự bên trong (hay bên
ngoài) của các yếu tố liên quan đến với nhau (hay tác động lẫn nhau), thành
phần của hệ thống là các yếu tố. Các mối liên hệ và tác động của các yếu tố
bên trong mạnh hơn so với các yếu tố bên ngoài hệ thống và tạo nên trật tự
bên trong hệ thống. Một hệ thống là một nhóm các yếu tố tác động lẫn nhau,
hoạt động cho mục đích chung).[13].
23
Theo Phạm Chí Thành, hệ thống là tổng thể có trật tự các yếu tố khác
nhau có quan hệ và tác động qua lại. Một hệ thống có thể xác định như một
tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính được liên kết với nhau bằng nhiều
mối tương tác. Quan điểm hệ thống là sự khám phá đặc điểm của hệ thống đối
tượng bằng các nghiên cứu bản chất và đặc tính của các mối tác động qua lại
giữa các yếu tố (Phạm Chí Thành,1996.).[14].
- Hệ thống nông nghiệp: Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về hệ
thống nông nghiệp (Agricultural system). Theo Vissac (1970)).[14] thì hệ
thống nông nghiệp là tập hợp không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất
và các kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nó
biểu hiện đặc biệt sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học – sinh thái
và môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội – văn hóa, qua các
hoạt động xuất phát từ những thành tựu kỹ thuật. Tác giả Mayzoyer (1986)).
[14] lại cho rằng hệ thống nông nghiệp trước hết là một phương thức khai
thác môi trường được hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sản
xuất thích ứng với môi trường sinh thái và nhu cầu của thời điểm đó. Còn các
tác giả Touve (1988)).[14] lại cho rằng hệ thống nông nghiệp thích ứng với
các phương thức khai thác nông nghiệp của không gian nhất định do một xã
hội tiến hành, là kết quả của sự phối hợp các nhân tố tự nhiên, xã hội – văn
hóa, kinh tế và kỹ thuật.

- Tuy mỗi tác giả đều có một định nghĩa khác nhau về hệ thống nông
nghiệp, nhưng nhìn chung đều thống nhất rằng hệ thống nông nghiệp thực
chất là một hệ sinh thái nông nghiệp được đặt trong một điều kiện kinh tế - xã
hội nhất định, tức là hệ sinh thái nông nghiệp được con người tác động bằng
lao động, các tập quán canh tác, hệ thống các chính sách
Hệ thống nông nghiệp = hệ sinh thái nông nghiệp + các yếu tố kinh tế,
xã hội.
24
Hệ thống nông nghiệp bao gồm nhiều hệ phụ như hệ thống trồng trọt;
chăn nuôi; chế biến; ngành nghề; quản lý; lưu thông và phân phối.
- Hệ thống trồng trọt: Là hệ thống con và là hệ thống trung tâm của hệ
thống nông nghiệp, cấu trúc của nó quyết định sự hoạt động của các hệ thống
khác như: Chăn nuôi; chế biến…. nói đến trồng trọt là nói đến cây trồng, cây
trồng được trồng với nhiều mục đích khác nhau: cung cấp lương thực, thực
phẩm; chăn nuôi; chế biến….
Hệ thống cây trồng: Theo tác giả Zandsảta (1981)).[15] thì hệ thống
cây trồng (Cropping system) là hoạt động sản xuất cây trồng trong nông trại
bao gồm tất cả các hợp phần cần có để sản xuất một tổ hợp các cây trồng và
mối quan hệ giữa chúng với môi trường, các hợp phần này bao gồm tất cả các
yếu tố lý, hóa, sinh học cũng như kỹ thuật, lao động và quản lý.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học, sự
phân công trong nội bộ ngành Nông nghiệp ngày càng có sự thay đổi về tỷ lệ
phát triển thêm nhiều nghề mới, xuất hiện nhiều phân hệ mang tính liên tục và
không ngừng hoàn thiện, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội về các sản
phẩm nông nghiệp. Quá trình sản xuất và tiêu dùng là 2 quá trình đan xen
mang tính lịch sử và xã hội, có tác động qua lại với nhau. Sản xuất nông
nghiệp càng phát triển, phong phú và đa dạng thì càng đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của xã hội ngày càng tăng. Sự xuất hiện nhu cầu dùng mới ngày càng
thúc đẩy, cải tiến cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm mới.
Quan hệ này tuân theo nguyên lý phát triển, được chuyển đổi từ thấp đến cao,

từ đơn giản đến phức tạp và ngày càng hoàn thiện.
- Hệ thống canh tác: Hệ thống canh tác là tổ chức cây trồng được bố trí
trong không gian, thời gian và hệ thống các biện pháp kỹ thuật được thực hiện
với tổ hợp đó nhằm đạt được năng suất cây trồng cao và nâng cao độ phì
nhiêu của đất đai (Nguyễn Văn Luật 1990) [16].
25

×