Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Câu hỏi thông tin di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.83 KB, 3 trang )

1. Khoảng cách tối đa để truyền trong GSM là

1/2* (577us/156.25) * 63 * c =35km

Giải thích về cái công thức này
1/2 chỉ ra việc tín hiệu đến rồi đi 2 lần mà
577us/156.25 là thời gian cần để truyền một bít
63 là số bít tối đa cho phép
C là vận tốc ánh sáng
2. Tại sao khi mở rộng thuê bao thì các nhà mạng thường tăng số
lượng của các trạm BTS chứ ko tăng công suất phát của BTS
- Khi tăng công suất phát của các trạm BTS sẽ làm tăng nhiễu. Nếu BTS
chỉ đáp ứng đựơc n ngừơi dùng mà khi lưu lượng ngừơi dùng tăng thì tăng
công suất phát của BTS cũng ko có hiệu quả.
- Tăng số lượng BTS là để tăng tái sử dụng lại tần số nhằm tăng dung
lượng (cũng đồng thời tăng số lượng ngừơi sử dụng).
- Tăng công suất phát BTS là tăng tầm phủ song
3. Nhảy tần là gì? Ở 1 khe thời gian MS phát ở 1 tần số,sau đó nó
chuyển sang phát ở 1 tần số khác ở khe thời gian sau.
Trong GSM chỉ sử dụng phương pháp nhảy tần chậm SFH(slow
frequency hopping) và nhảy tần với tốc độ 217 lần/s.Tại sao lại là
217?Rất đơn giản như chúng ta đã biết 1 khung = 8 khe = 4.615 ms.
MS phát ở 1 tần số tức là phát trong khung (tất nhiên trong khung này
nó chỉ đựoc dành 1 khe),ở khe tiếp theo thì nó đã nhảy sang khung
khác (tần số khác).Như vậy ta tính đựoc trong 1s thì MS nhảy
1s/4.615ms=216.68 tương đương với 217 lần!
Mục đích của ngảy tần:
1.Tăng hiệu quả của mã hóa kênh và ghép xen.
2.Phòng chống phading theo nguyên tắc phân tập về tần số.
Kênh logic BCH (gồm FCCH,BCCH,SCH) ko có nhảy tần,như vậy nhảy
tần gắn với dữ liệu người dùng.



Câu 7. Mạng di động Viettel được cấp phép sử dụng các kênh tần số từ 43 đến 82
a. Sử dụng lại tần số kiểu 3/9.
Mảng mẫu gồm 3 site (A, B, C), mỗi site gồm 3 cell-sector (1, 2, 3)
Kênh tần số sử dụng cụ thể trong mỗi cell như bảng dưới đây:

- Các cell A1, A2, B1, B2 sử dụng 5 kênh tần số > số kênh logic của hệ thống là 5*8=40 kênh
(40 khe thời gian - TS (TimeSlot))
Mỗi cell dành 1TS cho BCH 1TS cho SDCCH và 1TS cho GPRS (nếu cần) > số TS dành cho
lưu lượng còn 40-3=37 TCH > tức là có khả năng phục vụ đồng thời cho 37 thuê bao.
- Các cell còn lại sử dụng 4 kênh tần số. Tương tự ta tính được số kênh TCH là 4*8-3=29 TCH
> phục vụ đồng thời cho 29 thuê bao.

BTS đặt trên site A hoặc B sử dụng cấu hình 5/5/4 > số thuê bao phục vụ được đồng thời trên
các BTS này là: 2*37+29=103 thuê bao

BTS đặt trên site C sử dụng cấu hình 4/4/4 > số thuê bao phục vụ được đồng thời trên BTS này
là: 3*29=81 thuê bao.

b. Sử dụng lại tần số kiểu 4/12.
Mảng mẫu gồm 4 site (A, B, C, D), mỗi site gồm 3 cell-sector (1, 2, 3)
Kênh tần số sử dụng cụ thể trong mỗi cell như bảng dưới đây:

BTS đặt ở các site sử dụng cùng 1 cấu hình là 4/3/3
Tính toán tương tự như trên, ta tính được số thuê bao phục vụ được đồng thời trên mỗi BTS là:
(4*8-3)+2*(3*8-3)=73 thuê bao.
Câu 9. Một BTS có cấu hình 5/5/5 thì đường truyền về BSC cần bao nhiêu E1? Giải thích.
Ta biết luồng truyền dẫn là E1 (PCM30/32, 2048 kbps) tiêu chuẩn, mỗi một trong 30 TS truyền
tín hiệu thoại tải 4 kênh thoại số, mỗi kênh có tốc độ 16 kbps (là tín hiệu thoại được số hóa bằng
LPC vocoder kiểu RPE-LTP), tức là 1 luồng E1 có thể truyền được tối đa 120 kênh thoại số

GSM.
Với BTS cấu hình 5/5/5, tính toán tương thự như ở câu 7 ta tính được số kênh TCH là: 3*(5*8-
3)=111 TCH, như vậy chỉ cần 1 luồng E1 để truyền về BSC là đủ


Mẫu sử dụng tần số 4/12 có thế được hiểu như sau:
Khu vực sẽ được chia làm các mẫu : trong đó một mẫu gồm có 4 site
và mỗi mẫu sử dụng 12 dải tần số

Cấu hình BTS 4/4/4
Gồm có 3 site = 3 sector(A
1,2,3
, B
1,2,3
,c
1,2,3
)
Mỗi sector được phép phát 4 TRX(tần số chuyền phụ thuộc vào lưu
lượng của cell)

×