Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Các dạng bài tập nghiệp vụ ngân hàng thương mại có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.21 KB, 8 trang )

Các dạng Bài tập nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại
Bài 1: Một Khách hàng vay ngân hàng A một khoản tiền: 200 triệu
đồng với thời hạn 6 tháng, lãi suất 1%/tháng. Kế hoạch vay vốn trả nợ
gốc như sau:
Ngày 5/3 rút vốn 80 trđ.
Ngày 10/4 rút vốn 90 trđ.
Ngày 3/5 rút vốn 30 trđ
Ngày 15/7 trả nợ 50 trđ
Ngày 10/8 trả 70 trđ
Số còn lại trả khi hết hạn
Yêu cầu: Tính số lãi khách hàng trên phải trả vào các thời điểm trả nợ
theo dư nợ thực tế và theo số tiền trả gốc.
Trả lời:
5/03 - 15/07 : 4 tháng 10 ngày : 131 ngày
10/4 - 15/07 : 3 tháng 5 ngày : 95 ngày
3/5 - 15/07 : 2 tháng 12 ngày :72 ngày
Dư nợ đến ngày 15/07 là 150 tr
15/07 - 10 /08 : 25 ngày
Dư nợ đến 10/8 : 80 tr
10/08 - 05/09 ( ngày đáo hạn HD) : 25 ngày
Lãi tính theo số dư thực tế :
80* 1%*131/30 + 90*1%*95/30 + 30*1%*72/30 + 150* 1%*25/30 +
80*1%*25/30
Lãi tính theo dư nợ BQ :
Tổng((Di*Ni)* i)/N : ( 80* 131 + 90*95+30*72+150*25+80*25 )* 1%)/
( 131+95+72+25+25)
Bài 2:
Một doanh nghiệp vay ngân hàng thương mại 100 triệu đồng, với thời
hạn 3 tháng (từ 18/3/N đến 18/6/N). Ngân hàng cấp tiền vay cho doanh
nghiệp gọn một lần vào 18/3/N. Lãi được tính và trả cùng với nợ gốc
phải trả vào hai thời điểm: ngày 3/5/N và ngày 18/6/N


Lịch trả nợ gốc như sau:
Ngày 3/5/N trả số tiền: 42triệu đồng.
Ngày 18/6/N trả số tiền: 58triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Tính số lãi mà doanh nghiệp vay phải trả.
2. Nếu số tiền 42 triệu đồng doanh nghiệp vay trả vào ngày 3/5/N bao
gồm cả gốc và lãi tiền vay, thì số tiền doanh nghiệp vay phải trả vào
ngày 18/6/N là bao nhiêu?
Trả lời:
1)
Dư nợ 18/3 - 3/5 : 46 ngày là 100 tr
Dư nợ 03/05 - 18/06 : 46 ngày là 58
Có thể tính theo 2 cách :
100* 1%* 46/30 + 58* 1%*46/30 === 2.423 tr
hoặc : 42 *1% * 46/30 + 58*1%*92/30 === 2.423 tr
2)
03/05 trả 42 tr cho cả gốc và lãi.
Lãi phải trả : 100* 1%* 46/30 =1.5333 tr
=> Dư nợ gốc là : 100 -( 42 - 1.53333 ) = 59.5333
Cuối kì Kh còn phải trả : 59.5333 * ( 1+ 1%*46/30 ) = 60.446 tr
Bài 3:
Trong năm N, DN A được NH cấp 1 HMTD: 500 trđ. Tháng 3/N có một
số giao dịch như sau:
Ngày 5/3, DN A rút tiền vay: 198 tr đ
Ngày 10/3, DN A rút tiền vay: 37 tr đ
Ngày 18/3, DN A trả nợ: 230 tr đ
Ngày 25/3, DN A rút tiền vay: 350 tr đ
Hãy tính lãi tiền vay DN A phải trả NH trong tháng 3/N (theo dư nợ
bình quân). Biết dư nợ TK cho vay đầu tháng là 95 trđ. Lãi suất cho vay
của NH là 0,95%/tháng.

Trả lời:
(Lập bảng trong Excel)
Bài 4:
Một khách hàng nhận được khoản tín dụng 100.000 USD với các điều
kiện sau:
Vốn vay được rút làm 02 lần, lần đầu rút 50.000 USD,02 tháng sau rút
tiếp 50.000 USD. Sau thời gian sử dụng tiền vay 07 tháng kể từ ngày rút
vốn lần 2,khách hàng trả nợ gốc 60.000 USD, số còn lại được trả sau 03
tháng tiếp theo.
- Lãi suất cho vay: 6% năm;
- Phí trả nợ trước hạn: 0,1%/ tháng tính trên số tiền trả nợ trước hạn;
- Phí cam kết: 0,2%/ số tiền vay;
- Thủ tục phí ngân hàng quy định là 0,1% số tiền vay;
- Ngân hàng thu ngay tiền lãi và thủ tục phí;
Yêu cầu: Tính phí suất tín dụng của khoản tín dụng trên theo năm và
cho nhận xét?
Biết rằng: Ngay từ lần trả đầu tiên, theo sự đồng ý của ngân hàng,
khách hàng đã trả hết nợ.
Trả lời:
Phí suất = ((thu nhập NH) / ( số tiền KH thực nhận * kì dư nợ BQ )) *
100%
= (( 50* 6%*2/12 + 100*6%*7/12 + 40*3*0.1 + 100 *(0.2%
+0.1%)) / ( 100 -( 50* 6%*2/12 + 100*6%*7/12 + 40*6%*3/12+100*
0.1))*((50*2+100*7)/100)
= (Tự tính)
Bài 6:
Một doanh nghiệp xây dựng có nhu cầu vay theo hạn mức tín dụng trong
năm N+1, gửi bộ hồ sơ vay vốn đến NH A, trong đó có tài liệu sau:
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm N+1. (Đơn vị: triệu đồng)
1 Kế hoạch giá trị sản lượng năm N+1 129.621

2 Doanh thu dự kiến năm N+1 102.000
3 Vòng quay VLĐ 2 vòng/năm
4 Chi phí:
Nguyên nhiên vật liệu 94.623
Chi lương 15.554
Chi phí máy 3.888
Thuế GTGT phải nộp (phơng pháp khấu trừ) 6.481
Chi phí trực tiếp khác 1.944
Chi phí quản lý 2.592
Lãi vay vốn 1.440
Yêu cầu: Xác định hạn mức tín dụng năm N+1 của DN tại NH A, biết
rằng VLĐ ròng và vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng, vay mượn được
của NH khác năm N+1 là 40 tỷ đồng.
Trả lời:
Dưới đây là cụm công thức PHẢI NHỚ khi làm các BT về tính HMTD
HMTD = Nhu cầu vốn LD - Vốn TC tham gia - Nguồn tham gia
khác
Vốn TC tham gia = TSLĐ - Nợ Ngắn hạn
Nhu cầu VLĐ =CHi phí SXKD/ vòng quay vốn LD
Vòng quay vốn LĐ = DT thuần / TSLD BQ
+ Tổng chi phí SXKD :
Nguyên nhiên vật liệu 94.623
Chi lương 15.554
Chi phí máy 3.888
Thuế GTGT phải nộp (phơng pháp khấu trừ) 6.481
Chi phí trực tiếp khác 1.944
=122.490
Vòng quay VLD : 2 vòng / năm
=> nhu cầu VLD =122.490/2=61.245
=> HMTD = 61.245 - 40.000 = 21.245 tr

Bài 7:
Trong tháng 9/N công ty gốm sứ X có đề nghị NHTM A cấp một hạn
mức tín dụng cho quý IV/N, để đáp ứng các nhu cầu vốn lưu động. Kế
hoạch kinh doanh quý IV/N gửi cho ngân hàng có một số nội dung như
sau:
Sau khi thẩm định, ngân hàng A đã đồng ý cho vay với lãi suất
0,9%/tháng. Khi thực hiện hạn mức này, vào cuối ngày 30/11/N dư nợ
tài khoản cho vay là: 4.647 triệu đồng. Trong tháng 12/N có phát sinh
một số nghiệp vụ kinh tế như sau:
Ngày 1/12:
- Xin vay để trả tiền mua men và bột màu: 564 triệu đồng, hẹn trả vào
25/12/N.
- Xin vay thanh toán tiền mua thiết bị: 543 triệu đồng, hẹn trả vào
27/12/N.
Ngày 10/12:
- Đến hạn trả ngân hàng A theo cam kết trên giấy nhận nợ phát sinh từ
tháng trước: 653 triệu đồng
- Xin vay chi thưởng cho cho nhân viên: 32 triệu đồng, hẹn trả vào tháng
1/N+1.
- Xin vay thanh toán tiền điện sản xuất: 23 triệu đồng, hẹn trả trong
tháng 1/N+1.
Ngày 15/12:
- Nộp séc bảo chi do công ty G phát hành số tiền: 454 triệu đồng
- Xin vay thanh toán tiền chi quảng cáo: 25 triệu đồng, hẹn trả trong
tháng 1/N+1.
Ngày 18/12:
- Vay thanh toán tiền mua ô tô chở hàng: 870 triệu đồng, hẹn trả trong
tháng 1/N+1.
- Xin vay chi lương: 20 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.
Yêu cầu:

1. Xác định hạn mức tín dụng quý IV/N?
2. Xác định số dư tài khoản cho vay cuối tháng 12/N và lãi tiền vay phải
trả trong tháng 12/N?
Biết rằng:
1. Công ty X chỉ có một tài khoản cho vay tại ngân hàng A.
2. Ngân hàng A tự trích tài khoản tiền gửi của công ty X để thu nợ khi
đến hạn.
3. Theo dự tính của doanh nghiệp X: Vốn lưu động ròng và các khoản
vốn khác được sử dụng trong quý IV/N là 6.045 triệu đồng. Vòng quay
vốn lưu động trong năm N là 6 vòng.
4. Giả định Tài khoản tiền gửi của công ty X luôn đủ số dư để thanh toán
nợ.
Trả lời:
Vay để trả tiền mua men và bột màu: 564 triệu đồng, hẹn trả vào
25/12/N => Đồng ý cho vay
Ngày 1/12 :dư nợ 5211 triệu đồng ( tồn dư 9 ngày )
Vay thanh toán tiền mua thiết bị: 543 triệu đồng, hẹn trả vào
27/12/N => Từ chối
Lý do: Đây ko thuộc vay VLĐ mà từ nguồn vay khác
Trả ngân hàng A theo cam kết trên giấy nhận nợ phát sinh từ tháng
trước: 653 triệu đồng => Đồng ý
Ngày 10/12 : dư nợ 4581 tr trong 5 ngày
Vay chi thưởng cho cho nhân viên: 32 triệu đồng, hẹn trả vào tháng
1/N+1=> Từ chối
Xin vay thanh toán tiền điện sản xuất: 23 triệu đồng, hẹn trả trong
tháng 1/N+1 => Đồng ý
Nộp séc bảo chi do công ty G phát hành số tiền: 454 triệu đồng (=> Ko
liên quan)
Ngày 15/12, dư nợ 4606, số ngày 3
Xin vay thanh toán tiền chi quảng cáo: 25 triệu đồng, hẹn trả trong

tháng 1/N+1 => Đồng ý
Ngày 18/12, dư nợ 4626 tr, số ngày 7
Vay thanh toán tiền mua ô tô chở hàng: 870 triệu đồng, hẹn trả trong
tháng 1/N+1 => Từ chối
Vay chi lương: 20 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1 => Đồng ý
Ngày 18/12, dư nợ 4646 tr, số ngày 7
***********
Vòng quay vốn LD theo quý 6/4 = 1.5 vòng / quý
Tổng chi phí ngắn hạn
=> nhu cầu VLD =
nguồn vốn CSh và nguốn vốn khác tham gia 6.045
HMTD =
Lãi tính theo dư nợ BQ : (tổng ( Di*Ni)*i)/31
Lãi tính theo dư nợ thực tế ;
5211* 0.9% *9 /30 + 4581 * 0.9%*5/30 + 4606*0.9%*3/30 +
4626*0.9%*7/30 = (Tự tính)

×