Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

ĐỀ TÀI: QUÁ TRÌNH SÁP NHẬP GIỮA HAI NGÂN HÀNG SACOMBANK VÀ EXIMBANK docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.48 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
QUÁ TRÌNH SÁP NHẬP GIỮA HAI
NGÂN HÀNG SACOMBANK VÀ
EXIMBANK
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Tài Yên
Nhóm thực hiện : Nhóm 1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….


………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
Tp.Hồ Chí Minh, Ngày… tháng… năm 2013
MỤC LỤC
Contents
Contents 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC HAI NGÂN HÀNG SACOMBANK VÀ EXIMBANK 4
1.1NGÂN HÀNG SACOMBANK 4
1.1.1Các Giai Đoạn Trong Những Năm Thành Lập 4
1.1.2Hành Trình Phát Triển Trong Những Năm 1991 – 2012 6
1.1.3Hội Đồng Chủ Tịch 8
1.1.4Mô Hình Tập Đoàn 10
1.1.5Cơ Cấu Tổ Chức 11
1.2NGÂN HÀNG EXIMBANK 12
1.2.1Hội Đồng Chủ Tịch 12
1.2.2Dịch Vụ Hoạt Động 12
1.2.3Mô Hình Tổ Chức 13
CHƯƠNG II : SÁP NHẬP HAI NGÂN HÀNG SACOMBANK VÀ EXIMBANK 14
2.1HÀNH TRÌNH SÁP NHẬN GIỮA 2 NGÂN HÀNG SACOMBANK VÀ EXIMBANK 14
2.2NGUYÊN NHÂN VIỆC SÁP NHẬP SACOMBANK VÀ EXIMBANK 15
2.3DIỄN BIẾN VIỆC SÁP NHẬP GIỮA 2 NGÂN HÀNG 17
2.3.1Eximbank Xin Ý Kiến Cổ Đông Sáp Nhập 17
2.3.2Cổ Đông Eximbank Thông Qua Nghiên Cứu Sáp Nhập 20
2.3.3Những Vấn Đề Bên Cạnh Việc Eximbank Và Sacombank Thỏa Thuận Sáp Nhập 20
2.3.4Dự kiến đến năm 2015, hai ngân hàng Eximbank và Sacombank có số vốn điều lệ khoảng 1,5 tỷ USD 22
3.1LÃI SUẤT 25
3.2CỔ PHIẾU 26
KẾT LUẬN 28
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC HAI NGÂN HÀNG

SACOMBANK VÀ EXIMBANK
1.1 NGÂN HÀNG SACOMBANK
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (tên giao dịch là Sacombank) là một ngân hàng thương mại cổ
phần của Việt Nam, thành lập vào năm 1991.
Năm 2012, Sacombank có vốn điều lệ là 14.176 tỷ đồng, được coi là ngân hàng thương mại cổ
phần có vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam.
Trong những năm đầu mới thành lập, Sacombank là một tổ chức tín dụng nhỏ với vốn điều lệ
khoảng 3 tỷ đồng. Trong những năm 1995-1998, với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng
(Sacombank là một trong những công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng ở Việt Nam),
Sacombank đã có thể nâng vốn từ 23 tỷ lên 71 tỷ đồng.
Phát hành cổ phiếu đại chúng cũng trở thành kênh huy động vốn dài hạn chính cho Sacombank
trong những giai đoạn sau này. Đặc biệt trong giai đoạn 2000-2006, khi thị trường chứng khoán
Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, đây cũng là giai đoạn Sacombank bùng nổ phát
triển về vốn và các chi nhánh.
Các cổ đông chính của Sacombank bao gồm có các cổ đông tổ chức và cổ đông gia đình. Các
tổ chức chủ yếu gồm ANZ, IFC, Dragon Capital và REE là các đối tác chiến lược của
Sacombank. Mỗi tổ chức này nắm giữ từ trên 5% đến trên 10% vốn cổ phần của Sacombank và
có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển của Sacombank.[cần dẫn nguồn] Cổ đông gia
đình chính là gia đình ông Đặng Văn Thành, chủ tịch hội đồng quản trị của Sacombank, nắm
khoảng 15% vốn chủ sở hữu của Sacombank.[cần dẫn nguồn]
Hiện tại Sacombank kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau đây: huy động vốn, tiếp nhận vốn
vay trong nước; cho vay, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức, dân cư dưới các hình thức gửi tiền
có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức
trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối
với các tổ chức và cá nhân, chiết khấu các thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn
và liên doanh theo phát luật; Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Kinh doanh vàng
bạc, ngoại tệ, thanh toán quốc tế; Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác
trong mối quan hệ với nước ngoài khi được Ngân Hàng Nhà Nước cho phép.
1.1.1 Các Giai Đoạn Trong Những Năm Thành Lập

1.1.1.1 Giai Đoạn Năm 2008
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng lạm phát do những yếu kém nội
tại và trước tác động nhiều mặt bởi cơn địa chấn tài chính toàn cầu, Tập đoàn
Sacombank được hình thành và ra mắt công chúng nhằm khai thác lợi thế so sánh của
các công ty thành viên và phát huy sức mạnh trí tuệ của cả Tập đoàn để hỗ trợ lẫn nhau
cùng tồn tại và phát triển bền vững lâu dài.
Với quy mô ban đầu bao gồm 11 công ty thành viên hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
tài chính-tiền tệ - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, đầy rủi ro và cạnh tranh khốc liệt,
Sacombank Group đã phải đối mặt với không ít khó khăn. Bằng chiến lược tình thế vừa
phòng thủ vừa tấn công, phát huy vai trò hạt nhân của Sacombank và lợi thế về uy tín
thương hiệu, mạng lưới rộng khắp, sản phẩm phong phú đa dạng và khả năng dễ thích
ứng của các công ty thành viên, Tập đoàn chúng tôi tự hào đã vững vàng vượt qua sóng
gió. Không những thế, Sacombank Group đã tham gia tích cực vào quá trình thực thi
các giải pháp chống lạm phát và ngăn chặn suy giảm kinh tế của Chính phủ, đồng thời
biến thách thức thành cơ hội để nhìn nhận những mặt yếu kém, những điểm bất cập của
bản thân và tập trung khắc phục, điều chỉnh và kiện toàn mọi mặt nhằm đảm bảo nền
móng vững chắc cho tiến trình hội nhập và phát triển trong thập niên tiếp theo.
1.1.1.2 Giai Đoạn Năm 2009
Ngày 16/5/2009, Sacombank Group đã tổ chức Lễ kỷ niệm 1 năm hình thành Tập đoàn,
đánh dấu sự trưởng thành vững vàng của các công ty thành viên sau thời gian đương
đầu với khủng hoảng. Cùng với đà phục hồi của nền kinh tế trong nước và khu vực, các
công ty thành viên đã tập trung nguồn lực để mở rộng mạng lưới trên toàn quốc, tích
cực triển khai bán chéo sản phẩm và phát triển thị phần sang các nước trong khu vực
Đông Dương. Bên cạnh các giải pháp khơi thông nguồn vốn trung dài hạn từ các định
chế tài chính quốc tế, Sacombank Group chủ động thực hiện lộ trình cổ phần hóa các
công ty thành viên nhằm gia tăng tiềm lực tài chính và nâng cao năng lực quản trị - điều
hành tại các công ty.
Tháng 11/2009, Sacombank Group chào đón sự gia nhập của 02 thành viên mới là Công
ty cổ phần Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín và Công ty cổ phần Kho vận Sài
Gòn Thương Tín, góp phần vào mục tiêu phong phú hóa, đa dạng hóa các sản phẩm,

dịch vụ cung ứng cho khách hàng.
1.1.1.3 Giai Đoạn Năm 2010
Sau 2 năm phấn đấu, bằng kế hoạch bán chéo sản phẩm - chương trình tái cấu trúc
doanh nghiệp; thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề - các buổi tọa đàm trao đổi kinh
nghiệm – các lớp đào tạo ngắn ngày để bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng – và thông
qua phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến quy trình, đổi mới phương pháp tư
duy và hành động, Sacombank Group đã phát huy được sức mạnh tổng hợp và tiềm
năng sáng tạo từ đội ngũ gần 9.000 cán bộ nhân viên cùng thực hiện mục tiêu tăng
trưởng và sứ mệnh tiên phong. Chúng tôi nhận thức được rằng, trong bối cảnh nền kinh
tế thị trường theo xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa như hiện nay, hoạt động đúng
hướng, đúng quy luật, đúng pháp luật, phát huy được lợi thế về quy mô – về am hiểu thị
trường bản địa – về khả năng tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua việc cung
cấp các giải pháp tài chính trọn gói; và thể hiện cao nhất trách nhiệm xã hội, trách
nhiệm cộng đồng, bằng tinh thần liên kết hợp tác giữa các doanh nhân, doanh nghiệp tư
nhân dưới danh nghĩa các Tập đoàn kinh tế đa chức năng, đa sở hữu, có thể là yêu cầu
tất yếu khách quan để tồn tại và phát triển bền vững lâu dài đối với các doanh nghiệp
Việt Nam - vốn dĩ xuất phát điểm quá thấp so với khu vực và thế giới. Xuất phát từ
nhận thức đó, với khát vọng vượt lên chính mình để góp phần khẳng định vị thế của
thương hiệu Việt trên thương trường khu vực và thế giới, hoài bão chung của chúng tôi
trong giai đoạn 2011 – 2020 là quyết tâm xây dựng Sacombank Group trở thành Tập
đoàn kinh tế đa chức năng, đa sở hữu, có quy mô tổng tài sản tương đương 100 tỷ USD
và là Tập đoàn kinh tế tư nhân tốt nhất khu vực Đông Dương. Để có thể đạt được mục
tiêu kỳ vọng vừa nêu trong thời đại kinh tế tri thức, chúng tôi nhận biết và đang tập
trung hết sức vào quá trình đầu tư phát triển nguồn nhân lực có chất lượng tương thích
với xu thế của thời đại. Thời đại mới đòi hỏi một doanh nghiệp mạnh phải tập hợp được
nhiều cá nhân có tư duy đột phá, vì chỉ có tư duy đột phá mới tạo ra sự khác biệt giữa
thành công và thất bại, giữa người dẫn đầu và kẻ theo đuôi. Đây quả là một thách thức
cực kỳ lớn đối với chúng tôi, nhưng chúng tôi hoàn toàn tự tin là có thể đạt được, vì
vượt qua thách thức, thậm chí biến thách thức thành cơ hội để tạo ra các bước đột phá
đã trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp nhất của Sacombank cùng các công ty thành

viên Tập đoàn Sacombank.
1.1.2 Hành Trình Phát Triển Trong Những Năm 1991 – 2012
1.1.2.1 Giai Đoạn Phát Triển Năm 1991
Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên
được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ việc hợp nhất Ngân hàng
Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 03 hợp tác xã tín dụng là tân Bình, Thành
Công và Lữ Gia.
1.1.2.2 Giai Đoạn Phát Triển Năm 1993
Là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trương chi nhánh tại Hà Nội, phát
hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi
TP.HCM và ngược lại, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai
trung tâm kinh tế lớn nhất nước.
1.1.2.3 Giai Đoạn Phát Triển Năm 1996
Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000
đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia
góp vốn.
1.1.2.4 Giai Đoạn Phát Triển Năm 1997
Tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn (nơi chưa có Sacombank trú đóng)
để đưa vốn về nông thôn, góp phần cải thiện đời sống của các hộ nông dân và hạn
chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nền kinh tế.
1.1.2.5 Giai Đoạn Phát Triển Năm 2001
Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia góp 10% vốn
điều lệ của Sacombank, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ phần của Công ty
Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC, trực thuộc World
Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005. Nhờ vào sự hợp tác này
mà Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ
ngân hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông
chiến lược nước ngoài.
1.1.2.6 Giai Đoạn Phát Triển Năm 2002
Thành lập Công ty trực thuộc đầu tiên - Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản

Sacombank-SBA, bước đầu thực hiện chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm dịch
vụ tài chính trọn gói.
1.1.2.7 Giai Đoạn Phát Triển Năm 2003
Là doanh nghiệp đầu tiên được phép thành lập Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ
đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management - VFM), là liên doanh giữa
Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn điều
lệ).
1.1.2.8 Giai Đoạn Phát Triển Năm 2004
Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty Temenos
(Thụy Sĩ) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý và phát triển các dịch vụ
ngân hàng điện tử.
1.1.2.9 Giai Đoạn Phát Triển Năm 2005
Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ đầu
tiên tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện
đại.
1.1.2.10 Giai Đoạn Phát Triển Năm 2006
Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE
với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng. Thành lập các công ty trực thuộc bao
gồm: Công ty Kiều hối Sacombank-SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sacombank-
SBL, Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS.
1.1.2.11 Giai Đoạn Phát Triển Năm 2007
Thành lập Chi nhánh Hoa Việt, là mô hình ngân hàng đặc thù phục vụ cho cộng
đồng Hoa ngữ. Phủ kín mạng lưới hoạt động tại các tỉnh, thành phố miền Tây Nam
Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây nguyên.
1.1.2.12 Giai Đoạn Phát Triển Năm 2008
Tháng 03, xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu (Data Center) hiện đại
nhất khu vực nhằm đảm bảo tính an toàn tuyệt đối hệ thống trung tâm dữ liệu dự
phòng. Tháng 11, thành lập Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ. Tháng 12,
là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trương chi nhánh tại Lào.


1.1.2.13 Giai Đoạn Phát Triển Năm 2009
Tháng 05, cổ phiếu STB của Sacombank được vinh danh là một trong 19 cổ phiếu
vàng của Việt Nam. Suốt từ thời điểm chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch
chứng khoán TP.HCM, STB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu nhận được sự quan
tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tháng 06, khai trương chi nhánh tại
Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở rộng mạng lưới tại khu vực Đông Dương, góp
phần tích cực trong quá trình giao thương kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba
nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Tháng 09, chính thức hoàn tất quá trình
chuyển đổi và nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (core banking) từ Smartbank lên
T24, phiên bản R8 tại tất cả các điểm giao dịch trong và ngoài nước.
1.1.2.14 Giai Đoạn Phát Triển Năm 2010
Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 - 2010 với tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 64%/năm; đồng thời thực hiện thành công chương trình tái
cấu trúc song song với việc xây dựng nền tảng vận hành vững chắc, chuẩn bị đủ
các nguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 - 2020.
1.1.2.15 Giai Đoạn Phát Triển Năm 2011
Ngày 03/03/2011, khai trương hoạt động Trung tâm Dịch vụ Quản lý tài sản
Sacombank Imperial nhằm cung cấp những giải pháp tài chính trọn gói phục vụ
đối tượng khách hàng là cá nhân có nguồn tiền nhàn rỗi và tài sản lớn nhằm đáp
ứng nhu cầu quản lý và phát triển tài sản một cách có hiệu quả nhất. Ngày
05/10/2011, Sacombank thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại
Campuchia đánh dấu bước chuyển tiếp giai đoạn mới của chiến lược phát triển và
nâng cao năng lực hoạt động của Sacombank tại Campuchia nói riêng và khu vực
Đông Dương. Ngày 20/12/2011, Sacombank vinh dự đón nhận Huân chương Lao
động hạng Ba của Chủ tịch Nước vì những thành tích đặc biệt xuất sắc giai đoạn
2006-2010, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc theo QĐ
số 2413/QĐ-CTN ngày 15 tháng 12 năm 2011.
1.1.2.16 Giai Đoạn Phát Triển Năm 2012
Ngày 03/02/2012, cổ phiếu STB của Sacombank nằm trong nhóm cổ phếu VN30
được Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) công bố. Các cổ phiếu được

lựa chọn vào VN 30 dựa vào 3 tiêu chí: vốn hóa, số lượng cổ phiếu lưu hành tự do
và tính thanh khoản cao. Việc cổ phiếu STB của Sacombank được xếp thứ nhất
trong tổng số 30 cổ phiếu tiêu của nhóm VN30 đã khẳng định vị thế và sức hấp
dẫn của cổ phiếu STB trên thị trường.Tháng 4, nâng cấp thành công hệ thống ngân
hàng lõi (core banking) T24 từ phiên bản R8 lên R11 hiện đại nhằm phát huy năng
lực quản lý, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tăng cường sức cạnh tranh cho
Sacombank.Ngày 10/12/2012, Sacombank chính thức tiếp nhận và trở thành ngân
hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam áp dụng Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi
trường và xã hội (ESMS) theo chuẩn mực quốc tế do Price waterhouse Coopers
(PwC) Hà Lan tư vấn nhằm tăng cường quản lý các tác động đến môi trường - xã
hội trong hoạt động cấp tín dụng đến các khách hàng.
1.1.3 Hội Đồng Chủ Tịch
1.1.4 Mô Hình Tập Đoàn
1.1.5 Cơ Cấu Tổ Chức
1.2 NGÂN HÀNG EXIMBANK
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội
Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam
Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt
Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động
trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu
USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam
Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng.
Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân
hàng TMCP tại Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ
Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã

thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.
1.2.1 Hội Đồng Chủ Tịch
1.2.2 Dịch Vụ Hoạt Động
- Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND,
ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay
sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với
các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.
- Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ
hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).
- Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực
hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với
các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard,
thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa,
MasterCard, JCB thanh toán qua mạng bằng Thẻ.
- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ,
nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.
- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế,
thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước )
- Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ
- Dịch vụ đa dạng về Địa ốc;
- Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking.
- Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook
Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và
tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách.
1.2.3 Mô Hình Tổ Chức
CHƯƠNG II : SÁP NHẬP HAI NGÂN HÀNG
SACOMBANK VÀ EXIMBANK
2.1HÀNH TRÌNH SÁP NHẬN GIỮA 2 NGÂN HÀNG SACOMBANK VÀ EXIMBANK

Việc sáp nhập giữa 2 ngân hàng Sacombank và Exim bank dược công bố trước 5 năm là kiểu
thông tin “lạ” bởi những kế hoạch tương tự thường được giữ tuyệt mật cho đến khi hoàn tất.Trước
khi công bố dự kiến sáp nhập Eximbank – Sacombank vào ngày 29/1, ngành ngân hàng Việt Nam
từng có vài vụ hợp nhất, sáp nhập trong 2 năm gần đây, nhưng chỉ được xác nhận khi mọi việc đã
hoàn tất. Đầu tiên là vụ hợp nhất của 3 ngân hàng: cổ phần Sài Gòn, Đệ Nhất và Tín Nghĩa. Khi
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thông tin thì tất cả thủ tục đã thực hiện xong.
Tiếp đó, vụ sáp nhập Habubank và ngân hàng cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng diễn ra tương
tự. Ngay cả khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký văn bản đồng ý thì phía SHB vẫn không xác
nhận thông tin gì về việc này. Một lãnh đạo cấp cao của SHB chia sẻ: “Thông thường, việc sáp
nhập ngân hàng cực kỳ phức tạp và dễ đổ bể ngay cả khi đã được cơ quan quản lý đồng ý. Thậm
chí, đến phút chót ký văn bản sáp nhập thì việc không thành vẫn có nguy cơ cao. Vì thế, chỉ khi
xong hết mọi việc chúng tôi mới công bố”. Và sau đó, việc sáp nhập đã diễn ra và SHB họp báo khi
các thủ tục đã xong.
Gần đây, kế hoạch công ty cổ phần tài chính Dầu khí (PVFC) mua Western Bank cũng là một sự
kiện tương tự. Mặc dù đã ký kết văn bản nhưng 2 bên đều phủ nhận việc mua bán. Và điều như
nhiều chuyên gia lo lắng về việc dễ đổ bể đã xảy ra, Western Bank “tố” PVFC chưa trả nốt 500 tỷ
đồng để thực hiện quá trình hợp nhất giữa 2 bên. Đến nay, vụ hợp nhất vẫn chưa có hồi kết và công
bố thông tin là bất đắc dĩ bởi sự cố.
Trong tất cả những vụ hợp nhất, sáp nhập nêu ở trên, luôn có một ngân hàng nằm trong tình
trạng “đèn đỏ” và phương án hợp nhất/sáp nhập là bắt buộc để có thể tồn tại. Thế nhưng, với
vụ Eximbank sáp nhập với Sacombank, mọi việc hoàn toàn khác.
Sacombank và Eximbank đều là 2 nhà băng cổ phần lớn trên thị trường, với lợi nhuận hàng
nghìn tỷ đồng năm 2012 và không nằm trong diện phải tái cơ cấu bắt buộc theo chỉ đạo của Ngân
hàng Nhà nước. Cũng vì thế, thông tin về việc sáp nhập 2 ngân hàng này có điều gì đó khá lạ lùng.
Trả lời về khả năng sáp nhập trong một buổi trực tuyến mới đây, ông Trương Văn Phước – Tổng
giám đốc Eximbank cho biết: “Nói đây là một cuộc ‘hôn nhân’ thì tôi cho là không phải. Có thể nó
đặt nền tảng cho một mong ước, mà mong ước thì cũng có thể thành hoặc không”.
Còn ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Eximbank thì cho biết, việc hợp nhất/sáp nhập 2 ngân
hàng chỉ là “nghiên cứu”. “Để làm được điều này chúng tôi phải bàn bạc, làm việc với nhau và với
một công ty tư vấn quốc tế có uy tín nghiên cứu tiền khả thi. Sau khi tổ chức tư vấn nghiên cứu tiền

khả thi sẽ trình bày cho Hội đồng quản trị (HĐQT) của 2 bên, để HĐQT hai bên có những đóng
góp, bổ sung, sửa đổi. Nếu tính khả thi 'có thể' hai bên sẽ thảo luận để đi đến giai đoạn 2 của quá
trình. Khi có kết quả nghiên cứu khả thi thì tiến hành thảo luận lần nữa, và trình cho các cơ quan
chức năng, cơ quan quản lý nhà nước - Ngân hàng Nhà nước(NHNN) chi nhánh TP.HCM để nếu
thuận lợi chi nhánh sẽ trình ra NHNN. Khi có sự chấp thuận của NHNN, hai bên sẽ trình cho Đại
HĐQT các nội dung chi tiết, đề án về lộ trình hợp nhất/sáp nhập…”, ông Dũng nói.
Các lãnh đạo cao nhất của Eximbank đều nói rất mơ hồ về việc sáp nhập thì vì sao lại có một lễ
ký kết kèm công bố thông tin rộng rãi về chủ đề này? Tổng giám đốc một nhà băng cổ phần tại Hà
Nội nhận xét: “Chỉ cần nhìn cũng biết kế hoạch hợp nhất không hề có gì chắc chắn và có thể là một
chiêu trò dịp cuối năm. Những người làm ngân hàng đều hiểu rằng, công bố kế hoạch sáp nhập/hợp
nhất trước 5 ngày cũng là mạo hiểm bởi chẳng ai lường trước được kết cục chứ không nói đến 5
năm”.
Theo phân tích của ông này, các ông chủ của 2 nhà băng để 2 thương hiệu ngân hàng lớn đang
làm ăn hiệu quả sẽ tốt hơn là gộp lại làm một. Tuy nhiên, hiện tại, khi thị trường chứng khoán đang
khởi sắc, các thông tin về sáp nhập/hợp nhất sẽ có tác động tích cực lên giá cổ phiếu. “Điều này sẽ
giúp cho những ai thế chấp tài sản để mua cổ phiếu Sacombank và giờ đến hạn phải trả nợ sẽ có cơ
hội xử lý dễ hơn và không phải đóng thêm tài sản thế chấp”, ông này nhận xét.
Thành viên HĐQT một ngân hàng lớn tại TP.HCM chia sẻ: “Nhìn vào việc công bố kế hoạch sáp
nhập 2 ngân hàng trước 3 đến 5 năm, người trong nghề ai cũng hiểu là mục tiêu nằm ở chỗ khác. Đó
đơn thuần là một sự kiện thu hút sự chú ý của dư luận, nhà đầu tư và tạo ra hiệu ứng tích cực về
hình ảnh cho ngân hàng vào thời điểm hiện nay chứ ý nghĩa hiện thực là rất thấp”.
Trong khi đó, một số chuyên gia kinh tế vẫn kỳ vọng vào sự thành công của vụ sáp nhập. Tiến sĩ
Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (đại học Quốc gia Hà
Nội) nhận xét, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ tốt hơn khi có sự xuất hiện của một tổ chức mới
với quy mô lớn từ 2 ngân hàng nói trên. “Cả Eximbank và Sacombank đều là những ngân hàng quy
mô lớn, có bề dày truyền thống và kinh nghiệm điều hành nên có cơ sở nên có thể tin tưởng vào
thương vụ này”, ông Thành nói.
2.2NGUYÊN NHÂN VIỆC SÁP NHẬP SACOMBANK VÀ EXIMBANK
Chỉ có con đường sáp nhập mới giúp Eximbank phát triển nhanh và mạnh nhưng phía lãnh đạo chưa
cho biết sẽ chọn ngân hàng nào, mà chỉ khẳng định đó phải là đơn vị kinh doanh hiệu quả.

Trình chủ trương sáp nhập với tổ chức tín dụng khác là một trong những nội dung được quan
tâm nhất tại đại hội cổ đông Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam-Eximbank
sáng nay. Điều này khiến nhiều cổ đông đặt ra khả năng Eximbank sẽ sáp nhập với Ngân hàng
thương mại cổ phần Sacombank.
Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Trương Văn Phước khẳng định: "Nhà băng
chỉ mới xin cổ đông thông qua chủ trương sáp nhập chứ chưa quyết định sáp nhập với ai".
Ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị cho hay năm nay khó mở rộng chi nhánh. Theo
quy định, các tổ chức tín dụng chỉ phát triển tối đa 5 chi nhánh một năm. Hiện Eximbank có 207
điểm giao dịch, Sacombank có 418 điểm, cộng thêm 2 chi nhánh bên Lào và Campuchia, hơn gấp
đôi Eximbank. Chính sách huy động vốn của Sacombank cũng tốt hơn hẳn. Nếu cứ phát triển theo
tình hình trên, Eximbank phải mất 40 năm mới theo kịp Sacombank.
"Hội đồng quản trị nhận thấy chỉ có con đường sáp nhập mới giúp ngân hàng phát triển mạnh và
nhanh. Còn đối tượng được chọn phải có điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất, hai bên cùng hoạt
động hiệu quả nên sẽ không hạn chế đối tác A hay B nào cả"
Ông Phạm Hữu Phú, Chủ tịch Ngân hàng Sacombank, đại diện 9,53% vốn của Eximbank tại
Sacombank cho biết khoản đầu tư vào Sacombank đầu năm 2012 ước tính 1.602 tỷ đồng, nếu theo
vốn hóa hiện nay đạt 2.200 tỷ đồng. "Đầu tư vào Sacombank có hiệu quả, việc hợp tác sẽ được phát
triển trên một tầm cao mới trong năm 2013"
Năm 2013, Eximbank đặt mục tiêu tổng tài sản 200.000 tỷ đồng, tăng 18% so với 2012; huy
động vốn 110.000 tỷ đồng, tăng 29%; dư nợ cho vay 86.160 tỷ đồng, tăng 15%; lợi nhuận trước
thuế 3.200 tỷ đồng, cao hơn năm ngoái 12,2%; chia cổ tức 12%. Tổng mức thù lao ban lãnh đạo
2013 giữ nguyên như 2012 là 1,5% lợi nhuận sau thuế.
Năm 2012, lợi nhuận sau thuế nhà băng đạt 2.138 tỷ đồng, cổ tức 13,5%. Tổng dư nợ 77.792 tỷ
đồng, tăng 0,3% so với 2011. Nơ xấu 987 tỷ đồng, chiếm 1,32% tổng dư nợ.Trước đó, lễ ký thỏa
thuận hợp tác giữa hai đại gia ngân hàng Eximbank và Sacombank đã diễn ra vào chiều 29/1, trong
đó dự kiến hai bên cũng đề cập tới kế hoạch hợp nhất hoặc sáp nhập.
Trao đổi với báo chí vào ngày 30/1 về kế hoạch sáp nhập Eximbank và Sacombank, ông Phạm
Hữu Phú, Chủ tịch Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết việc này được manh nha
từ tháng 6/2006, khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO, kèm theo đó Nhà nước sẽ cho phép các
ngân hàng nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam. Điều này khiến việc hợp nhất được nhiều ngân hàng

đặt ra.
Khi đó, lãnh đạo của 3 ngân hàng là ACB, Sacombank và Eximbank đã gặp gỡ và từng bàn về
việc hợp nhất 3 ngân hàng để cùng nhau tồn tại và phát triển trong môi trường mới. Ý tưởng này
một lần nữa được gợi lại khi Hội đồng quản trị Eximbank quyết định mua 9,73% cổ phần của
Sacombank từ ANZ. "Ngoài mục đích tái cơ cấu danh mục đầu tư, Eximbank có dự tính nếu thuận
tiện và có cơ hội, hai ngân hàng có thể hợp tác với nhau, hướng đến việc hợp nhất, sáp nhập" - ông
Phú cho biết.
2.3 DIỄN BIẾN VIỆC SÁP NHẬP GIỮA 2 NGÂN HÀNG
2.3.1 Eximbank Xin Ý Kiến Cổ Đông Sáp Nhập
Ngày (26/4/2013), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) sẽ tổ chức Đại hội
đồng cổ đông thường niên (ĐHCĐ) năm 2013. Một trong những nội dung quan trọng mà Hội đồng
quản trị (HĐQT) ngân hàng dự kiến trình ra ĐHCĐ là việc xin ý kiến về chủ trương nghiên cứu sáp
nhập với 1 tổ chức tín dụng khác.
ại Tờ trình, đại diện cho HĐQT, ông Lê Hùng Dũng cho biết, ý định sáp nhập "căn cứ trên thực thế
tình hình hoạt động của Eximbank, nhằm tạo cơ hội tốt cho sự phát triển của Eximbank trong tương
lai và nắm thế chủ động khi có điều kiện thuận lợi mở rộng quy mô hoạt động".Tổ chức tín dụng dự
kiến sáp nhập chỉ được hé lộ là 1 Ngân hàng thương mại cổ phần.Ngoài ra, Tờ trình của Eximbank
cũng đề xuất ĐHCĐ uỷ quyền cho HĐQT thực hiện việc nghiên cứu khả thi, tìm kiếm đối tác phù
hợp, lập Đề án sáp nhập trình ĐHĐCĐ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng khác theo
quy định.
Trước đó, ngày 29/1 vừa rồi, cùng với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), hai
bên đã cùng kỳ thoả thuận hợp tác, trong đó một nội dung quan trọng được đưa ra đó là kế hoạch
hợp nhất hay sáp nhập 2 ngân hàng sẽ được tính đến trong lộ trình từ 3-5 năm tới nếu phù hợp và
thuận lợi.Lộ trình này bao gồm việc trình xin ý kiến ĐHĐCĐ và có những phương án cụ thể trình
lên cơ quan quản lý.
Hiện tại . Trong năm 2012, nhiều diễn biến đầy kịch tính và ồn ào đã xảy ra quanh hai tên tuổi
này. Với tư cách đại diện cho nhóm cổ đông lớn chiếm quá bán sở hữu tại Sacombank, Eximbank
từng có những đề nghị yêu cầu Sacombank thay đổi cơ cấu quản trị, kế hoạch kinh doanh
Hiện tại, một đại diện từ Eximbank là ông Phạm Hữu Phú - Nguyên Phó Chủ tịch ngân hàng, đã
lần lượt giữ vị trí Phó Chủ tịch thường trực và Chủ tịch HĐQT của Sacombank.Trong ngày hôm

qua, ĐHCĐ thường niên 2013 của Sacombank cũng đã chứng kiến sự thay đổi trong cơ cấu HĐQT
ngân hàng ngày khi có thêm 3 thành viên mới.Những gương mặt mới gia nhập đội ngũ lèo lái
Sacombank nhiệm kỳ mới bao gồm: ông Nguyễn Gia Định - nguyên Phó Tổng giám đốc Eximbank;
bà Nguyễn Thị Lệ An, nguyên Phó Tổng giám đốc NHTMCP Sài Gòn (SCB) và ông Nguyễn Văn
Cựu, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bản Việt (VietCapital Bank).Các thành viên mới này
thay thế cho 3 nhân vật cũ đã từ nhiệm là ông Đặng Văn Thành - nhà sáng lập, nguyên Chủ tịch
HĐQT; ông Đặng Hồng Anh và ông Trần Xuân Huy - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT.
Sáng (26/4), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tổ chức đại hội đồng cổ đông
thường niên năm 2013. Khoản đầu tư vào Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được đề
cập đến khá cụ thể.
Ngay trong phần báo cáo của mình, ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank
đã nhấn mạnh đến khoản đầu tư vào Sacombank đầu năm 2012, là một khoản đầu tư lớn và thành
công. Ông Dũng cũng nhắc lại rằng, người mà Eximbank cử sang đại diện vốn hiện là Chủ tịch Hội
đồng Quản trị Sacombank.
Không có trong giới thiệu chương trình họp đại hội đồng cổ đông sáng nay, song ông Phạm Hữu
Phú được mời phát biểu và báo cáo, với tư cách là người đại diện phần vốn của Eximbank tại
Sacombank, nơi ông Phú đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Phát biểu trước đại hội, ông Phú điểm lại quá trình Eximbank đầu tư vào Sacombank, đầu năm 2012
với tỷ lệ sở hữu 9,73%, với giá trị đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng, và trở thành cổ đông lớn nhất tại đây.
Tháng 5/2012, ông Phú từ nhiệm vị trí Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank, được cử sang
ứng cử và tham gia Hội đồng Quản trị Sacombank, sau đó được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản
trị.Ông Phú cho biết, trong năm 2012, Sacombank đạt lợi nhuận trước thuế khá cao, trước khi thực
hiện trích lập dự phòng rủi ro là 3.369 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi trích lập dự phòng chỉ còn 1.315
tỷ đồng, trong đó có khoản trích lập lớn liên quan đến Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS…
Việc trích lập dự phòng lớn khiến mất phần lớn lợi nhuận được ông Phú lý giải: “Chúng tôi
muốn làm sạch đẹp, dứt điểm những tồn đọng để bước vào năm 2013 với một hành trang sổ sách rõ
ràng hơn”.
Về kế hoạch 2013, Sacombank đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 2.800 tỷ đồng. Ông Phú cho rằng,
với nền tảng rất tốt, Sacombank có hiệu quả hoạt động cao; riêng quý 1/2013 đã đạt 850 tỷ đồng lợi
nhuận trước thuế, hoàn thành hơn 30% chỉ tiêu kế hoạch. Nhưng đặt chỉ tiêu lợi nhuận còn khiêm

tốn, sở dĩ là do dự liệu nợ xấu sẽ vẫn là một vấn đề phức tạp nói chung của hệ thống và nền kinh tế.
Người đại diện phần vốn của Eximbank tin rằng, nếu những kế hoạch của Sacombank vừa được
đại hội đồng cổ đông thông qua hôm qua (25/4), khoản đầu tư của Eximbank tại đây sẽ tiếp tục phát
huy hiệu quả. Một cụ thể trước mắt, trong quý 2/2013, Sacombank sẽ được chi trả cổ tức với tỷ lệ
14%.
Ngoài nội dung trên, như ở bản tin trước, trong chương trình đại hội đồng của Eximbank sáng
nay, Hội đồng Quản trị trình xin chủ trương về việc nghiên cứu, sáp nhập với một ngân hàng thương
mại khác. Hội đồng Quản trị Eximbank xin ủy quyền thực hiện việc nghiên cứu khả thi, tìm kiếm
đối tác phù hợp, lập đề án sáp nhập trình đại hội đồng cổ đông, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan
chức năng khác theo quy định.
Trình bày nội dung tờ trình trên, dù không trực tiếp nói cụ thể tên ngân hàng dự tính hoặc “đích
ngắm” sáp nhập, nhưng ông Lê Hùng Dũng lại lấy ví dụ rất cụ thể về Sacombank để so sánh với
hoạt động của ngân hàng mình.
Cụ thể, ông Dũng cho biết đã tìm hiểu kỹ Sacombank và thấy rằng ngân hàng này có mạng lưới
hơn gấp đôi Eximbank, có hiệu quả hoạt động tốt mà dẫn chứng cụ thể là kết quả lợi nhuận 850 tỷ
đồng trong quý 1/2013. Còn từ đầu năm đến cuối tháng 4/2013, Eximbank mới chỉ ước đạt được
gần 500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Theo đó, Eximbank xác định sáp nhập ngân hàng khác là con đường cần thiết để phát triển, để
khắc phục những hạn chế hiện nay, nhất là mở rộng hạ tầng và mạng lưới trong bối cảnh Ngân hàng
Nhà nước kiểm soát chặt về việc mở rộng này.
2.3.2 Cổ Đông Eximbank Thông Qua Nghiên Cứu Sáp Nhập
Chủ tịch Hội đồng quản trị, việc có chủ trương này là do HĐQT nghiên cứu việc sáp nhập để mở
rộng mạng lưới trong bối cảnh việc mở rộng đã bị hạn chế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Để làm ăn lâu dài hơn thì cơ sở vật chất phải phát triển hơn. Và đưa ra những so sánh với
Sacombank, như “Eximbank chỉ có 217 điểm giao dịch trên toàn quốc, trong khi Sacombank có trên
400 điểm tại Việt Nam và thêm nhiều chi nhánh ở Lào, Campuchia. Cũng vì vậy, trong quí một,
Sacombank đã có lợi nhuận trước thuế 850 tỉ đồng, trong khi đến 24-4, Eximbank mới chỉ có lợi
nhuận 470 tỉ đồng. Hội đồng quản trị Eximbank xem xét thấy Sacombank có mạng lưới rộng và huy
động tốt, cho vay tốt, vì vậy họ có lợi nhuận tốt hơn”.
Nếu Eximbank 'tuần tự nhi tiến' phát triển số lượng chi nhánh, theo dự thảo mới mỗi năm chỉ được

thành lập 5 chi nhánh, thì phải mất 40 năm mới có số lượng chi nhánh bằng Sacombank. Vì vậy, chỉ
có thể sáp nhập với ngân hàng khác thì Eximbank mới có thể mở rộng nhanh, tạo ra ngân hàng có
quy mô lớn trong 3-5 năm tới
2.3.3 Những Vấn Đề Bên Cạnh Việc Eximbank Và Sacombank Thỏa Thuận Sáp
Nhập
Năm 2013 ở mức 12%, thấp hơn 2012 (13,5%), ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank
cho rằng, tuy kế hoạch lợi nhuận năm 2013 là 3.200 tỉ đồng, cao hơn 12,2% so với 2012, nhưng
trong bối cảnh vốn điều lệ cũng dự kiến sẽ tăng thêm 6,12% trong năm nay, thì việc chia cổ tức ở
mức trên là không thấp hơn.
Theo ông Phước việc lãi suất giảm nhanh, giảm 6 điểm % trong năm 2012 và vừa giảm tiếp trong
2013 cũng ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận ngân hàng. Việc giảm lãi suất cho các khoản vay cũ
xuống dưới 15% và sau đó là 13% đã khiến Eximbank bị mất 800 tỉ đồng.
Về việc tất toán trạng thái vàng, ông Phước cho biết Eximbank bán vàng can thiệp thị trường vào
cuối 2011 đầu 2012, lúc đó chênh lệch giá vàng trong nước cao hơn giá quốc tế 1,5 triệu
đồng/lượng. Đến cuối 2012, Eximbank đã mua lại hết lượng vàng này, hiện tại còn thiếu 1 tấn vàng,
trong vài tháng thì không khó nhưng cần có lộ trình để không tạo biến động lớn về giá. Việc huy
động vàng trong dân với lãi suất 0,5-0,7%/năm, khi chuyển đổi thành tiền đồng thì cho vay với lãi
suất 10-12%, thì chênh lệch này cũng mang lại lợi nhuận tốt cho ngân hàng.
Vì chưa tất toán trạng thái nên chưa thể biết lãi lỗ, nhưng theo ông Phước, lượng tiền đồng đã cho
vay, thu về 100 tỉ đồng, khoản lỗ từ vàng khoảng 60 tỉ đồng, nên nếu phân tích kỹ thì Eximbank sẽ
không lỗ, mà có lãi nhẹ.
• Eximbank và Sacombank thỏa thuận ký thỏa thuận hợp tác
Theo bản dự thảo thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Sacombank và Eximbank được ký kết ngày
29-1 tại TP.HCM.
Hai ngân hàng này sẽ hợp tác trong các lĩnh vực cho vay đồng tài trợ, cấp hạn mức trong hoạt
động liên ngân hàng, kinh doanh tiền tệ, nhân sự, đào tạo, tái cấu trúc, hỗ trợ kỹ thuật và chiến lược
sáp nhập.
• Sẽ hợp nhất vào 3-5 năm tới
Ông Phạm Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank, cho biết qua thời gian thảo luận,
ban lãnh đạo Sacombank và Eximbank đã quyết định chính thức hợp tác toàn diện từ năm 2013.

“Bản thỏa thuận này có hiệu lực trong vòng năm năm và hai bên sẽ hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm
cơ hội kinh doanh hiệu quả nhất”
Theo ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank, mục tiêu ban đầu khi mua cổ
phần, Eximbank đơn thuần là đầu tư tài chính và sẽ bán đi khi đạt được lợi nhuận kỳ vọng. Tuy
nhiên, sau khi tham gia vào Sacombank, lãnh đạo Eximbank phát hiện ra nhiều vấn đề khác và
quyết định ở lại lâu dài. Đó là lý do Eximbank đưa ra kế hoạch sáp nhập với Sacombank vào năm
2015.
Về nội dung hợp tác, ông Dũng cho rằng trong đó có hai vấn đề quan trọng: Thứ nhất là hợp tác
kỹ thuật, đào tạo, kinh nghiệm và những vấn đề liên quan tới tín dụng ngân hàng, tùy vào thế mạnh
từng bên để bổ sung cho nhau. Thứ hai là thỏa thuận nghiên cứu việc đi đến hợp nhất và sáp nhập từ
ba đến năm năm tới.
Với quy mô khá tương đồng, Sacombank và Eximbank có thể tạo thành ngân hàng lớn nhất trong
khối cổ phần nếu sáp nhập. Nguồn: Báo cáo tài chính quý II-2012
• Không có sở hữu chéo
Trước đó, dư luận có nhắc đến sở hữu chéo của một số ngân hàng, trong đó có Sacombank và
Eximbank. Việc hợp tác và tiến dần đến sáp nhập có phải là để xóa đi vấn đề sở hữu chéo hay
không?
+ Ông Lê Hùng Dũng: Việc mua bán cổ phần của Eximbank được diễn ra công khai, ngân hàng
cũng báo cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và được chấp thận. Vừa qua thanh tra NHNN đã thanh
tra và kết luận rõ ràng.
• Vậy tại sao phải chọn thời gian từ ba đến năm năm?
+ 3-5 năm theo tôi là khoảng thời gian không dài nhưng cũng không ngắn để hai bên tiếp tục tìm
hiểu và nghiên cứu dựa vào bốn vấn đề: đảm bảo quyền lợi của quốc gia, quyền lợi của nhà đầu tư,
quyền lợi của người lao động và quyền lợi của ngân hàng.
Trong các việc cần phải làm, khó nhất là việc đặt vấn đề ra để nghiên cứu làm sao có thể tiến tới
sáp nhập, hợp nhất. Sau khi nghiên cứu khả thi, hai bên đóng góp sửa đổi, hoàn thiện và sẽ mời
công ty tư vấn quốc tế uy tín tham gia. Quá trình đó cần một thời gian dài. Khó khăn nếu có là các
vấn đề như trên sẽ đặt thế nào, tỉ lệ chuyển đổi thời điểm đó như thế nào, số lượng cổ đông ra sao…
• Vậy trong quá trình hợp tác này có sự tham gia của Ngân hàng Phương Nam không?
+ Ông Phạm Hữu Phú: Hiện nay, chúng tôi chưa tính đến phương án Phương Nam sẽ hợp tác với

Sacombank, hay Phương Nam với Eximbank.
• Văn hóa của mỗi doanh nghiệp khác nhau, lãnh đạo của hai ngân hàng có cân nhắc đến
điều này chưa?
+ Ông Lê Hùng Dũng: Như tôi đã nói, việc nghiên cứu việc hợp nhất và sáp nhập giữa Sacombank
và Eximbank sẽ từ ba đến năm năm. Trong việc nghiên cứu đó đã bao gồm tất cả vấn đề lợi ích, văn
hóa… Tuy nhiên, tôi nghĩ văn hóa của hai ngân hàng không có gì quá xa lạ với nhau.
• Một số thỏa thuận hợp tác
- Các bên sẽ cùng hợp tác triển khai dịch vụ cho khách hàng vay vốn theo hình thức đồng tài trợ
hoặc ủy thác cho vay.
- Hai ngân hàng sẽ cấp hạn mức cho nhau trên thị trường liên ngân hàng để hỗ trợ lẫn nhau trong
việc tối ưu hóa nguồn vốn, hỗ trợ kịp thời về thanh khoản khi một trong hai bên có nhu cầu. Hạn
mức, thời hạn và lãi suất sẽ được áp dụng theo chính sách và điều kiện thực tế của mỗi bên trong
từng thời kỳ.
- Hai bên sẽ hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng, góp phần điều tiết trạng thái ngoại hối của mỗi bên theo quy định của NHNN.
- Hai bên sẽ nghiên cứu, xem xét trình đại hội đồng cổ đông và các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về việc hợp nhất và sáp nhập trong vòng từ ba đến năm năm tới nhằm nâng cao thế mạnh, mở
rộng thị phần, tăng cường sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.
Ngoài ra, Sacombank và Eximbank còn hợp tác bằng cách chia sẻ kinh nghiệm trong công tác
quản trị nguồn nhân lực, đào tạo có hiệu quả các nghiệp vụ ngân hàng cho cán bộ nhân viên; mô
hình kinh doanh, quản lý rủi ro, công nghệ thông tin; tái cấu trúc mọi mặt theo chuẩn mực và thông
lệ quốc tế…
2.3.4 Dự kiến đến năm 2015, hai ngân hàng Eximbank và Sacombank có số vốn điều
lệ khoảng 1,5 tỷ USD.
Sau thông tin Eximbank và Sacombank thực hiện lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện và sẽ
nghiên cứu để tiến tới sáp nhập hợp nhất, trên thị trường mọi hoạt động diễn ra bình thường.Tuy
nhiên, 2 ngày trước, giá cổ phiếu EIB và STB đã có những phiên tăng rất mạnh, thậm chí là phiên
tăng trần. Trước đó, cổ phiếu của 2 ngân hàng chỉ có xu hướng đi ngang hoặc chỉ tăng nhẹ.Theo hầu
hết các chuyên gia cho rằng việc hợp nhất hai ngân hàng lớn, mạnh là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế.
Bởi sau khi ra nhập WTO, Việt Nam cũng cần có những ngân hàng tầm vóc so với khu vực.

Theo ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Eximbank, việc sáp nhập này không ảnh hưởng đến hệ
thống tài chính Việt Nam.Ngân hàng Nhà nước sẽ phân loại các ngân hàng thành 3 nhóm và có một
nhóm gồm các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, năng lực và quy mô đủ lớn.
Mục đích để tiếp tục phát triển những ngân hàng này thành những trụ cột, đủ sức cạnh tranh với khu
vực và quốc tế.Dự kiến sẽ có khoảng 15 ngân hàng loại này, chiếm khoảng 80% thị phần hoạt động
của cả hệ thống ngân hàng. Một chuyên gia Trường ĐH Tài chính Kế toán TP HCM cho rằng: 'Việc
sáp nhập này dù vì lý do gì nhưng chắc chắn góp phần làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng nước
ta.
Nếu Sacombank là ngân hàng bán lẻ hàng đầu thì Eximbank với thế mạnh là ngân hàng xuất khẩu.
Mỗi bên tận dụng thế mạnh bổ trợ nhau để cùng phát triển.Và trong điều kiện thuận lợi, được Ngân
hàng Nhà nước cho phép, cổ đông đồng ý thì hai ngân hàng sáp nhập vào sẽ có vốn điều lệ gần
30.000 tỷ đồng, tức khoảng 1,5 tỷ USD. So với trước đây thì đây là quy mô vốn lớn, tuy nhiên theo
ông Dũng, so với khu vực vẫn chỉ là ngân hàng tầm trung.Eximbank và Sacombank: Sẽ tiến tới
thành lập tập đoàn tài chính Dự kiến đến năm 2015 hai ngân hàng Eximbank và Sacombank có số
vốn điều lệ khoảng 1,5 tỉ USD.
Sau một ngày có thông tin Eximbank và Sacombank thực hiện lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn
diện và sẽ nghiên cứu để tiến tới sáp nhập hợp nhất, trên thị trường mọi hoạt động diễn ra bình
thường. Tuy nhiên, lật lại thị trường chứng khoán một, hai ngày trước, giá cổ phiếu EIB và STB đã
có những phiên tăng rất mạnh, thậm chí là phiên tăng trần. Trong khi trước đó cổ phiếu của hai ngân
hàng chỉ có xu hướng đi ngang hoặc chỉ tăng nhẹ.
Điều này, theo hầu hết các chuyên gia cho rằng việc hợp nhất hai ngân hàng lớn, mạnh là dấu
hiệu tốt cho nền kinh tế. Vì sau khi ra nhập WTO, Việt Nam cũng cần có những ngân hàng tầm vóc
so với khu vực. Theo ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Eximbank, việc sáp nhập này không ảnh
hưởng đến hệ thống tài chính Việt Nam. Tái cấu trúc ngân hàng là một trong ba trụ cột của quá trình
tái cấu trúc nền kinh tế. Trong đó có nói rất rõ để tái cấu trúc, Ngân hàng Nhà nước sẽ phân loại các
ngân hàng thành ba nhóm và có một nhóm gồm các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh,
năng lực và quy mô đủ lớn để tiếp tục phát triển thành những trụ cột, đủ sức cạnh tranh với khu vực
và quốc tế. Và dự kiến sẽ có khoảng 15 loại này chiếm khoảng 80% thị phần hoạt động của cả hệ
thống ngân hàng.
Một chuyên gia Trường ĐH Tài chính Kế toán TP.HCM cho rằng nếu sáp nhập thành công và có

đủ chuẩn thì nên tạo thành một tập đoàn tài chính. Giả sử khi sáp nhập hai ngân hàng này lại với
nhau mà vẫn chưa có đủ các điều kiện thì sau bước sáp nhập nên thành lập tập đoàn tài chính. “Việc
sáp nhập này dù vì lý do gì nhưng chắc chắn góp phần làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng nước
ta. Nếu Sacombank là ngân hàng bán lẻ hàng đầu, Eximbank với thế mạnh là ngân hàng xuất khẩu.
Mỗi bên tận dụng thế mạnh bổ trợ nhau để cùng phát triển” - vị chuyên gia này nói.
Tại buổi ký kết, ông Phạm Hữu Phú, Chủ tịch HĐQT Sacombank, hệ thống ngân hàng được xem
là huyết mạnh của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn vốn cho các hoạt động đầu tư
- sản xuất - kinh doanh, duy trì sự ổn định của đồng tiền, tỉ giá… Do đó, sự phát triển ổn định và bền
vững của mỗi ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung có tác động trực tiếp và quyết
định đối với quá trình hội nhập, tăng trưởng của nền kinh tế. “Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế
giới và trong nước sẽ còn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2013 và những năm tiếp
theo, vì thế việc ký kết hợp tác với sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, tôi tin Sacombank và Eximbank
sẽ nhanh chóng đạt được những kết quả tốt từ sự hợp tác này” - ông Phú khẳng định.
Theo tính toán của lãnh đạo ngân hàng, nếu sáp nhập thành công thì vốn điều lệ của Eximbank
nếu tăng khoảng 1.000 tỉ đồng mỗi năm thì đến 2015 sẽ có vốn 15.500 tỉ đồng. Sacombank hiện có
hơn 10.000 tỉ đồng vốn điều lệ và ba năm sau nữa sẽ khoảng 13.000 tỉ đồng. “Và trong điều kiện
thuận lợi, được Ngân hàng Nhà nước cho phép, cổ đông đồng ý thì hai ngân hàng sáp nhập vào sẽ
có vốn điều lệ gần 30.000 tỉ đồng, tức khoảng 1,5 tỉ USD. So với trước đây thì đây là quy mô vốn
lớn, tuy nhiên theo ông Dũng, so với khu vực vẫn chỉ là ngân hàng tầm trung.

CHƯƠNG III: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SÁP
NHẬP HAI NGÂN HÀNG SACOMBANK VÀ
EXIMBANK
3.1 LÃI SUẤT
Nếu Eximbank phát triển số lượng chi nhánh, theo dự thảo mới mỗi năm chỉ được thành lập 5 chi
nhánh, thì phải mất 40 năm mới có số lượng chi nhánh bằng Sacombank. Vì vậy, chỉ có thể sáp
nhập với ngân hàng khác thì Eximbank mới có thể mở rộng nhanh, tạo ra ngân hàng có quy mô lớn
trong 3-5 năm tới
Trả lời câu hỏi của cổ đông về việc chia cổ tức năm 2013 ở mức 12%, thấp hơn 2012 (13,5%),
ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank cho rằng, tuy kế hoạch lợi nhuận năm 2013 là

3.200 tỉ đồng, cao hơn 12,2% so với 2012, nhưng trong bối cảnh vốn điều lệ cũng dự kiến sẽ tăng
thêm 6,12% trong năm nay, thì việc chia cổ tức ở mức trên là không thấp hơn.
Theo ông Phước việc lãi suất giảm nhanh, giảm 6 điểm % trong năm 2012 và vừa giảm tiếp
trong 2013 cũng ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận ngân hàng. Việc giảm lãi suất cho các khoản vay
cũ xuống dưới 15% và sau đó là 13% đã khiến Eximbank bị mất 800 tỉ đồng.
Về việc tất toán trạng thái vàng, ông Phước cho biết Eximbank bán vàng can thiệp thị trường vào
cuối 2011 đầu 2012, lúc đó chênh lệch giá vàng trong nước cao hơn giá quốc tế 1,5 triệu
đồng/lượng. Đến cuối 2012, Eximbank đã mua lại hết lượng vàng này, hiện tại còn thiếu 1 tấn vàng,
trong vài tháng thì không khó nhưng cần có lộ trình để không tạo biến động lớn về giá. Việc huy
động vàng trong dân với lãi suất 0,5-0,7%/năm, khi chuyển đổi thành tiền đồng thì cho vay với lãi
suất 10-12%, thì chênh lệch này cũng mang lại lợi nhuận tốt cho ngân hàng.
Vì chưa tất toán trạng thái nên chưa thể biết lãi lỗ, nhưng theo ông Phước, lượng tiền đồng đã
cho vay, thu về 100 tỉ đồng, khoản lỗ từ vàng khoảng 60 tỉ đồng, nên nếu phân tích kỹ thì Eximbank
sẽ không lỗ, mà có lãi nhẹ.

×