Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Môi trường đồng bằng sông Cửu Long : Đất và nước đều ngộ độc chất thải doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.27 KB, 3 trang )

Môi trường đồng bằng sông Cửu
Long : Đất và nước đều ngộ độc chất
thải
Các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long đồng loạt lên tiếng cảnh
báo vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng trong hội nghị giao
ban vùng Tây Nam bộ ngày 3-12-2008 . Chất thải sinh hoạt và sản xuất
chưa qua xử lý khiến các dòng sông chết dần.
Gần 500 triệu m3 chất thải từ ao cá công nghiệp
Ông Dương Bá Diện, giám đốc sở Tài nguyên và môi trường Cần Thơ cho
biết, ước tính mỗi hecta mặt đất của thành phố Cần Thơ hàng ngày phải tiếp
nhận gần 73kg chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt, công nghiệp và chăn
nuôi, hay hơn 26 tấn/năm. Ba nguồn chính gây ô nhiễm là nuôi cá, chiếm
55% tổng nguồn; kế đến là nguồn nước thải sinh hoạt, chiếm 45%, nguồn
thải từ công nghiệp đông lạnh thuỷ sản chiếm 1%.
Theo cơ quan môi trường An Giang, nguồn nước mặt ở đây ngày càng bị ô
nhiễm và sản lượng thuỷ sản đánh bắt tự nhiên cũng giảm đáng kể, năm
2007 là 52.000 tấn, chỉ bằng 56,97% so với năm 2000.
Theo kết quả do chi cục Bảo vệ môi trường Tây Nam bộ ( bộ Tài nguyên và
môi trường ) công bố, chất thải nuôi trồng thuỷ sản 456 triệu m3/năm,
lượng phân bón hoá học được sử dụng trong ngành nông – lâm – ngư trên
hai triệu tấn/năm, lượng thuốc bảo vệ thực vật hoá học trên 500.000
tấn/năm…
Mối nguy từ nhà máy
Theo thạc sĩ Kỷ Quang Vinh, trưởng trạm quan trắc môi trường Cần Thơ,
bảy kênh rạch tại Cần Thơ có chất lượng nước ô nhiễm cao được quan trắc
gồm: Tham Tướng, Cái Khế, Ba Láng, Sang Trắng, Ô Môn, Cờ Đỏ, Thốt
Nốt. Trong đó rạch Tham Tướng gần như đã “chết” và rạch Sang Trắng
đang “hấp hối”. Hiện nay nước thải từ các nhà máy đông lạnh và chế biến
phụ phẩm có nồng độ ô nhiễm cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Kết
quả thu mẫu nước, phân tích nồng độ các chất ô nhiễm ở một số nhà máy
cho thấy nồng độ BOD5 cao hơn tiêu chuẩn gấp 16,67 lần, thậm chí lên đến


47 lần. Với chỉ tiêu COD cũng cao gấp 15,64 lần đến 41,44 lần.
14 trên tổng số 16 nhà máy chế biến thuỷ sản trên địa bàn An Giang có hệ
thống xử lý nước thải, chỉ có bốn hệ thống sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn xả
thải, nhưng chỉ tiêu coliform có nhà máy vượt tiêu chuẩn cho phép từ 366
tới 666 lần; 10 nhà máy còn lại nước thải sau khi xử lý đều không đạt tiêu
chuẩn, trong đó bốn nhà máy nước thải sau xử lý còn hàm lượng BOD5 và
mật độ coliform khá cao.
Đất cũng nhiễm độc
Theo kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sông Tiền và sông Hậu tại địa
bàn An Giang, trên sông Tiền vào mùa khô, nồng độ pH cao từ 5,2 – 6,7
lần, BOD cao 5,1 lần tiêu chuẩn và gấp 7,9 lần so với năm 2006. Trên sông
Hậu, tại khu vực sông Bình Di giáp sông Phú Hội (An Phú) và cuối làng bè
Mỹ Hoà Hưng (Long Xuyên), nồng độ BOD5 cao gấp 7 – 12 lần TCMT.
Chất lượng nước mặt trên sông Tiền, sông Hậu đang có chiều hướng ô
nhiễm ngày càng tăng và có nguy cơ làm đất nhiễm độc. Ông Phạm Văn
Quỳnh, giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cần Thơ, cho
biết phát triển vùng nuôi cá tra đã làm biến đổi trạng thái và chất lượng
nước, đất và các hệ sinh thái trong khu vực. Môi trường đất bị các tác động
mạnh mẽ bởi các hoạt động đào đắp ao nuôi, đào kênh cấp thoát nước, sên
vét bùn thải.
Trấn Giang




×