Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Làm sao để phân biệt các loại cá rồng (P1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.44 KB, 16 trang )

Làm sao để phân biệt các loại
cá rồng (P1)



Cá Rồng Châu Á là loại cá được xếp vào hàng đầu trong thế giới cá cảnh, vì sự ưa
chuộng rộng rãi, giá trị cao và vẻ đẹp của nó.

Nội dung chi tiết
Cá Rồng Châu Á là loại cá được xếp vào hàng đầu trong thế giới cá cảnh, vì sự ưa
chuộng rộng rãi, giá trị cao và vẻ đẹp của nó. Nét độc đáo của hình dạng, miệng
rộng và vẩy sáng đã làm cho cá rồng trở nên đặc biệt và đã làm cho bao con tim
của những tài tử si mê cá phải rung động.
Với nét gần gũi cùng tổ tiên Nhà RỒNG, tất cả các Hoa Kiều trên toàn thế giới đều
tin tưởng Cá Rồng là tượng trưng cho sự may mắn, phát tài lộc, và đem lại hạnh
phúc do đó cá rồng trở thành con vật được cưng chiều nuôi nấng trong nhà để làm
cho Phong Thủy được tốt hơn.

Theo tương truyền hồ cá rồng là Phong, Nước hồ là Thủy, Cá Rồng là Tài, ba chữ
này hợp lại thành Đại Phúc. Do vậy ngoài việc thưởng thức vẻ đẹp hiếm thấy của
cá rồng mà các chủ nhân thường xem cá rồng như là biểu tượng cho sự phú quý
của mình, đó là lý do tại sao cá Rồng được ưa chuông nhiều.
Cá Rồng châu Á
Cá Rồng Châu Á được chia ra làm 4 loại tùy theo màu sắc tự nhiên khác nhau của
từng giống:
• Kim Long Quá Bối từ Malaysia (Cross Back Golden Malaysia)
• Huyết Long (Super Red) từ tỉnh West Kalimantan, Indonesia.
• Kim Long Hồng Vỹ (Red Tail Golden) từ tỉnh Pekanbaru, Indonesia.
• Thanh Long (Green Arowana) có thể tìm thấy ở vài nhánh sông khác tại
Malaysia Indonisia, Myanmar và Thái Lan.


• 1
Kim long quá bối (Cross Back Golden)
Có nhiều tên cho loại cá này, có người gọi Kim Long Quá Bối, Lưỡi
xương rồng Mã Lai (Malayan Bony Tongue), Bukit Merah Xanh (Bukit
Merah Blue), Đài Bắc Thanh Hoàng Long (Taipie Blue Golden) và
Vàng của Mã (Malaysian? Gold). Tất cả đều cùng loạ: KIM LONG
QUÁ BỐI. Cá này khi trưởng thành sẽ có màu suốt qua lưng. Lý do có
nhiều tên là vì cá này được tìm thấy tại nhiều nơi trên lãnh thổ Malaysia
như Perak, Trengganu, Hồ Bukit Merah và Johor.
Vì lý do nguồn cung ứng thấp, và nhu cầu thì quá cao, cho nên loại cá
này thuộc dạng đắt nhất, và yếu tố làm cho giá tăng cao hơn là vì ngoài
sự hiếm hoi có sẵn, kỹ thuật ép đẻ thành công cũng thấp. hiện nay các
trại cá ở Sing và Mã Lai đang ép giống cá này.

Kim Long Quá Bối còn được phân loại xa hơn tuỳ theo màu của vẩy cá,
bao gồm: Nền Xanh, Nền Tím, Nền Vàng, Nền Xanh Lục, và nền Bạc.
Từ ngữ Nền Xanh và Nền Tím được dùng lẫn lộn tuỳ theo từng trại cá
ép vì dải màu xậm trên sống lưng cá khi nhìn ở góc nghiêng thì có màu
xanh dương đậm, nhưng khi nhìn ở một góc độ khác thì thành màu tím
sậm. NỀN VÀNG là loại có vẩy màu vàng 24K, óng ánh từ viền vảy
vào đến tâm vảy.
Thay vì tâm vảy màu xanh hoặc màu tím. Cá nền vàng này qúa bối
(màu qua lưng) nhanh nhất so với các loại cá khác. Kim Long Quá Bối
có một sắc màu toàn vẹn nhất, khi trưởng thành, toàn thân vàng ửng
như 1 thỏi vàng 24K bơi lơ lửng trong hồ. Thỉnh thoảng quay vòng nhẹ
nhàng và tự tin trong phong thái VUA của các loài Cá Cảnh. Trong khi
các loại cá cũng màu vàng khác không có được sắc màu trời cho này. Dĩ
nhiên cũng không quên đề cập tới người anh em Nền Xanh Lục và Nền
Bạc có tâm vảy màu xanh lục và màu bạc, tuy nhiên ít được ưa chuộng
hơn.


Thật khó khăn khi muốn phân biệt cho thật chính xác vì các trại ép cá
thường hay ép giống này lai qua giống khác, không còn thuần chủng
như ngày xưa. Tuy nhiên ưu điểm là họ đã sản xuất ra những loại cá
mới, lạ và sặc sỡ hơn. Điển hình các loại cá mới như Platium White
Golden (Bạch Ngọc/Bạch Kim) và Royal Golden Blue (Hoàng Triều
Thanh Long) là giống mới được sản xuất gần đây. Hai loại này hiện
đang mang bảng giá cao nhất thế giới, và các Đại Gia Nhật Bản không
quản ngại tiền bạc tung ra chỉ để sở hữu 1 chú này (có 1 chú đã bán ở
Nhật với giá 800,000 USD và 1 chú khác giá 280,000 USD ????) và chỉ
có ở Malaysia mới sản xuất thành công 2 loại cá trên.
• 2
Huyết long (Super Red)
Đây là loại Rồng Châu Á có màu đỏ. Cá Rồng Đỏ phát hiện tại nhiều
vùng thuộc địa phận Tây Kalimantan ở Indonesia, địa danh nổi nhất là
Sông Kapuas và Hồ Sentarum, tại đây, loại Rồng Đỏ (Đỏ Ớt và Đỏ Máu
? Chilli and Blood Red) được phát hiện đầu tiên. Đây là loại cá phổ biến
nhất trong các loại cá rồng, nguyên nhân là vì màu sắc sặc sỡ đồng thời
giá cả mềm hơn loại Kim Long Quá Bối, điểm nổi bật là vi, đuôi,
miệng, râu đã trổ màu đỏ từ khi còn bé, các tay chơi cá thật khó cưỡng
nổi ham muốn và rất thích làm chủ 1 chú cá này.
Khi lớn lên màu đỏ bắt đầu xuất hiện ở những phần thân thể khác như
nắp mang cá, viền của vẩy, làm cho toàn thân cá ửng đỏ lên. Sự phổ
biến và ưa chuộng Rồng Đỏ đã thúc đẩy các trại cá bắt đầu ép cá Rồng
đỏ vì siêu lợi nhuận và hiện nay Rồng Đỏ lại đắt hơn Kim Long Quá
Bối, tuy nhiên sau 1 thời gian ồ ạt sản xuất, Rồng Đỏ đã hạ gía thành,
tuy nhiên vẫn đắt hơn Kim Long Quá Bối.

Rồng Đỏ được chia ra làm 4 loại khác nhau: Đỏ Ớt (Chilli Red) Đỏ
Huyết (Blood Red), Đỏ Cam (Orange Red) và Đỏ Vàng (24K) (Golden

Red). Thời gian gần đây những rồng đỏ này được góp lại và gọi chung
cùng tên là Huyết Long (Super Red) hoặc Rồng Đỏ cấp 1 (1st Grade
Red). Điều này tạo ra tranh cãi, vì cách áp dụng tên Huyết Long khi loại
Đỏ Cam và Đỏ Vàng không đạt được đúng nghĩa của chữ ĐỎ khi so
sánh với 2 loại trên, vì chúng chỉ xuất hiện màu vàng da cam hoặc vàng
24K. Dù vậy các trại cá vẫn lạm dụng từ Huyết long để đặt tên chung
cho cá ép của trại mình.

Cả 2 loại Đỏ Ớt và Đỏ Máu đều xuất xứ từ nguồn nước nổi tiếng ở
miền Tây Kalimantan, Indonesia có tên gọi là Sông Kapuas và Hồ
Sentarum. Hồ Sentarum bao gồm nhiều hồ nhỏ nối liền với nhau và tập
hợp lại tại đầu cuối của Sông Kapuas. Trong nước này chứa nhiều cây
gẫy lâu năm chìm trong lòng sông hồ tạo thành môi trường tốt cho cá
rồng sinh sống , nhưng với sự ô nhiễm, chất thải, bùn bẩn, nước tù đã
ảnh hưởng không ít đến màu sắc nguyên thủy của cá rồng tại đây.

Một nguyên nhân khác ảnh hưởng đến màu sắc nguyên thủy của cá
Rồng Đỏ là sự ép giống lộn xộn đã sản sinh ra nhiều màu khác nhau. Có
những giống có mình dày hơn, miệng cong và sâu hơn, có giống màu
đỏ tươi hơn, màu nền xậm hơn. Vì sự khác biệt này, những người lái cá
đầu tiên ở Indonesia chế ra 2 tên gọi chung cho 2 nhóm rồng hoá đỏ
chính được tìm thấy trong vùng: Đỏ Ớt (Chilli Red) và Đỏ Máu (Blood
Red). Những tên này được gán cho cá là vì độ Đỏ giữa 2 loài cá này. Đỏ
ớt có màu đỏ tươi và Đỏ Máu có màu đỏ đậm hơn giống như máu bầm.
Bên cạnh màu sắc, 2 loại cá này cũng có hình dạng khác nhau. Đỏ Ớt có
thân mình rộng và dày hơn, trong khi Đỏ Máu thì dài và dẹp hơn, Sự
khác biệt này có thể dễ dàng nhận ra khi nhìn chú Đỏ Ơt thì độ dày
ngang từ sống lưng qua bụng đến đuôi đều dày và rộng trong khi Đỏ
Máu từ thuôn hơn khi nhìn từ gáy đến phần đuôi. Sự khác biệt về hình
dáng và có độ vảy dày hơn, đầu hình cái muỗng, màu đỏ tươi, đã làm

cho Đỏ Ớt trở thành như lực sĩ thể hình, Xung, Cân đối và dễ nhìn.
Điểm khác biệt khác dễ nhận dạng là Đỏ Ớt có cặp mắt thật to, màu đỏ
và đuôi hình Kim Cương (Diamond - shaped tail) - (DTV: Ở VN thì gọi
là hình trái đào). Trong khi Đỏ Máu thì có cặp mắt trắng và nhỏ, đuôi
thì mở rộng hình cánh quạt (Fan-Shaped Tail). Cặp mắt của Đỏ Ớt rất to
và rộ?g, đôi khi to đến độ phần trên gần như đụng đầu và phần dưới gần
chạm vào miệng. Phần đuôi của Đỏ Ớt giống như hình viên Kim Cương
và mọc dài ra phía sau khi trưởng thành. Mặt khác, Đỏ Máu thì có cặp
mắt nhỏ hơn nhiều nhìn vào thấy ?bình thường? hơn và tròn trịa hơn.
riêng phần đuôi thì xoè ra như cánh quạt thật đẹp. Những khác biệt này
thật rõ ràng kể cả khi cá còn rất bé cũng có thể nhận ra.

Đỏ CAM (Orange Red) Đây là loại cá rất phổ biến trong giới ép cá đẻ
vì dễ thành công hơn, loại không phải là loại "Hoá đỏ" (Red-turning
type). Khi trưởng thành chú cá này ?trình diễn? vây màu Vàng Cam phủ
đầy mình rất rõ khi so sánh với Đỏ Ớt và Đỏ Máu. Sự khác biệt thể hiện
rõ hơn khi phần Vi trên + dưới và đuôi cũng không được màu đỏ như 2
loại đàn anh trên.

Đỏ VÀNG (Golden Red) là loại cá rồng cũng thường gặp bên cạnh
người anh em Đỏ Cam. Loại này có giá trị thấp nhất trong các loại
Rồng Đỏ vì khi trưởng thành, nó chỉ có màu vàng nhạt quanh thân thể,
môi và râu cũng không có màu đỏ mà chỉ hơi vàng 1 tí thôi, thật ra có
nhiều con thuộc loại này cũng không có màu ở vi và đuôi nữa. Đây là
hậu quả của sự ép đẻ khác giống đã cho ra 1 thế hệ có chất lượng nửa
vời, chỉ vì sự ép đẻ rất thành công dễ dàng cho những trại cá chủ trương
bán rẻ nhưng bán nhiều (số lượng hơn chất lượng !!!!)
Đỏ Xanh Lục (Banjar Red) hoặc còn gọi "Công dân loại 2" (2nd
Grade Red) chưa bao giờ chính thức từ giống Huyết Long. Đây cũng lại

là một chế tác của các ông lái cá tài tử ép đẻ giữa cá mái Đỏ Xanh Lục,
Hồng Vỹ hoặc Thanh Long với Huyết Long đực chính hiệu để tăng
năng xuất về cá con. Đôi khi các tay buôn này còn dùng hormones hoặc
thuốc kích thích để làm cho các chú cá này nhìn rất là "Đỏ".
Vì vậy khi mua Rồng Đỏ TUYỆT ĐỐI không nên mua loại cá được
giới thiệu "Rồng Đỏ tự nhiên" (Wild caught Red Arowana) và khi hỏi
có khai sinh thì lại trưng ra KS của CITES (DTV: Tất cả cá rồng không
phân biệt loại nào, dù rẻ hay đắt, bán ở tiệm tại các nước Mã, Thái,
Indo, Sing đều phải có khai sinh, vì nếu không khi bị bắt sẽ bị phạt rất
nặng (động vật quý hiếm có cơ diệt chủng). Cách cuối cùng cho chúng
ta nhận biết là nhìn đầu cá thì tròn hơn, miệng không được nhọn, vẩy
không sáng, có màu xanh/vàng trên vẩy là đúng loại Banjar Red. C-
KIM LONG HỒNG VỸ (Red Tail Golden).
Được biết đến với tên Kim Long Hồng Vỹ (KLHV) hoặc Kim Long
Indo, loại này được xếp hạng chung trong gia đình Kim Long với Kim
Long Quá Bối (KLQB), Kim Long Malaysia, giá thành của Kim Long
Hồng Vỹ rất ?mềm? so với Kim Long Quá Bối. Lý do là vì KLHV sẽ
không bao giờ đạt được màu vàng 24K như KLQB, và màu vàng của
KLHV sẽ không bao giờ vượt qua khỏi lưng mà khi trưởng thành luôn
luôn có 1 vệt đen lớn kéo dài từ đầu đến đuôi cá.
Mặc dù giá trị không cao khi so sánh với ?Cục Vàng Biết Bơi?
(KLQB), nhưng đa phần các chú KLHV này sẽ có màu vàng lên đến lớp
vảy thứ 4 và có vài chú, choé hơn thì màu vàng lên đến hàng vảy thứ 5.
Cũng giống như đồng chí KLQB, KLHV cũng khác loại tuỳ theo màu
sắc từng con, như nền xanh, xanh lục và nền vàng. Khi còn bé KLHV
không có màu sắc gì hết trong khi KLQB đã thể hiện màu mè rõ ràng,
sáng lóng lánh, và màu cũng đã xâm nhập lên hàng vảy thứ 5 rồi.
Nói chung KLHV "lì lợm" hơn so với KLQB, nhanh lớn hơn, và cỡ bự
hơn, tuy nhiên Hồng Vỹ thì XUNG hơn KLQB. Thật khó khi nuôi
chung trong 1 hồ lớn, thường thì 8-9 con cá nhỏ, trong khi KL Malaysia

thì không sao cả, loại này cũng được bảo vệ của CITES, tuy nhiên vẫn
bị săn lùng ở nơi thiên nhiên, ngoài ra, các bạn bạn rất giống nhau từ
đuôi, Vi, và màu trên miệng của 2 loai KLHV này. D- THANH LONG
(Green Arowana).
Đây cũng là 1 loại trong giòng họ cá rồng, thường tìm thấy ở Thái Lan,
Mã Lai, Miến Điện, Indonesia và Campuchia. Vì loại này sống ở nhiều
phong thổ khác nhau và rộng rãi như vậy nên hình dạng và màu sắc
cũng có thể khác nhau. Hầu hết những loại Thanh Long tìm thấy ở
những nơi này có màu xám xanh ở thân mình và đuôi có sọc xanh xám
đậm. Hình dáng Thanh long cũng đặc trưng khác thường hơn so với các
loại cá rồng khác, đầu và miệng thì tròn và to hơn.

Đây là loại cá rẻ tiền nhất trong các loại rồng cùng với loại Đuôi Vàng
(Yellow Tail). Tuy nhiên có 1 loại Thanh Long Xanh (có xen lẫn màu
tím trên tâmvảy) thì lại được đứng chung hàng với các đàn anh cao quý
khác. Thanh Long cùng với Huyết Long ?hạng 2? (2nd Grade Red)
được ưa chuộng nhiều nhất ở Thái Lan và Philippines vì giá mềm của
nó. Bên cạnh đó, loại này cũng được các chú học trò nhỏ bên Nhật
khoái vì vừa túi tiền, có khả năng tậu được, để vừa chiêm ngưỡng vừa
tập ép đẻ.
Rất bình thường các chú cá này được hầu hết các tay mới tập chơi cá
dùng làm bước khởi đầu cho sự nghiệp chơi cá cảnh sau này vì, vừa rẻ
vừa dễ kiếm. Sau đó đã ký cóp 1 ít kinh nghiệm rồi mới bắt đầu chuyển
qua KLHV, KLQB hoặc Huyết Long.
• 3
Kim long hồng vỹ (Scleropages aureus)
Địa bàn phân bố tự nhiên của loài kim long hồng vĩ : vùng Pekanbaru,
tỉnh Riau và khu bảo tồn Berbak, tỉnh Jambi.

Loài này còn có tên là “kim long Indonesia”. Chúng phân bố ở đảo

Sumatra, Indonesia trong các ao, hồ nhỏ dọc theo con sông Siak, đoạn
chảy qua vùng Pekanbaru, tỉnh Riau và dọc theo con sông Batanghari,
đoạn chảy qua khu bảo tồn Berbak, tỉnh Jambi. Loài này có lưng và 1/3
vây lưng (phần chóp) sậm màu, phần vây lưng còn lại, vây đuôi và vây
hậu môn màu hanh đỏ hay nâu. Khi còn non, cá có màu hơi ửng vàng
nhưng khi trưởng thành, tức đạt kích thước khoảng từ 28-34 cm, màu
sắc của chúng sẽ phát triển tối đa và cá có màu vàng sậm.
Giống như kim long quá bối, loài này cũng được chia thành nhiều loại
gồm “green-based”, “blue-based” và “gold-based” tùy vào màu sắc ở
tâm vảy. Tuy nhiên, kim long hồng vĩ được xếp hạng thấp hơn bởi vì
màu vàng của chúng không sáng bằng kim long quá bối, mặt khác màu
sắc thường chỉ phát triển đến hàng vảy thứ tư khi cá trưởng thành.
Những con cá có chất lượng tốt hơn gọi là “cao lưng” (highback) kim
long hồng vĩ có màu sắc phát triển lên đến hàng vảy thứ năm nhưng
không bao giờ vượt quá lưng, màu trên nắp mang và viền vảy nổi rõ
ngay cả khi cá còn non, độ khoảng 15 cm. Vây của chúng có màu đỏ
sậm.

So với kim long quá bối, kim long hồng vĩ có sức chịu đựng tốt, đầu
nhỏ, thân dài và hung dữ hơn nên thường được nuôi từng con riêng rẽ.
Giá của kim long hồng vĩ cũng tương đối “mềm” hơn so với kim long
quá bối và huyết long nên được nhiều người chọn nuôi.
Kim long hồng vĩ (Scleropages aureus) bình thường có màu sắc không
vượt quá hàng vảy thứ tư. “Cao lưng” kim long hồng vĩ có màu sắc phát
triển lên đến hàng vảy thứ năm.
• 4
Thanh Long (Green Arowana)
Riêng giống này có thể tìm thấy ở vài nhánh sông khác tại Malaysia
Indonisia, Myanmar và Thái Lan. Trong những năm qua, vì sự ưa
chuọ?g đại trà và nhu cầu quá cao, cộng với hứa hẹn của siêu lợi nhuận,

sự săn bắt tận cùng bừa bải đã đưa số lượng cá rồng gần như tuyệt
chủng.

Đặc biệt là giống Kim Long Quá Bối và Huyết Long đột nhiên biến mất
trong thập niên 80. May mắn thay, cá rồng được bảo vệ bằng cách liệt
kê vào hàng động vật có cơ hội tuyệt chủng của CITES (Wild Fauna
and Flora) được đăng ký vào hạng mục bảo vệ động vật số 1 (Appendix
I CITES). Từ đó những kẻ săn bắt cá rồng mà khô?g có giấy phép sẽ bị
truy tố và phạt tiền rất nặng, cho đến hôm nay vẫn còn nhiều quốc gia
cấm buôn bán cá rồng như Mỹ và Đài Loan.
Bài viết liên quan

×