Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Trận chiến với tật NGÁY potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.7 KB, 6 trang )

Trận chiến với tật NGÁY

Thế nào cũng có nhiều độc giả tìm thấy hình ảnh của chính mình hoặc của
người bạn đời khi đọc bài viết này.
Có phải đã có những buổi tối bạn thấy mình trằn trọc không ngủ được vì
“bản nhạc trầm bổng”- tiếng ngáy đầy âm điệu- phát ra từ miệng của người
nằm cùng giường? Bạn có thấy ghen tức, hay bực bội với sự bình thản, say
ngủ của người kia và đôi khi đành phải ôm gối “di tản chiến thuật” qua
phòng khác để ngủ cho yên hay không ?
Ðã có một vài cặp vợ chồng chọn giải pháp “ly thân” này một cách thường
trực vì không biết làm sao hơn!
Nếu bạn can qua kinh nghiệm bị nghe ngáy, hoặc biết được là mình bị tật
này, thì bạn nên vui vì “có bầu, có bạn”. Căn cứ theo tài liệu của National
Sleep Foundation thì có đến 75 triệu người, tức khoảng 35% người lớn ở
Mỹ, ngáy ít nhất một vài lần trong tuần.
Còn đối với những người Mỹ ở thế hệ 50 tuổi thì vấn đề này giống như
bệnh dịch vì người ta tin rằng có đến 44% những người đàn ông trung niên
mắc tật ngáy kinh niên và ngáy to. Trong khi đó, về phía phụ nữ thì chỉ có
khoảng 28% hay ngáy.
Một cuộc tìm hiểu được công bố bởi Mayo Clinic trong năm 2007 cũng cho
thấy những người ngáy nhiều, mỗi đêm thường mất ngủ khoảng một giờ
đồng hồ.
Theo tài liệu của Georgetown University Hospital Sleep Disorders Center ở
Washington D.C. thì lý do thật sự của việc ngáy là do phần trên của ống
dẫn khí, tức khoảng giữa mũi và thanh quản, bị ngăn cản. Khu vực này
cũng là nơi tập trung nhiều loại mô mềm như lưỡi, vòm miệng, lưỡi gà,
cuống họng Ngoài ra, ngáy cũng có thể là do vấn đề sức khỏe.
Việc ngáy to có thể là dấu hiệu của sự ngăn cản việc thở “sleep apnea”-
một hình thức tạm ngừng thở- khiến đưa đến việc người ta thường bị mệt
mỏi, bệnh tim, chứng tăng huyết áp, tai biến mạch máu não (stroke) và đôi
khi có thể đưa đến cái chết nữa.


Một vài người bị bệnh ngáy nặng có thể được đề nghi đi giải phẫu. Bác sĩ
sẽ cắt đi hay cột chặt những mô mềm ( soft tissues ) bị nhão bằng 3 cách
sau đây :
1. Bằng phương pháp UPPP ( Uvulopalatopharyngoplasty ) - một phương
pháp bắt nguồn từ Nhật Bản trong thập niên 1950 với kết quả thành công từ
70% đến 80% và nó cũng dễ thực hiện hơn là phát âm tên của nó.
2. Phương pháp Laser-assisted Uvuloplasty, mà theo American Academy of
Otolaryngology thì có mức độ thành công đến 85%.
3. Phương pháp Somnoplasty, một kỹ thuật dựa vào những làn sóng tần số
để làm co chặt lại những cơ mô và cách này chỉ đạt được đến 75 % thành
công mà thôi.
Dĩ nhiên , bên cạnh phương pháp giải phẫu để chấm dứt những trận ngáy,
còn có những phương cách khác dễ dàng, đỡ tốn kém và ít đau hơn.
Ông Peter Pearl, tác giả của một bài viết về vấn đề “Ngáy” trên tờ
Washington Post, kể lại là mới đầu ông nghĩ rượu, sự nặng cân và lười
biếng là những nguyên nhân chính đưa đến việc ngáy. Do đó, nếu muốn hết
ngáy, mọi người cần phải thay đổi lối sống một tí. Thế nhưng ông đã phải
trải qua một cuộc hành trình dài trong cuộc chiến với tật ngáy của mình và
chia sẻ kinh nghiệm riêng của ông như sau :
Là một người không hề tin rằng mình có tật ngáy to khi ngủ cho đến khi
ông Pearl bị bà vợ mà ông chung sống 24 năm than phiền và đi ngủ riêng vì
không thể chịu nổi âm thanh rầm rì không êm tai của chồng khi ngủ nữa,
thì ông mới chịu chấp nhận sự thật.
Thế là ông Pearl bắt đầu tìm hiểu cách chữa tật ngáy bằng việc bỏ thói quen
uống rượu cocktail vì ông được cho biết là nếu uống rượu khoảng 3 tiếng
đồng hồ trước khi đi ngủ sẽ làm cho việc ngáy tăng cường độ.
Ông Pearl cũng biết được là những người đàn ông mặc áo có kích thước cổ
( neck size ) từ 16 1/2 trở lên thường hay ngáy, cho nên ông tập thể dục và
xuống cân được 30 pounds. Ông cũng nằm nghiêng khi ngủ để tránh ngáy.
Nghĩa là ông Perl thử đủ mọi phương cách mà người ta chỉ cho ông nhưng

vẫn không thấy được kết quả mong muốn. Thế nên ông quyết định tìm hiểu
thêm nữa về các cách điều trị khác.
Theo ông Pearl thì có đến 300 loại dụng cụ chống ngáy được đăng ký với
cơ quan U.S Patent and Trademark Office gồm quai đeo cằm (Chin Straps),
vòng đeo cổ (neck collars), và dental inserts- miếng gài răng- để đẩy lưỡi
qua vị trí khác và mở đường thông khí (airway) Ngoài ra, còn có loại đồ
dùng điện tử với đèn chớp, tiếng động lớn và ngay cả gây ra một sức điện
giật để làm cho người đang ngáy thay đổi vị thế nằm, giúp cho họ không
còn ngáy nữa.
Ông Pearl cũng thử một loại đồ dán có tên là “Breathe Right” có mục đích
giữ cho vòm lỗ mũi mở rộng khi ngủ và được vợ ông cho biết là ông ngủ
yên lặng trong một vài đêm, nhưng sau đó thì đâu lại cũng vào đấy!
Thế là ông Pearl tìm trên Internet để xem có loại thần dược hay phương
cách nào khác chữa bệnh ngáy hay không và ông đã mua ba loại sản phẩm
quảng cáo từ hơn 10 mạng lưới (websites) :
1. Loại viên thuốc nhai tên SnoreStop, có mục đích làm tan đờm bị tắt
nghẽn và ngăn không cho Uvula bị sưng.
2. Loại thuốc xịt “Snoreless” làm trơn láng cổ họng.
3. Thuốc nhỏ mũi Y-Snore.
Cả ba loại thuốc kể trên cũng chỉ giúp ông bớt ngáy có vài đêm mà thôi rồi
trở lại như cũ.
Ông Pearl còn làm một cuộc thử nghiệm ở University Hospital Sleep
Disorder Center và đi khám bác sĩ tai, mũi, họng Michael Spigel. Ông được
gửi đi chụp hình CAT scan để xem mũi của ông có gì bất thường hay
không.
Cả bác sĩ tai mũi họng Michale Sigel lẫn Bác Sĩ Richard Waldhorn, giám
đốc của trung tâm điều trị về chứng mất ngủ của Ðại Học Georgetown đều
căn cứ vào kết quả của cuộc thử nghiệm và CAT Scan để kết luận là ông
Peter Perl cần phải được giải phẫu mũi để việc thở của ông được thông suốt
hơn, cũng như có hy vọng 50% là sẽ chặn đứng được chứng ngáy của ông.

Họ cho biết là mặc dù ông ngủ 6 tiếng đồng hồ nhưng thật ra, ông chỉ ngủ
có 4 giờ 40 phút và trong đó chỉ có 14 phút là ông thật sự ngủ say.
Cuộc thử nghiệm liệt kê ra một danh sách dài những phần trong bộ phận
thở của ông Pearl bị trở ngại và các bác sĩ này nói rằng họ sẽ giải phẫu để
sửa lại đường thông hơi trong mũi của ông.
Muốn chắc ăn hơn nên ông Pearl đi đến khám với bác sĩ tai, mũi, họng
khác là Bác Sĩ David Fairbanks, chuyên trị những bệnh nhân có bệnh ngáy
với kinh nghiệm gần 30 năm. Bác Sĩ Faibanks cũng đồng ý là ông Pearl cần
phải được giải phẫu. Pearl không có chọn lựa nào khác hơn là xếp đặt thời
giờ, công việc và tinh thần cho cuộc giải phẫu có vẻ hứa hẹn nhiều đau đớn
này. Ông chỉ còn biết là cho dù kết quả có thế nào đi nữa, ít ra ông ấy cũng
đã thử đủ mọi phương cách.
Cuộc giải phẫu tại Washinton's Sibley Memorial Hospital kéo dài hai tiếng
đồng hồ và khi tỉnh dậy, mũi và cổ họng của ông Perl nhói đau. Mặt ông bị
sưng lên và mũi thì to tướng vì bị nhét vào đó mấy thước gauze có tẩm
thuốc khiến ông Pearl phải thở bằng miệng. Bốn, năm ngày sau đó ông
Pearl phải sống nhờ vào những viên thuốc chống đau.
Ông Pearl kể lại rằng khi những thước gauze được kéo ra khỏi mũi, ông có
cảm tưởng như óc của ông cũng bị kéo ra theo. Thế nhưng, ngay sau đó ông
thấy mình thở một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, mọi việc lại không êm đẹp tí nào vì cho dù đã trải qua cuộc giải
phẫu rồi mà đêm đầu tiên ông Pearl vẫn tiếp tục ngáy, còn tệ hơn cả trước
khi mổ!
Bác Sĩ Firbanks có báo trước là trường hợp này có thể xảy ra vì trong một
vài ngày đầu, mũi và cổ họng vẫn còn một số lớn những tế bào bị sưng.
Ông Pearl nghĩ rằng mình có thể rơi vào thành phần 2% những người
không được may mắn vẫn còn bị ngáy sau khi được giải phẫu. Nhưng chỉ
ba ngày sau đó, bà Nina nói cho chồng mình biết là bà không bị đánh thức
bởi những “tiếng rồ máy xe” của ông nữa và buổi tối êm đềm trôi qua một
cách yên lặng.

Cả hai vợ chồng không dám ăn mừng liền vì muốn chờ một thời gian lâu
hơn xem kết quả ra sao. Và cuối cùng, những hy vọng của họ đã được đền
bù vì ông Pearl không còn ngáy nữa.
Ông Pearl kết luận bài viết “ Ngáy” của ông với câu: Từ nay vợ chồng tôi
đã có những buổi tối thực sự được yên nghỉ và chúng tôi sống với câu nói
rất thông minh của một ai đó: ‘Cười và cuộc đời sẽ cười đáp lại với bạn -
Ngáy đi và bạn sẽ ngủ một mình”.
Oanh Thơ





×