Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Những giá trị tích cực và những ảnh hưởng tiêu cực của phương ngữ xã hội nhìn từ hiện tượng tiếng lóng trong thời gian gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.17 KB, 18 trang )

Bảng phân công công việc
Nguyễn Thanh Tú

Mở đầu, kết luận, bản cứng, bản mềm

Nguyễn Hồng Cơng Sơn

Chương 1

Vũ Thị Thanh

Chương 2 – 2.1

Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm

Chương 2 – 2.2

Vũ Lâm Tùng

Chương 3,4

1


Mục lục
Phần mở đầu. .................................................................................................3
Chương 1: Một số khái niệm lý luận và những điều cần biết về
tiếng lóng. .......................................................................................................6
Chương 2: Giá trị tích cực của phương ngữ xã hội nhìn từ hiện
tượng tiếng lóng ............................................................................................9
Chương 3: Ảnh hưởng tiêu cực của phương ngữ xã hội nhìn từ


hiện tượng tiếng lóng ....................................................................................12
Chương 4: Các biện pháp khắc phục nhược điểm của việc sử
dụng tiếng lóng...............................................................................................14
Phần kết luận ................................................................................................16

2


Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Ngơn ngữ là một yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình phát triển của lồi người.
Ngơn ngữ giúp con người liên kết với nhau hơn, giúp con người biểu đạt những cảm xúc,
ý kiến và mong muốn của mình. Khơng những thế, ngơn ngữ chính là một trong các yếu
tố tạo nên văn hóa, bản sắc riêng của một quốc gia, được lưu truyền từ đời này sang đời
khác. Vì là một phần của văn hóa đất nước, ngơn ngữ cũng phần nào giúp phân biệt các
dân tộc trên thế giới.
Mặc dù vậy, theo sự chuyển biến của thời gian và sự phát triển của xã hội lồi người,
ngơn ngữ cũng biến đổi để phù hợp với nhu cầu giao tiếp của con người. Trong cuộc
sống hiện đại ngày nay, liên kết các quốc gia và hiện tượng tồn cầu hóa được đề cao, các
ngôn ngữ bị ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Một trong những hệ quả của sự biến đổi
ngơn ngữ chính là phương ngữ xã hội. Trong các phân loại của phương ngữ xã hội, tiếng
lóng được sử dụng phổ biến nhất trong giới trẻ hiện nay. Bất kì sự biến đổi nào cũng có
hai mặt tích cực và tiêu cực, Ở một nền văn hóa giàu đẹp và mang tính truyền thống lâu
đời như Việt Nam, tiếng lóng trở thành một vấn đề gây tranh cãi khi nó được sử dụng
rộng rãi trong cuộc sống hiện đại. Liệu sử dụng tiếng lóng có làm mất đi những giá trị
ban đầu của văn hóa nói chung và ngơn ngữ nói riêng? Sự biến đổi về ngơn ngữ này ảnh
hưởng như thế nào đến cách giao tiếp của con người?
Hiểu được những thắc mắc liên quan đến phương ngữ xã hội nói chung, hay tiếng
lóng nói riêng, nhóm em quyết định thực hiện bài nghiên cứu: “Những giá trị tích cực và
những ảnh hưởng tiêu cực của phương ngữ xã hội nhìn từ hiện tượng tiếng lóng trong

thời gian gần đây”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Giá trị tích cực và giá trị tiêu cực của phương ngữ xã hội.

-

Phạm vi nghiên cứu: Phương ngữ xã hội trong tiếng Việt nhìn từ hiện tượng tiếng lóng
được sử dụng hiện nay.

3


3. Mục đích nghiên cứu
-

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm giúp mọi người có thêm nhận thức về những mặt tốt
và xấu của việc sử dụng phương ngữ xã hội, cụ thể hơn là tiếng lóng trong đời sống giao
tiếp, xã hội của con người hiện nay. Từ đó, bài nghiên cứu đề xuất các giải pháp để cải
thiện các tác hại trong việc sử dụng tiếng lóng.

4. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp phân tích và tổng hợp.

5. Đóng góp của đề tài
-


Ý nghĩa lí luận: bổ sung thêm cơ sở lí luận và thực tiễn trong nghiên cứu vấn đề về ngôn
ngữ, phương ngữ xã hội hoặc tiếng lóng.

-

Ý nghĩa thực tiễn: nêu ra các điểm tích cực và tiêu cực của việc sử dụng tiếng lóng hiện
nay.

6. Lịch sử vấn đề
-

Tác giả Trần Minh Trí – Đại học Mở Hồ Chí Minh có bài nghiên cứu năm 2014 về vấn
đề phương ngữ xã hội tạo ra lỗi trong việc sử dụng tiếng Việt. Bài nghiên cứu đã nêu
được khái niệm của phương ngữ xã hội và hệ quả của nó: các lỗi trong việc sử dụng tiếng
Việt. Từ bài nghiên cứu này ta có thể kế thừa các thông tin về nguyên nhân, hệ quả tiêu
cực của việc sử dụng phương ngữ xã hội và một số đề xuất biện pháp khắc phục. Mặt
khác, bài nghiên cứu chưa nêu lên được mặt tích cực của phương ngữ xã hội.

-

Tác giả Bùi Thị Hương – Đại học sư phạm Hồ Chí Minh có bài luận văn năm 2012
nghiên cứu tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến. Bài luận văn đã chỉ ra các cơ sở lí
thuyết liên quan tới tiếng lóng và phân tích tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến. Ta có
thể kế thừa các cơ sở lí luận liên quan đến tiếng lóng. Mặt khác, bài viết tập trung vào
hình thức ngơn ngữ tiếng lóng, chưa đưa ra nhận xét về các hệ quả của việc sử dụng tiếng
lóng

4



7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu được triển khai
trong 4 chương:
Chương 1: Một số khái niệm lý luận và những điều cần biết về tiếng lóng
Ở chương này, chúng em nêu ra khái niệm của phương ngữ xã hội và tiếng lóng; các
đặc điểm và nguồn gốc của tiếng lóng. Ở phần nguồn gốc, chúng em chêm xen các ví dụ
và phân tích chúng để thấy rõ được nét đặc trưng của tiếng lóng.
Chương 2: Giá trị tích cực của phương ngữ xã hội nhìn từ hiện tượng tiếng lóng
Trong chương này, chúng em nêu ra những giá trị tích cực của tiếng lóng nhìn từ hai
góc độ là giao tiếp và văn học.
Chương 3: Ảnh hưởng tiêu cực của phương ngữ xã hội nhìn từ hiện tượng tiếng
lóng
Ngược lại với chương 2, chương này chỉ ra các ảnh hưởng xấu của tiếng lóng qua hai
góc độ trong giao tiếp và trên các phương tiện truyền thông.
Chương 4: Các biện pháp khắc phục nhược điểm của việc sử dụng tiếng lóng
Tiếp nối chương 3, chương 4 đề xuất ra các biện pháp nhằm khắc phục những ảnh
hưởng chưa tốt trong việc sử dụng tiếng lóng.

5


Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM LÝ LUẬN
VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ
TIẾNG LÓNG
1.1 Một số khái niệm lý luận
1.1.1 Khái niệm phương ngữ xã hội
Phương ngữ xã hội (Sociolect) là ngơn ngữ của một nhóm người nhất định trong xã hội.
Phương ngữ xã hội khác biệt về mặt từ vựng.
1.1.2 Khái niệm tiếng lóng
Tiếng lóng là một dạng của phương thức xã hội. Tiếng lóng khơng chính thức, thường được

dùng trong văn nói giao tiếp thường ngày.

1.2 Những điều cần biết về tiếng lóng
1.2.1 Đặc điểm của tiếng lóng
Tiếng lóng có ba đặc điểm nổi bật sau:
- Tiếng lóng thường được quy định và sử dụng bởi một nhóm người nhất định nên chúng có tính
hội nhóm, cộng đồng, địa phương.
- Chúng dễ bị thay thế và mang tính trào lưu.
- Tiếng lóng khơng mang nghĩa trực tiếp mà thường mang nghĩa tượng trưng, nghĩa bóng.

6


1.2.2 Nguồn gốc của tiếng lóng
Cùng với sự phát triển của ngơn ngữ, tiếng lóng mới cũng xuất hiện theo thời gian. Tuy nhiên,
do tính chất chỉ sử dụng bởi một lượng cá nhân giới hạn nên khi một từ được phổ biến thì sẽ
nhanh chóng bị loại bỏ hoặc thay thế bằng một từ lóng khác
1.2.2.1 Nguồn gốc thuần Việt
Theo wikipedia, về mặt nguồn gốc, cơ sở hình thành của lớp từ thuần Việt là các từ gốc Nam Á
và Tày Thái. Từ thuần việt có từ rất lâu đời mà người bản ngữ có thể hiểu được ý nghĩa của
chúng mà không gặp bất kỳ cản trở nào. Trong khi đó, tính chất của tiếng lóng được xem như
một biệt ngữ xã hội. Tức là không phải ai cũng có thể hiểu được. Như vậy để tạo ra nét khu biệt,
tiếng lóng phải mang nét nghĩa khác so với nghĩa tồn dân. Ví dụ, Sở Khanh là nhân vật trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du có tính cách hay đi gạ gãm, lừa gạt phụ nữ. Ngày nay từ sở khanh
cũng là từ dùng để tả những người có đặc điểm tương tự. Hay gần gũi hơn, trong cuộc sống hiện
đại ngày nay, giới trẻ dùng các từ lóng như “bưởi”, “bánh bèo”, “bão”,… Từ “bưởi” nghĩa gốc
chỉ một loại quả, nhưng giới trẻ còn dùng để chỉ vòng 1 của người phụ nữ. Từ “bánh bèo” nghĩa
gốc chỉ một loại bánh đặc sản của xứ Huế, nhưng nghĩa từ lóng của nó lại để chỉ một cơ nàng
ln yểu điệu và nhàm chán. Từ “bão” chỉ một hiện tượng thiên tai của tự nhiên thì nay lại được
giới trẻ sử dụng để chỉ những cuộc ăn mừng lớn bằng việc đua xe.

1.2.2.2 Nguồn gốc vay mượn
Nguyên nhân chính của sự hình thay nguồn gốc vay mượn từ lóng này đó chính là hiện tượng
tồn cầu hóa đang là vấn đề thời sự không chỉ riêng của quốc gia nào. Tồn cầu hóa tác động đến
mọi mặt của đời sống. Ngôn ngữ cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
Cụ thể hơn, những từ lóng gốc Ấn – Âu có nguồn gốc từ tiếng Pháp và tiếng Anh chiếm 1 tỉ lệ
tương đối lớn khoảng 12%, lớp từ lóng gốc Hán là 4,6. Sở dĩ tiếng Anh trên các văn bản báo chí
trở thành lớp từ vay mượn chiếm tỉ lệ lớn là vì hiện nay tiếng Anh được sử dụng phổ biến như
một ngơn ngữ quốc tế trên tồn thế giới, việc dạy học và sử dụng tiếng Anh cũng đang rất phổ
biến ở Việt Nam.

7


Từ lóng vay mượn cũng rất đa dạng và phổ biến khơng kém so với từ lóng thuần Việt. Đối với
từ lóng gốc Ấn – Âu, ta có một số ví dụ sau:
-

“Gato” trong tiếng Pháp được viết là “Gâteau”, nghĩa gốc chỉ chiếc bánh sinh nhật.
Nhưng khi được sử dụng với ý nghĩa của một từ lóng, “Gato” thực chất là từ viết tắt của
“ghen ăn tức ở”, mang ý nghĩa ghen tị đến bực bội với ai đó.

-

Trong cụm từ “Chạy sô”, chữ “sô” trong tiếng Anh là “show”, nghĩa gốc chỉ một buổi
trình diễn. Nếu từ “sơ” đứng một mình thì sẽ khơng thể mang nghĩa của từ lóng. Nhưng
khi ghép thành cụm “chạy sơ”, nó lại mang nghĩa làm nhiều việc cùng một lúc.

Đối với từ lóng gốc Hán, ta có một số từ Hán Việt sau:
-


Từ “Phi công” nghĩa gốc chỉ người lái, điều khiển máy bay hoặc thiết bị bay bằng lực đẩy
động cơ. Nhưng khi là từ lóng, nó lại mang nghĩa khác hoàn toàn: chỉ những bạn nam
giới yêu nữ giới lớn tuổi hơn mình.

-

“Bí kíp võ lâm” nghĩa gốc chỉ các màn võ thuật gia truyền. Nhưng theo nghĩa của từ lóng
“Bí kíp võ lâm” lại chỉ những kinh nghiệm, mẹo vặt.

8


Chương 2: GIÁ TRỊ TÍCH CỰC CỦA
PHƯƠNG NGỮ XÃ HỘI NHÌN TỪ HIỆN
TƯỢNG TIẾNG LĨNG
2.1 Giá trị tích cực của tiếng lóng trong giao tiếp

Việc sử dụng tiếng lóng thể hiện cá tính của một bộ phận người trong xã hội, đặc biệt là
giới trẻ, Giao tiếp sử dụng tiếng long mang những nét đặc trưng, giúp phân biệt ngôn ngữ của
giới trẻ với các bộ phận khác. Tiếng lóng ngày càng được sử dụng phổ biến, nếu không
mang ý nghĩa tục tịu hay vượt xa các “ khuôn phép đạo đức thơng thường thì nó cũng giống
như các ngơn ngư bình thường khác.
Việc thường xun sử dụng tiếng lóng khiến cho cuộc giao tiếp trở nên sinh động, hấp dẫn
và tạo sự thân mật trong giao tiếp nếu nó được đặt đúng hồn cảnh, là tên gọi có hình ảnh của
sự vật, hiện tượng hay cách nói tránh, nói thân mật…. ví dụ học sinh, viên thường nói “ hôm
nay tớ bị ăn ngỗng”(2 điểm), “ trúng, tủ”(đúng cái biết làm), “lệch tủ”( đúng cái khơng biết
làm),….
Có một số ý kiến cho rằng tiếng long bổ sung vào ngôn ngữ tồn dân: trong hội nghị Giữ
gìn sự trong sáng của tiếng việt về mặt từ ngữ tổ chức ở Hà Nội vào tháng 10 năm 1979, tác
giả Trịnh Liễn đề nghị chấp nhận những tiếng lóng tốt, tích cực và bổ sung chúng vào ngơn

ngữ của tồn dân.
Như vậy nhìn ở một vài góc độ, việc sử dụng tiếng lóng khơng phải là xấu mà ngược lại
giúp cho vốn từ trở nên phong phú khi mà ta biết dùng đúng cách, đúng mục đích.

2.2 Giá trị tích cực của tiếng lóng trong văn học
Phương ngữ xã hợi, cụ thể hơn là tiếng lóng, không chỉ xuất hiện trong giao tiếp thời hiện
đại mà còn hiện hữu trong những tác phẩm văn học. Tiếng lóng đã xuất hiện từ khoảng thế kỉ
XVII-XIX trong một số tác phẩm kinh điển như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Ngày cuối
cùng của một tử tù và Những người khốn khổ của Victor Hugo, Bỉ vỏ của Nguyên
Hồng,....Cụ thể, trong Truyện Kiều, tác giả Nguyễn Du có viết:

9


Này này sự đã quả nhiên,
Thôi đà cướp sống chồng min đi rồi.
Bảo rằng: đi dạo lấy người,
Đem về rước khách kiếm lời mà ăn.
Tuồng vô nghĩa ở bất nhân,
Buồn mình trước đã tần mần thử chơi.
Màu hồ đã mất đi rồi,
Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma !
Con kia đã bán cho ta,
Nhập gia phải cứ phép nhà tao đây.
Lão kia có giở bài bây,
Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe !
Cớ sao chịu tốt một bề,
Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao !
Tác giả đã sử dụng những từ tiếng lóng như: “ đi dạo”, “ rước khách”, “ buồn mình”, “
màu hồ, “ bài bậy”, “ chịu tốt”, “ ngứa nghề”, “ chơi”, “ văng”. Những từ tiếng lóng đã khiến

những câu thơ phản ảnh lên sự độc miệng phát ra từ Tú Bà lúc mụ “ nổi tam bành”. Những
câu nói chua ngoa của mụ càng được bộc lộ rõ nét hơn khi sử dụng tiếng lóng. Từ đó, người
đọc có thể hình dung rõ ràng hơn về thế giới buôn phấn bán son ở Việt Nam thế kỉ XIX. Như
vậy, đại thi hào Nguyễn Du đã sử dụng tiếng lóng như một biện pháp tu từ, làm tăng tính
nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Cho đến thời nay, những nhà văn lớn cũng sử dụng
tiếng lóng như một phương tiện truyền tải nội dung một cách chân thực, gần gũi, sinh động
hơn. Một nhà văn nổi tiếng hiện nay với rất nhiều tác phẩm hay, phù hợp với giới trẻ hiện đại
và một số tác phẩm đã được chọn để chuyển thành phim. Đó là nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
với những tác phẩm kinh điển như: Mắt biếc, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Cô gái đến từ
hôm qua,... Trong đó, hai tác phẩm “ Bảy bước tới mùa hè” và “ Chúc một ngày tốt lành”
xuất hiện với tuần suất cao những từ tiếng lóng. Cụ thể, ở “ Bảy bước tới mùa hè” có 206
lượt sử dụng tiếng lóng và đa số là những từ nêu lên tính cách của nhân vật chiếm số lượng
lớn như “ bịa”, “ siêu”, “ đỉnh”, “ khoái”, “bậy”, “ bét”, “ đực”, “ ranh”, “ xạo”, vọt”. Đối với
“ Chúc một ngày tốt lành”, từ lóng xuất hiện đến 153 lượt. Như vậy, đối với một ngôn ngữ
mà nhiều nhà văn cho rằng: “ Tiếng lóng là một thứ tiếng ước lệ có tính chất bí mật, một lối
10


nói kín của bọn nhà nghề dùng để che giấu những ý nghĩ, việc làm của mình cho người khác
khỏi biết” ( Lưu Vân Lăng ) thì Nguyễn Nhật Ánh lại sử dụng nó như một cách để tạo ra sự
phong phú tinh tế, ấn tượng. Tiếng lóng trong văn của Nguyễn Nhật Ánh lại mang đầy màu
sắc, tính sáng tạo và hài hước.
Như vậy, trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, tiếng lóng được dùng làm một phương tiện
tu từ học để khắc họa tính cách và miêu tả hoàn cảnh, bối cảnh của nhân vật, làm gia tăng giá
trị biểu đạt của tác phẩm.

11


Chương 3: ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC

CỦA PHƯƠNG NGỮ XÃ HỘI NHÌN TỪ
HIỆN TƯỢNG TIẾNG LĨNG
3.1 Sự tiêu cực của tiếng lóng trong giao tiếp hàng ngày
Mặt trái trong sự phổ biến của tiếng lóng chính là xu hướng lệch chuẩn của văn hóa ngơn ngữ
trong giao tiếp hàng ngày. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngơn ngữ trong giao tiếp của giới trẻ
biểu hiện dưới các dạng sau:
- Giới trẻ lạm dụng quá nhiều tiếng lóng, từ địa phương cũng như vay mượn từ nước ngoài.
- Những hiện tượng biến đổi ngôn ngữ Tiếng Việt xuất hiện như: gọi đơn vị tiền tệ bằng “k”, chê
người khác là “cùi bắp”, hoặc nhại âm, cắt âm…có biểu hiện lệch chuẩn.
- Ngơn ngữ “Chat” có nhiều kiểu viết tối nghĩa, hoặc biến âm, hoặc biến nghĩa cẩu thả theo kiểu
tiếng lóng.
Từ những biểu hiện kể trên, xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngơn ngữ trong giao tiếp mà hiện
tượng tiếng lóng gây nên để lại những hậu quả khôn lường. Khi lạm dụng tiếng lóng, giới trẻ
khiến cho tiếng Việt có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngơn ngữ. Ngơn ngữ dân
tộc bị méo mó, mất giá trị văn hóa của tiếng Việt, mất bản sắc văn hóa ngơn ngữ nước nhà. Từ
đó, mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt và gây ảnh hưởng nguy hại đối với văn hóa ứng xử của
con người.
Thêm vào đó, mục đích giao tiếp có thể khơng đạt hiệu quả. Đối tượng lắng nghe có thể
khơng hiểu được ý nghĩa của từ lóng, hoặc cảm thấy khơng được tơn trọng trong cuộc nói
chuyện. Do đó, có thể nảy sinh các hiểu lầm, xung đột khơng đáng có giữa người nói và người
nghe.
3.2 Sự tiêu cực của tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông
Truyền thông đại chúng được hiểu là những phương thức chuyển tải thơng điệp đến những
nhóm đơng người. Có nhiều phương tiện truyền thơng đại chúng khác nhau, phổ biến nhất là
phát thanh, truyền hình, báo chí và internet. Trong thời đại bùng nổ thông tin, truyền thơng đại
chúng có có vai trị rất quan trọng đối với đời sống xã hội.
12


Truyền hình vẫn và đang là loại phương tiện thơng tin đại chúng có tính phủ rộng nhất trong

xã hội. Truyền hình ảnh hưởng lớn nhất đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức
của thế hệ trẻ. Các kênh truyền hình đơi khi góp phần phát tán các trường hợp lệch chuẩn trong
giao tiếp ngôn ngữ. Mục đích là tạo ra sự khác lạ để thu hút người xem. Việc tiếp cận các văn
hóa phẩm lệch lạc dễ dàng khiến cho giới trẻ mất kiểm sốt bản thân. Từ đó, họ có những hành
vi lệch chuẩn sau một thời gian tiếp cận nó.
Một số tờ báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngơn ngữ ở giới trẻ qua những
bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm gây sốc để câu khách, gây ấn tượng đối với độc giả
bằng những tiêu đề viết bằng tiếng lóng. Đặc biệt là hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi của các
kênh truyền hình vơ tình biến một hình tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ
quan tâm và bắt chước.
Mặt khác, các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát có khả năng gây sock ở bất kỳ
một người có học vấn nào. Các nhà quảng cáo bán hàng cũng lợi dụng tiếng lóng, tiếng bồi, tiếng
ghép để thu hút người tiêu dùng.
Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo mạng xã hội và các thông tin quảng
cáo. Người tham gia không cần biết người đối thoại là ai. Họ sẵn sàng văng lời tục tĩu, thơ thiển
để thóa mạ, dìm “hàng” người khác.
Sự bùng nổ của cơng nghệ thơng tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngơn ngữ có cơ hội
phát triển (Internet, điện thoại…). Bởi giao tiếp gián tiếp nên người nói rất mạnh miệng, khơng
hề nể sợ, tôn trọng hay giữ phép lịch sự đúng mức nên ngơn ngữ có phần q đáng. Ngồi ra,
chúng ta cần phải tạo một thói quen cho bản thân, cho con em chúng ta một thói quen thường
xuyên đọc sách và trau dồi vốn từ. 

13


Chương 4: CÁC BIỆN PHÁP KHẮC
PHỤC NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC SỬ
DỤNG TIẾNG LÓNG
4.1 Bộ Giáo dục tổ chức những kỳ thi tiếng Việt
GS.TS. Nguyễn Văn Khang, 2013, nhận định: “Đối với tiếng Việt, cần có quy định để tăng

vai trị của mơn Tiếng Việt trong nhà trường vì thực tế hiện nay cho thấy, môn Tiếng Việt chỉ
được coi trọng ở giai đoạn đầu của bậc phổ thông, càng về sau (giai đoạn trung học phổ thơng)
mơn tiếng Việt ít được chú ý mà sự chú ý tập trung về văn học”. Hãy nhìn ra thế giới về các mơn
thi tốt nghiệp PTTH. Ở Mĩ, môn Tiếng Anh là một trong những mơn thi tốt nghiệp PTTH trong
đó gồm các môn Writing (môn Viết), môn Reading (môn đọc) và môn Grammar (mơn ngữ
pháp). Ở Trung Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn
và Giáo dục: 27 (2013): 27-35 33 Quốc, bên cạnh các môn khoa học tự nhiên, xã hội cơ bản,
Tiếng Trung là một trong những môn thi đánh giá đầu ra của HS PTTH. Ở Việt Nam, môn Văn Tiếng Việt là một trong những mơn thi chính cuối cấp nhưng thực chất nội dung kiểm tra của nó
chủ yếu là hướng đến kiến thức về văn học chứ không phải là kiểm tra kiến thức, kĩ năng tiếng
Việt (mặc dù các em đã học môn Tiếng Việt hàng chục năm ở các lớp dưới), chưa kể trong các
bài kiểm tra Văn học ấy đầy dẫy những lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp (ngữ pháp câu và ngữ
pháp liên câu). Do vậy thiết nghĩ, nội dung kiểm tra mơn Văn - Tiếng Việt cuối cấp cần có sự
điều chỉnh về nội dung và cách đánh giá: phần Văn và Tiếng Việt được đặt ở thế đối trọng, thang
điểm đánh giá phần Văn và Tiếng Việt ngang nhau. Đúng vậy, không phải tất cả học sinh sau khi
tốt nghiệp PTTH đều tiếp tục theo đuổi ngành văn ở cấp bậc đại học, hơn nữa đối với những học
sinh theo đuổi ngành văn học thì những kiến thức văn học này sẽ được cung cấp ở mức độ
chuyên sâu khi các em theo chọn ngành này ở bậc đại học; nhưng ngược lại những kiến thức về
Tiếng Việt sẽ là hành trang cho tất cả học sinh ở tất cả các lĩnh vực trong tương lai bởi ngôn ngữ
là phương tiện của tư duy và giao tiếp. Khơng có kĩ năng ngơn ngữ vững chắc thì khó có thể tư
duy rành mạch và diễn đạt lưu loát, chắc chắn. Việc làm này cịn có ý nghĩa rất lớn trong việc
giáo dục ý thức về tiếng mẹ đẻ, cũng như giáo dục ý thức bảo vệ và giữ gìn sự trong sang của từ
vựng của tiếng Việt.
14


4.2 Ý thức từ mỗi cá nhân.
Mỗi cá nhân cần phải có trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng cho tiếng Việt của
mình như cố nhà thơ Lưu Quang Vũ đã từng viết:
“Ơi tiếng Việt suốt đời tơi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn

Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi! Tiếng Việt ân tình…”

Ơng cha ta đã từng nói: “Nét chữ là nết người”. Viết, nói đúng và biết giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt là thể hiện ý thức của công dân đối với thứ tiếng của dân tộc. 
Đồng thời thể hiện lịng tự tơn dân tộc đối với tiếng Việt - một ngơn ngữ có sức sống mãnh
liệt tự ngàn xưa mà thế hệ hơm nay cần giữ gìn và bổ sung những vốn từ trong sáng, làm đẹp
thêm cho tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.
Thực chất, tiếng lóng khơng phải là hiện tượng sai trái. Nó làm giao tiếp trở nên sinh động
và thú vị hơn. Ngôn ngữ cũng thêm giàu đẹp hơn nhờ tiếng lóng. Để tránh những ảnh hưởng tiêu
cực khơng đáng có của việc sử dụng tiếng lóng, ta cần biết lựa chọn sử dụng chúng trong những
hoàn cảnh phù hợp và với đối tượng thích hợp. Ví dụ, chúng ta chỉ nên sử dụng tiếng lóng trong
cuộc trị chuyện vui với những người thân thiết, với bạn bè. Chúng ta không nên sử dụng tiếng
lóng với người lớn tuổi hơn. Họ có thể sẽ không hiểu được và cảm thấy bị thiếu tôn trọng.

15


Phần kết luận
Từ quá trình nghiên cứu về giá trị tích cực và ảnh hưởng tiêu cực của phương ngữ xã hội
nhìn từ hiện tượng tiếng lóng trong thời gian gần đây, chúng em có một số kết luận sau:
Thứ nhất, tiếng lóng là một dạng của phương ngữ xã hội – một dạng biến đổi của ngơn ngữ.
Tiếng lóng được sử dụng phổ biến trong thời gian hiện nay, đặc biệt trong giới trẻ. Tiếng lóng có
đặc trưng riêng và đa dạng nguồn gốc.
Thứ hai, tiếng lóng cũng như bất kì hiện tượng, sự việc nào cũng đều có hai mặt tích cực và
tiêu cực. Tiếng lóng giúp con người biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc của mình một cách sinh động và
phong phú. Tiếng lóng giúp thể hiện cá tính riêng của cộng đồng sử dụng nó, dễ thấy nhất chính
là cộng đồng những người trẻ. Bên cạnh đó, nếu tiếng lóng bị lạm dụng quá nhiều và sử dụng sai
hồn cảnh, nó sẽ gây những tác hại khơn lường. Tiếng lóng có thể làm ảnh hưởng từ sự hiệu quả
của một cuộc giao tiếp giữa người với người cho tới một nền văn hóa ngơn ngữ của một quốc

gia.
Thứ ba, tiếng lóng khơng phải là một hiện tượng xấu. Điều đáng quan tâm ở đây chính là
cách sử dụng tiếng lóng nói riêng, hay phương ngữ xã hội nói chung của mỗi người. Người dùng
cần xem xét đối tượng giao tiếp của mình là ai và cuộc trị chuyện đang diễn ra trong hồn cảnh
như thế nào.

16


Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Nhật Ánh ( 2015), Bảy bước tới mùa hè, NXB Trẻ.
2. Nguyễn Nhật Ánh ( 2014), Chúc ngày mới tốt lành, NXB Trẻ.
3. Nguyễn Du (2008), Truyện Kiều, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Thị Thu Thủy (2013), Ngôn ngữ @ nguyên nhân và biện pháp kiểm sốt, Tạp
chí Khoa học trường đại học Cần Thơ, trường đại học Cần Thơ, Cần Thơ, tr. 27-35.
5. Lưu Quang Vũ (2002), “Tiếng Việt”, Thơ tình, NXB Văn học.

17


Tài liệu tham khảo trên mạng
Trang thông tin điện tử Academia, website: />%BENG_L%C3%93NG_TRONG_TRUY%E1%BB%86N_NGUY%E1%BB%84N_NH
%E1%BA%ACT_%C3%81NH
/>%C3%83_H%E1%BB%98I_V%C3%80_L%E1%BB%96I_TRONG_S%E1%BB%AC_D
%E1%BB%A4NG_TI%E1%BA%BENG_VI%E1%BB%86T_HI%E1%BB%86N_NAY?
fbclid=IwAR2HHuXJtdd7asYPy-0vttKR5EPtaNyUA2DdDs1U0E9U9WMWdeiAg5TMmV4
Trang thư viện trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, website:
:8080/eFileMgr/efile_folder/efile_local_folder/2013/8/2013-08-30/
tvefile.2013-08-30.0005939009.pdf
Trang thơng tin điện từ Wikipedia, website:

/>
18



×