Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Chuẩn bị cho bé học viết docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.24 KB, 3 trang )

Chuẩn bị cho bé học viết
Bạn có thể cho bé làm quen với bút từ 1 tuổi, bằng cách khuyến
khích bé vẽ và tô màu. "Nhờ thế các ngón tay của bé chập chững
biết đi trở nên linh hoạt hơn với các hoạt động khác" - tiến sĩ
Christian Marquard (chuyên gia phát triển trẻ em) tư vấn. Các hoạt
động như xé giấy, nặn đất sét, sơn màu bằng những ngón tay cũng
giúp bé luyện kỹ năng khéo léo - quan trọng để bé cầm bút khi đến
tuổi đi học.
Những dụng cụ cần
"Hãy để con bạn chọn những gì là tốt nhất cho bé" - chuyên gia
Christian nói. Nếu bé thích cầm bút với bàn tay trái thì không nên ép
bé phải chuyển. Bạn có thể đưa cho bé 2 cây bút để bé cầm bằng cả
hai tay. Hướng dẫn bé cầm bút với ngón tay cái, ngón tay trỏ và ngón
tay giữa vì đây là tư thế tốt nhất để duy trì lực, tốc độ và sự chính
xác của cây bút.
Nếu bạn có một giá vẽ đứng thì hãy cho bé một cây bút để bé vẽ vào
đó. Hãy giữ cho hoạt động này được vui vẻ và nhẹ nhàng.
Những gì để viết
Sau khi bé đã hứng thú cầm bút, bạn cần khuyến khích bé viết. Bắt
đầu bằng việc luyện cho bé viết tên của mình.
Những gì cha mẹ mong đợi
Tất cả các bé phát triển ở những mức độ khác nhau. Do đó, khó có
thể mong đợi bé phải viết được những gì trước tuổi đi học. Đừng lo
lắng nếu những chữ cái của bé chẳng ra hình thù gì, miễn là bé thích
sử dụng bút và mẹ khuyến khích bé vẽ, viết thường xuyên - điều này
khiến bé hào hứng hơn với việc học về sau.
Khêu gợi, đề xuất: Dạy con kiểu này có những lợi thế nhất định, trẻ
thường chấp hành yêu cầu của người lớn, trách nhiệm cao, đặc biệt
trẻ sẽ hoàn thành khá nhiệm vụ. Tuy nhiên, chúng ta không nên cổ
xúy vì phương pháp này dễ tạo ra những đứa trẻ máy móc. Ở nhà
chúng thực hiện "mệnh lệnh" của cha mẹ, còn đến lớp chúng lại


thành những "máy học", khó phát huy được tư duy chủ động, sáng
tạo.
Trong gia đình, ngay từ những năm đầu đời, cha mẹ nên vận dụng
phương pháp dạy con linh hoạt. Thay vì những kiểu cầm tay chỉ việc
thì bằng hướng dẫn, khêu gợi, đề xuất để trẻ tiến hành. Nếu cha mẹ
dạy con kiểu máy móc này thì khi đến trường trẻ cũng khó hình thành
những thói quen, những phương pháp học tập linh hoạt. Đặc biệt khi
trẻ tham gia vào môi trường xã hội cũng như đến lúc trưởng thành
thường khó khăn trong quá trình giao tiếp, ứng xử, thiếu tự tin, hoặc
ít cơ hội thành công trong sự nghiệp.
Khơi nguồn cảm hứng theo năng lực: Cha mẹ có thể nghiêm khắc
nhưng không nên gò ép, bắt buộc con theo những khuôn mẫu cứng
nhắc của người lớn; hãy để trẻ tự tìm hiểu và tự khám phá thế giới
xung quanh bằng chính cảm hứng, năng lực của bản thân, tạo điều
kiện để trẻ tham gia các hoạt động bổ ích, qua đó trẻ được mở rộng
và học hỏi rất nhiều từ công việc.
Cha mẹ hãy tìm hiểu con mình muốn gì, thích gì, hứng thú với công
việc nào để có thể giao nhiệm vụ. Tốt nhất nên tạo điều kiện để con
mình phát triển một cách tự nhiên và tự giác với công việc. Như vậy,
vừa mang lại niềm vui cho trẻ đồng thời giúp trẻ phát huy tính năng
động, sáng tạo thông qua hoạt động.


×