Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Ảnh hướng của cú sốc giá dầu và giá lương thực thế giới đến lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 85 trang )



TÊN CÔNG TRÌNH

ẢNH HƯỞNG CÚ SỐC GIÁ DẦU VÀ
GIÁ LƯƠNG THỰC VÀO LẠM PHÁT Ở CÁC
NƯỚC CHÂU Á ĐANG PHÁT TRIỂN

Mã số:…………
i



TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lạm phát là vần đề vĩ mô luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà làm chính
sách cũng như dư luận. Đặc biệt ở những nước đang phát triển thì mục tiêu kiểm
soát lạm phát lại càng được xem trọng vì một sự gia tăng quá nhanh của lạm phát sẽ
nhấn chìm hết tất cả các nỗ lực phát triển kinh tế khác ở những quốc gia này. Một lý
do khác cho việc luôn đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát lên hàng đầu chính là do
những nước đang phát triển có nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào thế giới nói
chung và các khu vực bên ngoài có nhiều hoạt động giao thương nói riêng. Chính vì
nền kinh tế còn non trẻ, dễ bị tác động nên các chỉ báo kinh tế, đặc biệt là lạm phát
thường rất biến động. Xuất phát từ nhận định trên chúng tôi cho rằng lạm phát các
nước Châu Á đang phát triển cũng không ngoại lệ trong vấn đề sẽ chịu nhiều tác
động từ các thay đổi của tình hình kinh tế thời giới. Đồng thời theo thống kê chúng
tôi tìm thấy có một sự tương thích cao giữa sự gia tăng đột biến của lạm phát khu
vực các quốc gia Châu Á đang phát triển với sự gia tăng của giá dầu và giá lương
thực thế giới trong giai đoạn 2000-2012. Trên cơ sở đó, nhóm tiến hành thực hiện
bài nghiên cứu “Ảnh hướng của cú sốc giá dầu và giá lương thực thế giới đến
lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển” giai đoạn 2000-2012 với mong


muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi phải chăng có một sự dẫn truyền mạnh từ giá dầu
và giá lương thực thế giới vào giá cả hàng hóa tiêu dùng trong nước hay đây chỉ là
một sự trùng khớp ngẫu nhiên trong thời kỳ kinh tế thế giới nhiều biến động.

ii



2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của bài nghiên cứu này hướng tới tìm câu trả lời cho các câu
hỏi nghiên cứu sau:
1. Cú sốc giá dầu và giá lương thực thế giới có phải là nguồn gốc của lạm
phát ở các nước Châu Á đang phát triển trong giai đoạn 2000-2012 hay
không ?
2. Có sự dẫn truyền khác nhau nào của hai cú sốc này vào lạm phát lương
thực và lạm phát phi lương thực hay không ?
3. Mức độ dẫn truyền của giá dầu và giá lương thực vào lạm phát trong
nước phụ thuộc vào các yếu tố chế độ tỷ giá, khuôn khổ chính sách tiền
tệ và tỷ trọng lương thực trong CPI như thế nào ?
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để phân tích sự tác động của hai cú sốc ngoại sinh, giá dầu và giá lương thực vào
lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển, cũng như tìm đáp án cho các câu hỏi
nghiên cứu trên sau đây chúng tôi đã tiến hành phân tích định lượng để đo lường
mức độ dẫn truyền của chúng. Mô hình được sử dụng trong bài là mô hình hồi quy
véc tơ (VAR) với 7 biến: là lạm phát giá dầu (π
oil
) và lạm phát giá lương thực

food
), lỗ hổng sản lượng (y ), tác động của cú sốc tỷ giá ( ),lạm phát CPI lương

thực(π
CPI food
) và lạm phát phi lương thực (π
CPI non-food
), và thành phần cuối cùng
là lạm phát kỳ vọng ở mỗi giai đoạn được dựa trên thông tin sẵn có ở thời điểm t-1.
Mẫu được quan sát trong bài bao gồm 10 nước trong khu vực các quốc gia Châu Á
đang phát triển gồm: Brunei, Cambodia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
iii



Kiểm định nghiệm đơn vị theo phương pháp ADF được thực hiện để kiểm tra tính
dừng của các biến sau đó xử lý các biến không dừng bằng cách lấy sai phân để đảm
bảo tất cả các biến của mô hình điều dừng nhằm tránh kết quả sai lệch do vấn đề hồi
quy giả. Các kiểm định đồng liên kết cũng được thực hiện để xem xét có hay không
mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến. Trường hợp các biến điều dừng và không
có đồng liên kết thì kết quả sẽ được ước lượng bằng mô hình VAR thông thường,
còn trường hợp các biến đều dừng nhưng có xuất hiện đồng liên kết thì ước lượng
của bài sẽ được thực hiện bằng mô hình VECM. Độ lớn của độ trễ được kiểm tra
bằng tiêu chuẩn Akaike. Phân tích phương sai được áp dụng để đánh giá nguồn gốc
của lạm phát và hàm phản ứng đẩy được lấy làm cơ sở để tính toán hệ số dẫn truyền
của các cú sốc cung thế giới vào giá cả trong nước.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung của đề tài này gồm 5 phần chính:
Phần 1: Giới thiệu
Phần 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây đã thực hiện về sự dẫn truyền
của các cú sốc ngoại sinh vào giá cả trong nước.
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu - Mô hình và dữ liệu

Phần 4: Phân tích các kết quả nghiên cứu chính của bài
Phần 5: Kết luận và rút ra một số hàm ý về mặt chính sách.

iv



5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả của đề tài này đã tìm thấy một phát hiện mới rằng ở các nước xuất khẩu
ròng như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia thì nguyên nhân chính của sự gia tăng lạm
phát chính là cú sốc cung của thế giới như gia dầu, giá lương thực. Hàm ý rút ra từ
kết luận này chỉ ra rằng biện pháp tốt nhất để kiểm soát lạm phát ở những quốc gia
này không phải là chính sách thắt chặt tiền tệ vì nguồn gốc chủ yếu lạm phát ở
những nước này không phải xuất phát từ cầu kéo mà là chi phí đẩy. Chính vì thế
thắt chặt tiền tệ sẽ không thể giải quyết được vấn đề mấu chốt trong sự gia tăng đột
biến của lạm phát mà có thể sẽ làm cho tình hình càng tồi tệ hơn do lãi suất cao
càng hạn chế sự tiếp cận vốn của các nhà sản xuất, làm tăng chi phí tài chính dẫn
đến giá cả hàng hóa tiếp tục leo thang. Mà thay vào đó cần phải tăng cường các biện
phát kiểm soát giá cả cũng như các biện phát làm giảm chi phí đầu vào của việc sản
xuất như các biện phát hành chính kiểm soát giá, tăng trợ cấp lương thực và nhiên
liệu, giảm thuế nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu. Đặc biệt trong dài hạn cần tăng
cường đầu tư sản xuất hàng hóa để giảm sự phụ thuộc vào thị trường thế giới. Đối
với các nước còn lại thì đa phần nguồn gốc của lạm phát xuất phát từ sự dư thừa của
tổng cầu và kỳ vọng lạm phát cao nên ở những nước này chính sách tiền tệ vẫn là
một công cụ hiệu quả để kiểm soát lạm phát. Qua phân tích trên có thể thấy rằng
đóng góp quan trọng nhất của đề tài này là xác định được một cách chính xác nguồn
gốc của lạm phát để giúp các cơ quan tiền tệ các nước tránh đưa ra các chính sách
phản ứng sai lầm trong thời kỳ cực kỳ khó khăn của nền kinh tế hiện nay.

v




6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Vì lý do hạn chế về mặt số liệu này đề tài này chỉ xem xét được tác động của cú sốc
giá dầu, giá lương thực và tỷ giá đến lạm phát CPI thông qua lạm phát CPI lương
thực và CPI phi lương thực. Mặt dù đã có xem xét đến tính phù hợp của hai biến
này trong mô hình nhưng xét về mức độ phù hợp thì hai biến CPI-F và CPI-NF
không thể thay thế hoàn toàn cho hai biến lạm phát chỉ số giá nhập khẩu (IPI) và
lạm phát chỉ số giá sản xuất (PPI) trong cơ chế dẫn truyền các các cú sốc ngoại sinh
vào lạm phát trong nước. Chính vì vậy mà có thể dẫn đến những sai lệch trong kết
quả đo lường. Việc hoàn thiện về số liệu IPI và PPI là cần thiết để tiến hành đánh
giá lại một lần nữa kết quả dẫn truyền từ giá dầu và giá lương thực vào lạm phát để
kiểm tra liệu có sự khác biệt nào khi dùng CPI-F, CPI-NF và dùng IPI, PPI để đánh
giá mức độ dẫn truyền của giá dầu và giá lương thực vào lạm phát ở các nước Châu
Á đang phát triển hay không ?
vi



Mục lục
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, VÀ BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH ix
DANH MỤC BẢNG x
1. Tóm tắt: 1
2. Giới thiệu 2
3. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây 7
4. Phương pháp nghiên cứu – Mô hình và dữ liệu 10
4.1. Mô hình 10

4.2. Dữ liệu 14
4.3. Cách xử lý số liệu và phương pháp phân tích 16
5. Nội dung và kết quả nghiên cứu 17
5.1. Lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển giai đoạn 2000-2012 17
5.2. Nguyên nhân dẫn đến tăng giá lương thực và giá dầu 21
5.2.1. Yếu tố cấu trúc và tính chu kỳ 22
5.2.2. Yếu tố cung và cầu 23
5.2.3. Thị trường trong nước và quốc tế 23
5.3. Cơ sở đưa hai biến lạm phát CPI-F và lạm phát CPI-NF trong mô hình
VAR 24
5.3.1. Thống kê mô tả hai biến lạm phát CPI-F và CPI-NF 26
5.3.2. Đánh giá mức độ dai dẳng của CPI-F và CPI-NF so với CPI 30
5.3.3. Đo lường mức độ dẫn truyền từ CPI-F vào CPI-NF 33
5.4. Kết quả ước lượng mô hình VAR 35
vii



5.4.1. Nguồn gốc lạm phát: Phân tích phương sai (Variance decomposition
analysis). 35
5.4.2. Dẫn truyền của cú sốc giá dầu vào lạm phát 43
5.4.3. Dẫn truyền của cú sốc giá lương thực vào lạm phát 47
5.4.4. Dẫn truyền của cú sốc tỷ giá vào lạm phát 51
6. Kết luận 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i
CÁC TRANG WEB THAM KHẢO iv
PHỤ LỤC v

















viii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CPI Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng
CPI-F Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng lương thực trong nước
CPI-NF Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng hàng hóa phi lương thực
EIA Tổ chức quản lý thông tin năng lương (Enegry Information
Administration )
IFS Thống kê dữ liệu tài chính thế giới (International Financial
Statistic)
IMF Quỹ tiền tệ thế giới (International Monetary Fund)
IPI Chỉ số giá nhập khẩu (Import Price Index)
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (Food
and Argiculture Organization)
PPI Chỉ số giá sản xuất (Producer Price Index)














ix



DANH MỤC CÁC HÌNH, VÀ BẢNG
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Lạm phát giá tiêu dùng ở các nước Châu Á đang phát triển giai đoạn
2000-2012 3
Hình 2.2: Biều đồ giá lương thực và giá dầu thế giới giai đoạn 2000-2012 4
Hình 5.1: Lạm phát CPI, lạm phát lương thực, phi lương thực – giai đoạn 2001-
2012 (%) 18
Hình 5.2: Biến động của tỷ giá giai đoạn 1/2000 -12/2012 21
Hình 5.3: Trung bình lạm phát CPI-F và CPI-NF giai đoạn 2000-2012 26
Hình 5.4: Độ lệch chuẩn của lạm phát CPI-F và CPI-NF giai đoạn 2000-2012 27
Hình 5.5: Độ dốc của lạm phát CPI-F và CPI-NF giai đoạn 2000-2012 29
Hình 5.6:Độ lệch chuẩn của sự thay đổi lạm phát CPI-F và CPI-NF giai đoạn 2000-
2012 30

Hình 5.7: Hàm phản ứng đẩy của lạm phát CPI-F và CPI-NF 34
Hình 5.8: Phân tích phương sai 40
Hình 5.9: Lỗ hổng sản lượng giai đoạn 2000-2012 41
Hình 5.10: Lãi suất danh nghĩa giai đoạn 2000-2012 43
Hình 5.11 : Hệ số dẫn truyền giá dầu thế giới vào lạm phát giai đoạn 2000-2012 46
Hình 5.12 : Hệ số dẫn truyền giá lương thực thế giới vào lạm phát giai đoạn 2000-
2012 50
Hình 5.13: Hệ số dẫn truyền tỷ giá hối đoái vào lạm phát giai đoạn 2000 - 2012 54



x



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm về tỷ giá, chính sách tiền tệ và tỷ trọng lượng thực trong CPI ở
các nước 6
Bảng 4.1: Tóm tắt nguồn thu thập dữ liệu 16
Bảng 5.1: Kết quả đo lường sự dai dẳng của lạm phát CPI, CPI-F và CPI-NF ở 10
quốc gia được quan sát, giai đoạn 2000-2012 32
Bảng 5.2: Thống kê mô tả sự dai dẳng lạm phát CPI, CPI-F và CPI-NF của mẫu giai
đoạn 2000-2012 32
Bảng 5.3: Số liệu xuất khẩu ròng dầu ở 10 quốc gia được quan sát 38
1


1. Tóm tắt:
Bài nghiên cứu này kiểm tra bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa giá dầu,
giá lương thực và lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển . Đồng thời đo lường

mức độ dẫn truyền của hai cú sốc ngoại sinh này vào lạm phát CPI, lạm phát CPI
lương thực và CPI phi lương thực cũng như sự phụ thuộc của mức độ dẫn truyền
vào chế độ tỷ giá, chính sách tiền tệ và tỷ trọng lương thực trong CPI. Kết quả
trọng tâm tìm thấy rằng giá dầu và giá lương thực là nguồn gốc chính của lạm phát
ở các nước xuất khẩu và những nước có sự phụ thuộc cao vào nhập khẩu dầu. Một
phát hiện quan trọng khác là mức độ dẫn truyền của giá lương thực thì cao hơn hẳn
sự dẫn truyền của giá dầu vào lạm phát ở hầu hết các nước trong khu vực. Ngoài ra
cũng tìm thấy sự phụ thuộc của mức độ dẫn truyền vào tỷ trọng lương thực trong
CPI, đồng thời chưa có bằng chứng mạnh về sự phụ thuộc của mức độ dẫn truyền
vào chế độ tỷ giá và khuôn khổ chính sách tiền tệ.











2


2. Giới thiệu
Lạm phát từ lâu được xem là một vấn đề đáng quan tâm ở hầu hết các nước, đặc
biệt là các nước đang phát triển và Châu Á cũng không ngoại lệ. Lạm phát và tốc độ
tăng trưởng là hai mục tiêu mà chính sách tiền tệ luôn khó có thế đạt được cùng một
lúc. Một chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích tăng trưởng kinh tế sẽ đi kèm với
tín dụng ưu đãi, lãi suất thấp, điều này có để làm tăng các khoản đầu cơ làm cho

tổng cầu tăng lên nhanh nhưng không bền vững. Trong khi đó, trong một thời gian
ngắn mức cung của nền kinh tế không thể tăng lên kịp thời để đáp ứng cho sự gia
tăng quá đôt ngột của tổng cầu. Điều này làm cho cầu vượt quá cung và chính sự dư
thừa trong tổng cầu này sẽ làm tăng áp lực gia tăng giá cả, kết quả là lạm phát tăng
lên. Ngược lại, một chính sách tiền tệ thắt chặt để kìm chế lạm phát sẽ đi kèm với
sự tổn thất do tạo nên những rào cản cho sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy,
sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng luôn là vấn đề mà được hầu hết các cơ
quan tiền tệ ở các nước cân nhắc.
Tuy vậy, bằng chứng về sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng của khu vực các nước
Châu Á đang phát triển gian đoạn 2005-2007 đã diễn ra mức lạm phát thấp từ 2-4%
đã làm cho các cơ quan tiền tệ của các nước này bị ru ngủ trong sự thành công của
một chính sách tiền tệ có thể cân bằng giữa lạm phát và tăng trưởng. Không lâu sau
đó, sự thành công này đã nhanh chóng bị sụp đổ, lạm phát tăng lên đồng loạt ở hầu
hết các nước Châu Á đang phát triển (Hình 2.1). Tính trung bình trên toàn khu vực,
lạm phát năm 2008 là 7,38%, so sánh với mức 3,72% năm 2005 và 4,153% năm
2006. Và mặc dù chính sách tiền tệ đã có nhiều biện pháp để kìm hãm lạm phát leo
thang nhưng lạm phát của cả khu vực vẫn nằm ở mức 6,546% năm 2011 và 5,042%
năm 2012. Lạm phát tăng cao đã nhấn chìm hết tất cả những nổ lực phát triển của
Châu Á mặc dù mức tăng là khác nhau ở các nước.



3



Nguồn: Dữ liệu trực tuyến Thống kê tài chính thế giới (IFS), thu thập ngày
10/3/2013.
Vậy một câu hỏi đặt ra, điều gì đã làm cho lạm phát ở cả khu vực tăng nhanh trong
giai đoạn vừa qua ? Đây là một vấn đề đang còn mang nhiều tranh luận, tuy nhiên

chúng tôi có thể tạm khái quát thành hai nguyên nhân chính như sau:
Một là, lạm phát ở khu vực là lạm phát do cầu kéo, cụ thể nguyên nhân là sự dư
thừa của tổng cầu và kỳ vọng lạm phát cao. Một sự gia tăng quá mức của tổng cầu
trong khi năng lực sản xuất của nền kinh tế không thể đáp ứng được sẽ làm tăng áp
lực lên giá cả hàng hóa và làm cho giá tăng cao, dẫn đến lạm phát tăng lên. Bên
cạnh đó, kỳ vọng lạm phát cao cũng góp phần đẩy lạm phát tăng lên.
Hai là, lạm phát của khu vực có nguyên nhân từ những yếu tố chi phí đẩy. Nếu xét
về mặc chi phí thì ảnh hưởng các các cú sốc ngoại sinh như cú sốc giá dầu và giá
lương thực cũng có thể làm lạm phát gia tăng. Sự tăng lên đột biến của giá cả hàng
hóa thế giới sẽ tác động đến giá tiêu dùng trong nước thông qua hai kênh trực tiếp
và gián tiếp. Kênh trực tiếp được hiểu là giá cả hàng hóa thế giới tăng lên làm tăng
giá nhập khẩu từ đó làm tăng giá của các hàng hóa nước ngoài được tiêu thụ trực
4


tiếp ở thi trường nội địa. Ngoài ra giá cả hàng hóa thế giới cũng sẽ tác động gián
tiếp đến giá tiêu dùng trong nước thông qua giá sản xuất do chi phí đầu vào để làm
nên thành phẩm tăng lên.
Bằng chứng về sự tăng lên của giá lương thực và giá dầu thế giới đã cho thấy có
nhiều sự tương đồng trong xu hướng biến động của giá hai mặt hàng này với lạm
phát ở khu vực các nước Châu Á đang phát triển. Trong giai đoạn 2006-2012, chỉ số
giá lương thực đạt đỉnh tại hai thời điểm, tháng 4/2008 với mức 407,18, tăng gần
200% so với tháng 1/2006 (139,63), trung bình tăng 100%/1 năm và 9/2011 ở mức
356,84, tăng 192% so với 1/2006. Tương tự, chỉ số giá dầu thô thế giới cũng đạt
đỉnh vào 8/2008 với mức 215,3, tăng 83,9% so với tháng 1/2006 (117,1) (Hình 2.2).
Điều này hoàn toàn tương thích với sự tăng lên đột ngột của lạm phát khu vực vào
năm 2008 và 2011.

5



Nguồn: Dữ liệu Giá hàng hóa cơ bản IMF ((IMF Primary Commodity Price tables,
Actual Price Series)
Chú thích: Giá hàng hóa thế giới được tính theo danh mục gồm 5 loại lương thực
chính là ngô (corn), đậu nành (soybean), lúa mì (wheat), gạo (rice) và đường
(sugar).
Vậy phải chăng cú sốc giá dầu và giá lương thực thế giới là nguyên nhân chính gây
ra sự tăng lên của lạm phát trong giai đoạn vừa qua hay đây chỉ là sự trùng khớp
ngẫu nhiên ? Xuất phát từ câu hỏi còn bỏ ngõ này, bài nghiên cứu này mong muốn
tìm được câu trả lời từ các phân tích thực nghiệm để xác định xem có mối liên quan
nào giữa giá dầu và giá lương thực với lạm phát ở khu vực hay không. Trong phạm
vi của bài nghiên cứu này, do giới hạn về mặt số liệu nên chúng tôi chỉ xem xét sự
ảnh hưởng của cú sốc giá dầu và giá lương thực thế giới đến lạm phát ở các 10 nước
đang phát triển ở Châu Á, cụ thể: Brunei, Cambodia, Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.
Mục tiêu trọng tâm của bài nghiên cứu là tìm ra đâu là nguồn gốc của lạm phát ở
các nước Châu Á đang phát triển trong thời gian qua. Một mục tiêu khác của bài
nghiên cứu là đo lường mức độ dẫn truyền của cú sốc giá lương thực và giá dầu thế
giới vào giá cả hàng hóa trong nước. Tuy nhiên mức độ dẫn truyền này là không
giống nhau ở các nước. Bảng 2.1 trình bày một số đặc điểm của các quốc gia được
đưa vào mẫu quan sát theo thống kê của IMF, qua đó làm cơ sở để chúng tôi xem
xét sự phụ thuộc của mức độ dẫn truyền vào ba yếu tố: chế độ tỷ giá, mục tiêu của
chính sách tiền tệ và tầm quan trọng của lương thực trong CPI, được đại diện bằng
tỷ trọng lương thực trong rổ hàng hóa tính CPI. Sở dĩ chúng tôi xem xét đến ba yếu
tố trên là do: cú sốc ngoại sinh như giá dầu, giá lương thực sẽ thông qua tỷ giá tác
động vào giá cả hàng hóa trong nước và ứng với mỗi nước có một mục tiêu trọng
tâm của chính sách tiền tệ khác nhau thì các biện pháp để hạn chế mức độ dẫn
truyền của các cú sốc này vào giá cả nội địa sẽ bị giới hạn trong một phạm vi cụ thể
nhằm đảm bảo vẫn thực hiện được mục tiêu trọng tâm này. Ngoài ra, mỗi quốc gia
sẽ có một tỷ trọng lương thực trong CPI khác nhau, chính điều này sẽ làm cho mức

độ ảnh hưởng của giá lương thực thế giới đến CPI ở mỗi nước khác nhau hay mức
6


độ dẫn truyền là khác nhau. Thông qua việc phân tích sự khác nhau của mức độ dẫn
truyền ở những nước có đặc điểm về chế độ tỷ giá, mục tiêu của chính của chính
sách tiền tệ và tỷ trọng lương thực trong CPI khác nhau sẽ có thể là những gợi ý cho
việc điều chỉnh chính sách để chính sách tiền tệ có những phản ứng phù hợp trong
giai đoạn xảy ra các cú sốc về giá hàng hóa thế giới.
Bảng 2.1: Đặc điểm về tỷ giá, chính sách tiền tệ và tỷ trọng lượng thực trong
CPI ở mẫu 10 quốc gia được quan sát











Nguồn : IMF De Facto Classification of Exchange rate Regime and Monetary
policy Frameworks
Phần còn lại của bài nghiên cứu này được được sắp xếp như sau: Phần 3 trình bày
tổng quan kết quả một số nghiên cứu trước đây về vấn đề ảnh hưởng của cú sốc
ngoại sinh đến lạm phát. Phần 4 nêu phương pháp thực nghiệm, mô hình, số liệu để
đo lường mức độ dẫn truyền của giá dầu, giá lương thực thế giới vào giá cả nội địạ
Quốc gia
Chế độ tỷ giá

Khuôn khổ chính
sách tiền tệ
Tỷ trọng lương
thực trong CPI
Brunei
Chế độ tỷ giá chuẩn
tiền tệ
Neo tỷ giá
0,46
Cambodia
Thả nổi có điều tiết
không công bố trước
Neo tỷ giá theo
đồng Đô La
0,45
Trung Quốc
Hệ thống tỷ giá con rắn
tiền tệ
Neo tỷ giá theo
đồng Đô La
0,30
Ấn Độ
Thả nổi có điều tiết
không công bố trước
Khác
0,46
Indonesia
Thả nổi có điều tiết
không công bố trước
Khuôn khổ lạm

phát mục tiêu
0,36
Malaysia
Thả nổi có điều tiết
không công bố trước
Khác
0,30
Philippines
Thả nổi
Khuôn khổ lạm
phát mục tiêu
0,47
Singapore
Thả nổi có điều tiết
không công bố trước
Neo tỷ giá
0,22
Thái Lan
Thả nổi có điều tiết
không công bố trước
Khuôn khổ lạm
phát mục tiêu
0,40
Việt Nam
Neo tỷ giá cố định
truyền thống
Neo tỷ giá theo
đồng Đô La
0,40


7


và cơ chế dẫn truyền. Phần 5 là nội dung nghiên cứu và thảo luận về các kết quả
chính của bài, đánh giá tầm quan trọng của hai cú sốc này trong việc giải thích sự
tăng lên của lạm phát ở 10 nước được nghiên cứu trong thời gian qua. Phần cuối
cùng nên lên kết luận nổi bật và một số hàm ý chính sách từ bài nghiên cứu.
3. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây
Trong những năm gần đây, những ảnh hưởng từ sự tăng lên đột biến của giá lương
thực và giá dầu thế giới đến nền kinh tế đã trở thành một vấn đề nóng, nhận được
nhiều sự quan tâm của dư luận và các nhà nghiên cứu. Sau đây chúng tôi xin được
tóm tắt một số kết quả nghiên cứu đã được thực hiện về tác động của hai cú sốc này
đến lạm phát và một số chỉ tiêu kinh tế khác:
Theo bài nghiên cứu “Lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển: Cầu kéo hay
chi phí đẩy ?” của Juthathip Jongwanich và Donghyun Park, 9/2008 thuộc bộ phận
nghiên cứu Ngân Hàng Phát Triển Châu Á tìm hiểu về nguồn gốc của lạm phát của
khu vực cũng như mức độ dẫn truyền của cú sốc giá dầu, giá lương thực năm 2008
vào lạm phát tiêu dùng ở chín nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore,
Thailand, Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ đã tìm thấy những kết quả
chính sau:
- Lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển chủ yếu có nguyên nhân là các
yếu tố cầu kéo, cụ thể là sự dư thừa của tổng cầu và kỳ vọng lạm phát. Các
cú sốc ngoại sinh như giá dầu và giá lương thực chỉ giải thích khoảng 30%
lạm phát giá tiêu dùng của khu vực này. Qua đó cho thấy rằng, lạm phát của
khu vực này không hoàn toàn là do các nhân tố ngoại sinh nằm ngoài tầm
kiểm soát của các cơ quan tiền tệ và vì vậy chính sách tiền tệ vẫn là một công
cụ mạnh trong cuộc chiến chống lạm phát ở các nước này.
- Sự dẫn truyền của các cú sốc giá dầu và giá lương thực lớn hơn đáng kể đối
với giá sản xuất hơn là giá tiêu dùng. Sự tăng lên giá dầu và giá lương thực
giải thích khoảng hơn 50% lạm phát giá sản xuất trong khi đối với giá tiêu

dùng con số này chỉ dùng lại ở mức khiêm tốn là 30%.
8


Cũng đi sâu vào nghiên cứu đề tài về tầm ảnh hưởng của việc tăng lên đột biến
trong giá dầu và giá lương thực trong năm 2008 đến lạm phát, Nobuledo Duma,
trong bài nghiên cứu “Sự dẫn truyền của cú sốc ngoại sinh đến lạm phát ở Sri
Lanka” tháng 3/2008 tìm thấy rằng có một sự dẫn truyền không hoàn toàn từ các cú
sốc ngoại sinh, cụ thể cú sốc giá dầu và giá lương thực vào lạm phát ở Sri Lanka.
Hàm phản ứng đẩy và phân tích phương sai từ mô hình VAR đệ quy cho thấy rằng,
mức độ dẫn truyền vào giá tiêu dùng tăng từ 10% trong kỳ thứ nhất của cú sốc đến
40% trong tháng kỳ thứ 6. Đồng thời kết quả nghiên cứu của ông cũng tìm thấy có
một sự dẫn truyền cao hơn vào lạm phát chỉ số giá bán buôn hơn là sự dẫn truyền
vào lạm phát giá tiêu dùng ở Sri Lanka.
Bài nghiên cứu của Ngân hàng trung ương Châu Âu vào tháng 8/2010, “Dẫn truyền
của giá lương thực vào khu vực đồng Euro” của Luca Onorante đã đưa ra kết luận
như sau: giá lương thực thế giới là nhân tố chính gây ra lạm phát ở khu vực các
nước đồng Euro. Mức độ dẫn truyền từ cú sốc giá hàng hóa thế giới vào giá nội địa
nhanh nhất đối với thịt và tiếp theo sau đó là cà phê và hàng hóa tiêu dùng hàng
ngày. Ông cũng tìm thấy rằng, mức độ dẫn truyền thì cao hơn đối với giá sản xuất
so với giá tiêu dùng.
Kết quả chính của bài nghiên cứu về sự ảnh hưởng của giá lương thực đến lạm phát
ở các nước đang phát triển Châu Á của Ngân hàng phát triển Châu Á 3/2011 “Lạm
phát giá lương thực và sự phát triển của Châu Á” đã tìm thấy rằng sự tăng lên đột
biến của giá lương thực thế giới trong năm 2011, đặc biệt là gạo và lúa mì – hai mặt
hàng chủ lực trong sản xuất và tiêu dùng ở các nước Châu Á đã làm lạm phát của
khu vực 1/2011 tăng lên 10%. Kết quả ước lượng cũng cho thấy rằng một sự gia
tăng khoảng 30% giá lương thực toàn cầu trong năm 2011 sẽ làm cho GDP một số
nước nhập khẩu thực phẩm giảm 0,6%. Nếu kết hợp với sự tăng lên 30% giá dầu sẽ
làm GDP giảm 1,5% so với trường hợp giá dầu và giá lương thực ổn định.

Theo Eduardo Lora và Andrew Powell trong bài nghiên cứu “Cú sốc giá lương thực
ảnh hưởng như thế nào để lạm phát ở khu vực Mỹ La-Tinh và vùng Caribbean ?”
9


8/2011 đo lường sự dẫn truyền của cú sốc giá lương thực và giá dầu năm 2011 vào
tỷ giá, lạm phát lương thực, lạm phát phi lương thực và lạm phát chỉ số giá tiêu
dùng của khu vực Mỹ La-tinh và Caribbean đã chỉ ra rằng: sự gia tăng của giá
lương thực thế giới làm lạm phát chỉ số giá tiêu dùng tăng lên khoảng 5% ở các
nước Bolivia, Cộng hòa Đô-mi-ni-a, Guatemala và Honduras. Ở một số nước có hệ
thống tỷ giá thả nổi như Brazil, Colombia và Mexico, nội tệ có xu hướng tăng giá
trị như một phản ứng lại với việc giá lương thực tăng cao và kết quả là làm giảm độ
dẫn truyền từ giá lương thực và giá dầu thế giới vào giá cả trong nước. Mức độ dẫn
truyền của hai cú sốc này vào lạm phát phi lương thực thì nhỏ hơn nhiều so với lạm
phát lương thực và lạm phát chỉ số giá tiêu dùng.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đây đã nêu, bài nghiên cứu của chúng tôi tập
trung vào phân tính sự ảnh hưởng của cú sốc giá dầu và giá lương thực trong suốt
giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012 ở 10 quốc gia Brunei, Cambodia, Trung Quốc,
Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam với hai
điểm nhấn là hai thời điểm giá dầu và giá lương thực đạt đỉnh vào năm 2008 và
2011. Trên cở sở kết hợp hai bài nghiên cứu của tác giả Juthathip Jongwanich,
Donghyun Park, 9/2007 và Eduardo Lora, Andrew Powell, 8/2011 bài nghiên cứu
của chúng tôi sẽ đo lường mức độ dẫn truyền của cú sốc giá lương thực và giá dầu
vào lạm phát ở nước này với cơ chế dẫn truyền thông qua các biến lỗ hổng sản
lượng, tỷ giá, tỷ lệ lạm phát giá lương thực, lạm phát giá phi lương thực và cuối
cùng là vào lạm phát chỉ số giá tiêu dùng. Sự kết hợp này sẽ khắc phục được nhược
điểm hạn chế số liệu về chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá sản xuất ở nhiều nước
trong mẫu của bài nghiên cứu của tác giả Juthathip Jongwanich, Donghyun Park và
khắc phục được việc bỏ qua các tác động quan trọng như sự tác động của giá dầu
lên giá lương thực và sự tác động của hai biến này lên lỗ hổng sản lượng từ đó tác

động đến tỷ giá ở bài nghiên cứu của tác giả Eduardo Lora và Andrew Powell.
Đồng thời điểm mới trong bài nghiên cứu của chúng tôi là có xem xét có sự khác
nhau nào về mức độ tác động của hai cú sốc ngoại sinh này đến giá lương thực và
giá hàng hóa phi lương thực hay không ? Bài nghiên cứu cũng quan tâm đến sự phụ
10


thuộc của sự dẫn truyền vào đặc điểm của chế độ tỷ giá, khuôn khổ chính sách tiền
tệ và tỷ trong của lương thực trong CPI qua đó có thể khái quát được mức độ dẫn
truyền ở những nhóm nước có đặc điểm giống nhau từ đó rút ra một số hàm ý về
mặt chính sách phản ứng trong giai đoạn xảy ra cú sốc để có thể kiểm soát được
mức độ dẫn truyền vào giá cả trong nước. Một cách ngắn gọn bài nghiên cứu của
chúng tôi hướng đến tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Cú sốc giá dầu và giá lương thực thế giới có phải là nguồn gốc của lạm phát
ở các nước Châu Á đang phát triển trong giai đoạn 2000-2012 hay không ?
- Có sự dẫn truyền khác nhau nào của hai cú sốc này vào lạm phát lương thực
và lạm phát phi lương thực hay không ?
- Mức độ dẫn truyền của giá dầu và giá lương thực vào lạm phát trong nước
phụ thuộc vào các yếu tố chế độ tỷ giá, khuôn khổ chính sách tiền tệ và tỷ
trọng lương thực trong CPI như thế nào ?
4. Phương pháp nghiên cứu – Mô hình và dữ liệu
Để phân tích sự tác động của hai cú sốc ngoại sinh là giá dầu và giá lương thực vào
lạm phát ở các nước Châu Á đang phát triển, cũng như tìm đáp án cho các câu hỏi
nghiên cứu trên sau đây chúng tôi đã tiến hành phân tích định lượng để đo lường
mức độ dẫn truyền của chúng. Trong phần này sẽ trình bày tóm tắt mô hình được sử
dụng để đưa ra kết quả cho các phân tích trên.
4.1. Mô hình
Mẫu của chúng tôi bao gồm 10 nước trong khu vực gồm: Brunei, Cambodia, Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Mô hình hồi quy véc tơ (VAR) được sử dụng để ước lượng và phương pháp phân

tích phương sai (Variance decomposition analysis) được sử dụng để xác định nguồn
gốc của cú sốc trong mô hình VAR. Phương pháp này đã từng được sử dụng để biểu
diễn mối quan hệ năng động giữa các biến lạm phát. Mô hình VAR được xem là sự
lực chọn tốt cho việc đo lường mức độ tác động của các yếu tố khác vào lạm phát,
11


nó đã được nhiều nhà khoa học sử dụng trong bài nghiên cứu của mình trước đây,
cụ thể như sau:
- McCarthy (1999), Bhundia (2002) và Duma (2006)
1
sử dụng mô hình VAR
để đo lường sự dẫn truyền của tỷ giá hối đoái và cú sốc ngoại sinh năm 2008
và lạm phát ở Nam Phi, Sri Lanka và nhiều nước đang phát triển khác với
các biến giá dầu, lỗ hổng sản lượng, tỷ giá, chỉ số lạm phát giá nhập khẩu,
chỉ số lạm phát giá bán buôn, chỉ số lạm phát giá tiêu dùng và cung tiền.
- Sau đó vào tháng 9/2007, Juthathip Jongwanich và Donghyun Park đã dựa
trên mô hình VAR của Duma (2006) ở trên để tiến hành đo lường sự dẫn
truyền của các cú sốc ngoại sinh năm 2008 vào lạm phát ở các nước Châu Á
đang phát triển. Điểm mới trong mô hình của Juthathip Jongwanich và
Donghyun Park có xem xét thêm biến lương thực trong quá trình dẫn truyền
này.
- Eduardo Lora và Andrew Powell trong bài nghiên cứu “Cú sốc giá lương
thực ảnh hưởng như thế nào để lạm phát ở Mỹ La-Tinh và vùng Caribbean
?” cũng sử dụng mô hình VAR để xem xét sự tác động của giá dầu và giá
lương thực đến lạm phát ở khu vực này. Tuy nhiên, trong bài này tác giả
phân tích sự ảnh hưởng riêng biệt của giá dầu hoặc giá lương thực đến giá cả
trong nước thay vì xem xét luôn sự dẫn truyền từ giá dầu lên giá lương thực
trong cơ chế dẫn truyền đến lạm phát. Ông tiến hành chạy mô hình VAR với
5 biến: giá dầu/hoặc giá lương thực, tỷ giá, CPI lương thực, CPI phi lương

thực và CPI tổng thể. Điểm mới của bài nghiên cứu này là thay vì phân tích
sự tác động của cú sốc lên giá cả trong nước theo theo 3 giai đoạn: nhập
khẩu, sản xuất, tiêu dùng như các nhà nghiên cứu trước thì Eduardo Lora và
Andrew Powell phân tích sự tác động này thông qua CPI lương thực là yếu


1
McCarthy (1999) kiểm tra mức độ dẫn truyền của tỷ giá và giá nhập khẩu vào giá cả sản xuất trong nước và
lạm phát tiêu dùng ở chín nước đang phát triển, cụ thể là: Bỉ, Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ,
Anh và Mỹ từ Quý 1/1976 đến Quý 4/1998. Bhudia (2002) đo lường sự dẫn truyền của tỷ giá ở Nam Phi từ
Quý 2/1976 đến quý 3/2000. Trong khi đó, Duma (2006) ước lượng sự dẫn truyền của sự gia tăng đột biến
của giá dầu, giá nhập khẩu, và tỷ giá ở Sri Lamka từ 3/2003 đến 7/2007.
12


tố chịu tác động trực tiếp từ cú sốc sau đó xem xét mức độ ảnh hưởng của
CPI lương thực vào CPI phi lương thực.
Như đã trình bày ở phần tổng quan các nghiên cứu, trên cở sở kết hợp các bài
nghiên cứu ở trên. Mô hình trong bài này lấy mô hình VAR của Juthathip
Jongwanich và Donghyun Park (2007) làm cơ sở nhưng do hạn chế về số liệu chỉ số
lạm phát giá nhập khẩu và chỉ số lạm phát giá sản xuất ít được thống kê theo quý ở
hầu hết các nước Châu Á đang phát triển nên hai biến lạm phát chỉ số giá nhập khẩu
và lạm phát chỉ số giá sản xuất được thay thế bằng lạm phát chỉ số giá lương thực
và lạm phát chỉ số giá phi lương thực. Sở dĩ chúng tôi đề xuất sự thay thế này là dựa
trên cơ sở mô hình VAR của Eduardo Lora và Andrew Powell (2011) đã đưa hai
biến lạm phát CPI-F và CPI-NF vào đo lường mức độ dẫn truyền của cú sốc ngoại
sinh vào lạm phát ở các nước Mỹ La-Tinh đã trình bày ở trên. Tuy nhiên để làm gia
tăng mức độ tin cậy của việc sử dụng hai biến lạm phát CPI-F và lạm phát CPI-NF
chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá mức độ phù hợp của hai biến này trong mô hình
thông qua xác định mức độ dai dẳng cũng như liệu có sự dẫn truyền nào từ CPI-F

và CPI-NF ở mẫu 10 quốc gia được quan sát trong bài này hay không ? Nếu mức độ
dai dẳng của hai biến này lớn đồng nghĩa với việc đây là hai cú sốc có tác động
trong bài hạn chứ không phải nhất thời. Đồng thời nếu tồn tại mối liên hệ dẫn
truyền từ CPI-F vào CPI-NF sẽ khẳng định được mô hình VAR 7 biến áp dụng
trong bài nghiên cứu này đảm bảo được cơ chế dẫn truyền theo trật tự Cholesky với
mức độ nội sinh từ trên xuống. Phần kiểm tra sự phù hợp của hai biến CPI-F và
CPI-NF sẽ được trình bày cụ thể trong phần nội dung nghiên cứu. Ngoài ra bài
nghiên cứu này sẽ đưa ra có một cái nhìn mới về lạm phát lương thực, lạm phát phi
lương thực. Như vậy, mô hình VAR của chúng tôi sử dụng trong bài này gồm 7
biến sau: Hai thành phần đầu tiên là lạm phát giá dầu (π
oil
) và lạm phát giá lương
thực (π
food
), là tác động của cú sốc cung thế giới tới lạm phát (cái được đề cập ở đây
là lạm phát chi phí đẩy). Thành phần thứ ba là lỗ hổng sản lượng (y), được xem là
cú sốc cầu, tác động của cú sốc tỷ giá ( ) đến lạm phát được xem là thành phần
thứ tư. Thành phần thứ năm và thứ sáu là tác động của các cú sốc đến hai thành
13


phần của lạm phát tiêu dùng tổng thể (CPI) là lạm phát CPI lương thực(π
CPI food
) và
lạm phát phi lương thực (π
CPI non-food
). Thành phần cuối cùng là lạm phát kỳ vọng ở
mỗi giai đoạn được dựa trên thông tin sẵn có ở thời điểm t-1. Mô hình VAR với 7
biến thành phần trên có thể được biểu diễn như sau:









ở đây , , và là các cú sốc tương ứng với cú sốc cung thế giới, cú
sốc cầu và cú sốc tỷ giá. , , và là các cú sốc nổi lên từ
giá lương thực trong nước, giá phi lương thực trong nước và giá tiêu dùng và E là
sự kỳ vọng
2
.
Cơ chế dẫn truyền của mô hình này để xác định nguồn gốc của lạm phát và sự dẫn
truyền như sau: giả sử có một cú sốc ngoại sinh từ giá dầu thế giới. Theo mô hình
này, giá lương thực thế giới sẽ lập tức điều chỉnh (theo hàng quý). Sự thay đổi trong
giá dầu và giá lương thực sẽ ảnh hưởng đến tổng cầu, trong khi đó tỷ giá sẽ phản
ứng lại với sự gia tăng trong giá dầu, giá lương thực cũng như sự thay đổi trong
tổng cầu. Nói một cách khác, tỷ giá sẽ điều chỉnh như là kết quả của sự thay đổi
trong vị thế cán cân thanh toán. Sự thay đổi trong giá dầu thế giới, giá lương thực,


2
Thực tế, sự hình thành của kỳ vọng lạm phát có thể có hai thành phần hướng quá khứ và hướng tương lai
(Mankiw et al.2003 và Ball 2000). Tuy nhiên, theo những nghiên cứu trước đây của McCarthy(1999),
Bhundia(2002) và Duma(2008) tìm thấy rằng kì vọng trong quá khứ có thể giải thích tốt hơn giá cả trong
nước ở cá nước Châu Á đang phát triển. Ngoài ra, chúng ta cần nhận thấy rằng ở các nước Châu Á đang phát
triển thường thiếu các chỉ báo tương lai đáng tin cậy, ví dụ như ở các nước công nghiệp với hệ thống tài
chính phát triển.
π

oil
= E
t-1

oil
) +

π
food
= E
t-1

food
) + a
1
+

y
t
= E
t-1
(y
t
) + b
1
+ b
2
+
∆e = E
t-1

(∆e) + c
1
+ c
2
+ c
3
+
π
CPI food
= E
t-1

CPI food
) + d
1
+ d
2
+ d
3
+ d
4
+
π
CPI non-food
= E
t-1

CPI non-food
)+ e
1

+ e
2
+ e
3
+ e
4
+ e
5
+
π
CPI
= E
t-1

CPI
)+ f
1
+ f
2
+ f
3
+ f
4
+ f
5
+f
6
+

14



cùng với sự thay đổi của tỷ giá sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến giá lương thực trong
nước. Điều này sẽ cho kết quả ngay lập tức tác động đến giá các hàng hóa phi lương
thực và từ đó tác động giá tiêu dùng trong nước. Ngoài ra sự thay đổi của tỷ giá còn
có thể tác động trực tiếp đến giá hàng hóa phi lương thực trong nước thông qua
nhập khẩu từ đó tác động đến giá tiêu dùng. Tiến trình này cũng được mô tả tương
tự cho một cú sốc giá lương thực, ngoại trừ việc sự thay đổi trong giá lương thực
thế giới sẽ tác động đến giá dầu ở giai đoạn đầu. Lưu ý rằng trong mô hình này,
mức độ nội sinh sẽ tăng dần theo thứ tự từ trên xuống theo trật tự Cholesky trong
hàm phản ứng đẩy. Chính vì thế có thể có nhược điểm của cấu trúc đệ quy bởi vì
giá có thể tác động ngược trở lại vào tổng cầu trong ¼ khoảng thời gian (tần số của
bộ dữ liệu). Bởi vậy, trật tự thay thế các biến cần được tính toán để kiểm tra độ
mạnh của kết quả.
4.2. Dữ liệu
Về mặt số liệu, mô hình được ước tính trong giai đoạn từ quý 1/2000 đến quý
4/2012. Trong đó nguồn thu thập dữ liệu được tóm tắt trong Bảng 4.1.
Cách thu thập và xử lý các biến cụ thể được thực hiện như sau:
- Dữ liệu chỉ số giá dầu thô được lấy từ nguồn “IMF Primary Commodity
Price tables”. Trong đó giá dầu thô được tính từ trung bình giá dầu thô
Dubai, Anh và Miền tây Texas sau đó tính toán chỉ số giá dầu thô thế giới
với năm gốc là 2005.
- Chỉ số giá lương thực là chỉ số giá trung bình của năm loại lương thực chính:
lúa mì, gạo và dầu thực vật, ngô, đường được tính bằng tổng của tỷ trọng
nhân chỉ số giá của từng loại lương thực trên. Trong đó, giá của năm loại
lương thực chính được lấy từ “IMF Primary Commodity Price tables”, cụ
thể giá lúa mì ở US Gulf Coast và giá gạo ở Bangkok, giá dầu thực vật ở
Chicago, giá đường trên thị trường tự do và giá ngô ở Mexico được sử dụng
đại diện như giá lúa mì, giá gạo, giá dầu thực vật, giá đường, giá ngô thế
giới. Còn tỷ trọng của năm loại lương thực này trong danh mục được thu

thập từ nguồn “Specifications for Commodity prices của IMF Primary

×