Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bao lâu mới phải giặt áo quần? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.81 KB, 7 trang )




Bao lâu mới phải giặt áo
quần?
Bạn biết người đẹp vì lụa, nhưng liệu bạn đã biết nâng niu tấm lụa làm
đẹp cho bản thân mình chưa? Giặt quần áo sạch thơm là cả một văn
hóa, và trong nền văn hóa ấy, những ai giặt áo ngủ, quần jeans, áo
ngực… sau vài lần mặc mới thật sự là người hiểu biết.

Ảnh: Inmagine
Trang phục chỉ bẩn và cần được giặt khi bị mồ hôi, dầu trên cơ thể, tế bào da
chết, bụi… bám nhiều đến một mật độ nhất định và sau khoảng thời gian tối
thiểu là 4 tiếng đồng hồ mặc trên cơ thể. Giặt áo quần thường xuyên hơn
mức cần thiết có thể là một việc làm… thiếu hiểu biết, khiến trang phục bị
giảm tuổi thọ, bạc màu, sờn rách, biến dạng.
Áo ngực
Giặt sau 2-3 lần mặc
Áo ngực không tiếp xúc với vùng da dưới cánh tay, nơi ra nhiều mồ hôi nhất
trong cơ thể, nên không nhất thiết phải giặt thường xuyên. Tuy nhiên, áo
ngực cần được “nghỉ ngơi” 24 giờ giữa mỗi lần mặc để phục hồi độ co giãn.
Bạn hãy thử bảo quản áo bằng cách xoay vòng để giữ áo được bền, đẹp lâu:
xếp áo ngực thành hàng dài trong tủ, vào buổi sáng chọn mặc áo treo ở đầu
hàng và móc lại áo vào cuối hàng sau khi thay ra vào buổi chiều.
Trường hợp ngoại lệ: là khi bạn ra nhiều mồ hôi. Mồ hôi có thể làm giảm độ
đàn hồi của áo ngực. Lúc ấy, bạn cần phải giặt áo ngực hàng ngày bằng các
hoạt chất tẩy rửa nhẹ nhàng như dầu gội đầu hoặc sữa tắm cho trẻ em. Việc
giữ chiếc áo ngực sạch sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của áo.
Áo thun, áo lá
Giặt ngay sau mỗi lần mặc.
Áo lá hay áo thun được may bằng chất liệu có khả năng thấm hút dầu, mồ


hôi cực mạnh, cộng với đường cắt may tạo độ ôm, bó sát và tiếp xúc trực
tiếp với cơ thể nên sau một ngày, toàn bộ áo của bạn đều bám đầy dầu, mồ
hôi và các tế bào da chết. Tốt nhất hãy giặt áo hàng ngày và giặt bằng nước
nóng để diệt vi khuẩn.
Trường hợp ngoại lệ: Áo (và quần) mặc chưa đầy 4 tiếng sẽ chưa bẩn và
chưa cần phải giặt ngay.

Ảnh: Inmagine
Quần jeans
Giặt sau 4-5 lần mặc
Công nghệ đan sợi chéo của vải jeans là một phát kiến tuyệt vời trong việc
ngăn bụi bẩn bám dính vào vải. Đây cũng chính là lý do của lời truyền tụng
rằng có thể mặc quần jeans không cần giặt. “Truyền thuyết” chỉ là truyền
thuyết; tuy nhiên, không thể phủ nhận một sự thật là bạn không nên giặt
quần quá thường xuyên, sẽ làm jeans bị bạc màu và sờn chỉ. Có thể giặt
quần bằng máy giặt nhưng phải lưu ý lộn trái quần, giặt bằng nước lạnh và
không nên ủi quần khi còn ẩm để giữ màu sắc và dáng quần được như ý.
Trường hợp ngoại lệ: Đối với quần jeans ống bó (jean leggings hay
jeggings), bạn nên giặt ngay sau mỗi lần mặc, nếu không phần quần tiếp xúc
với đầu gối sẽ bị chùng, giãn trước rất nhanh so với các phần khác.
Áo ngủ
Giặt sau 2-3 lần mặc (sau 3-4 lần mặc nếu ngủ trong phòng máy lạnh).
Những bộ quần áo ngủ sau nhiều đêm còn tinh tươm, thơm mát mùi xà
bông, sữa tắm, kem dưỡng da thoa trước khi ngủ nhưng chưa hẳn đã sạch sẽ
như bạn tưởng. Thực tế là trong lúc bạn ngủ, tuyến mồ hôi vẫn hoạt động
tương đối hiệu quả, đây cũng là thời điểm cơ thể đào thải hàng ngàn tế bào
da chết, và tất cả đều mắc vào chiếc áo ngủ của bạn.
Trường hợp ngoại lệ: nếu áo ngủ của bạn may bằng lụa. Lụa có khả năng
thấm hút dầu, mồ hôi của cơ thể thậm chí còn tốt hơn chất liệu cotton. Trong
trường hợp này, không có cách nào khác ngoài việc bạn phải thay áo mỗi

ngày.
Đồ bơi
Giặt ngay sau mỗi lần mặc
Muối và chất clo trong nước hồ bơi sẽ ăn mòn và làm giảm độ đàn hồi của
bộ đồ bơi của bạn. Vì thế, muốn đồ bơi mãi mãi “hít” chặt vào cơ thể trong
mọi cử động, bạn phải giặt bằng tay và giặt bằng nước lạnh, dùng các loại
chất tẩy rửa nhẹ như dầu gội hay sữa tắm và phơi khô tự nhiên dưới ánh
nắng mặt trời.
Không có trường hợp ngoại lệ đối với đồ bơi. Ngay cả khi bạn chỉ đến và
nhúng mỗi chân vào hồ thì đồ bơi cũng giống như đồ lót, có khả năng thấm
hút cực mạnh dầu, vi khuẩn và mùi nên phải được giặt sạch sau mỗi lần mặc.

Ảnh: Getty Image
Quần tây
Giặt sau 3-4 lần mặc.
Bạn chắc chắn sẽ chỉ mặc loại quần này trong văn phòng, nơi có máy lạnh
mở suốt thời gian, thế nên hoàn toàn có thể mặc đi mặc lại nhiều lần mà
không ai chê cười bạn thiếu vệ sinh. Đặc biệt, một trong số các chất liệu
được dùng để may quần tây là loại chất liệu tổng hợp chống thấm càng
không cần không cần thiết thay giặt sau mỗi lần mặc. Tuy nhiên, nếu chiếc
quần có đi kèm với áo thành một một bộ, bạn nên giặt quần và áo cùng lúc
để tránh tình trạng quần và áo bị phai màu không đều, không đồng bộ.
Trường hợp ngoại lệ: nên giặt thường xuyên hơn nếu bạn mặc quần tây bên
ngoài môi trường công sở. Lúc này, tuổi thọ của quần không tránh khỏi sẽ
giảm đáng kể.
Áo jacket, áo khoác
Giặc sau 4-5 lần mặc.
Thông thường, áo khoác ít có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với da; mồ hôi đã
bị hút sạch vào lớp áo bên trong trước khi có điều kiện làm bẩn áo khoác nên
người mặc không phải thường xuyên lưu tâm nhiều đến độ bẩn sạch của áo.

Nhưng ngược lại, áo rất dễ bị bắt mùi: khói, bụi, thuốc lá, thức ăn… nên
trước khi cất áo vào tủ chờ đến lần mặc tiếp theo, bạn hãy treo ở cửa sổ hoặc
nơi thoáng mát, thông gió.
Trường hợp ngoại lệ: chiếc áo jacket thường được khoác lên trong các dịp
trang trọng nên các vùng trên cổ áo, khủy tay, túi áo… thường bị dò xét kỹ
nhất, nên bạn hãy giặt ngay nếu phát hiện vết bẩn tại những vị trí dễ bị phát
hiện ấy.
Váy
Giặt sau 3-4 lần mặc.
Váy phồng hoặc váy chữ A thường không tiếp xúc trực tiếp với da, vùng duy
nhất có khả năng chạm vào người là vùng thắt lưng nhưng vẫn có thể tránh
được bằng cách bỏ áo vào váy.
Trường hợp ngoại lệ: Váy lụa hoặc váy màu trắng dễ bị đổi màu nên phải
giặt ngay sau khi mặc. Lưu ý, bạn đừng bao giờ dùng thuốc xả với vải
khaki.

×