Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo "Cần sửa đổi một số điều luật về tội phạm ma tuý " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.26 KB, 4 trang )



X©y dùng ph¸p luËt
T¹p chÝ luËt häc sè 5/2003 63





ThS. TrÇn §øc Th×n *
ộ luật hình sự năm 1985 chỉ có một
điều luật duy nhất (Điều 203) quy định
tội tổ chức sử dụng chất ma tuý. Các hành vi
tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý sẽ bị
áp dụng các điều 97 và 166 để xử lí. Điều
này gây không ít khó khăn cho quá trình xét
xử hình sự đối với các tội phạm này. Ngày
28/12/1989 Quốc hội đã ban hành Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình
sự, trong Luật này có quy định tội sản xuất,
tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các
chất ma tuý tại Điều 96a. Tuy vậy, phải
nhận thấy rằng tính chất mức độ nguy hiểm
của các hành vi sản xuất, tàng trữ, mua bán,
vận chuyển trái phép các chất ma tuý là
khác nhau mà quy định trong cùng một
điều luật sẽ dẫn đến việc áp dụng hình
phạt khó khăn. Hơn thế, có một số hành vi
như chiếm đoạt ma tuý, trồng cây thuốc
phiện trái phép, sản xuất những dụng cụ
dùng vào việc sử dụng ma tuý, sử dụng


trái phép ma tuý chưa được quy định
trong luật mặc dù trên thực tế những hành
vi kể trên đã xảy ra và sự nguy hiểm của
nó ngày càng gia tăng. Trước tình hình đó,
ngày 10/5/1997 tại kì họp thứ 11 Quốc hội
khóa IX đã ban hành Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Bộ luật hình sự, tại
chương VIIa của Luật này đã quy định các
tội phạm về ma tuý từ Điều 185a đến 185n.
Sự ra đời của chương VIIa đã căn bản giải
quyết nhiều vấn đề mà thực tiễn đặt ra.
Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định
các tội phạm về ma tuý tại chương XVII từ
Điều 192 đến Điều 201. Qua mấy năm áp
dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm
1999, trong thực tiễn xét xử các tội phạm về
ma tuý đã bộc lộ những sai lầm, mà nguyên
nhân của những sai lầm ấy một phần là do
quy định của pháp luật hình sự có sự bất
cập. Đa số các điều luật của Bộ luật hình sự
năm 1999, mỗi điều chỉ quy định một tội
danh nhưng cũng có không ít điều trong đó
quy định từ hai tội danh trở lên. Việc áp
dụng những điều luật có quy định từ hai tội
danh trở lên trong thực tiễn xét xử đã nảy
sinh những khó khăn trong việc định tội và
quyết định hình phạt, nhất là khi những
hành vi phạm tội được quy định trong điều
luật ấy có sự liên quan mật thiết với nhau.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ

xin đề cập quy định của Bộ luật hình sự về
các tội phạm ma tuý mà trong đó có những
điều luật quy định nhiều tội danh (từ hai tội
danh trở lên),
Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999
quy định 4 tội danh: Tàng trữ trái phép các
chất ma tuý; vận chuyển trái phép các chất
ma tuý; mua bán trái phép các chất ma tuý
và chiếm đoạt các chất ma tuý. Việc quy
B

* Trường đại học luật Hà Nội


X©y dùng ph¸p luËt
64 T¹p chÝ luËt häc sè 5/2003

định này vừa dễ gây ra sự nhầm lẫn trong
khi định tội vừa khó khăn cho việc áp
dụng hình phạt.
Về định tội đối với trường hợp này trên
thực tế đã có sự sai lầm. Đó là trường hợp
khi một người chiếm đoạt ma tuý, thuốc
phiện trong kho tang vật và bán ra ngoài
cho người khác sử dụng thì toà án định tội
là mua bán và chiếm đoạt ma tuý. Đáng lẽ
phải định hai tội danh khác nhau, quyết
định hình phạt riêng cho từng tội và sau đó
tổng hợp hình phạt theo nguyên tắc chung.
Ngược lại một người mua bán trái phép ma

tuý, trước đó đã tàng trữ một số lượng ma
tuý nhất định để bán, lẽ ra phải định một
tội thì lại định hai tội là tàng trữ trái phép
ma tuý và mua bán trái phép ma tuý nhưng
lại quyết định một hình phạt chung. Trong
Điều 194 quy định nhiều tội danh và do đó
hành vi phạm tội quy định ở điều này khá
phong phú. Trên thực tế thì hành vi mà
người phạm tội thực hiện rất đa dạng.
Người mua bán trái phép ma tuý có thể có
hành vi tàng trữ hay vận chuyển trái phép
ma tuý. Tuy nhiên, nếu họ tàng trữ hay vận
chuyển trái phép ma tuý là nhằm để bán, do
đó họ chỉ bị xử lí về tội mua bán trái phép
ma tuý. Giả sử ta gọi tính chất của hành vi
mua bán trái phép ma tuý là a; tính chất
của hành vi tàng trữ trái phép ma tuý là b;
tính chất của hành vi vận chuyển trái phép
ma tuý là c thì tính chất của tội mua bán
trái phép ma tuý có thể là:
- a: Nếu người phạm tội chỉ có hành vi
mua bán trái phép ma tuý.
- b + a: Nếu người phạm tội có hành vi
tàng trữ trái phép ma tuý nhằm bán và đã
bán trái phép ma tuý.
- c + a: Nếu người phạm tội có hành vi
vận chuyển trái phép ma tuý để bán và đã
bán trái phép ma tuý.
- b + c + a: Nếu người phạm tội có hành
vi tàng trữ trái phép ma tuý để bán, vận

chuyển trái phép ma tuý để bán và đã bán
trái phép ma tuý.
Dễ dàng nhận thấy rằng a khác b; b khác
c và c khác a. Như vậy, b khác với b + a,
khác với c + a và khác với b + c+ a. Do đó,
việc quy định các tội tàng trữ trái phép ma
tuý, vận chuyển trái phép ma tuý, mua bán
trái phép ma tuý trong cùng một điều luật là
chưa thấy hết sự khác nhau về tính chất của
các hành vi phạm tội đó. Mặt khác, nếu một
người có hành vi chiếm đoạt chất ma tuý để
bán trái phép thì cho dù chiếm đoạt là “để
bán” cũng bị xử về hai tội là chiếm đoạt
chất ma tuý và mua bán trái phép chất ma
tuý. Tính chất của các hành vi phạm tội mua
bán ma tuý và chiếm đoạt ma tuý lại càng
khác nhau, do đó nếu xếp vào trong cùng
một điều luật là chưa hợp lí và đôi khi gây
ra sự nhầm lẫn trong thực tiễn xét xử như đã
nêu trên. Đồng ý rằng có thể có những điều
luật quy định nhiều tội danh khác nhau
nhưng những tội danh khác nhau đó phải có
tính chất nguy hiểm tương đương nhau. Ví
dụ, có thể quy định tội tàng trữ trái phép
hoặc vận chuyển trái phép ma tuý trong
cùng một điều luật còn mua bán trái phép
ma tuý và chiếm đoạt ma tuý thì nên quy
định ở hai điều luật riêng biệt trong chương
các tội phạm về ma tuý.



X©y dùng ph¸p luËt
T¹p chÝ luËt häc sè 5/2003 65

Điều 194 Bộ luật hình sự quy định 4
khung hình phạt để áp dụng cho các tội
phạm quy định tại điều này. Khoản 1 quy
định hình phạt tù có thời hạn từ hai năm đến
bảy năm; khoản 2 từ bảy năm đến mười lăm
năm; khoản 3 từ mười lăm năm đến hai mươi
năm; khoản 4 quy định hình phạt từ hai mươi
năm, tù chung thân hoặc tử hình. Hội đồng
thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã ban
hành Nghị quyết số 01/2001/NQ - HĐTP
ngày 15/3/2001 hướng dẫn áp dụng quy định
của các điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289
Bộ luật hình sự năm 1999 trong đó tại Điều
3.1. hướng dẫn áp dụng hình phạt đối với
trường hợp phạm tội ở khoản 4 Điều 193 và
khoản 4 Điều 194 Bộ luật hình sự. Việc áp
dụng các mức hình phạt, hình thức phạt
khác nhau chỉ thuần tuý dựa vào tính chất
của các hành vi phạm tội khác nhau quy
định tại khoản 4 Điều 194. Như vậy, có thể
hiểu rằng bất kể người nào có hành vi tàng
trữ trái phép ma tuý hoặc tàng trữ trái phép
ma tuý để bán; vận chuyển trái phép hoặc
vận chuyển trái phép ma tuý để bán hoặc
đơn giản chỉ là hành vi mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma tuý nếu định lượng

đã xác định cụ thể thì áp dụng mức hình
phạt hoặc hình thức hình phạt chung thân
hay tử hình như đã hướng dẫn. Xin được
nêu lại rằng theo chúng tôi tính chất nguy
hiểm của các hành vi phạm tội quy định tại
Điều 194 là khác nhau tương đối, đặc biệt là
hành vi chiếm đoạt trái phép ma tuý và lại
càng khác xa với tính chất của hành vi phạm
tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
ma tuý quy định tại Điều 194 Bộ luật hình
sự năm 1999.
Tương tự như Điều 194, Điều 200 Bộ
luật hình sự năm 1999 cũng quy định hai tội
danh: Tội cưỡng bức người khác sử dụng
trái phép chất ma tuý; tội lôi kéo người khác
sử dụng trái phép chất ma tuý. Rất dễ dàng
nhận thấy rằng hành vi cưỡng bức người
khác và hành vi lôi kéo người khác có tính
chất nguy hiểm khác nhau. Hành vi cưỡng
bức người khác sử dụng trái phép ma tuý
được biểu hiện bởi việc người phạm tội
dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hay
thủ đoạn khác buộc một người phải sử dụng
ma tuý trái với ý muốn của họ. Hành vi lôi
kéo người khác sử dụng trái phép ma tuý
biểu hiện qua những hành vi như thuyết
phục, rủ rê, dụ dỗ, phỉnh nịnh… người nào
đó và do bị những tác động ấy từ phía người
phạm tội nên nạn nhân đã tự nguyện sử
dụng ma tuý. Như vậy, về mặt khách quan,

hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực
luôn luôn nguy hiểm hơn hành vi thuyết
phục rủ rê, dụ dỗ…. Về mặt chủ quan cũng
cho thấy rõ điều này, một bên, người bị
cưỡng bức buộc phải sử dụng ma tuý trái
với ý muốn của họ và một bên người bị lôi
kéo đã tự nguyện sử dụng trái phép ma tuý.
Rõ ràng, tính chất của hai hành vi phạm tội
quy định ở hai tội danh trong cùng Điều 200
Bộ luật hình sự năm 1999 không thể là
tương đương nhau.
Từ những phân tích trên, chúng tôi đề
nghị sửa đổi một số điều luật về tội phạm
ma tuý như sau:
- Tách Điều 194 Bộ luật hình sự năm
1999 thành 3 điều luật khác nhau như sau:


X©y dùng ph¸p luËt
66 T¹p chÝ luËt häc sè 5/2003

+ Điều 194a: Tội tàng trữ hoặc vận
chuyển trái phép các chất ma tuý.
+ Điều 194b: Tội mua bán trái phép các
chất ma tuý.
+ Điều 194c: Tội chiếm đoạt các chất ma tuý.
- Tách Điều 196 thành 3 điều luật khác
nhau như sau:
+ Điều 196a: Tội sản xuất trái phép các
phương tiện, công cụ dùng vào việc sản xuất

hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý.
+ Điều 196b: Tội tàng trữ hoặc vận
chuyển các phương tiện công cụ dùng vào
việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất
ma tuý.
+ Điều 196c: Tội mua bán trái phép các
công cụ, phương tiện dùng vào việc sản xuất
hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Điều 200 cũng nên tách thành 2 điều sau:
+ Điều 200a: Tội cưỡng bức người khác
sử dụng trái phép chất ma tuý.
+ Điều 200b: Tội lôi kéo người khác sử
dụng trái phép chất ma tuý./.

Qu¸ tr×nh ph¸t triÓn
(tiÕp trang 35)
Các vấn đề bất cập nêu trên nói lên
thực trạng cơ chế ba quyền năng (chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt) không thể thể hiện
hết được bản chất pháp lí của quyền sở hữu
tài sản. Câu hỏi được đặt ra cho các nhà
nghiên cứu luật là: Ngoài ba quyền năng đó
ra thì còn phải bổ sung thêm nội dung gì
nữa mới thể hiện hết được bản chất của
quyền sở hữu?
Điều dễ nhận thấy rằng nếu bổ sung
một vài quyền năng nữa cho khái niệm
quyền sở hữu tài sản thì cũng không thể
giải quyết được triệt để các vấn đề nêu trên.
Khái niệm tài sản thế hệ thứ năm (thuộc về

tương lai) đòi hỏi không chỉ bổ sung một
vài quyền năng nữa mà cần thiết phải có
một bước thay đổi cơ bản về cách hiểu khái
niệm quyền sở hữu. Vậy đâu là phương
hướng mà pháp luật trong tương lai sẽ lựa
chọn? Khái niệm quyền sở hữu thế hệ thứ
năm sẽ như thế nào? Câu hỏi đó chắc chắn
sẽ trở thành mối quan tâm của các nhà
nghiên cứu luật dân sự. Tại đây tôi chỉ xin
tạm thời nêu một chút cảm nhận ban đầu
như sau để chúng ta cùng thảo luận: Khái
niệm quyền sở hữu trong tương lai có thể
sẽ không liệt kê các quyền năng mà chỉ liệt
kê các hạn chế của chủ sở hữu. Nói cách
khác, chủ sở hữu sẽ có mọi quyền năng,
ngoại trừ một số hạn chế cụ thể mà pháp
luật quy định không cho phép chủ sở hữu
được thực hiện. Kèm theo đó pháp luật có
thể cụ thể hoá hơn nữa các nghĩa vụ của
chủ sở hữu đối với tài sản của mình.
Phương hướng đó sẽ phù hợp với nguyên
tắc chung thực hiện quyền sở hữu được quy
định tại Điều 178 BLDS: “Chủ sở hữu
được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của
mình đối với tài sản, nhưng không được
làm thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích của
Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lîi Ých
hîp ph¸p cña ng−êi kh¸c./.

×