Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà tre theo độ tuổi potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.1 KB, 7 trang )

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà tre
theo độ tuổi



Gà tre là một trong những con vật nuôi được nhiều người ưa chuông bởi dáng nhỏ
nhắn, bộ lông sặc sỡ. Chính vì vậy, gà tre đã có mặt trong danh sách những con
vật nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, để nuôi và chăm sóc gà tre là điều không đơn giản.
Lamsao.com xin giới thiệu với độc giả cách chăm sóc gà tre theo từng độ tuổi nhé!

Nội dung chi tiết
• 1
Giai đoạn từ mới nở cho đến 1 tháng tuổi
Đây là giai đoạn hết sức quan trọng cho sự phát triển của những chú gà
trong tương lai cho nên chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản
theo các tài liệu khoa học của Viện chăn nuôi, Khuyến nông …về
hướng dẫn “nuôi gà con”. Tuy nhiên, ở giai đoạn từ 1 đến 30 ngày tuổi
ta cần đặc biệt chú ý các yếu tố sau:
Không nôn nóng cho gà xuống ổ trước 24h sau khi nở. Khi xuống ổ,
việc đầu tiên phải cho gà uống nước sạch (có thể pha thuốc úm gà con)
sau đó mới cho ăn (ăn sạch) – không nên cho nhiều nhằm mục đích
phòng tránh các trường hợp những con gà chưa hấp thụ hết dinh dưỡng
của phôi mà đã nạp thêm năng lượng qua đường tiêu hóa sẽ dễ bị tiêu
chảy. Nếu ấp máy thì sau khi nở 24h mới cho ăn.
Đảm bảo nhiệt độ cũng như ẩm độ ở khu vực nuôi úm gà con. Tuyệt đối
tránh mưa tạt, gió lùa để gà không bị tiêu chảy và viêm phổi. Vấn đề
này tác động rất mạnh đến sự phát triển của gà con và giảm nhẹ công
sức trong quá trình chăm sóc rất nhiều.
• 2
Giai đoạn từ 1 tháng tuổi đến 2 tháng tuổi
Từ 1 tháng tuổi trở lên, gà con có thể tự điều chỉnh thân nhiệt cho phù


hợp với môi trường sống nên ta có thể cho gà tiếp xúc với môi trường
rộng lớn hơn (xuống đất, tắm đất, tắm nắng, tìm thức ăn …) nhưng
trước đó phải có giai đoạn chuyển tiếp để làm quen với môi trường mới
nếu không gà con rất dễ nhiễm bệnh.
Giai đoạn này là giai đoạn mặc áo (gà sẽ mọc đủ lông để che ấm cơ
thể). Khi chăm sóc tốt cùng với môi trường thuận lợi gà con sẽ nở mình,
bung lông rất dễ thương, cầm trong tay ta có cảm giác như một cục
bông gòn.
Giai đoạn này tuy gà vẫn cần dinh dưỡng cao nhưng các chất xơ,
vitamin, khoán … cũng hết sức quan trọng cần được bổ sung để gà phát
triển toàn diện. Tránh trường hợp chỉ dùng cám tổng hợp dành cho gà
con (đạm cao) vì như thế gà sẽ bị vẹo lườn, béo phì, đi 2 hàng và tác hại
xấu đến việc sinh sản của gà mái về sau (đẻ sớm, không đều, trứng nhỏ,
vỏ mỏng và khó đậu cồ)
• 3
Giai đoạn gà từ 2 tháng đến 5 tháng tuổi
Đây là giai đoạn thay áo (bỏ lông gà con để thành trai tơ). Gà sẽ trổ mã,
trổ hình, tập gáy và phát triển mạnh về giới tính, bộ lông sẽ phát triển
liên tục để trở thành “trai tơ sát gái”. Vì thế gà sẽ ăn mạnh, căng diều và
tạp ăn vì nó cần rất nhiều dưỡng chất để cơ thể phát triển toàn diện, nhất
là khung hình và bộ lông.
Những con thủ lĩnh, đầu đàn bao giờ cũng lớn hơn và có bộ lông đẹp
hơn các con khác vì nó sẽ ăn nhiều hơn. Ở giai đoạn này nếu gà bị suy
thì gần như chúng ta mất đi khả năng có 1 con gà đẹp. Cho nên, cần lưu
ý:
- Làm sao cho chúng được ăn đầy đủ như nhau và thân thiện với người.
- Nguồn thức ăn phải đảm bảo dưỡng chất để gà phát triển. (Ngoài cám,
lúa, người nuôi thường bổ sung vào khẩu phần của gà: sâu, dế, thịt bò,
cá, rau, cỏ, cà chua …).
- Tách nuôi riêng từng con khi cần thiết để gà được nở mình, đâm lông

đầy đủ.
- Định kỳ, gà phải được tắm nắng, tắm nước để đảm bảo bộ lông luôn
bóng mượt. Nguồn thức ăn và cách thức chăm sóc được duy trì xuyên
suốt trong quá trình nuôi gà. Cho nên, công sức và chi phí bỏ ra để
chăm sóc một con gà rất tốn kém. Vì vậy, nếu ai nghĩ rằng cứ nhốt con
gà trong lồng cho một hũ nước một giùa thức ăn, hết thì châm thêm là
đủ thì chắc chắn người đó sẽ chẳng bao giờ có được con gà đẹp để chơi
dù nó có thuộc “bổn bang”.

Riêng với gà mái, đây cũng là giai đoạn phát triển mạnh nhất để trở
thiếu nữ xinh đẹp làm điêu đứng bao kẻ trai hùng. Nhưng ta phải hết
sức lưu ý về thành phần dinh dưỡng cho gà mái được lựa chọn làm
giống vì nếu thiếu hoặc dư đều tác động xấu đến hình thể và quá trình
sinh sản sau này. Các bạn có thể tham khảo các tài liệu khuyến nông về
nuôi gà đẻ trứng.
Khi gà đạt được từ 4 đến 4,5 tháng tuổi, gà sẽ thay đuôi để hoàn thiện
bộ lông và đẻ trứng từ 5,5 đến 6 tháng là tốt nhất. Khi gà căng mình,
kêu ổ chuẩn bi rớt trứng ta nên tăng lượng thức ăn để có những quả
trứng tốt cho lứa gà đầu tiên – trứng so thường nở gà nhỏ và khó nuôi
nhưng nếu chăm sóc tốt thì từ tuần lễ thứ 2 trở đi nó sẽ phát rất nhanh.
• 4
Giai đoạn gà từ 5 đến 8 tháng tuổi
Đạt được 5 tháng tuổi, con gà cũng đã tương đối có hình để chúng ta dự
đoán tương lai. Nhưng lúc này nó lại thường kém ăn do “mê gái” nhưng
khung xương và lông hình nó vẫn còn đang trong quá trình phát triển
nên dễ bị chai sượn và đứng lông khi bị nhiễm bệnh hoặc cho theo mái
sớm. Vì thế cần chăm sóc kỹ hơn. Có thể phải đút ép nó ăn. Nếu buộc
phải cho đạp mái thì mỗi ngày chỉ nên cho đạp một lần và chỉ khi gà đạt
được chừng 7 tháng tuổi. Vì sớm hơn thì gà dễ bị suy và tỉ lệ đậu cồ rất
thấp.


Đến tháng thứ 8, con gà đã định hình (khung xương, lông hình) và đích
thực trưởng thành. Lúc này nó rất sung mãn, căng mình, gần như không
thấy nó ăn và khi mình đến gần nó đảo chuồng liên tục.
Cần phải duy trì tốt chế độ ăn uống và phương thức chăm sóc để gà
phát triển toàn diện tất cả những phẩm chất tốt vốn có của nó.
• 5
Giai đoạn từ sau 8 tháng tuổi đến 1 năm
Từ tháng thứ 8 (có thể là tháng thứ 7), gà bắt đầu thay lông chuyền,
đâm thêm lông bờm, mã để hoàn thiện bộ lông và nở ngang theo đúng
như huyết thống của nó đã mang để bước sang gà mùa. Lúc này ta có
thể xác định được bổn gà của mình đã được như ý chưa!
Thực hiện nghiêm vấn đề phòng bệnh sẽ góp phần giúp ta có con gà
đẹp. Một con gà từ nhỏ đến trưởng thành mà không hề đau bệnh sẽ đẹp
hơn con gà từng đau bệnh (chung một bổn).
Bài viết liên quan

×