Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tỷ lệ sa sút trí tuệ theo thang điểm mmse ở bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám lão khoa bệnh viện đại học y dược tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.92 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021

Nghiên cứu Y học

TỶ LỆ SA SÚT TRÍ TUỆ THEO THANG ĐIỂM MMSE
Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI PHÒNG KHÁM LÃO KHOA
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH
Trịnh Thị Bích Hà1,2, Thân Hà Ngọc Thể1,2, Phạm Ngọc Thùy Trang2

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sa sút trí tuệ (SSTT) khá thường gặp ở nguời cao tuổi. Có khá nhiều nghiên cứu về SSTT
trong và ngồi nước. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ SSTT và các yếu tố liên quan tại phòng khám
Lão khoa (PKLK), nơi tập trung bệnh nhân cao tuổi.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ SSTT ở bệnh nhân cao tuổi tại PKLK, bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh (BV ĐHYD TPHCM).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả 387 bệnh nhân cao tuổi (≥60 tuổi) đến khám tại
PKLK BV ĐHYD TPHCM từ 01/09/2019 đến tháng 31/05/2020.
Kết quả: Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 70,58 ± 6,94 tuổi. Tỷ lệ SSTT theo thang điểm MMSE là
22,2%. Trong đó 73,3% là giai đoạn SSTT nhẹ, 25,6% là giai đoạn trung bình và 1,2% là giai đoạn SSTT nặng.
Kết luận: Tỷ lệ SSTT ở bệnh nhân cao tuổi đến khám tại PKLK BV ĐHYD TPHCM theo thang điểm
MMSE khá cao (22,2%). Do đó cần tiến hành tầm soát SSTT ở người bệnh cao tuổi đến khám bệnh tại
PKLK BV ĐHYD TPHCM, góp phần phát hiện sớm bệnh lý này ở người bệnh cao tuổi để có chiến lược can
thiệp hiệu quả, cải thiện chất lượng sống, cũng như giảm hậu quả nặng nề của bệnh SSTT cho người cao
tuổi, gia đình và xã hội.
Từ khóa: sa sút trí tuệ, người cao tuổi

ABSTRACT
THE PREVALENCE OF DEMENTIA BASED ON MMSE IN ELDERLY PATIENTS
AT THE GERIATRIC CLINIC OF UNIVERSITY MEDICAL CENTER HCMC
Trinh Thi Bich Ha, Than Ha Ngoc The, Pham Ngoc Thuy Trang
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 212 – 217


Background: Dementia is quite common in the elderly. There are quite a lot of researches on dementia in
Vietnam and other country. However, there are not many studies on the prevalence of dementia and related
factors at the geriatric clinic, where elderly patients are examined.
Objective: To identify the prevalence of dementia based on MMSE in elderly at the Geriatric Clinic,
University Medical Center HCMC.
Methods: 387 elderly patients (≥ 60 years) were admitted to the Geriatric Clinic, University Medical Center
HCMC during September 2019 to May 2020. The study design is a descriptive cross-sectional study.
Results: The mean age of the study is 70.58 ± 6.94 years. The prevalence of dementia was 22.2%, with
73.3% being mild dementia, 25.6% moderate and 1.2% severe. Of which 73.3% was mild dementia, 25.6% was
middle dementia and 1.2% was severe dementia.
Conclusions: The prevalence of dementia at the Geriatric Clinic, University Medical Center HCMC was
Bộ môn Lão, ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Khoa Lão – CSGN, Bệnh viện ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Trịnh Thị Bích Hà
ĐT: 0909280930
1
2

212

Email:

Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021

22.2%. Therefore, it is necessary to screen for dementia in elderly patients at the Geriatric Clinic, University

Medical Center HCMC, contributing to early detection of dementia in elderly patients to have an effective
intervention strategy, improve quality living standards, as well as reducing the serious consequences of dementia
for the elderly, family and society.
Keywords: dementia, elderly

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay người cao tuổi (NCT) trên thế
giới càng tăng cao và Việt Nam cũng khơng
nằm ngồi xu hướng phát triển chung đó(1).
Chúng ta đang phải đối mặt với sự gia tăng
các bệnh mạn tính - một nhóm bệnh đặc trưng
của tuổi già, điển hình là tình trạng sa sút trí
tuệ (SSTT), với tỷ lệ mắc SSTT tăng gấp đơi
mỗi 5 năm sau 60 tuổi(2).
SSTT là hội chứng rất thường gặp ở NCT, là
một trong những nguyên nhân gây tàn phế, tăng
tần suất nhập viện và ảnh hưởng rất nhiều đến
chất lượng sống ở NCT. Số người mắc SSTT
ngày càng tăng, dự báo đến năm 2030, con số
này tăng lên 75,63 triệu người, đến năm 2050 con
số này sẽ tăng gấp ba lần khoảng 135,5 triệu,
trong đó 71% là ở các nước có thu nhập thấp và
trung bình. Có rất nhiều nghiên cứu về tình
trạng SSTT tại Việt Nam và trên thế giới, tuy
nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ SSTT
và các yếu tố liên quan tại phòng khám Lão khoa
(PKLK), nơi tập trung bệnh nhân cao tuổi. Do đó
chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu này nhằm xác
định tỷ lệ SSTT và các yếu tố liên quan theo
thang điểm MMSE ở bệnh nhân cao tuổi tại

PKLK, bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh (BV ĐHYD TPHCM).

ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Bệnh nhân (BN) cao tuổi (≥60 tuổi) đến khám
tại PKLK BV ĐHYD TPHCM trong thời gian từ
01/9/2019 đến tháng 31/5/2020.

Tiêu chuẩn chọn bệnh
BN biết nói, đọc và viết tiếng Việt, đồng ý
tham gia nghiên cứu, tự nguyện tham gia và hợp
tác trong quá trình khám lâm sàng và làm trắc
nghiệm đánh giá trạng thái tâm thần thu nhỏ
(MMSE).

Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa

Tiêu chuẩn loại trừ
BN không đủ năng lực trả lời câu hỏi nghiên
cứu (bệnh tâm thần nặng, tâm thần phân liệt,
sảng, trầm cảm nặng gây ảnh hưởng đến tình
trạng nhận thức, mất vận ngôn, yếu tay thuận,
khiếm khuyết thị giác hoặc thính giác) và khơng
đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phƣơng pháp nghiên cứu:

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện.
Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập dựa trên bảng thu thập
đã soạn sẵn. Nghiên cứu viên phỏng vấn mặt
đối mặt.
Các biến số chính
Các thơng tin nhân trắc học, hồn cảnh xã
hội và bệnh lý liên quan được thu thập trong
buổi phỏng vấn, dựa vào bộ câu hỏi thu thập dữ
liệu đã được soạn sẵn
Tình trạng suy yếu: biến danh định, gồm 9
giá trị theo thang điểm suy yếu lâm sàng của
Canada(3).
Loại 1: rất khỏe, đây là người khỏe mạnh,
năng động, nhiều năng lượng và thích hoạt
động. Những người này tập thể dục thường
xuyên. Họ là những người khỏe mạnh nhất
trong lứa tuổi của họ.
Loại 2: khỏe, người khơng có biểu hiện
bệnh nhưng ít khỏe hơn so với độ 1. Họ tập
thể dục nhưng khơng thường xun, ví dụ
như theo mùa.
Loại 3: khá khỏe, người có bệnh nhưng bệnh
được kiểm sốt tốt. Khơng hoạt động thường
xun ngồi việc đi bộ thơng thường.

213


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021


Nghiên cứu Y học

Loại 4: dễ mắc bệnh, triệu chứng bệnh làm
giới hạn hoạt động nhưng họ không phụ thuộc
người khác trong các hoạt động sống hàng ngày.
Thường than phiền là “chậm chạp dần” và/ hoặc
cảm giác mệt cả ngày.

Y đức
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng
Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y
Dược TP. HCM, số 626/ĐHYD-HĐĐĐ, ngày
12/11/2019.

Loại 5: suy yếu nhẹ, những người này biểu
hiện rõ sự chậm chạp dần và cần trợ giúp trong
các hoạt động sống hàng ngày hữu ích (tài chính,
di chuyển, công việc nhà nặng, thuốc men). Điển
hình là người suy yếu nhẹ giảm dần việc đi mua
sắm, ra ngồi 1 mình, nấu ăn và làm việc nhà.

KẾT QUẢ

Loại 6: suy yếu trung bình, người này cần
giúp đỡ trong việc giữ nhà và tất cả các hoạt
động bên ngồi. Trong nhà, họ đi cầu thang khó
khăn và cần trợ giúp khi tắm, mặc quần áo.
Loại 7: suy yếu nặng, hồn tồn phụ thuộc
trong việc chăm sóc cá nhân vì suy giảm thể chất

hoặc nhận thức nhưng họ có vẻ ổn định và
khơng có nguy cơ cao tử vong trong vòng 6 tháng.
Loại 8: suy yếu rất nặng, hoàn toàn phụ
thuộc và đang vào giai đoạn cuối đời. Họ không
thể phục hồi ngay cả với 1 bệnh nhẹ.
Loại 9: giai đoạn cuối đời, Nhóm này dành
cho những người có kỳ vọng sống < 6 tháng, có
thể khơng có biểu hiện của suy yếu.

Trong thời gian từ 01/09/2019 đến 31/05/2020,
nghiên cứu của chúng tôi đã ghi nhận được 387
bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu.
Bảng 1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (n=387)

Nhóm
tuổi
Giới tính

Thu
nhập
Hơn
nhân
Nhóm
BMI

Suy giảm chức năng hoạt động sinh hoạt
hàng ngày (IADL): là biến nhị giá, đánh giá dựa
vào thang điểm Lawton: có suy giảm IADL khi
điểm <8 (đối với nữ) hoặc <5 (đối với nam)(4).


Hoàn
cảnh
sống

Hạn chế hoạt động sống cơ bản hàng ngày
(ADL): là biến nhị giá, đánh giá dựa vào thang
điểm Katz: có suy giảm ADL khi điểm <6(5).

Trình độ
học vấn

Suy giảm nhận thức: Là biến nhị giá, có suy
giảm nhận thức khi người bệnh có điểm MMSE
từ 25-26, không suy giảm IADL.
SSTT: Biến nhị giá, có SSTT khi có MMSE <25
và có suy giảm IADL.

Phân tích thống kê
Các dữ liệu được nhập bằng phần mềm
Epidata 3.1 và xử lý bằng phần mềm Stata 14.0.
Các biến định lượng được thể hiện dạng trung
bình ± độ lệch chuẩn, tần suất được trình bày
dưới dạng tỷ lệ %.

214

Nơi
sống

Đặc điểm

Tuổi
<70 tuổi
70 – 79 tuổi
≥ 80 tuổi
Nam
Nữ
Con cái nuôi
Hưu/trợ cấp
Tự kiếm tiền
Tiết kiệm
Vợ/chồng
Góa/ Độc thân
Ly dị
Gầy
Bình thường
Thừa cân/ Béo phì
Sống cùng gia đình
Sống một mình
Với người khác
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Đại học
Sau đại học
Thành thị
Nông thôn

Tần số
Tỷ lệ %
70,58 ± 6,94 (60 – 94)

182
47,0
160
41,4
45
11,6
132
34,1
255
65,9
255
65,9
25
6,4
68
17,6
39
10,1
253
65,9
130
33,6
4
1,0
39
10,1
256
66,1
92
23,8

366
94,6
18
4,6
3
0,8
240
62,0
80
20,7
53
13,7
11
2,8
3
0,8
114
29,5
273
70,5

Đặc điểm nhân trắc học, hoàn cảnh xã hội
của mẫu nghiên cứu được trình bày trong Bảng
1. Đối tượng tham gia nghiên cứu có tuổi trung
bình là 71 tuổi (60-94 tuổi), nữ chiếm tỷ lệ nhiều
hơn nam. Phần lớn là sống từ nguồn thu nhập
do con cái nuôi (65,9%), đa phần là có tình trạng
dinh dưỡng bình thường (66,1%). Hơn 94% sống
cùng gia đình Đối tượng tham gia nghiên cứu
chủ yếu có học vấn thấp, tỷ lệ học vấn cấp 1

chiếm nhiều nhất (62%), kế đến là học vấn cấp 2

Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021

Nghiên cứu Y học
(20,7%). Chỉ có khoảng 3,6% là có trình độ học
vấn từ đại học trở lên. Tỷ lệ đối tượng sống ở
nông thôn chiếm cao hơn so với thành thị.
Bảng 2: Đặc điểm về đánh giá suy yếu, lão khoa
(n=387)
Đặc điểm

Tình trạng suy yếu

Té ngã
Suy giảm ADL

Loại 1
Loại 2
Loại 3
Loại 4
Loại 5
Loại 6
Loại 7
Loại 8
Loại 9


Khơng

Khơng

Tần số
39
77
153
78
35
4
1
0
0
61
326
40
347

Tỷ lệ %
10,1
19,9
39,5
20,2
9,0
1,0
0,3
0
0
15,8

84,2
10,3
89,7

Đặc điểm về đánh giá suy yếu, lão khoa của
mẫu nghiên cứu được trình bày trong Bảng 2.
Hầu hết người cao tuổi đều thuộc nhóm mức độ
suy yếu theo CSHA từ loại 4 trở xuống, trong đó
loại 3 chiếm tỷ lệ cao nhất (39,5%). Có 15,8%
người cao tuổi từng bị té ngã trong vòng 12
tháng gần đây. Có khoảng 10,3% bị suy giảm ít
nhất 1 hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
Bảng 3: Đặc điểm bệnh lý học của mẫu nghiên cứu
(n=387)
Đặc điểm
Tăng huyết áp
Rối loạn lipid máu
Đái tháo đường
Bệnh tim thiếu máu cục bộ
Bệnh thận mạn
Bệnh đồng
mắc
Đột quỵ
Suy tim
Parkinson
Rung nhĩ
Tiền sử chấn thương đầu

Đa bệnh
Khơng


Đa thuốc
Khơng

Tần số Tỷ lệ %
273
70,5
207
53,5
127
32,8
74
19,1
43
11,1
22
5,7
6
1,6
4
1,0
4
1,0
2
0,5
331
85,5
56
14,5
298

77,0
89
23,0

Đặc điểm về bệnh lý học của mẫu nghiên
cứu được trình bày trong Bảng 3. Trong các bệnh
đồng mắc thường gặp ở người cao tuổi thì tăng
huyết áp là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng

Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa

70,5%), kế đến là rối loạn lipid máu (53,5%) và
đái tháo đường (chiếm 32,8%). Có 85,5% người
cao tuổi tham gia nghiên cứu mắc đa bệnh; 77%
người cao tuổi đang sử dụng nhiều loại thuốc
(đa thuốc).
Bảng 4: Tỷ lệ SSTT và MCI ở người bệnh cao tuổi
(n=387)
Đặc điểm

Tần số
SSTT (n=387)

86
Khơng
301
Mức độ SSTT (n=86)
Nhẹ
63
Trung bình

22
Nặng
1
Suy giảm nhận thức (MCI)
98

Tỷ lệ %
22,2
77,8
73,3
25,6
1,2
25,3

Tỷ lệ SSTT của mẫu nghiên cứu được trình
bày trong Bảng 4. Có 86 người bị sa sút trí tuệ
(chiếm tỷ lệ 22,2%). Trong 86 người bị SSTT thì
chỉ có 1 đối tượng tham gia nghiên cứu ở mức
độ nặng, có khoảng 25,6% người bệnh người cao
tuổi đang ở mức độ trung bình và 73,3% đang ở
mức độ nhẹ. Ngồi ra nghiên cứu cịn cho thấy
có đến 98 người bị suy giảm nhận thức nhẹ
(chiếm tỷ lệ 25,3%).

BÀN LUẬN
Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 387
bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn. Chúng tôi ghi nhận
được độ tuổi trung bình là 70,58 ± 6,94 tuổi và
nhóm tuổi từ 60-69 chiếm 47,0%, nhóm tuổi từ

70-79 chiếm 41,4%, nhóm tuổi từ 80 chiếm 11,6%.
Kết quả này tương đồng với quy luật tháp tuổi
trong dân số nói chung, nghĩa là càng cao tuổi
thì số lượng càng ít dần.
Tỷ lệ nữ nhiều hơn nam có thể giải thích do
quy luật chung thì dân số nữ cao hơn nam, tuổi
thọ trung bình của nữ cao hơn nam và theo tâm
lý, nữ giới thường quan tâm sức khỏe nhiều hơn
và có xu hướng muốn đi khám bệnh, kiểm tra
sức khỏe thường xuyên hơn nam giới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng tham
gia nghiên cứu chủ yếu có học vấn thấp, tỷ lệ
học vấn cấp 1 chiếm đa số đến 62%. Điều này có

215


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021
thể giải thích do dân số nghiên cứu là NCT với
năm sinh từ 1960 trở về trước, là thời điểm đất
nước chiến tranh, điều kiện tiếp xúc giáo dục bị
hạn chế.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn
sống ở nông thôn với tỷ lệ trên 70%. Điều này
cũng khá tương đồng với phân bố dân cư tại
Việt Nam, theo thống kê thì số người cao tuổi
sống ở nông thôn chiếm đến 70%. Điều này cũng
khá phù hợp với đặc điểm của BV ĐHYD
TPHCM: là BV tuyến cuối, có nhiều khoa phịng
phát triển mạnh ở phía Nam nên khá thu hút

người bệnh trong cả nước thường đến khám và
điều trị.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 15,8% người
cao tuổi từng bị té ngã trong vòng 12 tháng và
hầu hết người cao tuổi tham gia nghiên cứu đều
thuộc nhóm mức độ suy yếu theo CSHA từ loại
1 đến loại 4, trong đó loại 3 chiếm tỷ lệ cao nhất
(39,5%). Điều này cho thấy cần quan tâm hơn
đến vấn đề té ngã và suy yếu ở người cao tuổi.
Về vấn đề bệnh đồng mắc ở người bệnh cao
tuổi đến khám tại PKLK thường gặp nhất là
nhóm nguyên nhân tim mạch như tăng huyết áp
(hơn 70%), rối loạn lipid máu (hơn 50%), đái
tháo đường (33%). Theo số liệu thống kê tầm
soát sa sút trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy
tỷ lệ người tăng huyết áp là 51,7%; tỷ lệ đái tháo
đường là 12,8% gần tương đương với mẫu
nghiên cứu của chúng tơi(6). Điểm đáng chú ý là
có đến 85,5% người bệnh mắc đa bệnh và 77%
sử dụng đa thuốc, điều này cũng phù hợp với
mơ hình bệnh tật chung của người cao tuổi.
Tỷ lệ SSTT theo thang điểm MMSE
Kết quả nghiên cứu tỷ lệ SSTT cho thấy tỷ lệ
mắc SSTT ở người bệnh cao tuổi đến khám tại
PKLK BV ĐHYD là 22,2%. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi thấp hơn khi so sánh với nghiên
cứu của tác giả Trần Cơng Thắng tỷ lệ SSTT là
51,94%(7). Điều này có thể giải thích do đối tượng
nghiên cứu của tác giả là nhóm người bệnh mắc
đái tháo đường, và phải nhập viện vì kiểm sốt

đường huyết khơng tốt, đây là một yếu tố nguy
cơ của SSTT.

216

Nghiên cứu Y học
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim
Thoa cho thấy tỷ lệ SSTT là 41,7%, nghiên cứu
này khảo sát trên đối tượng người bệnh có tiền
căn đột quỵ, tính ra tỷ lệ SSTT này là SSTT
mạch máu và đối tượng nghiên cứu bao gồm
cả người bệnh trẻ tuổi(8). Nếu tính cho người
bệnh từ 60 tuổi trở lên, tỷ lệ SSTT trong nghiên
cứu của tác giả là 50,7%. Điều này cho thấy,
sau đột quỵ, tỷ lệ SSTT rất cao, đặc biệt là ở
NCT, đột quỵ là yếu tố nguy cơ của SSTT, làm
tăng nguy cơ mắc SSTT.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn
nghiên cứu của tác giả Thân Hà Ngọc Thể tiến
hành tại các khoa Lão trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh là 24,2%. Giải thích cho sự khác
nhau này do địa điểm nghiên cứu. Tác giả tiến
hành nghiên cứu tại khoa Lão của ba bệnh viện
(bệnh viện đại học Y Dược, bệnh viện Gia Định
và bệnh viện Nguyễn Trãi). Có lẽ đối tượng
người bệnh điều trị nội trú có nhiều bệnh nền và
tình trạng dự trữ chức năng kém hơn đối tượng
người bệnh ngoại trú(9).
Tỷ lệ mắc SSTT của nghiên cứu chúng tôi cao
hơn các nghiên cứu cộng đồng. Nghiên cứu của

Vũ Anh Nhị năm 2011, trên đối tượng dân số từ
60 tuổi trở lên tại các quận huyện TP Hồ Chí
Minh, cho thấy tỷ lệ SSTT là 4,8%(6).
So với nghiên cứu của tác giả của tác giả
Zekry tại khoa Lão bệnh viện Hoger, Áo, trên
đối tượng người bệnh từ 75 tuổi trở lên, tỷ lệ
SSTT là 43,3%, cao hơn tỷ lệ của chúng tôi(10).
Điều này cho thấy càng cao tuổi, tỷ lệ SSTT
càng tăng.
Timmons S thực hiện nghiên cứu ở Ireland
năm 2015 (5 bệnh viện công và 1 bệnh viện tư),
trên 598 người bệnh từ 70 tuổi. Kết quả cho thấy
tỷ lệ sa sút trí tuệ chung là 24,9%, và tỷ lệ này
khác nhau ở các địa điểm khác nhau: bệnh viện
công 28,9% (nông thôn cao hơn thành phố 37,1%
với 26,9%), ở bệnh viện tư thấp 7,9%, ở trại
dưỡng lão cao 77,1%. Tỷ lệ sa sút trí tuệ cũng
khác nhau ở các khoa, khoa nội cao hơn ngoại
(26,2 so với 11,0%), các khoa có tỷ lệ cao: chấn
thương chỉnh hình (26,9%), khoa cấp cứu (28,6),

Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa


Nghiên cứu Y học
khoa Lão (51,1%). Tỷ lệ SSTT ở bệnh viện công
của tác giả (28,9%) cao hơn nghiên cứu chúng tôi
do nghiên cứu được thực hiện trên nhiều khoa, ở
người cao tuổi hơn, tác giả không loại trừ sảng
và trầm cảm, tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-IV,

thang đánh giá nhận thức MMSE và IQCODE(11).
Tác giả Travers C lại cho kết quả tỷ lệ sa sút
trí tuệ thấp hơn (20,7%) so với chúng tôi, mặc dù
đối tượng nghiên cứu này từ 70 tuổi. Travers C
nghiên cứu trên 493 BN ở 2 khoa nội, 1 khoa
ngoại tổng quát và 1 khoa chấn thương chỉnh tại
bệnh viện ở Queensland (Úc). Sự khác biệt do
địa điểm nghiên cứu, cách đánh giá nhận thức
và tiêu chuẩn chẩn đốn của các tác giả(12).
Nói chung tỷ lệ SSTT tại phòng khám Lão
khoa BV ĐHYD TPHCM cao hơn tỷ lệ tại cộng
đồng nhưng có xu hướng thấp hơn tỷ lệ tại các
khoa nội trú.

KẾT LUẬN
Tỷ lệ SSTT ở bệnh nhân cao tuổi đến khám
tại PKLK BV ĐHYD TPHCM theo thang điểm
MMSE khá cao (22,2%). Trong đó 73,3% là giai
đoạn SSTT nhẹ, 25,6% là giai đoạn trung bình và
1,2% là giai đoạn SSTT nặng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Thế Huệ (2008). Chất lượng dân số cao tuổi ở nước ta
hiện nay. Nghiên cứu - Trao đổi, 19:163.

Chuyên Đề Nội Khoa – Lão Khoa

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021

2.

Prince M, Bryce R, Albanese E, et al. (2013). The global
prevalence of dementia: A systematic review and meta-analysis.
Alzheimer's Dementia, 9(1):63-75.
3. Rockwood K, Song X, MacKnight C, et al (2005). A global
clinical measure of fitness and frailty in elderly people. CMAJ,
173(5):489-495.
4. Lawton MP, Brody EM (1969). Assessment of older people: selfmaintaining and instrumental activities of daily living.
Gerontologist, 9(3):179-86.
5. Katz S, Ford AB, Moskowitz RW, et al (1963). Studies of illness
in the aged. The index of ADL: a standardized measure of
biological and psychosoial function. JAMA, 185:914-919.
6. Vũ Anh Nhị, Trần Công Thắng, Nguyễn Kinh Quốc (2014).
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học sa sút trí tuệ tại thành phố Hồ
Chí Minh. Khoa học và Cơng nghệ, 3:20-21.
7. Trần Công Thắng, Tống Mai Trang (2011). Khảo sát thay đổi trí
nhớ và suy giảm nhận thức trên bệnh nhân đái tháo đường. Y
học Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2):81-83.
8. Nguyễn Thị Kim Thoa, Trần Công Thắng (2014). Nghiên cứu
đăc điểm về tỉ lệ lâm sàng của suy giảm nhận thức và sa sút trí
tuệ sau đột quỵ. Tạp chí y học, 18(3): 56-59.
9. Thân Hà Ngọc Thể, Nguyễn Trần Tố Trân, Nguyễn Văn Trí
(2016). Tần suất sa sút trí tuệ và kiến thức người chăm sóc tại các
khoa Lão. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 20(1):105-109.
10. Zekry D, Herrmann FR, Grandjean R, et al (2008). Demented
versus non-demented very old inpatients: the same
comorbidities but poorer functional and nutritional status. Age
Ageing, 37(1):83-89.
11. Timmons S, Manning E, Barrett A, et al (2015). Dementia in

older people admitted to hospital: a regional multi-hospital
observational study of prevalence, associations and case
recognition. Age and Aging, 39(1):83-89.
12. Travers C, Byrne G, Pachana N, et al (2013). Prospective
observational study of dementia and delirium in the acute
hospital setting. Internal Medicine Journal, 43(3):262–269.

Ngày nhận bài báo:

13/11/2020

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

01/02/2021

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2021

217



×