Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Làm thế nào để tự tin trong đàm phán khi bạn là nữ giới? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.81 KB, 4 trang )

Làm thế nào để tự tin trong đàm phán khi bạn là nữ giới?

Theo một cuộc khảo sát của LinkedIn, 39% phụ nữ Mỹ cảm thấy lo lắng khi nói
đến đàm phán. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, phụ nữ thường thiếu tự tin khi
nói đến những yêu cầu mà họ muốn.

“Nếu phụ nữ có thể đi vào đàm phán với những suy nghĩ rằng cả hai bên sẽ được
hưởng lợi từ kết quả đàm phán thì họ có thể vượt qua nó một cách dễ dàng”-
Selena Rezvani - tác giả của cuốn: Phụ nữ thật thông minh khi yêu cầu những gì họ
muốn.

Dưới đây là các thủ thuật đàm phán của Selena Rezvani sẽ giúp cho phụ nữ cảm
thấy tự tin và thành công hơn khi đàm phán.

1. Không hạ giá mà tặng thêm một thứ khác
Giả sử một khách hàng tiềm năng không hài lòng với con số mà bạn tính cho khóa
đào tạo nhân viên sắp tới của họ. Thay vì hạ thấp giá của bạn, tạo ra các giá trị gia
tăng nho nhỏ cho khóa học như miễn phí in ấn tài liệu, teabreak…

Hoặc bạn có thể gợi ý cho khách hàng tiềm năng tham quan một khóa đào tạo mà
công ty bạn tổ chức, để họ có thể nhận thấy chất lượng và giá trị của khóa học đem
lại tương xứng với số tiền họ phải chi trả. Mặt khác, bạn sẽ không phải mất thời
gian công sức chuẩn bị một buổi học thử hoặc chịu bất cứ chi phí nào khác. Hãy
luôn sẵn sàngvà linh hoạt để ứng phó với nhũng vị khách hàng khó tính nhất.

2. Nhấn mạnh uy tín của bạn
Bạn có thể hỏi bên phía đối tác một vài câu khó trong lĩnh vực của bạn để hai bên
có thể thảo luận. Từ đó, bạn nhấn mạnh uy tín và chuyên môn của bạn trong lĩnh
vực này. Đưa ra câu trả lời thấu đáo, cách giải quyết vấn đề nhanh gọn để lấy lòng
tin của đối tác. Khi họ đã tin tưởng bạn rồi, thì việc đàm phán giữa hai bên đã trở
nên dễ dàng và cởi mở hơn nhiều. Bạn sẽ có tư cách là một chuyên gia, nhà tư vấn


để họ nhờ cậy.

3. Nắm rõ thông tin cần đàm phán
Khi bạn biết rõ về lĩnh vực của chúng ta như: giá trung bình trên thị trường, thời
gian giao hàng, xu hướng thị trường…, bạn sẽ biết cách đàm phán một cách thông
minh, không bị đối tác kéo bạn đi theo họ.
Ví dụ:Khi đàm phán với một nhà sản xuất, bạn có thể đưa ra giá tham khảo và các
dịch vụ hỗ trợ mà đối thủ cạnh tranh của nhà sản xuất đó đưa ra. Từ đó, phía đối
tác sẽ đi thẳng vào các vấn đề cần đàm phán, và cuộc đàm phán cũng trở nên rõ
ràng hơn. Bạn không yêu cầu họ điều gì mà chỉ gợi ra đối thủ cạnh tranh của họ.
Họ sẽ tự điều chỉnh mọi thứ tốt nhất có thể để bạn trở thành khách hàng của họ.

4. Hoãn phán quyết khi cần
Khi hai bên đang thương lượng trên bàn đàm phán, điều đó không có nghĩa là bạn
sẽ sẵn sàng nói “Có” hoặc “Không” cho một thỏa thuận. Trong thực tế, bạn có thể
cần thêm thời gian để cân nhắc về một số điều khoản chưa rõ ràng, hoặc cần sự
thông qua của cấp trên. Vì vậy, không có gì là khiếm nhã khi bạn nói: "Tôi sẽ suy
nghĩ về điều đó và thông báo lại cho bạn.

Nếu bạn vội vàng ra phán quyết mà không chắc chắn, bạn sẽ mất nhiều thời gian
hơn để giải quyết những vấn đề sau đó. Nếu bạn đang bị áp lực để đưa ra quyết
định trong một khoảng thời gian ngắn, hãy thương lượng để kéo dài thêm thời gian
để tham vấn những người khác. Vì vậy khi có bất cứ do dự nào, đừng ngại trì hoãn
phán quyết của mình.

5. Im lặng là vàng
Đàm phán không phải là bạn phải nói liên tục, người đàm phán giỏi không phải là
người nói lấn át người khác. Hãy biết im lặng trong vài phút đúng lúc nhất là ở hai
thời điểm quan trọng: ngay sau những yêu cầu của bạn và ngay sau khi câu trả lời
đối tác của bạn.


Điều đó có nghĩa là bạn phải cung cấp các yêu cầu, các điều khoản của bạn một
cách rõ ràng để phía đối tác hiểu được ý kiến của bạn và cân nhắc xem họ có thể
đáp ứng nó hay không. Dừng một chút sau câu trả lời của đối tác, để họ có thêm
thời gian để nghĩ và bổ sung câu trả lời. Đừng vội ngắt lời họ, hoặc phản ứng ngay
lập tức trước câu trả lời của họ, cho dù bạn có không đồng tình đi chăng nữa.

6. Tạo mối quan hệ thân thiết
Mục tiêu của cuộc đàm phán thành công là bạn phải tạo được mối quan hệ thân
thiết, cùng hướng đến mục đích chung: hai bên cùng có lợi chứ không phải đối
đầu. Tránh sử dụng những thuật ngữ như: “hai bên” (gây cảm giác xa cách) mà
dùng “chúng ta” để nêu cao tinh thần sẵn sàng hợp tác, thúc đẩy mối quan hệ thân
thiết.
Hãy mở đầu buổi đàm phán với một nụ cười tự tin: "Cảm ơn Anh/ Chị đã đến tham
dự buổi đàm phán hôm nay, tôi tin rằng chúng ta sẽ có thể đi đến một thỏa thuận
đáp ứng cả hai nhu cầu của chúng ta."

×