Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Cù Lao Chàm - Hội An , Quảng Nam pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.92 KB, 8 trang )

Cù Lao Chàm - Hội An ,
Quảng Nam
Cù lao Chàm là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km. Cù lao Chàm bao gồm 8
đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá,
Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.
Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát
triển của đô thị thương cảng Hội An. Bản đồ Tây-phương xưa thường ghi
Cù lao Chàm với tên "Champello" lấy từ tiếng Nam-Ấn (Autronesian)
"Pulau Champa". Tại đây còn nhiều di tích thuộc các nền văn hoá Sa
Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm
và người Việt có niên đại vài trăm năm.
Đây còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động
thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào.
Các rặng san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học
đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ.
Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập
để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biển của
Việt Nam vào thời điểm 2007.


Du lịch Cù Lao Chàm
Từ Hội An, sau gần một giờ đồng hồ ngồi tàu, hít thở không khí trong lành,
tận hưởng cái nắng miền Trung trong vắt, bạn sẽ đặt chân lên Cù Lao Chàm
với bao niềm hứng thú khám phá khung cảnh thiên nhiên và con người nơi
đây.
Đảo Cù Lao Chàm, một điểm du lịch tại Hội An - Quảng Nam đặc biệt hấp
dẫn du khách nước ngoài. Từ Hội An, du khách có thể đi tàu ra Cù Lao
Chàm bằng tàu từ ngay bến thuyền trong phố cổ với giá 20.000đ hoặc đi
bằng tàu cao tốc.
Cù Lao Chàm là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thị xã Hội An, tỉnh Quảng


Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km. Cù Lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn
Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai,
Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.
Đây còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động
thực vật phong phú. Cù Lao Chàm hiện có 135 loài san hô trong đó có 6
loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng biển Việt Nam, 500 thảm rong và cỏ biển,
202 loài cá, 4 loài tôm hùm và 84 loài nhuyễn thể.
Việt Hưng
Trở lại Cù Lao Chàm
Đặt chân đến Cù Lao Chàm ngay khi nơi này vừa được UNESCO công
nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, so với lần đầu thăm đảo cách đây 3
năm, cảm nhận của tôi về hòn đảo này vẫn đẹp vẹn nguyên như ngày đầu.
Trong vắt tình người
Tàu cập bến bãi Làng, nơi tập trung đông dân cư nhất ở xã đảo Tân Hiệp -
Cù lao Chàm ( Hội An, Quảng Nam ), hút tầm nhìn khách vừa cập cảng là
màu xanh ngút ngát của biển đảo, quyện vào khứu giác là mùi hương thơm
lừng của hải sản nướng.
Anh chủ quán trẻ ngay đầu làng vừa luôn tay quạt nướng sò vừa rôm rả mời
khách: “Anh chị cứ dùng thử. Xong không mua em cũng cười. Anh chị
sang mua hàng khác em cũng cười”. Một anh đi cùng đoàn chúng tôi hỏi
cắc cớ: “Khu sinh quyển thế giới có khác. Tiếp thị chuyên nghiệp hẳn. Có
thật lòng không đấy ?”. Anh chủ quán cười xoà: “Thiệt!”.
“Thiệt”, tôi đã cảm nhận được điều này trong tính cách của người dân đảo
Cù Lao Chàm từ lần đầu tiên ghé thăm nơi này cách đây ba năm. Lúc ấy,
du khách thăm đảo chưa dập dìu như bây giờ. Cũng quán nước đầu làng ấy,
chúng tôi được thưởng thức ly nước lá mùng năm (mùng 5/5 âm lịch) “tốt
lắm” mà chị chủ gánh chè đậu ván “khuyến mãi”.
Tôi còn nhớ lần đầu tiên ghé bãi Làng mấy năm trước, một nhà dân sẵn
lòng cho chúng tôi ở nhờ qua đêm. Hàng xóm tận tình mời dặm thêm
những món ngon của bữa cơm chiều. Dường như, có thứ gì tốt nhất, ngon

nhất, người dân nơi đây đều muốn đem ra thết đãi khách. Ghé đảo, hỏi
thăm nhà người quen cũng dễ như đi tìm nhà ở bất kỳ một vùng thôn quê
nào khác ở xứ Quảng. Có khi, chỉ một cái tên, khách đã được hướng dẫn lối
đi đến tận nhà. Dường như ở đây, người ta biết nhau cả.
Từ loa phóng thanh trung tâm hành chính xã đảo, phát thanh viên liên hồi
nhắc nhở người dân và du khách không xả rác bừa bãi và không dùng bao
ni-lon, một loại rác khó phân huỷ, gây hại cho môi trường.
Bắt chuyện với một chị tên Thành trên đường vào xóm trong bãi Làng, chị
cho biết: “Loa phóng thanh xã đảo ngày nào cũng nhắc điều đó. Không
thấy phiền chi hết. Giữ sạch cho mình mà. Chẳng ai dám xả rác bừa bãi nữa
đâu. Người ta thấy nói kỳ lắm”.
Mướt xanh biển đảo
Màu xanh của biển, màu xanh của đảo nối liền nhau theo dải cát trắng ập
vào lòng người cảm nhận sự mướt mát, nguyên sơ của thiên nhiên, vừa kỳ
vĩ vừa thơ mộng. Màu biển tiệp với màu trời. Mặt biển như một tấm lụa
được thiên nhiên khéo léo pha màu loang theo khúc biến tấu đa dạng của
sắc xanh. Sóng bám theo đuôi tàu tạo hình như một chiếc đuôi cá khổng lồ.
Từ trên tàu nhìn xuống, ánh nhìn xuyên suốt đến tận đáy biển.
Liền đó, đảo cũng khoác chiếc áo xanh kỳ vĩ của núi rừng. Thấp thoáng sát
bờ bãi Hương, những hàng dừa xanh cong người ngắm mình qua tấm
gương biếc xanh của lòng biển. Điểm xuyết trong bức tranh thiên nhiên
tuyệt vời ấy là hiện diện của sự sống trên đảo với những thuyền thúng dập
dềnh theo con sóng.
Cù Lao Chàm về đêm lại dâng tặng du khách những món quà tuyệt vời
khác. Để chiều lòng khách muốn qua đêm ở đảo, một số nhà dân tại bãi
Hương đã mở dịch vụ “homestay” cho khách nghỉ lại qua đêm. Ở bãi
Chồng, du khách có thể ngả lưng trong những căn lều di động được cho
thuê với giá chừng 50.000 đồng/lều. Một giấc ngủ đêm trên biển sẽ được ru
bằng gió và tiếng sóng.
Trên bãi bờ hoang sơ, ánh lửa trại bập bùng, ấm áp hơn bao giờ hết. Hưởng

thụ biển đêm theo một cách khác là thả bộ theo triền cát tìm sự thư giãn hay
ngồi lặng im nhìn sự sống lấp lánh trong ánh đèn của những con tàu đánh
cá đêm tít khơi xa.
Lần mới nhất về thăm đảo Cù lao Chàm cũng như lần đầu tiên được đặt
chân đến nơi này cách đây 3 năm, tôi vẫn giữ được cảm nhận và thụ hưởng
vẹn nguyên vẻ đẹp của con người và thiên nhiên nơi đây.
Cù Lao Chàm vừa được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, bắt
đầu thực sự có danh tiếng trên bản đồ du lịch thế giới. Danh tiếng ấy chắc
chắn sẽ mở sang một trang đời mới trên biển đảo Cù Lao Chàm. Và mong
sao, bất chấp mọi đổi thay, những lần sau ghé đảo, cảm nhận trong tôi vẫn
vẹn nguyên như vậy.
Khánh Hiền


Biến phòng ngủ thành phòng nghỉ ở Cù Lao Chàm
Với dân làm du lịch, họ bảo đó là dịch vụ Homestay. Còn đối với dân Cù
Lao Chàm, họ chỉ biết một điều: Khi khách du lịch đến, vợ chồng con cái
phải có trách nhiệm nhường lại cái phòng ngủ duy nhất của gia đình cho
khách lưu trú.
Chị Trần Thị Hồng Thu, một người dân của bãi Hương, Cù Lao Chàm (TP
Hội An, Quảng Nam) kể cho chúng tôi nghe về những lần khách du lịch
nước ngoài đến trọ nhà mình: “Gia đình tôi đã cho khách du lịch thuê 2 lần
rồi.
Lần đầu tiên có người của Bảo tồn biển dẫn đến, bảo tôi ưng lấy bao nhiêu
tiền thì lấy. Tôi cho ở một đêm 2 người nên lấy đại 100.000 đồng. Lần thứ
hai cũng như vậy. Nhà chỉ có một phòng ngủ nên khi họ đến ở thì mình
phải ra phòng khách ngủ”.
Phong cảnh hoang sơ nhưng hữu tình của bãi Hương giống như một thiên
đường mà nhiều du khách phải thèm muốn. Nhưng đáng tiếc là ở đây chẳng
có một phòng nghỉ nào cùng với các dịch vụ phục vụ cho du lịch.

Hầu hết người dân bãi Hương đều làm nghề biển nên họ chẳng quan tâm
đến những tiềm năng du lịch mà mình sẵn có. Hàng quán cũng không, chợ
cũng không vì vậy mặc dù rất thích nhưng du khách phải luyến tiếc trở lại
đất liền sau vài giờ tham quan ngắm cảnh.
Chỉ có một số du khách vì không “kiềm chế” nổi trước vẻ đẹp hoang sơ của
đất Cù Lao nên mới “liều” vào nhà dân thuê phòng ngủ qua đêm để ngày
mai được diễm phúc ngắm cảnh bình minh trên bãi biển yên bình.
Khi các công ty du lịch trong nước còn chưa nhận ra thì người nước ngoài
đã “khám phá” được tiềm năng du lịch nơi đây, Công ty dịch vụ du lịch tư
nhân Karma Waters của một người Úc tên là Paurl Dennis Tarrant đã tổ
chức các tour du lịch qua đêm đến bãi Hương.
Ông Paurl tâm sự: “Việt Nam thật đẹp, người nước ngoài rất thích đến Việt
Nam. Đến bãi Hương để qua đêm ở nhà dân thì khá bất tiện, tuy nhiên du
khách lại rất thích du lịch kiểu Homestay. Ngoài việc tìm kiếm lợi nhuận,
chúng tôi còn muốn giới thiệu đất nước và con người Việt Nam đến với bạn
bè quốc tế”.
Để thực hiện được điều này, ông Paurl phải nhờ những người ở Trung tâm
Bảo tồn biển Hội An đến từng nhà dân đặt vấn đề hợp tác. Những nhà đạt
yêu cầu ở đây là phòng phải có cửa, thoáng mát, sạch sẽ và sát biển. Sau
đó, ông đến từng nhà để gặp chủ nhà, kiểm tra phòng và xin số điện thoại
liên lạc để chuẩn bị khi khách đến.
Chúng tôi vui miệng hỏi một người dân tên Cường có phòng cho thuê: “Khi
khách từ đất liền ra thì vợ chồng con cái anh ngủ ở đâu?”. Anh bảo:
“Chúng tôi sẽ ra phòng khách ngủ, hoặc đi ngủ nhờ nhà hàng xóm. Có
khách đến thăm quê mình là vui rồi, cũng nhờ du lịch mà chúng tôi mới gặp
được khách nước ngoài đấy”.
Đúng là với người dân Cù Lao thì chuyện ngủ ở đâu chẳng quan trọng. Họ
cũng chẳng quan trọng việc người ta đến thuê phòng nhà mình sẽ trả bảo
nhiêu. “Bao nhiêu cũng được miễn là họ đừng chê bãi Hương và cả cái Cù
Lao này buồn mà không đến nữa là vui rồi” - chị Thu tâm sự.

Được biết một dự án khách sạn 5 sao đã được triển khai ở bãi Hương để
phục vụ khách du lịch nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Chỉ tay
về phía chiếc cầu đang xây dở, anh Cường nói với chúng tôi: “Chiếc cầu ni
được xây trước, khách sạn xây sau, nhưng trận bão dữ năm đó đã phá tan
chiếc cầu, mất rất nhiều tiền nên chừ họ vẫn để nguyên đó”.
Và thay vì ngồi chờ khách sạn xây lên, không phải một người Việt mà là
một người nước ngoài đã quảng bá giúp Việt Nam vẻ đẹp hiếm thấy của Cù
Lao Chàm. Ông Paurl Dennis Tarrant đã làm cái cách mà nhiều người chưa
làm được - biến phòng ngủ của người dân thành phòng nghỉ cho du khách.
Loan Phương




×