Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Khơi gợi tiềm năng khám phá cho trẻ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.86 KB, 3 trang )

Khơi gợi tiềm năng khám phá cho trẻ
1. Khơi dậy tính lanh lợi vốn có ở trẻ
Căn cứ vào độ tuổi cũng như tính cách của trẻ, các bậc phụ huynh
nên cùng trẻ tham gia một số hoạt động nhỏ mang tính chất động
não, buộc trẻ phải suy nghĩ. Bố mẹ có thể cùng chơi với trẻ trò chơi
với những con số, giải câu đố, thi kể chuyện
cách làm này không những kích thích sự động não, tư duy ở trẻ mà
còn thể hiện sự quan tâm của bố mẹ. Trẻ sẽ thấy hạnh phúc hơn,
tích cực hơn nếu được chơi cùng bố mẹ.
2. Tập cho trẻ thói quen xem sách báo
Tập cho trẻ thói quen xem sách báo hay truyện tranh tuổi thơ với
những hình vẽ sinh động, cho trẻ xem những tiết mục văn nghệ, hoạt
hình thiếu nhi mang tính giáo dục cao Trẻ thích thú sẽ nhập cuộc
rất nhanh chóng, trẻ có thể hát, nhảy theo điệu nhạc hay tha hồ
tưởng tượng sau khi xem truyện tranh.
Đây là cách giải trí bổ ích cho trẻ sau những giờ học tập căng thẳng
ở trường, hơn thế nữa còn khơi dậy khả năng tư duy ở trẻ theo chiều
hướng tích cực.
3. Mở rộng không gian sống cho trẻ
Bằng cách đưa trẻ đến với thiên nhiên trong lành như vườn thú,
vườn bách thảo, khu vực sinh thái, về nông thôn Một bên cho trẻ
quan sát sự vật, một bên phụ huynh đặt ra những câu hỏi liên quan
để trẻ trả lời và giải thích mọi thắc mắc của trẻ. Trẻ sẽ chủ động suy
nghĩ, tư duy, bằng chứng là trẻ luôn đặt ra những câu hỏi đáng yêu
cho những thắc mắc của mình.
4. Khuyến khích, động viên
Qua quá trình học tập, tư duy vất vả trẻ mới giải được bài toán hay
làm được những thí nghiệm đơn giản. Lúc ấy hãy động viên trẻ, khen
trẻ để kích thích trẻ vui cũng như hứng thú để tiếp tục tư duy, sáng
tạo.
Động viên trẻ kịp thời khi thấy trẻ tiến bộ. Nếu quá khắt khe trong


những lời nhận xét hay phê bình, cha mẹ sẽ hạn chế khả năng tư
duy sáng tạo của con.
5. Bồi dưỡng hứng thú suy nghĩ ở trẻ
Bố mẹ trước hết phải là tấm gương cho trẻ về mọi mặt, đặc biệt trong
suy nghĩ, tính cách, thái độ. Chính các bậc phụ huynh cũng nên học
cách kiềm chế tình cảm của bản thân, có cái nhìn khách quan để
khen thưởng và phê bình trẻ đúng lúc, đồng thời thường xuyên đặt ra
những câu hỏi kích thích trẻ học hỏi, suy nghĩ.
6. Kiên trì giúp trẻ duy trì thói quen động não
Bố mẹ không nên có yêu cầu quá cao, vượt khả năng suy nghĩ, lối tư
duy của trẻ thơ. Phải căn cứ vào hiện trạng vốn có của trẻ để bắt đầu
hướng dẫn trẻ suy nghĩ từ những việc đơn giản nhất, dễ dàng nhất,
rồi dần tăng độ khó để trẻ phải nỗ lực giải quyết những khó khăn gặp
phải.
Giúp trẻ thực hành
Giống như mọi bài học khác, trẻ cũng cần được thực hành kỹ năng
từ chối mà mình học được từ cha mẹ. Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà
trẻ sẽ phải đối mặt với những tình huống khác nhau, điều quan trọng
nhất là bạn phải lường trước những tình huống có thể xảy ra với trẻ
và giúp chúng thực hành với những tình huống đó. Bạn hãy bắt đầu
bằng cách hỏi xem trẻ sẽ làm gì nếu bị yêu cầu làm một việc mà trẻ
không thích. Bạn có thể đóng vai là người đưa ra những lời đề nghị
không tốt để trẻ thực hành trong những tình huống cụ thể. Điều này
sẽ giúp trẻ tiếp thu nhanh và ghi nhớ rất lâu. Một khi con bạn đã học
được kỹ năng từ chối, trẻ sẽ cư xử khéo léo hơn và biết cách bảo vệ
mình trong những trường hợp không có cha mẹ bên cạnh.

×