Tải bản đầy đủ (.pdf) (279 trang)

Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn iso 14001 2015 áp dụng tại công ty may tnhh un available

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.37 MB, 279 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN
ISO 14001:2015 ÁP DỤNG TẠI CÔNG
TY MAY TNHH UN-AVAILABLE


LỜI CẢM ƠN
- Để có thể đi đến được đoạn đường ngày hơm nay, trên qng đường đại học,
ngồi những nổ lực, cố gắng của bản thân bên cạnh đó em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến những cá nhân, tổ chức đã tạo cơ hội cho em được tiếp cận với những kiến thức bổ
ích, kinh nghiệm thực tế, tạo ra cơ hội nghề nghiệp cho em, với tất cả lòng trân trọng
và biết ơn em xin cảm ơn
- Gia đình – đã tạo mọi điều kiện và cổ vũ tinh thần trong suốt quãng thời gian
học đại học, là chỗ dựa vững chắc nhất để em có thể bước tiếp vượt qua mọi khó khắn
trong cuộc sống.
- Các quý thầy cô là giảng viên trường Đại học Nơng Lâm TP.HCM nói chung và
các thầy cơ Khoa Mơi Trường và Tài Nguyên nói riêng - những người đã tận tình chỉ
dạy cho em những bài học, những kiến thức quý giá không chỉ là trong học tập mà còn
là những kĩ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp sau này.
- Th.S Lê Thị Thủy giáo viên hướng dẫn của em, cơ đã đã tận tình chỉ bảo, truyền
cho em niềm đam mê với nghành nghề của mình qua những tiết học và giúp đỡ em
trong suốt quá trình em thực hiện báo cáo tốt nghiệp của mình.
- Ban lãnh đạo Cơng ty TNHH UN-AVAILABLE, đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập tại Cơng ty.
- Cuối cùng em xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã bên cạnh em đến đoạn đường này


đã cho em tinh thần để nổ lực cố gắng mỗi ngày, chia sẻ và củng cố kiến thức cho em
đặc biệt là toàn thể các bạn lớp DH17QM.
Xin cảm ơn tất cả mọi người. Chúc mọi người thành công trong cuộc sống!


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015
áp dụng tại Công Ty TNHH UN-AVAILABLE” được tiến hành trong khoảng thời
gian từ tháng 03/2021 đến tháng 11/2021
Đề tài bao gồm các nội dung chính sau:
- Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và hệ thống tiêu tiêu chuẩn ISO
14001:2015
- Tổng quan về Công ty TNHH UN-AVAILABLE
+Thông tin chung về Công ty TNHH UN-AVAILABLE.
+Hiện trạng môi trường và các biện pháp quản lý đang áp dụng tại Công ty
TNHH UN-AVAILABLE
- Xây dựng hệ thống tài liệu quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015
bao gồm:
 Xác định phạm vi HTQLMT, bối cảnh của Công ty, nhu cầu và mong đợi của
các bên liên quan
 Xây dựng 01 cam kết lãnh đạo và 01 chính sách phù hợp với tình hình của
Công ty
 Xác định 29 rủi ro và 06 cơ hội cần kiểm sốt;
 Nhận diện 12 khía cạnh mơi trường có ý nghĩa tại Cơng ty gồm: Chất thải rắn
công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, nước thải, khí
thải, bụi vải, nguy cơ cháy nổ, nguy cơ tràn đổ hóa chất, nguy cơ rò rỉ gas, nguy cơ sự
cố hệ thống xử lý nước thải, tiêu thụ điện, tiêu thụ nước .
 Xây dựng 14 quy trình và 12 hướng dẫn cơng việc



MỤC LỤC
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ........................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... x
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................xii
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 1
I.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ............................................................................................................ 2
I.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 2
I.4 PHẠM VI ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 2

CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 2
II.1 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC TẾ......................................................................... 2
II.1.1 Mục đích ................................................................................................................... 2
II.1.2 Phạm vi, cách thực hiện và kết quả........................................................................... 3
II.2 PHƯƠNG PHÁP THAM KHẢO TÀI LIỆU..................................................................... 6
II.2.1 Mục đích ................................................................................................................... 6
II.2.2 Cách thực hiện, tài liệu tham khảo, kết quả .............................................................. 7
II.3 PHƯƠNG PHÁP CHO ĐIỂM ........................................................................................... 9
II.3.1 Mục đích ................................................................................................................... 9
II.3.2 Phương pháp thực hiện, kết quả ................................................................................ 9

CHƯƠNG III. TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015 VÀ CÔNG TY
TNHH UN-AVAILABLE ............................................................................................. 9
III.1 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015........................................................ 9
III.1.1 Lịch sử ra đời Bộ tiêu chuẩn ISO 14000. ............................................................... 9
III.1.2 Tổng quan về Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 ........................................................... 10

III.1.2.1 Lịch sử hình thành Tiêu chuẩn ISO 14001:2015..........................................................10
III.1.2.2 Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 ...............................................................11

III.1.3 Cấu trúc của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ................................................................. 12
III.1.4 Những lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 ........................................ 12
III.1.5 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 ..................................................... 12
III.1.5.1 Những khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015. .........................................13
III.1.5.2 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 tại Việt Nam ......................................13

III.2 TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH UN-AVAILABLE ................................................... 13
III.2.1 Giới thiệu chung về Công ty.................................................................................. 13
III.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................................14
III.2.1.2 Quy mơ và loại hình sản xuất .......................................................................................14
III.2.1.3 Bố trí các hạng mục cơng trình tại cơng ty...................................................................15
iv


III.2.1.4 Các hệ thống/ cơng cụ quản lí được áp dụng tại công ty..............................................15
III.2.1.5 Cơ cấu tổ chức ..............................................................................................................15

III.2.2 Hiện trạng sản xuất ................................................................................................ 15
III.2.2.1 Nguồn nhân lực ............................................................................................................15
III.2.2.2 Nhu cầu sử dụng điện, nước .........................................................................................16
III.2.2.3 Nhu cầu sử dụng nguyên – nhiên liệu, vật liệu. ...........................................................16
III.2.2.4 Hóa chất dùng trong q trình sản xuất ........................................................................17
III.2.2.5 Máy móc và thiết bị ......................................................................................................17
III.2.2.6 Quy trình sản xuất ........................................................................................................18

III.2.3 Hiện trạng mơi trường và các biện pháp quản lý................................................... 19
III.2.3.1 Môi trường khơng khí – Tiếng ồn ................................................................................19

III.2.3.2 Mơi trường nước ..........................................................................................................21
III.2.3.2.1 Hệ thống nước cấp.................................................................................................21
III.2.3.2.2 Hệ thống thoát nước mưa chảy tràn ......................................................................21
III.2.3.2.3 Nước thải ...............................................................................................................21
III.2.3.3 Chất thải rắn. ................................................................................................................24
III.2.3.3.1 Chất thải sinh hoạt. ................................................................................................24
III.2.3.3.2 Chất thải rắn công nghiệp. .....................................................................................24
III.2.3.4 Chất thải nguy hại. .......................................................................................................25
III.2.3.5 Các khu vực phụ trợ sản xuất .......................................................................................26
III.2.3.5.1 Khu vực chứa chất thải ..........................................................................................27
III.2.3.5.2 Kho hóa chất..........................................................................................................27
III.2.3.5.3 Hệ thống xử lý nước thải .......................................................................................28
III.2.3.5.4 Nhà ăn, canteen .....................................................................................................29
III.2.3.6 Phòng chống cháy nổ ...................................................................................................29

CHƯƠNG IV. XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÍ MƠI TRƯỜNG THEO
TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015 TẠI CÔNG TY TNHH UN-AVAILABLE ......... 31
IV.1 BỐI CẢNH CỦA CƠNG TY TNHH UN-AVAILABLE .............................................. 31
IV.1.1 Tìm hiểu về bối cảnh của tổ chức.......................................................................... 31
IV.1.2 Nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan. ........................................................ 31
IV.1.3 Phạm vi của hệ thống quản lí quản lý mơi trường ................................................ 32
IV.1.3.1 Xác định phạm vi .........................................................................................................32
IV.1.3.2 Công bố phạm vi hệ thống quản lí mơi trường ............................................................32

IV.1.4 Hệ thống quản lí mơi trường ................................................................................. 32
IV.2 SỰ LÃNH ĐẠO ............................................................................................................. 35
IV.2.1 Sự lãnh đạo và cam kết.......................................................................................... 35
IV.2.2 Chính sách mơi trường .......................................................................................... 36
IV.2.2.1 Yêu cầu chung. .............................................................................................................36
IV.2.2.2 Nội dung.......................................................................................................................37



IV.2.2.3 Phổ biến chính sách mơi trường ...................................................................................38

IV.2.3 Thành lập Ban ISO ................................................................................................ 39
IV.2.3.1 Mục đích ......................................................................................................................39
IV.2.3.2 Nội dung.......................................................................................................................39

IV.2.4 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức ..................................................... 40
IV.2.4.1 Mục đích ......................................................................................................................40
IV.2.4.2 Nội dung.......................................................................................................................40

IV.3 HOẠCH ĐỊNH ............................................................................................................... 41
IV.3.1 Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội ................................................................... 41
IV.3.1.1 Xác định cơ hội và rủi ro liên quan đến tổ chức ..........................................................41
IV.3.1.2 Khía cạnh mơi trường ..................................................................................................42
IV.3.1.2.1 Mục đích ...............................................................................................................42
IV.3.1.2.2 Nội dung................................................................................................................42
IV.3.1.2.3 Tài liệu viện dẫn ....................................................................................................43
IV.3.1.3 Nghĩa vụ tuân thủ .........................................................................................................43
IV.3.1.3.1 Mục đích ...............................................................................................................43
IV.3.1.3.2 Nội dung................................................................................................................43
IV.3.1.3.3 Tài liệu viện dẫn ....................................................................................................43
IV.3.1.4 Hoạch định hành động .................................................................................................43

IV.3.2 Mục tiêu môi trường và kế hoạch thực hiện .......................................................... 44
IV.3.2.1.1 Mục đích ...............................................................................................................44
IV.3.2.1.2 Nội dung................................................................................................................44
IV.3.2.1.3 Tài liệu viện dẫn ....................................................................................................45


IV.4 HỖ TRỢ ......................................................................................................................... 45
IV.4.1 Nguồn lực, Năng lực và Nhận thức ....................................................................... 45
IV.4.1.1 Mục đích ......................................................................................................................45
IV.4.1.2 Nội dung.......................................................................................................................45
IV.4.1.3 Tài liệu viện dẫn ...........................................................................................................46

IV.4.2 Trao đổi thông tin .................................................................................................. 46
IV.4.2.1 Mục đích ......................................................................................................................46
IV.4.2.2 Nội dung.......................................................................................................................46
IV.4.2.3 Tài liệu viện dẫn ...........................................................................................................47

IV.4.3 Thơng tin dạng văn bản ......................................................................................... 47
IV.5 THỰC HIỆN................................................................................................................... 47
IV.5.1 Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện ................................................................ 47
IV.5.1.1 Mục đích ......................................................................................................................47
IV.5.1.2 Nội dung.......................................................................................................................47
IV.5.1.3 Tài liệu viện dẫn ...........................................................................................................49

IV.5.2 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó khẩn cấp ............................................................... 50


IV.5.2.1 Mục đích ......................................................................................................................50
IV.5.2.2 Nội dung.......................................................................................................................50
IV.5.2.3 Tài liệu viện dẫn ...........................................................................................................51

IV.6 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ........................................................................... 51
IV.6.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá ............................................................ 51
IV.6.1.1 Mục đích ......................................................................................................................51
IV.6.1.2 Nội dung.......................................................................................................................52
IV.6.1.3 Tài liệu viện dẫn ...........................................................................................................52


IV.6.2 Đánh giá sự tuân thủ .............................................................................................. 52
IV.6.2.1 Mục đích ......................................................................................................................52
IV.6.2.2 Nội dung.......................................................................................................................52

IV.6.3 Đánh giá nội bộ ..................................................................................................... 53
IV.6.3.1 Mục đích ......................................................................................................................53
IV.6.3.2 Nội dung.......................................................................................................................53

IV.6.4 Xem xét lãnh đạo ................................................................................................... 54
IV.6.4.1 Mục đích ......................................................................................................................54
IV.6.4.2 Nội dung.......................................................................................................................54
IV.6.4.3 Tài liệu tham chiếu .......................................................................................................55

IV.7 CẢI TIẾN ....................................................................................................................... 55
IV.7.1 Cải tiến .................................................................................................................. 55
IV.7.2 Sự không phù hợp và hành động khắc phục.......................................................... 55
IV.7.2.1 Mục đích ......................................................................................................................55
IV.7.2.2 Nội dung.......................................................................................................................55
IV.7.2.3 Tài liệu tham chiếu .......................................................................................................56

IV.7.3 Cải tiến liên tục...................................................................................................... 56

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 56
V.1 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 56
V.2 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................... 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 57
DANH SÁCH PHỤ LỤC ............................................................................................ 55
Phụ lục 01: Cơ cấu tổ chức ..................................................................................................... 55

Phụ lục 02: Sơ đồ bố trí nhà xưởng ........................................................................................ 56
Phụ lục 03: Bảng phân công vai trò, trách nhiệm, quyền hạn ................................................ 57
Phụ lục 04: Quy trình xác định rủi ro và cơ hội, đánh giá rủi ro và cơ hội liên quan đến hệ
thống quản lý môi trường ....................................................................................................... 61
Phụ lục 04A: Danh mục xác định bối cảnh của tổ chức, đánh giá rủi ro và cơ hội của hệ
thống quản lý môi trường ....................................................................................................... 66
Phụ lục 04B: Danh mục xác định yêu cầu của các bên liên quan, đánh giá rủi ro và cơ hội
của hệ thống quản lý môi trường ............................................................................................ 69


Phụ lục 05: Quy trình nhận diện các KCMT và xác định KCMTCYN .................................. 76
Phụ lục 05A: Bảng nhận diện các KCMT .............................................................................. 87
Phụ lục 05B: Bảng nhận diện các khía cạnh mơi trường có ý nghĩa .................................... 100
Phụ lục 05C: Bảng tổng hợp khía cạnh mơi trường có ý nghĩa ............................................ 108
Phụ lục 06: Quy trình xác định nghĩa vụ phải tuân thủ ........................................................ 112
Phụ lục 06A: Danh mục các nghĩa vụ phải tuân thủ ............................................................. 117
Phụ lục 07: Bảng kế hoạch hành động .................................................................................. 126
Phụ lục 08: Quy trình nhận diện mục tiêu mơi trường và hoạch định đạt mục tiêu ............. 132
Phụ lục 08A: Bảng mục tiêu môi trường và hoạch định hành động 06 tháng đầu năm 2022
.............................................................................................................................................. 138
Phụ lục 09: Quy trình quản lý năng lực, đào tạo và nhận thức ............................................. 142
Phụ lục 09A:Chương trình đào tạo HTQLMT ..................................................................... 148
Phụ lục 10: Quy trình trao đổi thông tin ............................................................................... 152
Phụ lục 10A: Danh sách đối tượng và nội dung trao đổi thông tin....................................... 156
Phụ lục 11: Quy trình kiểm sốt thơng tin dạng văn bản ...................................................... 159
Phụ lục 12: Quy trình kiểm sốt thực hiện ........................................................................... 165
Phụ lục 12A: Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải............................................... 170
Phụ lục 12B: Hướng dẫn kiểm soát nguyên nhiên vật liệu................................................... 177
Phụ lục 12C: Hướng dẫn quản lý chất thải ........................................................................... 180
Phụ lục 12D: Hướng dẫn quản lý tiêu thụ điện, nước .......................................................... 187

Phụ lục 12E: Hướng dẫn kiểm sốt hóa chất ........................................................................ 190
Phụ lục 12F: Hướng dẫn kiểm soát sự cố khẩn cấp .............................................................. 202
Phụ lục 12G: Hướng dẫn kiểm soát nhà thầu phụ, nhà cung cấp, khách tham quan ............ 205
Phụ lục 12H: Hướng dẫn quản lý tiếng ồn, độ rung và nhiệt dư .......................................... 209
Phụ lục 13: Quy trình ngăn ngừa và ứng phó sự cố khẩn cấp .............................................. 210
Phụ lục 13A: Hướng dẫn chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó sự cố khẩn cấp cháy nổ ................ 216
Phụ lục 13B: Hướng dẫn chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó sự cố khẩn cấp tràn đổ, rị rỉ hóa chất
.............................................................................................................................................. 223
Phụ lục 13C: Hướng dẫn chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó sự cố khẩn cấp rị rỉ khí gas ......... 226
Phụ lục 13D:Hướng dẫn chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó sự cố khẩn cấp hệ thống xử lý nước
thải ........................................................................................................................................ 228
Phụ lục 14: Quy trình theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá ......................................... 230
Phụ lục 14A: Bảng kế hoạch theo dõi và đo lường ............................................................ 235


Phụ lục 15: Quy trình đánh giá sự tuân thủ .......................................................................... 237
Phụ lục 16: Quy trình đánh giá nội bộ .................................................................................. 240
Phụ lục 16A: Bảng câu hỏi đánh giá nội bộ ......................................................................... 249
Phụ lục 17: Quy trình xem xét lãnh đạo ............................................................................... 258
Phụ lục 18: Quy trình sự khơng phù hợp và hành động khắc phục ...................................... 261


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1:Diện tích và các hạng mục cơng trình của cơng ty ....................................... 15
Bảng 3. 2:Bảng bố trí cơng, nhân viên các bộ phận trong nhà máy .............................. 15
Bảng 3. 3: Nhu cầu sử dụng điện của công ty trong 3 tháng (3,4,5) ............................. 16
Bảng 3. 4: Nhu cầu sử dụng nước của công ty trong 3 tháng (3,4,5) ............................ 16
Bảng 3. 5:Nhu cầu sử dụng nguyên – nhiên liệu, vật liệu. ............................................ 16
Bảng 3. 6:Danh mục hóa chất sử dụng trong q trình sản xuất ................................... 17
Bảng 3. 7:Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất ..................... 17

Bảng 3. 8:Kết quả quan trắc mơi trường khơng khí và tiếng ồn ................................... 19
Bảng 3. 9: Danh mục chất thải nguy hại ....................................................................... 26
Bảng 3. 10:Danh sách thiết bị PCCC tại Công ty ......................................................... 30


DANH MỤC HÌNH
Hình 3. 1: Chu trình PDCA theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 ...................................... 11
Hình 3. 2: Cấu trúc của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ........................................................ 12
Hình 3. 3:Sơ đồ quy trình sản xuất ................................................................................ 18
Hình 3. 4: Hệ thống thu gom nước mưa ........................................................................ 21
Hình 3. 5:Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải sản xuất tại Công ty.................................. 22
Hình 3. 6: Hệ thống xử lý và thu gom nước thải sinh hoạt ........................................... 23
Hình 3. 7: Sơ đồ kho hóa chất ....................................................................................... 28
Hình 4. 1: Quy trình thực hiện xác định rủi ro và cơ hội .............................................. 41
Hình 4. 2: Sơ đồ mức độ ưu tiên lựa chọn biện pháp kiểm soát ................................... 49


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

HTQLMT
QLMT
PCCC
KCMT
KCMTCYN
NLĐ
CTR
CTRCN
CTRCNTT
CTNH
HTXLNT

TTKC
ƯPTTKC
KCN
CBCNV
YCPL
CBLQ
SKPH

Hệ thống quản lý môi trường
Quản lý mơi trường
Phịng cháy chữa cháy
Khía cạnh mơi trường
Khía cạnh mơi trường có ý nghĩa
Người lao động
Chất thải rắn
Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải rắn công nghiệp thông thường
Chất thải nguy hại
Hệ thống xử lý nước thải
Tình trạng khẩn cấp
Ứng phó tình trạng khẩn cấp
Khu cơng nghiệp
Cán bộ cơng nhân viên
Yêu cầu pháp luật
Các bên liên quan
Sự không phù hợp


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 tại Công Ty may TNHH
UN-AVAILABLE


CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Dệt may là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước ta. Theo báo cáo
của ngành dệt may- da giày thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong năm 2020 ước tính đạt
35,29 tỷ USD. Dệt may cũng là một trong những ngành sử dụng số lao động lớn nhất, theo thống kê
của ngành dệt may - da giầy Việt Nam, hiện có khoảng 8.000 doanh nghiệp đăng kí kinh doanh với
gần 2,7 triệu lao động.
Do tập trung số lượng lớn lao động, nên ngành dệt may mang lại rất nhiều vấn đề về môi
trường. Lực lượng lao động đông đảo thường xuyên phát sinh chất thải sinh hoạt, nước thải sinh
hoạt, quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thải ra môi trường các tác nhân độc hại, như:
bụi, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại, tiếng ồn, nước thải,... đây là một trong số
những nguyên nhân gây nên ơ nhiễm mơi trường. Trong đó, lượng nước tiêu thụ trong ngành cơng
nghiệp may mặc có thể đổ đầy 32 triệu hồ bơi của các cuộc thi Olympic (ước tính khoảng 208 tỉ lít
), 80% vải dư thừa sẽ chôn dưới bãi rác chỉ 20% được tái chế,…
Bên cạnh đó, ngành dệt may có nguy cơ cháy nổ cao hơn do các cơ sở dệt may tập trung số
lượng lớn các chất dễ cháy đó là vải, sợi, các loại len dạ, bông, các loại dầu mỡ bơi trơn máy móc
thiết bị ngành may; nhiều máy móc, trang thiết bị hoạt động với công suất lớn dễ gây ra hiện tượng
quá tải, chập mạch; tập trung đông người lao động. Trên thực tế, có khơng ít vụ cháy lớn đã xảy ra
tại các doanh nghiệp dệt may. Điển hình như, vụ cháy kéo dài 26 tiếng tại cơng ty may ở khu cơng
nghiệp Trà Nóc, Cần thơ đã thiết hại nghiêm trọng về tài sản cũng như thời gian, công sức của lực
lượng cảnh sát PCCC; vụ cháy xảy ra tại xưởng dệt may thuộc Công ty Vũ Xuân, Quận 12, thành
phố Hồ Chí Minh vào khoảng 02 giờ 30 ngày 17/11/2015, làm 01 người chết và 02 người bị
thương,...Các vụ hỏa hoạn không chỉ gây tổn thất lớn về tài sản, con người mà còn đặc biệt ảnh
hưởng đến môi trường.
Nguyên nhân chủ yếu của các vấn đề nêu trên là do các doanh nghiệp dệt may chưa thực sự
quan tâm đến phát triển bền vững nói chung và bảo vệ mơi trường nói riêng. Ngồi ra, môi trường
và phát triển bền vững ngày nay không chỉ là vấn đề của quốc gia mà thu hút sự quan tâm đặc biệt
của quốc tế. Một trong những công cụ hiệu quả để thúc đẩy phát triển bền vững, cân bằng giữa kinh
tế và môi trường, được xem là bộ tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng rộng rãi là Bộ Tiêu chuẩn ISO

14000. Nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng một hệ thống quản lí mơi trường hồn chỉnh, đem lại uy
tín, vị thế về cạnh tranh trên thị trường và góp phần chung vào phát triển bền vững mà Xây Dựng
Hệ Thống Quản Lí Mơi trường Theo Tiêu Chuẩn ISO 14001:2015 (là cốt lõi của Bộ Tiêu chuẩn
ISO 14000) trở thành một nhu cầu tất yếu.
1


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 tại Công Ty may TNHH
UN-AVAILABLE
Công ty TNHH UN-AVAILABLE có các khách hàng là các doanh nghiệp quốc tế, cung cấp
hàng hóa cho các thị trường như: Mỹ, Anh và Châu Âu. Các doanh nghiệp trên luôn có những yêu
cầu nghiêm ngặt về các vấn đề kỹ thuật nhằm bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và phát triển
bền vững. Do đó, với đề tài “Xây Dựng Hệ Thống Quản Lí Mơi trường Theo Tiêu Chuẩn ISO
14001:2015 áp dụng tại Công ty TNHH UN-AVAILABLE”, tôi hy vọng sẽ góp phần cải thiện mơi
trường làm việc cho người lao động và giúp Công ty nhận diện các mối nguy có thể có để hạn chế
các vấn đề ở mức tốt nhất, qua đó mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và xã hội.

I.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu thực trạng về các vần đề môi trường tại công ty TNHH UNAVAILABLE, từ đó xây dựng hệ thống tài liệu quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015
tại công ty.

I.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu đề tài cần phải thực hiện các nội dung:
-

Tổng quan về các vấn đề môi trường tại Công ty TNHH UN-AVAILABLE .
Nhận diện các biện pháp quản lý môi trường đang được áp dụng tại Cơng ty
Tìm hiểu về hệ thống quản lý mơi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015
Tìm hiểu về các yêu cầu pháp luật về môi trường áp dụng tại Công ty
Tiến hành xây dựng tài liệu hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015

dựa trên tình hình thực tế của Cơng ty

I.4 PHẠM VI ĐỀ TÀI
-Địa điểm: Công ty TNHH UN-AVAILABLE - Một phần Lô I/3 đường số 7, Khu Công Nghiệp
Vĩnh Lộc, phường Bình Hưng Hịa B, quận Bình Tân, TP. HCM.
-Thời gian: Từ tháng 03/2021 đến tháng 11/2021
-Đối tượng: Các hoạt động, q trình sản xuất, sản phẩm của Cơng ty phát sinh các KCMT.
-Giới hạn: Đề tài chỉ xây dựng HTQLMT cho công ty TNHH UN-AVAILABLE trên lý thuyết
chưa áp dụng thực tế nên chưa tính tốn được chi phí và hiệu quả của các kế hoạch nêu ra trong đề
tài.

CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Để có được những thơng tin hữu ích cho bài khóa luận, trong q trình thực tập tại Công ty

TNHH UN-AVAILABLE thực tập sinh đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm thu thập
các thông tin, nhận diện các vấn đề liên quan đến KCMT một cách khách quan và chính xác nhất.
- Các phương pháp đã được sử dụng bao gồm:

II.1 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC TẾ
II.1.1 Mục đích
2


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 tại Cơng Ty may TNHH
UN-AVAILABLE
-Có cái nhìn trực quan hơn về hiện trạng mơi trường cơng ty, các phương pháp quản lý môi
trường của công ty. Từ đó đánh giá thực trạng mơi trường và cơng tác quản lý môi trường đang thực
hiện tại Công ty.
-Biết được quy trình sản xuất tại cơng ty. Từ đó xác định được khía cạnh mơi trường và tác
động mơi trường, tần suất phát sinh, mức độ nghiêm trọng trong quá trình sản xuất.

-Xác định được phạm vi áp dụng. Lập sơ đồ bố trí các hạng mục Cơng trình tại Công ty.
II.1.2 Phạm vi, cách thực hiện và kết quả
- Phạm vi: Các khu vực sản xuất, kho bãi, khn viên Cơng ty, văn phịng, các khu vực phụ
trợ.
Cách thực hiện
Bảng 2. 1:Tiến trình thực hiện phương pháp khảo sát thực tế
TT

Thời gian

Đợt 1
1
(01-03/03/2021)

Khu vực

Nội dung khảo sát

Kết quả

- Tìm hiểu các tài liệu có - Thơng tin cơ bản về
liên quan đến hệ thống cơng ty
Văn phịng QLMT.

- Các loại tài liệu

- Các tài liệu về thông tin thuộc
QLMT
của cơng ty


hệ

thống

- Quan sát quy trình sản - Sơ đồ và thuyết
minh quy trình sản

xuất.

- Quan sát các thao tác, quy xuất.
trình thực hiện của cơng - Sơ đồ bố trí, cấu
Đợt 2

- Tồn bộ

(04-05/03/2021)

nhà máy

2

trúc và chức năng

nhân.

- Xác định đầu vào, đầu ra của từng bộ phận
của từng công đoạn sản xuất.
- Khuôn viên, những hạng
mục công trình và cách bố
trí Cơng ty.


Đợt 3

- Khu vực

(08-10/03/2021)

sản xuất

3

- Việc trang bị, bố trí các - Xác định cách bố
phương tiện, thiết bị PCCC trí, các trang thiết bị
của Công ty.

3

và Đánh giá được


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 tại Công Ty may TNHH
UN-AVAILABLE
- Việc sử dụng và vận hành hiện

trạng

mơi

máy móc thiết bị của cơng trường tại khu vực.
nhân.


- Nhận diện các khía

- Quan sát, cảm nhận các cạnh môi trường và
yếu tố như: nhiệt độ, bụi, ồn, các biện pháp kiểm
vệ sinh, mùi và phát sinh sốt, các vấn đề trong
chất thải.

cơng tác quản lý của

- Hệ thống thông tin liên lạc Công ty.
nội bộ tại khu vực.
- Quan sát công tác quản lý
đã áp dụng tại khu vực.
- Công tác vệ sinh, thu gom
rác thải.
- Nhận diện tác đông môi
trường từ các hoạt động
trong khu vực.
- Việc trang bị, bố trí các - Xác định cách bố
phương tiện, thiết bị PCCC trí, các trang thiết bị
- Khu bảo
trì
- Khn
Đợt 4

viên

(11-17/03/2021)


- Chốt bảo

4

vệ
- Khu nhà
vệ sinh

của Công ty.

và Đánh giá được

trạng
môi
- Việc vận hành máy móc hiện
thiết bị, cơng tác vệ sinh, thu trường tại khu vực.
gom rác thải của NLĐ trong - Nhận diện các khía
khu vực.

cạnh mơi trường và

- Quan sát, cảm nhận các các biện pháp kiểm
yếu tố như: nhiệt độ, bụi, ồn, soát, các vấn đề trong
vệ sinh, mùi và phát sinh công tác quản lý của
Công ty.
chất thải.
- Hệ thống thông tin liên lạc
nội bộ tại khu vực.

4



Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 tại Công Ty may TNHH
UN-AVAILABLE
- Quan sát công tác quản lý
đã áp dụng tại khu vực.
- Quan sát cách sắp xếp bố - Xác định cách bố
trí, các trang thiết bị

trí nhà ăn

Đợt 5
5
(18/03/2021)

- Nhà ăn
- Phòng y
tế

- Quan sát, cảm nhận các và Đánh giá được
trạng
môi
yếu tố như: nhiệt độ, bụi, ồn, hiện
vệ sinh, mùi và phát sinh trường tại khu vực.
- Nhận diện các khía

chất thải.

cạnh mơi trường và
các biện pháp kiểm

sốt.
- Việc trang bị, bố trí các - Xác định cách bố
phương tiện, thiết bị PCCC trí, các trang thiết bị
và Đánh giá được

của Cơng ty.
- Kho hóa
chất
- Kho chất
Đợt 6
6
(19-23/03/2021)

thải nguy
hại
- Kho chất
thải rắn
- Khu
HTXLNT

trạng
môi
- Quan sát công tác quản lý hiện
(lưu trữ, sắp xếp) hóa chất trường tại khu vực.
- Nhận diện các khía

đang áp dụng.

- Quan sát cơng tác quản lý cạnh môi trường và
(thu gom, phân loại, lưu trữ, các biện pháp kiểm

sốt, các vấn đề trong

xử lí) CTR, CTNH.
- Quan sát cơng tác quản lý
(vận

hành,

bảo

trì)

cơng tác quản lý của
Cơng ty.

HTXLNT.
- Nhận diện khía cạnh mơi
trường từ các hoạt động
trong khu vực

Đợt 7

- Kho

- Việc trang bị, bố trí các - Xác định cách bố

(24-26/03/2021)

thành


phương tiện, thiết bị PCCC trí, các trang thiết bị

7

5


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 tại Công Ty may TNHH
UN-AVAILABLE
phẩm
- Kho vải

của Công ty.

và Đánh giá được

trạng
môi
- Việc sử dụng và vận hành hiện
máy móc thiết bị của cơng trường tại khu vực.
- Nhận diện các khía

nhân.

- Quan sát, cảm nhận các cạnh môi trường và
yếu tố như: nhiệt độ, bụi, ồn, các biện pháp kiểm
vệ sinh, mùi và phát sinh sốt, các vấn đề trong
cơng tác quản lý của
chất thải.
- Hệ thống thông tin liên lạc


Công ty.

nội bộ tại khu vực.
- Quan sát công tác quản lý
đã áp dụng tại khu vực.
- Nhận diện khía cạnh mơi
trường từ các hoạt động
trong khu vực.
- Quan sát các vấn đề môi - Nắm được công tác
trường phát sinh trong công Quản lý môi trường
ty, hoạt động quan trắc, vận của Công ty.
hành HTXLNT, …
Đợt 8

Tồn nhà

(29-31/03/2021)

máy

8

- Nhận diện được tất

- Rà sốt, quan sát lại tồn cả các khía cạnh mơi
bộ các hoạt động trong công trường tại công ty.
ty.
- Nhận diện và đánh giá lại
tất cả các khía cạnh mơi

trường tại cơng ty.

II.2 PHƯƠNG PHÁP THAM KHẢO TÀI LIỆU
II.2.1 Mục đích

6


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 tại Công Ty may TNHH
UN-AVAILABLE
- Tham khảo các thông tin liên quan tới Công ty, các văn bản pháp luật có liên quan đến
HTQLMT và ISO 14001:2015 làm nguồn dữ liệu thứ cấp cho đề tài.
- Hiểu được lịch sử hình thành và quy trình để xây dựng hệ thống ISO 14001:2015
- Hỗ trợ việc đề xuất và lựa chọn các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty.
II.2.2 Cách thực hiện, tài liệu tham khảo, kết quả
Cách thực hiện:
- Tìm kiếm và phân tích tài liệu từ các nguồn như: tài liệu sẵn có của Cơng ty, giáo trình giảng
dạy của giảng viên, internet.
- Tìm hiểu các thơng tin có liên quan tới hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2015 thông qua sách báo, internet, ...
Tài liệu tham khảo:
Bảng 2. 2: Tài liệu tham khảo
STT

Tên tài liệu

Nội dung tham khảo

Trang


Thời gian

Trước khi thực tập

1

Tiêu chuẩn ISO
14001:2015

Các yêu cầu khi xây dựng hệ
Tồn bộ
thống quản lý mơi trường.

Trong q trình thực tập

1

Báo cáo cơng tác
bảo vệ mơi trường
năm 2020

Lĩnh vực sản xuất, Quy trình
sản xuất
Kết quả hoạt động các cơng
trình, biện pháp bảo vệ mơi
trường

Tồn bộ

01/03/202131/03/2021


Tồn bộ

01/03/202131/03/2021

Tổng quan về Cơng ty.
2

Kế hoạch bảo vệ
mơi trường

Vị trí địa lý và điều kiện tự
nhiên.
Quy trình cơng nghệ của
cơng ty

7


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 tại Công Ty may TNHH
UN-AVAILABLE
Hệ thống quản lý mơi
trường.
Danh mục máy móc thiết bị
Sơ đồ thuyết minh xử lý
nước thải của công ty

3

4


Hợp đồng thu gom
và xử lý CTNH
của Công ty.

Danh mục CTNH ký hợp
đồng xử lý của Cơng ty.
Tồn bộ

01/03/202131/03/2021

Tồn bộ

01/03/202131/03/2021

Tồn bộ

01/03/202131/03/2021

Thỏa thuận cách thức thu
gom xử lý CTNH.

Hợp đồng thu gom
Thời gian và phương pháp
và xử lý CTR, chất
thu gom, xử lý của đơn vị
thải khơng nguy hại
xử lý.
của Cơng ty.
Quy trình cơng nghệ của

HTXLNT

5

Hồ sơ vận hành
HTXLNT

- Nắm được số lượng hóa
chất sử dụng.
- Phân bố công nhân viên
vận hành.
- Quyết định thành lập đội
PCCC cơ sở

6

Hồ sơ PCCC

1-2

- Bảng thống kê phương tiện
Tồn bộ
PCCC và sơ đồ bố trí
- Biện pháp phịng chống
cháy, nổ mà Cơng ty đang
áp dụng.

7

Chính sách mơi

trường của cơng ty

01/03/202131/03/2021

Tồn bộ

- Các biện pháp bảo vệ mơi
trường cơng ty đang thực
hiện

Toàn bộ

- Các cam kết về bảo vệ môi
trường của Công ty.

01/03/202131/03/2021

Kết quả
-Nắm được thông tin tổng quan về Công ty TNHH UN-AVAILABLE.

GVHD: ThS. LÊ THỊ THỦY

8

SVTH: ĐỖ ĐÌNH THANH VINH


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 tại Công Ty may TNHH
UN-AVAILABLE
-Nắm được một phần hiện trạng môi trường và công tác quản lý các vấn đề môi trường của

Công ty.
-Nắm được lịch sử hình thành, trình tự các bước xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo
tiêu chuẩn ISO 14001:2015

II.3 PHƯƠNG PHÁP CHO ĐIỂM
II.3.1 Mục đích
-Lượng hố các tiêu chí nhằm xác định các khía cạnh mơi trường có ý nghĩa. Tùy vào mức

độ của từng yếu tố các KCMT được cho điểm và KCMTCYN được định nghĩa dựa vào kết quả này.
II.3.2 Phương pháp thực hiện, kết quả
-Xác định các khía cạnh mơi trường, xác định các mức điểm cho từng chỉ tiêu, dùng cơng

thức tốn học để tính điểm đánh giá của các khía cạnh mơi trường.

CHƯƠNG III. TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015 VÀ
CÔNG TY TNHH UN-AVAILABLE
III.1 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015
III.1.1 Lịch sử ra đời Bộ tiêu chuẩn ISO 14000.
-ISO 14000 – Bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lí mơi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hố Quốc
tế (ISO) cơng bố. Các tiêu chuẩn của bộ ISO 14000 đưa ra các yếu tố cơ bản của một hệ quản lí mơi
trường (EMS – Environmental Management System).
-Sau hội nghị thượng đỉnh về trái đất (lần đầu tiên) tại Rio De Janeiro, Brazil (Eco ’92) từ
ngày 03 đến ngày 14 tháng 6 năm 1992, vấn đề môi trường đã được xem trọng và được xem như
một lĩnh vực kinh tế, luôn được đề cập đến trong mọi hoạt động của từng xã hội, từng Quốc gia,
từng khu vực và Quốc tế.
-Khi những hậu quả do phát triển nhanh mà không quan tâm đến môi trường (cạn kiệt tài
nguyên và ô nhiễm môi trường) diễn ra thì hoạt động bảo vệ mơi trường đã trở thành một trong
những mối quan tâm hàng đầu, và một trong những chương trình trọng yếu trong các chính sách,
chiến lược phát triển bền vững của các nhiều quốc gia. Ô nhiễm môi trường xuất phát từ nhiều
nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính của ơ nhiểm mơi trường đó là chất thải, phát hoạt môi

trường từ những hoạt động phát triển kinh tế. Do đó hầu hết tất cả các quốc gia đều lần lượt ban
hành các luật định, chế định về mơi trường, qua đó nhằm thúc đẩy trách nhiệm bảo vệ mơi trường.
-Tuy nhiên điều đó dẫn đến địi hỏi sự chứng minh khả năng đáp ứng luật về mơi trường
trước khi giao thương, có thể gây cản trở việc giao thương, thương mại quốc tế. Năm 1993, Tổ chức
quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) bắt đầu tiến hành nghiên cứu, tìm kiếm phương thức tiếp cận chung
về quản lý môi trường, phương pháp tăng cường khả năng đo được các kết quả hoạt động của môi
trường môi trường, một trong những tiêu chuẩn mà tổ chức ISO tham khảo đó là tiêu chuẩn BS
7750 của Anh Quốc.

GVHD: ThS. LÊ THỊ THỦY

9

SVTH: ĐỖ ĐÌNH THANH VINH


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 tại Công Ty may TNHH
UN-AVAILABLE
-Uỷ ban Kĩ thuật TC 207 của ISO được thành lập và bắt đầu hoạt động từ 1993 để xây dựng
các tiêu chuẩn quốc tế cho các hệ quản lí mơi trường. Công việc của TC 207 bao gồm những tiêu
chuẩn trong lĩnh vực đánh giá các tổ chức:
+ Các hệ thống quản lí mơi trường
+ Thẩm định mơi trường
+ Đánh giá tác động đối với môi trường
+ Ghi nhãn môi trường
+ Đánh giá chu trình chuyển hố
+ Các khía cạnh mơi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm
-Đến năm 1996, tổ chức ISO đã xây dựng thành công bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường
ISO 14000. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 khơng nhằm MỤC ĐÍCH là một tài liệu ràng buộc về mặt
pháp lý, mà nó là một cơng cụ quản lý để các tổ chức có quy mơ vừa và nhỏ trở lên sử dụng một

cách tự nguyện nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu các tác động dẫn đến ô nhiễm môi trường.
III.1.2 Tổng quan về Tiêu chuẩn ISO 14001:2015
III.1.2.1 Lịch sử hình thành Tiêu chuẩn ISO 14001:2015
-Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 là một trong những tiêu chuẩn thuộc Bộ tiêu chuẩn ISO 14000

được xây dựng nhằm tạo ra một hệ thống quản lý giúp các tổ chức giảm bớt các tác động có hại đến
mơi trường, cung cấp khung chuẩn cho tổ chức chứng minh việc thực hiện các biện pháp quản lý
môi trường cũng như cải tiến liên tục hệ thống.
-Tiêu chuẩn này rất tổng quát và mọi ngành hay mọi lĩnh vực đều có thể áp dụng được , đáp
ứng các mục tiêu nội bộ và bên ngoài trong việc quản lý môi trường.
-ISO 14001 tới nay đã có 03 phiên bản chính thức. Bao gồm:
+ Phiên bản chính thức được ban hành vào năm 1996 là ISO 14001:1996.
+ Phiên bản thứ 2 là ISO 14001:2004. Năm 2009 phiên bản ISO 14001:2004/Cor.1:2009 được ban
hành.
+ Phiên bản mới nhất là ISO 14001:2015 ban hành ngày 14/09/2015 và đến nay chỉ cịn phiên bản
này có hiệu lực.
-ISO 14001:2015 có nhiều điểm tương đồng so với phiên bản trước năm 2004 tuy nhiên có
một số thay đổi lớn mà phiên bản 2015 mang lại:
+ Sự cam kết mạnh hơn từ lãnh đạo
+ Phù hợp hơn với định hướng chiến lược của tổ chức hay doanh nghiệp
+ Tăng cường bảo vệ môi trường: tập trung vào các sáng kiến chủ động và cải tiến hiệu quả môi
trường
+ Trao đổi thông tin hiệu quả hơn thông qua chiến lược truyền thông
GVHD: ThS. LÊ THỊ THỦY

10

SVTH: ĐỖ ĐÌNH THANH VINH



Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 tại Công Ty may TNHH
UN-AVAILABLE
+ Tư duy về vòng đời sản phẩm, xem xét từng giai đoạn của một sản phẩm hoặc dịch vụ, từ giai
đoạn phát triển cho đến kết thúc
III.1.2.2 Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2015
Những yêu cầu cho một hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015:
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Bối cảnh của tổ chức
5. Sự lãnh đạo
6. Hoạch định
7. Hỗ trợ
8. Điều hành
9. Đánh giá kết quả hoạt động
10. Cải tiến
Hình 3. 1: Chu trình PDCA theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015

GVHD: ThS. LÊ THỊ THỦY

11

SVTH: ĐỖ ĐÌNH THANH VINH


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 tại Công Ty may TNHH
UN-AVAILABLE
III.1.3 Cấu trúc của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Hình 3. 2: Cấu trúc của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000


III.1.4 Những lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015
Về mặt kinh tế
+Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ mơi trường.
+Giảm thiểu chi phí cho sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào, sử dụng năng lượng.
+Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý, tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên.
+Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra.
Về mặt thị trường
+Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ ISO 14001:2015
như là một điều kiện bắt buộc.
+Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng.
+Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi trường.
+Phát triển bền vững nhờ đáp ứng thỏa mãn các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng
đồng địa phương.
Quản lý rủi ro
+ Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại.
+Dễ dàng đảm bảo sự phù hợp với các quy định pháp luật và giảm sự cố không mong đợi
+Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.
III.1.5 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015

GVHD: ThS. LÊ THỊ THỦY

12

SVTH: ĐỖ ĐÌNH THANH VINH


Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 tại Công Ty may TNHH
UN-AVAILABLE
III.1.5.1 Những khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015.

- Việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu của ISO 14001:2015 đã tạo ra một áp lực thay đổi trong
toàn bộ tổ chức, sự thay đổi này cần có sự hỗ trợ của lãnh đạo cũng như thời gian để mọi người
trong tổ chức hiểu và thực hiện được các yêu cầu này.
- Nhiều người cho rằng khi áp dụng hệ thống quản lý theo ISO 14001:2015 sẽ làm ảnh hưởng
đến năng suất do phải thực hiện thêm quy trình, phải thực hiện đúng các quy trình, phải đánh giá
trước khi tiến hành công việc…
- Các cấp lãnh đạo chưa nghĩ đến lợi ích lâu dài khi áp dụng ISO 14001:2015 mà chỉ quan
tâm đến những lợi ích ngắn hạn.
- Chi phí để xây dựng hệ thống tương đối lớn, các chi phí chủ yếu liên quan đến việc mua,
lắp đặt và vận hành của các thiết bị phục vụ cho việc xử lí chất thải, phí tư vấn và phí chứng nhận.
- Trên hết là phải đạt được sự đồng thuận chung về sự tham gia của tổ chức trong việc xây
dựng HTQLMT bắt đầu từ Ban lãnh đạo cho đến tồn thể cán bộ cơng nhân viên của Cơng ty.
III.1.5.2 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 tại Việt Nam
-Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998 (2 năm
sau khi tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ra đời) và từ đó đến nay, số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn
ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên.
-Ngày nay, ISO 14001:2015 là một trong những tiêu chuẩn được xem là yêu cầu “bắt buộc”
của các Doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn bắt kịp xu thế cần
áp dụng tiêu chuẩn này.
-Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, các công ty áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2015 chủ yếu là
công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngồi mà việc áp dụng tiêu chuẩn như là một điều
bắt buộc từ công ty mẹ hay những tập đồn lớn có tiềm lực về tài chính.
-Với quan niệm khi áp dụng sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất do đó cho đến nay số lượng
Công ty tại Việt Nam (vốn đầu tư Việt Nam) đạt giấy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001:2015 chưa
cao.

III.2 TỔNG QUAN CƠNG TY TNHH UN-AVAILABLE
III.2.1 Giới thiệu chung về Cơng ty
Thơng tin chung:
-Tên Cơng ty: CƠNG TY TNHH UN-AVAILABLE

-Địa chỉ: Một phần lô I/3 Đường số 7, KCN Vĩnh Lộc, P. Bình Hưng Hịa B, Q. Bình Tân,
Tp.Hồ Chí Minh.
-Người đại diện: Ông Paul Charles Norriss;
-Chức vụ: Giám đốc;

GVHD: ThS. LÊ THỊ THỦY

13

SVTH: ĐỖ ĐÌNH THANH VINH


×