Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chân trời sáng tạo giải gdcd 6 bài 9 công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.34 KB, 8 trang )

[Chân trời sáng tạo] Giải GDCD 6 Bài 9:
Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
Hướng dẫn Giải GDCD 6 Bài 9: Cơng dân nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chi tiết,
đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Chân trời sáng tạo, giúp các em học tốt hơn.

Mục lục nội dung
1. Khởi động

2. Khám phá

3. Luyện tập

4. Vận dụng
1. Khởi động
Em hãy quan sát các bạn dưới dây và đoán xem bạn nào là công dân Việt Nam, bạn nào không
phải là công nhân Việt Nam?


Trả lời:
Công dân Việt Nam là các bạn: Hoa, Sùng Nhi.
Không phải công dân Việt Nam: Nam Peter, Anna, jim

2. Khám phá
- Căn cứ nào để xác định một người nào là cơng dân nước Cộng hịa xã hội Chủ Nghĩa Việt
Nam?
- Căn cứ nào để xác định một người có quốc tịch Việt Nam?
- Em hãy quan sát các hình ảnh sau để xác định thơng tin trong giấy tờ nào cho biết đó là cơng
dân nước Cộng Hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?



- Tìm hiểu các điều 15, 16, 17, 18,35 và 37 của luật Quốc tịch 2008 , sửa đổi, bổ sung 2014 và
xác định các điều kiện để có quốc tịch Việt Nam của các bạn dưới đây:


Trả lời:
* Căn cứ để xác định một người nào là cơng dân nước Cộng hịa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam là:
người có quốc tịch Việt Nam.
* Căn cứ để xác định một người có quốc tịch Việt Nam:
1. Cha, mẹ là công dân Việt Nam, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.
2. Cha hoặc mẹ là cơng dân Việt Nam cịn người kia là người khơng quốc tịch hoặc có mẹ là
cơng dân Việt Nam cịn cha khơng rõ là ai, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.
3. Cha hoặc mẹ là cơng dân Việt Nam, cịn người kia là cơng dân nước ngồi, nếu cha mẹ có sự
thỏa thuận bằng văn bản về việc chọn quốc tịch Việt Nam vào thời điểm đăng ký khai sinh cho
con.
4. Cha hoặc mẹ là cơng dân Việt Nam cịn người kia là cơng dân nước ngoài, được sinh ra trên
lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
5. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người khơng quốc tịch,
nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.


6. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người khơng quốc tịch, nhưng có
nơi thường trú tại Việt Nam, cịn cha khơng rõ là ai.
7. Người được nhập quốc tịch Việt Nam.
8. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam.
9. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là
ai.
10. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngồi nhận làm con ni thì vẫn giữ quốc
tịch Việt Nam.
11. Trẻ em là người nước ngồi được cơng dân Việt Nam nhận làm con ni thì có quốc tịch
Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cơng nhận việc ni

con ni.
12. Người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
* Em hãy quan sát các hình ảnh sau để xác định thơng tin trong giấy tờ cho biết đó là cơng dân
nước Cộng Hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Giấy khai sinh
- Giấy CMND
- Căn cước công dân
* Tìm hiểu các điều 15, 16, 17, 18, 35 và 37 của luật Quốc tịch 2008 , sửa đổi, bổ sung 2014 và
xác định các điều kiện để có quốc tịch Việt Nam của các bạn dưới đây:
1. Cha, mẹ là công dân Việt Nam, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngồi.
2. Cha hoặc mẹ là cơng dân Việt Nam cịn người kia là người khơng quốc tịch hoặc có mẹ là
cơng dân Việt Nam cịn cha không rõ là ai, được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngồi.
3. Cha hoặc mẹ là cơng dân Việt Nam, cịn người kia là cơng dân nước ngồi, nếu cha mẹ có sự
thỏa thuận bằng văn bản về việc chọn quốc tịch Việt Nam vào thời điểm đăng ký khai sinh cho
con.
4. Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cịn người kia là cơng dân nước ngồi, được sinh ra trên
lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.
5. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người khơng quốc tịch,
nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.


6. Được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người khơng quốc tịch, nhưng có
nơi thường trú tại Việt Nam, cịn cha khơng rõ là ai.
7. Người được nhập quốc tịch Việt Nam.
8. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam.
9. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là
ai.
10. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngồi nhận làm con ni thì vẫn giữ quốc
tịch Việt Nam.


3. Luyện tập
* Em hãy đọc và thảo luận các tình huống sau:
- Tình huống 1: Hậu sinh ra và lớn lên ở tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam. Khi sinh ra Hậu, bố mẹ
bạn là người khơng có quốc tịch Việt Nam nhưng cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Năm qua, bố mẹ
bạn đã được nhận quyết định nhập quốc tịch Việt Nam.
Theo em, bạn Hậu có phải là cơng dân Việt Nam khơng? Vì sao?
- Tình huống 2: Lisa là học sinh mới của lớp 6B. Bạn rất đáng yêu và gây ấn tượng với làn da
trắng, mái tóc đen rất đẹp. Bố mẹ Lisa đều là công dân Việt Nam nhưng công tác Pháp nhiều
năm. Lisa cũng được sinh ra ở Pháp và đã sống cùng bố mẹ ở đó 10 năm. Gia đình bạn mới
chuyển về Việt Nam được gần 1 năm nay. Lisa nói Tiếng Việt chưa tốt bằng các bạn trong lớp.
Vì vậy, một số bạn ở lớp 6B cho rằng, Lisa không phải là cơng dân Việt Nam.
Em có đồng tình với ý kiến của một số bạn lớp 6B khơng? Vì sao?
- Tình huống 3: Vợ chồng chú Minh là cơng dân Việt Nam, sinh sống tại Hà Nội. Năm 2018, vợ
chồng chú Minh xin thôi quốc tịch Việt Nam để sang định cư ở Hàn Quốc và đã có quyết định
chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, vì lí do về sức khỏe nên gia đình
chú Minh chưa nhập quốc tịch Hàn Quốc được và vẫn ở lại Hà Nội. Năm 2019, vợ chồng chú
sinh bé Hải Phong tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Theo em, bé Hải Phong có phải là cơng dân Việt Nam khơng? Vì sao?
* Chia sẻ tấm gương Việt Nam tiêu biểu:
- Em hãy chia sẻ ít nhất về một công dân Việt Nam mà em cảm thấy tự hào?
- Em học tập được gì qua tấm gương đó?


- Em sẽ làm gì để xứng đáng với cơng dân Việt Nam?
Trả lời:
* Em hãy đọc và thảo luận các tình huống sau:
- Tình huống 1: Theo em bạn hậu là cơng dân Việt Nam. Vì bạn được sinh ra trên lãnh thổ Việt
Nam.
- Tình huống 2: Em khơng đồng tình với một số ý kiến của một số bạn lớp 6B khơng. Vì mặc dù
Lisa khơng được sinh ra ở Việt Nam nhưng bố mẹ Lisa là công dân Việt Nam.

- Tình huống 3: Theo em bé Hải Phong là cơng dân Việt Nam. Vì bé được sinh ra ở Việt Nam.
* Chia sẻ tấm gương Việt Nam tiêu biểu:
-Em hãy chia sẻ ít nhất về một cơng dân Việt Nam mà em cảm thấy tự hào: Võ Nguyên Giáp
-Em học tập được qua tấm gương đó: Sự dũng cảm, hết lịng cống hiến vì tổ quốc Việt Nam…
-Em sẽ cố gắng học tập tốt và rèn luyện bản thân mình ngày một tốt hơn để xứng đáng với cơng
dân Việt Nam

4. Vận dụng
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt nam
(Lê Anh Xuân)
Câu thơ trên thể hiện sự tự hào về quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
-Là học sinh em cần làm gì để trở thành cơng dân có ích?
Trả lời:
- Là học sinh em cần cố gắng học tập tốt, noi gương các cha anh đi trước để nổ lực từng ngày trở
thành cơng dân có ích. Để có đủ sức mạnh xây dựng và bảo vệ đất nước, trước hết học sinh cần
chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Tích cực rèn
luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh
chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá – đạo đức truyền
thống của dân tộc.


Hơn thế nữa, mỗi học sinh và gia đình mình cần sống trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội
chủ nghĩa. Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng
vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Chúng ta phải cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể giúp ích cho xã hội. Chỉ cần học tập
phấn đấu không phá phách, trộm cướp, ma túy và các tệ nạn xã hội là các bạn đã có thể giúp ích
cho xã hội và khi các học học thành tài làm việc trong cơ quan nhà nước dù bất cứ ở một bộ máy
nào thì các bạn cũng đang giúp ích cho nhân dân.




×