Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo " Quyền lập quy của cơ quan hành pháp " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.95 KB, 6 trang )



nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 3



Ths. Nguyễn Hữu Chí *
ét về phơng diện lịch sử, luật lao
động ra đời tơng đối muộn so với
các ngành luật khác. Vì vậy, chế định hợp
đồng lao động cũng xuất hiện trong bối
cảnh luật về hợp đồng dân sự đ có bề dày
về lí luận và thực tiễn áp dụng, cho nên ban
đầu, lí luận về hợp đồng lao động chịu ảnh
hởng lớn của lí luận về hợp đồng dân sự.
Đối với hệ thống luật của Pháp, Đức -
trớc đây không có quy định riêng về hợp
đồng lao động và chỉ coi nó thuần tuý là
một loại hợp đồng dân sự. ở Đức, Điều 611
Bộ luật dân sự quy định: "Thông qua hợp
đồng bên đ cam kết thực hiện một hoạt
động thì phải thực hiện hoạt động đó, còn
bên kia có nghĩa vụ trả thù lao theo thoả
thuận.
(1)
ở Pháp, trớc năm 1954 quan
niệm về hợp đồng lao động thờng đợc
dẫn chiếu đến thiên VIII, chơng III, Điều
1779 Bộ luật dân sự năm 1804 về hợp đồng
thuê dịch vụ và công nghệ, khoản 1 quy


định: "Hợp đồng thuê ngời lao động để
phục vụ một ngời nào đó" và Điều 1780
về hợp đồng thuê mớn gia nhân và công
nhân: "Chỉ đợc cam kết phục vụ theo thời
gian hoặc cho một công việc nhất định".
Nói chung, các quan niệm này đều coi hợp
đồng lao động tơng tự nh một loại hợp
đồng dịch vụ dân sự. ở Trung quốc, trớc
năm 1953 cũng tồn tại hợp đồng lao động
và đợc quy định tại Luật lao động nớc
Cộng hoà nhân dân Trung hoa ngày
1/12/1931 (đợc sửa đổi tháng 10/1933),
Luật thuê mớn công nhân làm tạm thời
năm 1947 và cũng quan niệm hợp đồng
lao động là một loại hợp đồng dân sự. ở
Việt Nam, ngay sau khi Cách mạng tháng
Tám thành công, Nhà nớc Việt Nam dân
chủ cộng hoà non trẻ đ ban hành hàng loạt
những văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh
các quan hệ x hội đáp ứng điều kiện và
tình hình mới, trong đó có những quy phạm
về hợp đồng lao động. Sắc lệnh số 29/SL
ngày 12/3/1947 đ có quy định về "khế ớc
làm công" (chơng thứ III) và tiếp theo đó
Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 có quy
định về "công nhân tuyển dụng theo giao
kèo" (chơng VIII). Các "khế ớc làm
công" hay "giao kèo" thuê mớn lao động
này chịu ảnh hởng rất lớn của luật dân sự.
Điều 18, Sắc lệnh 29 quy định "khế ớc

làm công phải tuân theo dân luật".
Nh vậy, có thể thấy trớc đây pháp
luật của hầu hết các nớc đều coi hợp đồng
lao động là dạng của hợp đồng dân sự, chịu
sự điều chỉnh thuần tuý của pháp luật dân
sự. Pháp luật Anh, Mĩ cũng tiếp cận với
một quan niệm tơng tự.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của
khoa học luật lao động và những nhận thức
mới về hàng hoá sức lao động, hầu hết các
nớc đều có những thay đổi nhất định trong
X
* Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế
Trờng đại học luật Hà Nội.


nghiên cứu - trao đổi
4 - Tạp chí luật học

quan niệm về hợp đồng lao động. Do đó,
bên cạnh luật dân sự đợc coi là cơ sở pháp
lí chung cho các quan hệ hợp đồng thì
trong việc điều chỉnh quan hệ lao động có
những đạo luật riêng nh Luật về tiêu
chuẩn lao động, Luật bảo vệ đơn phơng
chấm dứt hợp đồng lao động, Luật bảo vệ
lao động nữ, thanh, thiếu niên hoặc đợc
quy định thông qua án lệ.
Hệ thống pháp luật của Đức, Pháp coi
quan hệ hợp đồng lao động thuộc lĩnh vực

luật t. Do đó, nó vẫn chịu sự ảnh hởng,
điều chỉnh rất lớn của luật dân sự, mặc dù
hiện nay chế định hợp đồng lao động đ
đợc thừa nhận tính độc lập tơng đối của
nó so với hợp đồng dân sự. Chẳng hạn, ở
Đức hiện nay không có điều luật cụ thể nào
quy định về khái niệm hợp đồng lao động
và cho rằng hợp đồng lao động mang bản
chất chung của hợp đồng dân sự theo quy
định của Điều 611 Bộ luật dân sự nói trên
nhng "khoa học luật lao động cũng đ xác
định rằng "hoạt động" trong hợp đồng lao
động là ngời lao động thực hiện một công
việc mang tính phụ thuộc và có trả công".
(2)

Tơng tự nh vậy, pháp luật của Pháp cũng
coi "gốc" của hợp đồng lao động là hợp
đồng dân sự, khái niệm về hợp đồng lao
động cũng không đợc quy định trong điều
luật cụ thể mà đợc án lệ ghi nhận: "Hợp
đồng lao động là sự thoả thuận theo đó một
ngời cam kết tiến hành một hoạt động
theo sự chỉ đạo của ngời khác, lệ thuộc
vào ngời đó và đợc trả công" (án lệ ngày
2/7/1954). Đây là khái niệm về hợp đồng
lao động đợc khoa học luật lao động của
Pháp thừa nhận hiện nay.
(3)
Nh vậy, theo

quan niệm của hệ thống pháp luật Đức,
Pháp thì hợp đồng lao động là sự thoả
thuận, tự nguyện của ngời đến làm việc
cho ngời khác, đợc trả công và chịu sự
quản lí của ngời đó. Ưu điểm lớn nhất của
quan điểm này là khái niệm hợp đồng lao
động đợc xây dựng xuất phát từ các yếu tố
cấu thành của nó nhng lại cha nói rõ
đợc vấn đề chủ thể, nội dung quan hệ.
Pháp luật lao động của Trung Quốc
trong giai đoạn từ năm 1954 - 1976 (thời kì
xây dựng chủ nghĩa x hội với chế độ sở
hữu công cộng về t liệu sản xuất là chủ
yếu) quan hệ hợp đồng lao động ít đợc
quan tâm và gần nh không tồn tại.
(4)
Từ
năm 1977, với quan điểm đổi mới, phát
triển nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị
trờng x hội chủ nghĩa, các văn bản về
pháp luật lao động nói chung, hợp đồng lao
động nói riêng trong điều kiện kinh tế thị
trờng lần lợt đợc ban hành. Trên cơ sở
đó, ngày 5/7/1994 Luật lao động của nớc
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đợc Quốc
hội thông qua và có hiệu lực từ ngày
1/1/1995. Theo quy định tại Điều 16 - hợp
đồng lao động đợc định nghĩa nh sau:
"Hợp đồng lao động là sự hiệp nghị (thoả
thuận) xác lập quan hệ lao động, quyền lợi

và nghĩa vụ của ngời lao động và ngời sử
dụng lao động. Xây dựng quan hệ lao động
cần phải lập hợp đồng lao động".
(5)
Khái
niệm này có u điểm xác định đợc rõ các
bên của hợp đồng lao động, khẳng định
việc thiết lập quan hệ lao động phải thông
qua hợp đồng lao động nhng nhợc điểm
là cha nêu đợc nội dung, bản chất của
hợp đồng lao động.
Luật các tiêu chuẩn lao động của Hàn
Quốc số 286 ban hành ngày 10/5/1953 và


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 5

đợc sửa đổi, bổ sung bằng rất nhiều đạo
luật mà gần đây nhất là Luật số 4220 ngày
13/1/1990 quy định: Thuật ngữ hợp đồng
lao động trong luật này có nghĩa là hợp
đồng đợc kí kết để ghi nhận rằng ngời
lao động làm việc cho ngời sử dụng lao
động và ngời sử dụng lao động trả lơng
cho việc làm đó" (Điều 17). Quy định này
nhằm phân biệt hợp đồng lao động với các
hợp đồng khác có nội dung tơng tự.
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO),
hợp đồng lao động đợc định nghĩa là:

"Một thỏa thuận ràng buộc pháp lí giữa
một ngời sử dụng lao động và một công
nhân, trong đó xác lập các điều kiện và chế
độ việc làm".
(6)
Khái niệm này có thể coi là
có tính khái quát vì đ phản ánh đợc bản
chất của hợp đồng nói chung, phù hợp với
quan niệm "hợp đồng, định nghĩa một cách
đơn giản nhất là những thoả thuận có giá
trị pháp lí ràng buộc các bên"
(7)
đồng thời
xác định đợc các bên trong hợp đồng lao
động - một phần nội dung của quan hệ.
Nhng khái niệm có nhợc điểm là việc
xác định một bên của quan hệ là công
nhân, rõ ràng đ thu hẹp nhóm chủ thể này
và cha nêu rõ đợc bản chất của hợp đồng
lao động.
ở nớc ta, kể từ khi ban hành Sắc lệnh
số 29/SL, Sắc lệnh số 77/SL đến nay, có thể
nói cha lúc nào trong hệ thống pháp luật
lao động nớc ta lại không tồn tại những
văn bản quy định về hợp đồng lao động.
Nói cách khác, chế độ hợp đồng lao động
trong đó có khái niệm hợp đồng lao động
cha khi nào không đợc thừa nhận về mặt
pháp lí ở nớc ta. Tuy nhiên, tuỳ từng giai
đoạn, điều kiện cụ thể mà khái niệm hợp

đồng lao động có sự khác nhau nhất định
về mặt phạm vi và nội dung. Cụ thể có một
số văn bản quy định về vấn đề này nh sau:
- Công văn số 2477/NC ngày 20/6/1959
của Thủ tớng Chính phủ về việc tuyển
dụng ngời vào biên chế và sử dụng nhân
viên phụ động hợp đồng, theo đó, hợp đồng
lao động vẫn đợc áp dụng song chỉ dùng
để tuyển lao động "phụ động".
- Thông t số 21/LĐ-TT ngày 8/11/1961
của Bộ lao động quy định chi tiết hớng dẫn
việc tuyển dụng nhân công làm tạm thời và
việc kí kết hợp đồng lao động giữa đơn vị
sử dụng và nhân công. Thông t này có đa
ra khái niệm hợp đồng lao động nh sau:
"Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận trên
nguyên tắc tự nguyện giữa đơn vị sử dụng
và tập thể hoặc cá nhân ngời làm công.
Một bên là tập thể hoặc cá nhân ngời làm
công cam kết hoàn thành công việc do đơn
vị sử dụng giao cho và đợc hởng các chế
độ, quyền lợi theo công việc mình làm; một
bên là đơn vị sử dụng cam kết bảo đảm thi
hành đúng các chế độ lao động hiện hành
cho ngời đi làm công và tạo mọi điều kiện
cho ngời làm công có thể hoàn thành tốt
nhiệm vụ".
- Quyết định số 217/HĐBT ngày
14/11/1987 của Hội đồng Bộ trởng ban
hành các chính sách đổi mới kế hoạch hoá

và hạch toán kinh doanh x hội chủ nghĩa
đối với xí nghiệp quốc doanh. Đây có thể
coi là một trong các văn bản pháp luật
kinh tế đầu tiên của thời kì đổi mới. Trong
đó, về lĩnh vực lao động có quy định: Các
xí nghiệp quốc doanh thực hiện việc
chuyển dần từng bớc chế độ tuyển dụng
vào biên chế Nhà nớc sang chế độ hợp


nghiên cứu - trao đổi
6 - Tạp chí luật học

đồng lao động. Hợp đồng lao động do giám
đốc xí nghiệp và ngời lao động thỏa thuận.
Hớng dẫn thi hành Quyết định số
217/HĐBT, ngày 09/01/1988, Bộ Lao động
- thơng binh và x hội ban hành Thông t
số 01/LĐTB - XH. Điểm 1, Mục I Thông t
có quy định: "Hợp đồng lao động là sự
thỏa thuận bằng văn bản giữa giám đốc xí
nghiệp và ngời lao động về nghĩa vụ và
quyền lợi, về trách nhiệm và quyền hạn của
hai bên trong quá trình lao động do giám
đốc và ngời lao động kí kết theo mẫu đính
kèm Thông t này.
- Pháp lệnh hợp đồng lao động đợc
Hội đồng Nhà nớc ban hành ngày
30/08/1990. Điều 1 Pháp lệnh nêu khái
niệm về hợp đồng lao động nh sau: "Hợp

đồng lao động là sự thỏa thuận giữa ngời
lao động với ngời sử dụng, thuê mớn lao
động (gọi chung là ngời sử dụng lao động),
về việc làm có trả công, mà hai bên cam kết
với nhau về điều kiện sử dụng lao động và
điều kiện lao động, về quyền và nghĩa vụ
của mỗi bên trong quan hệ lao động".
- Để đáp ứng nhu cầu phát triển của
đất nớc, trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm
thực hiện pháp luật hợp đồng lao động ở
nớc ta cũng nh kinh nghiệm của một số
nớc có nền kinh tế thị trờng truyền
thống hoặc có cơ sở kinh tế, mô hình kinh
tế tơng đồng, ngày 23/6/1994 Bộ luật lao
động đợc Quốc hội nớc ta thông qua và
có hiệu lực từ ngày 1/1/1995. Tại Điều 26
BLLĐ hợp đồng lao động đợc quy định
nh sau: "Hợp đồng lao động là sự thoả
thuận giữa ngời lao động và ngời sử
dụng lao động về việc làm có trả công, điều
kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
trong quan hệ lao động".
Trên cơ sở quy định của pháp luật lao
động ở nớc ta qua từng thời kì nói trên,
có thể rút ra một số nhận xét đối với khái
niệm về hợp đồng lao động nh sau:
- Thứ nhất: Giai đoạn từ năm 1945 đến
năm 1961, hợp đồng lao động đợc thừa
nhận trong hệ thống pháp luật và đợc
thực hiện trên thực tế. Song, không có khái

niệm pháp lí chính thức nào về hợp đồng
lao động đợc quy định. Quan hệ hợp
đồng lao động giai đoạn này nói chung
đợc điều chỉnh bằng dân luật.
- Thứ hai: Từ năm 1961 đến trớc năm
1990, hợp đồng lao động bắt đầu đợc
định nghĩa về mặt pháp lí song cha có
tính khái quát cao. Quy định có tính chất
định nghĩa về hợp đồng lao động giai đoạn
này thờng dới dạng liệt kê các dấu hiệu
và nội dung của hợp đồng lao động. Điều
này một mặt là do trong thực tế hợp đồng
lao động hầu nh không đợc thực hiện,
bởi nó không có cơ sở kinh tế để tồn tại
hay nói cách khác đời sống kinh tế, x hội
không có nhu cầu về loại quan hệ này.
Mặt khác, sự thiếu vắng khái niệm về hợp
đồng lao động thể hiện sự hạn chế về khoa
học luật lao động cũng nh kĩ thuật lập
pháp lúc bấy giờ đồng thời cũng thể hiện
sự cha định hình thật rõ ràng của quan hệ
lao động làm công ăn lơng trong điều
kiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
Nói chung, quan niệm về hợp đồng lao động
trong thời kì này còn giản đơn, cha phản
ánh đợc những dấu hiệu pháp lí có tính
khái quát của hợp đồng lao động.
- Thứ ba: Từ năm 1990 đến nay, với sự
ra đời của Pháp lệnh hợp đồng lao động



nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 7

sau đó là Bộ luật lao động, khái niệm có
tính chất pháp lí về hợp đồng lao động bắt
đầu có bớc phát triển mới, đ có tính khái
quát và chú ý phản ánh những vấn đề nh
chủ thể, nội dung của quan hệ lao động
làm công ăn lơng trong điều kiện nền
kinh tế thị trờng.
Nh vậy, có thể thấy khái niệm hợp
đồng lao động tởng chừng đơn giản nhng
trong thực tế cho thấy có nhiều cách tiếp
cận khác nhau. Song nhìn chung, giữa các
khái niệm này đều ít nhiều có những điểm
tơng đồng. Sự khác biệt đợc giải thích
bởi sự khác nhau về lí luận khoa học luật
lao động, về truyền thống pháp lí, về điều
kiện kinh tế, x hội Chẳng hạn, các quan
niệm của những nớc có phân chia pháp
luật thành hệ thống luật công và luật t,
trong đó coi hợp đồng lao động thuộc lĩnh
vực luật t nh Pháp, Đức, Hàn Quốc khi
định nghĩa khái niệm thờng lu ý về các
khía cạnh liên quan đến yếu tố của hợp
đồng lao động nhằm mục đích phân biệt
hợp đồng lao động với các hợp đồng dân
sự. Trong khi đó, quan niệm của Việt
Nam, Trung Quốc lại chú ý đến chủ thể,

nội dung của hợp đồng lao động do quan
niệm phân chia hệ thống pháp luật thành
nhiều ngành luật có sự độc lập tơng đối
với nhau. Liên quan đến vấn đề này, trớc
đây ngời ta đ từng tranh luận với nhau
về thuật ngữ ngời lao động" trong khái
niệm hợp đồng lao động và cho rằng dùng
thuật ngữ này là quá rộng nếu nh không
muốn nói là không chính xác khi chỉ một
bên trong quan hệ hợp đồng lao động. Vì
trong thực tế thuật ngữ ngời lao động
đợc dùng để chỉ tất cả các công dân đến
độ tuổi nhất định, có tham gia lao động
trong x hội gồm công chức, ngời làm
nghề tự do, công nhân, x viên mà
những ngời này không phải ai cũng làm
việc theo hợp đồng lao động. Đây cũng là
lí do mà án lệ ngày 2/7/1954 của toà án
Pháp không sử dụng thuật ngữ này. Hiện
nay, không mấy ai theo đuổi cuộc tranh
luận này nữa và thực tế thuật ngữ "ngời
lao động", "ngời sử dụng lao động" đợc
sử dụng phổ biến trong luật lao động của
hầu hết các nớc. Ngời ta giải quyết vấn
đề này bằng cách đa ra các quy phạm
định nghĩa về hai thuật ngữ trên trong các
quy định của pháp luật lao động (ví dụ:
Điều 6 Bộ luật lao động Việt Nam; Điều
14 và 15 Luật các tiêu chuẩn lao động Hàn
Quốc ). Tuy nhiên, cũng cần khẳng định

rằng khái niệm "ngời lao động" và khái
niệm "ngời làm công ăn lơng" là hai
khái niệm không đồng nhất.
Nh vậy, tuỳ theo truyền thống, khoa
học pháp lí, cơ sở kinh tế, x hội pháp
luật lao động các nớc ít nhiều có sự khác
biệt khi tiếp cận khái niệm hợp đồng lao
động. ở nớc ta, khái niệm hợp đồng lao
động cũng có sự thay đổi theo điều kiện
kinh tế, x hội mỗi thời kì. Tuy nhiên,
theo chúng tôi, mặc dù đ có tính khái
quát nhng khái niệm hợp đồng lao động
trong luật hiện hành vẫn cha phản ánh
đợc đầy đủ nội dung quan hệ lao động.
Do đó, chúng tôi xin đợc đa ra khái
niệm về hợp đồng lao động nh sau:


nghiên cứu - trao đổi
8 - Tạp chí luật học

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa
ngời lao động và ngời sử dụng lao động về
việc làm có trả công, quyền và nghĩa vụ của
hai bên trong quan hệ lao động.
Khái niệm này giống với quy định tại
Điều 26 Bộ luật lao động ở chỗ nó nêu lên
đợc bản chất của hợp đồng lao động là
loại quan hệ khế ớc, xác định đợc các
bên trong quan hệ (ngời lao động và

ngời sử dụng lao động), yếu tố của quan
hệ (việc làm có trả công) và những nội
dung chính của quan hệ. Song, nó khác ở
chỗ là bỏ nội dung về điều kiện lao động
mà Điều 26 đ quy định. Bởi vì, thứ nhất,
quy định của Điều 26 Bộ luật lao động về
sự thoả thuận của hai bên là điều kiện
lao động, quyền nghĩa vụ của hai bên
trong quan hệ lao động cho ta hiểu đây
là hai vấn đề khác nhau. Nhng thoả thuận
điều kiện lao động xét cho cùng cũng là
quyền và nghĩa vụ hai bên trong quan hệ
lao động. Thứ hai, quy định nh trên dẫn
đến cách hiểu là các bên chỉ đợc thoả
thuận điều kiện lao động nhng trong
thực tế ngoài điều kiện lao động các bên
có quyền thoả thuận nhiều vấn đề khác
nh điều kiện sử dụng lao động, nơi ăn, ở,
đi lại, đào tạo Vì vậy, theo chúng tôi
khái niệm hợp đồng lao động chúng tôi
đa ra ở trên nhằm thực sự tôn trọng
quyền tự định đoạt của hai bên trong quan
hệ hợp đồng lao động mở rộng tối đa
quyền lựa chọn, thoả thuận cho hai bên
trong hợp đồng lao động. Ngoài ra, "mỗi
bên trong quan hệ lao động" đợc thay
bằng "hai bên trong quan hệ lao động" vì
quan hệ lao động là quan hệ song phơng
chứ không bao gồm quan hệ đa phơng do
đó dùng thuật ngữ "hai bên" phản ánh

đúng tính chất của quan hệ lao động hơn.
So với các quan niệm của Đức, Pháp về
hợp đồng lao động, khái niệm này không
đa ra đợc đầy đủ các đặc trng của quan
hệ hợp đồng lao động. Tuy nhiên, theo
chúng tôi là không cần thiết. Bởi vì, hệ
thống pháp luật của nớc ta đợc phân
chia thành nhiều ngành luật, do đó nội
dung nói trên đ đợc giải quyết trong lí
luận khoa học về luật lao động bởi đây là
một trong những căn cứ xác định tính độc
lập của ngành luật. Vì vậy, trong khái
niệm hợp đồng lao động mà chúng tôi đa
ra ở trên chủ yếu nhằm làm rõ những vấn
đề có tính bản chất, chủ thể, nội dung
của quan hệ hợp đồng lao động trên cơ sở
lí luận khoa học luật lao động ở nớc ta
hiện nay./.

(1), (2).Xem: GS.TS. Brundhilde Steckler - Sách chuyên
khảo "Luật lao động và x hội", Nxb. Bielefeld 1996.
(3).Xem: Hợp đồng lao động (Sự ra đời và hình
thành của hợp đồng lao động) - Tuyển tập pháp lí
của Cộng hoà Pháp - Phần 5 .
(4), (5).Xem: Tôn Trung Nhạn - Kinh tế thị
trờng x hội chủ nghĩa và công đoàn, Nxb. Lao
động, 1995, tr.182,183,187.
(6).Xem: Thuật ngữ quan hệ công nghiệp và các
khái niệm liên quan, Tổ chức Lao động Quốc tế -
Văn phòng lao động quốc tế Đông á

(ILO/EASMAT) - Băng Cốc 9/1996.
(7).Xem: Devid Kely & Ann Holmes. Principles of
Business law London, Sydney 1997.

×