Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phân tích bài em bé thông minh (truyện dân gian việt nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.47 KB, 6 trang )

Phân tích bài Em bé thơng minh (Truyện dân
gian Việt Nam)
Bạn đang gặp khó khi làm bài văn Phân tích bài Em bé thông minh (Truyện dân gian Việt
Nam)? Đừng lo! Hãy tham khảo những bài văn mẫu đã được tuyển chọn và biên soạn với nội
dung hay nhất của Top lời giải dưới đây để nắm được cách làm cũng như bổ sung thêm vốn từ
ngữ nhé. Chúc các bạn có một tài liệu bổ ích!

Mục lục nội dung
Phân tích bài Em bé thơng minh - Mẫu số 1

Phân tích bài Em bé thơng minh - Mẫu số 2

Phân tích bài Em bé thơng minh - Mẫu số 3
Phân tích bài Em bé thơng minh - Mẫu số 1
“Em bé thơng minh” là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ tích
Việt Nam. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật chính - em bé thơng minh.
Câu chuyện được mở đầu với tình huống một ơng vua nọ vì muốn tìm người tài giúp nước nên
sai một viên quan đi dò la khắp nơi. Viên quan đi đến đâu cũng ra những câu đố ối oăm nhưng
khơng có ai trả lời được.
Một hơm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang
làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao
nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của
ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về


bẩm báo với nhà vua. Khi đối mặt với một câu hỏi ối oăm của viên quan thì câu trả lời của cậu
bé cũng là một câu hỏi cũng oái oăm không kém, đẩy người hỏi vào thế bị động.
Sau khi nghe xong, viên quan vui mừng trở về kinh báo tin cho vua biết. Vua nghe chuyện thấy
mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với
ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng
khơng cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn


cịn mình cùng cha lên kinh đơ gặp vua. Đến hồng cung, cậu bé lẻn vào sân rồng khóc lóc um
tùm khiến vua phải sai lính điệu vào hỏi cho rõ. Cậu bé kể rõ sự tình: mẹ mất sớm, muốn bố để
em bé cho có bạn chơi cùng. Vua bật cười nói với cậu bé: "...muốn có em bé phải bảo cha lấy vợ
khác chứ cha là giống đực sao đẻ được". Cậu bé nhân cớ đó hỏi lại vua: "vậy cớ sao vua lại lệnh
cho làng con nuôi ba con trâu đực thành chín con để nộp". Điều đó khiến cho nhà vua và triều
thần phải bật cười. Nhà vua thừa nhận chỉ muốn thử thách. Khi đối mặt với mệnh lệnh vua ban,
cậu bé trong truyện đã khơng hề sợ hãi, mà vẫn bình tĩnh tìm ra được cách giải quyết khéo léo,
hợp lí. Khơng dừng lại ở đó, nhà vua lại muốn thử thách cậu bé một lần nữa. Khi hai cha con
đang ngồi ăn cơm ở quán, vua sai người đem đến một con chim sẻ bắt làm thành ba mâm cỗ. Cậu
bé nhờ cha lấy một chiếc kim may rồi đưa cho sứ giả bảo cầm về rèn thành một con dao để xẻ
thịt chim. Cách xử lí lần này khiến cho nhà vua và triều thần càng thêm thán phục tài trí của cậu
bé.
Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái
vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé
và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Về sau, cậu bé được phong làm
trạng nguyên. Có thể thấy rằng thử thách càng khó thì câu trả lời càng thuyết phục, điều đó
chứng tỏ trí thơng minh hơn người của em bé. Và tuy cịn nhỏ tuổi nhưng cậu bé vẫn bình tĩnh,
nhanh trí tìm ra cách giải quyết những thử thách mà chưa chắc người lớn nào đã làm được như
cậu. Điều đó chứng tỏ cậu khơng chỉ thơng minh mà cũng rất bản lĩnh. Hơn nữa, cách giải quyết
của cậu bé đầy thú vị: dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy
phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú.
Tóm lại, truyện đã đề cao mưu trí tài năng của em bé. Nhờ có sự thơng minh của mình mà em bé
được ban thưởng, phong làm trạng nguyên và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi
han.


Phân tích bài Em bé thơng minh - Mẫu số 2
Em bé thông minh là một trong những truyện cổ dân gian Việt Nam có sức hấp dẫn riêng và
được nhân dân ưa thích. Truyện ca ngợi trí thơng minh của nhân dân ta trong cuộc sống.
Nhân vật trung tâm là em bé thơng minh. Trí thơng minh của em bé được trổ tài trong bốn

lần.
Lần thứ nhất, trước câu hỏi oái ăm của tên quan: “Trâu ... cày một ngày được mấy đường?"
thì em bé đã hỏi vặn lại: "Ngựa ... đi một ngày được mấy bước?". Em đã lấy cái không xác định
đế giải đáp cái không xác định. Thể thức này ta thường bắt gặp trong nhiều truyện dân gian. Ví
dụ, hỏi: "trên đầu có bao nhiêu sợi tóc?" thì vặn lại: "lỗ mũi có bao nhiêu cái lông?"…
Lần thứ hai, vua ban cho làng em 3 thúng gạo nếp, 3 con trâu đực, hạn trong 3 năm, trâu ấy
phải đẻ thành 9 con. Thật kì quặc vì trâu đực sao đẻ được? Có loại trâu nào đẻ được 3 con trong
3 năm? Lệnh vua ai dám chống lại? Dí dỏm ở chỗ: cả làng thì lo, cịn em bé lại có cách xử trí rất
"lạ": giết hai trâu, đem 2 thúng gạo nếp đồ xôi, cả làng ăn... một trận cho sướng miệng; còn 1
thúng gạo nếp, 1 con trâu thì đem bán đi để hai cha con em làm lộ phí lên kinh đơ một chuyến.
Em đã tìm cách gặp được vua. Cuộc đối đáp của em cũng rất thông minh. Em gặp vua và em
khóc vì mẹ đã chết mà cha em khơng đẻ được một bé nào nữa... Câu hỏi ngây thơ ngộ nghĩnh
của em đã làm cho ơng vua phì cười cắt nghĩa: "Bố mày là giống đực thì làm sao mà đẻ được!".
Em đã "giăng bẫy" để vua mắc mưu, và em có cớ vặn lại: "Thế sao làng chúng con lại có lệnh
trên bắt ni 3 con trâu đực cho đẻ thành 9 con để nộp đức vua?...". Em bé rất thơng minh và đã
biết lấy cái vơ lí, cái phi lí để giải thích, để bác bỏ cái phi lí, cái vơ lí: đàn ơng khơng đẻ được thì
trâu đực cũng khơng đẻ được, đó là chuyện đương nhiên!
Vua vẫn chưa tin em bé này thông minh, nên đã sai sứ mang đến một con chim sẻ bắt cha con
em phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em đã gửi sứ giả một chiếc kim đem về tâu với đức vua rèn


khơng thể nào rèn được thành dao. Đã khơng có dao, hoặc chưa có dao thì chưa thể giết được sẻ
để dọn cỗ cho vua. Rất dí dỏm, thú vị. Em bé thông minh lắm: Em đã lấy cái không thể nào làm
được để giải thích cho sự việc. Khơng thể nào rèn một chiếc kim thành ba con dao cũng như
không thể giết một con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn được!
Lần thứ tư em đọ trí với sứ giả một nước láng giềng (cũng như Trạng Quỳnh gặp sứ Tào, thuở
nào!). Làm sao xâu sợi chỉ luồn qua đường ruột con ốc xoắn? Trong lúc Trạng nguyên, đại thần,
văn võ bá quan vô kế khả thi thì em bé ung dung, hát lên một bài vè:
Tang tình tang! Tang tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng,

Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang....
Câu đố tưởng là hóc hiểm nhưng đối với em bé thì dễ ợt! Em đã làm cho vị sứ giả nước láng
giềng phải thán phục khi nhìn thấy con kiến càng kéo sợi chỉ qua ruột con ốc xoắn.
Sau bốn lần trổ tài, em bé đã được phong Trạng nguyên, được ở gần vua để tiện hỏi han,
nghĩa là em đã trở thành thái sư của hồng đế!
Truyện cổ tích Em bé thơng minh gần giống một truyện Trạng Quỳnh. Truyện hàm chứa
nhiều chất dí dỏm, hài hước. Một em bé 7, 8 tuổi thế mà được phong Trạng nguyên, trở thành cố
vấn đầu triều cho hoàng đế, làm cho sứ giả nước láng giềng phải trố mắt thán phục. Cuộc sống
lam lũ, cực nhọc nên nhân dân ta tưởng tượng ra một câu chuyện dí dỏm đề mua vui, đế yêu
đời...
Truyện đề cao trí khơn dân gian. Em bé thơng minh tiêu biểu cho trí khơn dân gian, mẫn tiệp,
sắc sảo trong ứng xử. Qua truyện cổ tích này, nhân dân ta thể hiện lịng q mến, trân trọng
những con người thơng minh, tài trí trong xã hội, đồng thời khẳng định: trí khơn, sự thơng minh,
tính sáng tạo là vơ giá! Ai cũng phải rèn luyện trí thơng minh.

Phân tích bài Em bé thơng minh - Mẫu số 3
Truyện cổ tích “Em bé thơng minh” là một truyện cổ tích đặc sắc của dân tộc ta, truyện đã đưa ra
các thử thách để nhân vật vượt qua, khẳng định trí thơng minh của mình và tạo nên sức hấp dẫn
của câu chuyện. Nhân vật em bé thơng minh chính là trung tâm của câu chuyện, em đã để lại ấn
tượng sâu sắc trong lịng người đọc bởi chính trí thơng minh, lanh lợi của mình, đại diện cho tài
trí của dân gian.


Cách vào truyện rất tự nhiên, hợp lý, em bé thông minh xuất hiện và trải qua hàng loạt những thử
thách để chứng minh tài trí của mình. Lần thứ nhất, viên quan đang đi tìm người hiền tài cho đất
nước, gặp hai cha con em bé thông minh liền đưa ra câu đố “trâu một ngày cày được mấy
đường?”. Trong khi người cha lúng túng không biết trả lời thì em bé đã nhanh chóng đáp trả
bằng cách hỏi ngược lại viên quan “ngựa của ông đi một ngày được mấy bước?”, tuy không trực

tiếp trả lời câu hỏi nhưng có thể thấy đây là một cậu bé rất nhạy bén, nhanh trí.
Lần thứ hai, vua là người trực tiếp đưa ra thử thách, ngài đưa cho em bé thông minh ba thúng
gạo nếp, ba con trâu đực và ra lệnh phải nuôi ba con trâu ấy đẻ ra được chín trâu con. Trong khi
cả làng ai nấy đều lo sợ thì em bé vẫn ung dung, bình thản, bảo mọi người mổ trâu khao cả làng.
Em bé vốn đã hiểu được thử thách của nhà vua, nên khi đến gặp nhà vua em đã đặt lại cho nhà
vua một tình huống ngược lại, mong cha sinh cho mình thêm một em bé. Nhà vua đã mắc bẫy,
phải bật cười và thừa nhận sự thông minh của em. Em đã rất khéo léo chỉ ra cho vua thấy những
điểm bất hợp lí giữa hai sự việc có sự tương đồng như nhau.
Để có thể chắc chắn tin rằng em bé là một người thông minh, nhà vua đã tiếp tục đưa ra thử
thách cuối cùng: ban cho em chim sẻ và yêu cầu em làm thành ba mâm cỗ. Cũng như lần trước,
em bé thông minh lại đặt ra yêu cầu ngược lại cho nhà vua, xin nhà vua rèn cho ba con dao từ
một cây kim khâu để làm thịt chim. Đến chi tiết này, quả là em bé thơng minh thực sự có tài trí,
hiếm có ai lại phản ứng nhạy bén được như em, lần thử thách này nhà vua đã phải tâm phục,
khẩu phục tài trí thơng minh của em. Những thử thách lớn nhất đối với em chính là câu đố của sứ
thần nước láng giềng. Khi mà tất cả vua quan đại thần đều bó tay thì em chỉ cần nghe xong đã
giải ra đáp án:
“Tang tình tang! Tang tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng,
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bơi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…”
Chỉ bằng một câu hát rất ngắn gọn mà em đã giải được câu đố của quan sứ, em đã giải câu đố
bằng chính những kinh nghiệm thực tiễn và trí khơn của dân gian.
Em bé thông minh là đại diện cho trí khơn của dân gian, một em bé nơng thơn lại được nhà vua
trọng dụng và phong làm trạng nguyên. Điều đó đã cho thấy khơng có sự phân biệt cao sang –
thấp hèn mà chỉ có thước đo thơng minh tài trí. Em bé đã giải đố bằng chính kinh nghiệm dân
gian mà ơng cha để lại, góp phần đề cao trí khơn dân gian.
---/---



Với các bài văn mẫu Phân tích bài Em bé thông minh (Truyện dân gian Việt Nam) do Top
lời giải sưu tầm và biên soạn trên đây, hy vọng các em sẽ có thêm những góc nhìn mới mẻ và có
cái nhìn tổng qt hơn về tác phẩm. Chúc các em làm bài tốt!



×