Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Luận án tiến sĩ mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế so sánh đối chiếu tiếng anh với tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 187 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Hƣơng Giang

MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN HỢP ĐỒNG KINH TẾ:
SO SÁNH ĐỐI CHIẾU TIẾNG ANH VỚI TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số

: 62 22 01 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP

Hà Nội - 2016

z


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học “Mạch lạc trong
văn bản hợp đồng kinh tế: So sánh đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt” là
cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong
luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc cơng bố bởi bất kì tác giả nào hay
trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận án



Nguyễn Hƣơng Giang

z


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy –
GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp – đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và viết luận án.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Ngôn ngữ học,
trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và các thầy cô giáo trong
ngành Ngôn ngữ học đã ln tận tình truyền đạt kiến thức cho em, đồng thời
tạo điều kiện và đồng hành cùng em trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu để em có thể hồn thành tốt luận án của mình.
Em vơ cùng biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các anh chị phụ
trách chƣơng trình Đào tạo Sau đại học của khoa Ngôn ngữ học và trƣờng Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ln động
viên, góp ý, ủng hộ và chỉ dẫn nhiệt tình để em có thể tự tin cơng bố luận án
của mình.
Cuối cùng, em kính chúc các thầy cơ, những ngƣời thân u trong gia
đình em, các anh chị, bạn bè, và đồng nghiệp luôn mạnh khỏe và thành công
trong cuộc sống.
Trân trọng cảm ơn!

z


MỤC LỤC

MỤC LỤC ......................................................................................................... 1
Danh mục các bảng ........................................................................................... 5
Danh mục các hình vẽ ....................................................................................... 6
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 7
2. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu............................................. 9
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 9
2.2. Phạm vi và mục đích nghiên cứu ......................................................... 9
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 10
5. Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu ......................................................... 11
6. Ý nghĩa và đóng góp ................................................................................ 12
7. Cấu trúc của luận án ................................................................................. 13
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
LUẬN .............................................................................................................. 15
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 15
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về mạch lạc trong văn bản .......................... 15
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về văn bản hợp đồng kinh tế ......................... 22
1.2. Cơ sở lí luận .......................................................................................... 23
1.2.1 Cơ sở lí luận về mạch lạc ................................................................ 23
1.2.2. Cơ sở lí luận về hợp đồng kinh tế ................................................... 35

1

z


1.3. Tiểu kết ................................................................................................. 42
Chƣơng 2. BIỂU HIỆN CỦA MẠCH LẠC QUA CÁC PHÉP LIÊN KẾT
TRONG VĂN BẢN HỢP ĐỒNG KINH TẾ: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU TIẾNG

ANH VỚI TIẾNG VIỆT ................................................................................. 43
2.1. Các phép liên kết trong văn bản............................................................ 44
2.1.1 Phép lặp ........................................................................................... 44
2.1.2. Phép nối .......................................................................................... 47
2.1.3. Phép quy chiếu ................................................................................ 51
2.1.4. Phép thế .......................................................................................... 53
2.1.5. Phép tỉnh lược ................................................................................. 55
2.1.6. Phép liên tưởng ............................................................................... 57
2.2. Các phép liên kết tạo mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng
Anh và tiếng Việt ......................................................................................... 60
2.2.1. Các phép liên kết tạo mạch lạc trong hợp đồng kinh tế tiếng Anh. 60
2.2.2. Các phép liên kết tạo mạch lạc trong hợp đồng kinh tế tiếng Việt 72
2.2.3. Nhận xét .......................................................................................... 77
2.3. Tiểu kết ................................................................................................. 82
Chƣơng 3. BIỂU HIỆN CỦA MẠCH LẠC QUA CÁC MỐI QUAN HỆ
TRONG VĂN BẢN HỢP ĐỒNG KINH TẾ: SO SÁNH ĐỐI CHIẾU TIẾNG
ANH VỚI TIẾNG VIỆT ................................................................................. 84
3.1. Các mối quan hệ tạo mạch lạc cho văn bản .......................................... 85
3.1.1 Quan hệ giữa các từ ngữ trong một câu .......................................... 86
3.1.2 Quan hệ về chủ đề giữa các câu ...................................................... 87

2

z


3.1.3 Quan hệ thời gian ............................................................................ 88
3.1.4 Quan hệ lập luận.............................................................................. 90
3.1.5. Quan hệ nhân quả ........................................................................... 91
3.1.6 Quan hệ điều kiện ............................................................................ 93

3.1.7 Quan hệ ngoại chiếu ........................................................................ 94
3.2. Mạch lạc biểu hiện qua các mối quan hệ trong văn bản hợp đồng kinh
tế: So sánh đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt ............................................ 95
3.2.1 Mạch lạc biểu hiện qua các mối quan hệ trong văn bản hợp đồng
kinh tế tiếng Anh ....................................................................................... 95
3.2.2 Mạch lạc biểu hiện qua các mối quan hệ trong văn bản hợp đồng
kinh tế tiếng Việt ..................................................................................... 107
3.2.3. Nhận xét ........................................................................................ 113
3.3. Tiểu kết ............................................................................................... 117
Chƣơng 4. ỨNG DỤNG VÀO SOẠN THẢO VÀ BIÊN DỊCH HỢP ĐỒNG
KINH TẾ ANH – VIỆT .................................................................................. 120
4.1. Sử dụng các phép liên kết hợp lí ......................................................... 120
4.1.1. Yêu cầu về việc dùng phép quy chiếu ........................................... 120
4.1.2. Lưu ý về phép thế trong dịch thuật ............................................... 122
4.1.3. Ưu điểm của lặp từ vựng và lặp ngữ pháp ................................... 124
4.1.4. Mạch lạc theo kiểu suy luận quy kết trong soạn thảo hợp đồng .. 127
4.2. Tạo mạch lạc qua các mối quan hệ ..................................................... 128
4.2.1. Tạo mạch lạc qua mối quan hệ giữa các từ ngữ trong câu .......... 128
4.2.2. Tạo mạch lạc qua quan hệ thời gian ............................................ 135

3

z


4.2.3. Tạo mạch lạc qua quan hệ điều kiện giữa các câu ...................... 138
4.2.4. Lưu ý về quan hệ ngoại chiếu ....................................................... 141
4.3. Một số yêu cầu khác về mạch lạc đối với việc soạn thảo và biên dịch
hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt .................................................. 142
4.3.1. Sử dụng từ ngữ chính xác, đơn nghĩa, và cụ thể .......................... 142

4.3.2. Sử dụng hợp lí câu dài bất thường ............................................... 144
4.3.3. Dùng dấu câu hợp lí ..................................................................... 146
4.4. Tiểu kết ............................................................................................... 148
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 152
1. Về lí luận ................................................................................................ 152
2. Về thực tiễn ............................................................................................ 154
3. Những vấn đề do luận án đặt ra cần nghiên cứu tiếp............................. 155
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................... 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 157
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................ i
PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................... v

4

z


Danh mục các bảng
Bảng 2.1.

Bảng khảo sát tỉ lệ xuất hiện của các kiểu nối trong văn bản
hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt…………………..

Bảng 4.1.

80

Cấu trúc ngữ pháp câu điều kiện loại 1 trong tiếng Anh…… 140


5

z


Danh mục các hình vẽ
Hình 2.1.

Hệ thống phép nối…………………………………………... 48

Hình 4.1.

Complex Prepositional Phrase in English (Giới ngữ phức
trong tiếng Anh)…………………………………………….. 135

6

z


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chọn đề tài nghiên cứu mạch lạc trong hợp đồng kinh tế, chúng tôi
nhắm tới một trong những vấn đề thời sự của lí thuyết phân tích diễn ngơn
hiện nay, áp dụng vào một loại văn bản quan trọng của đời sống. Cơ sở cho
sự lựa chọn của chúng tôi là nhƣ sau:
Thứ nhất, mạch lạc là một yêu cầu không thể thiếu đối với tất cả các thể
loại diễn ngơn. Trong văn nói cũng nhƣ văn viết, nếu nội dung giao tiếp
không đƣợc trình bày mạch lạc thì hiệu quả giao tiếp sẽ khơng cao, thậm chí
có thể gây ra hiểu sai, hiểu lầm. Tuy nhiên, mạch lạc không phải là một vấn

đề dễ nắm bắt. Do tính mơ hồ và phức tạp của mạch lạc trong diễn ngơn nên
chƣa thực sự có nhiều cơng trình nghiên cứu sâu và tồn diện về vấn đề này.
Thứ hai, hợp đồng kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định
sự phát triển và thành cơng của các doanh nghiệp vì nó khơng chỉ là những
thỏa thuận về nghĩa vụ thực hiện giữa các bên mà cịn là một văn bản có giá
trị pháp lý cao. Chính vì vậy, một hợp đồng kinh tế khơng đƣợc soạn thảo
chính xác, rõ ràng, mang tính mạch lạc sẽ dẫn đến rất nhiều rủi ro về mặt kinh
tế và rắc rối về mặt pháp lý. Tuy nhiên, làm thế nào để có đƣợc một hợp đồng
kinh tế rõ ràng, chính xác và mạch lạc lại là điều mà rất nhiều doanh nghiệp,
giáo viên và học viên băn khoăn. Họ thƣờng thấy khó khi soạn một hợp đồng
kinh tế bằng tiếng Anh hay dịch một hợp đồng kinh tế từ tiếng Anh sang tiếng
Việt cho chuẩn và ngƣợc lại. Nguyên nhân này có thể do họ chƣa hiểu rõ
những điểm giống và khác nhau về cấu trúc và ngôn ngữ trong văn bản hợp
đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt, điều này càng trầm trọng trong tình hình
các tiêu chuẩn quốc tế về hợp đồng kinh tế vẫn còn là một lĩnh vực khá mới ở
Việt nam. Đã có quan điểm cho rằng hợp đồng kinh tế tiếng Việt là sự kế
7

z


thừa, sự sao chép hoặc chuyển dịch từ các hợp đồng kinh tế tiếng Anh. Tuy
nhiên, quan điểm này hoàn tồn khơng đúng vì ở Việt Nam hợp đồng kinh tế
là loại hợp đồng đƣợc điều chỉnh bởi Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế Việt Nam,
đƣợc ban hành từ năm 1989, hình thức và nội dung của hợp đồng theo quy
định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nƣớc ngày 25/9/1989
để bảo đảm không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội, còn hợp đồng kinh tế
quốc tế tiếng Anh đƣợc áp dụng từ năm 1994 theo PICC (Principles of
International Commercial Contracts) - Nguyên tắc Hợp đồng Thƣơng mại
Quốc tế. Chính vì vậy mà đến nay, nhƣ đã nói ở trên, tuy đã có một vài

nghiên cứu đề cập đến vấn đề này nhƣng chƣa có một nghiên cứu nào so sánh
và đối chiếu mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và văn bản
hợp đồng kinh tế tiếng Việt một cách chuyên sâu và toàn diện.
Thứ ba, mặc dù các hợp đồng kinh tế đƣợc coi là văn bản ngôn ngữ có
sức ảnh hƣởng và chi phối lớn đến các hoạt động kinh doanh, có ảnh hƣởng
đến hậu quả kinh tế và trách nhiệm pháp lý giữa các bên tham gia ký kết hợp
đồng nhƣng vẫn có rất nhiều vụ án kinh tế xảy ra do vi phạm hợp đồng kinh
tế mà chủ yếu là các hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hợp đồng xuất nhập
khẩu giữa các đối tác thuộc các nƣớc nói ngơn ngữ khác nhau. Ngun nhân
của những vi phạm này phần lớn là do các bên không thực hiện đúng các thỏa
thuận ghi trong hợp đồng. Và một phần những sai phạm này có nguyên nhân
thuộc về hình thức và nội dung đƣợc thể hiện trong văn bản hợp đồng. Trong
những trƣờng hợp nhƣ vậy, ngôn từ và cấu trúc ngữ pháp cũng nhƣ những
quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận lớn hơn câu đƣợc sử dụng trong văn bản
hợp đồng kinh tế không chuẩn xác, không đủ tƣờng minh và mạch lạc để
ngƣời tiếp thu văn bản có thể hiểu đúng và thực hiện đúng; hoặc có trƣờng
hợp bản dịch hợp đồng khơng đúng với nội dung của hợp đồng cũng dẫn đến
những vi phạm hợp đồng đáng tiếc. Để tránh những sai sót trong soạn thảo và
8

z


biên dịch thể loại văn bản này cũng nhƣ nâng cao hiệu quả công việc kinh
doanh cho các cá nhân và các tổ chức kinh tế tại Việt Nam, chúng tơi thấy
rằng cần phải có những nghiên cứu khoa học để đƣa ra những giải pháp hợp
lý cho vấn đề này.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi muốn thực hiện một nghiên cứu để
tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất giúp các doanh nghiệp, ngƣời soạn thảo và
ngƣời dịch thuật vƣợt qua những khó khăn cơ bản để thành công khi soạn

thảo hay biên dịch một hợp đồng kinh tế quốc tế. Đây chính là động lực thúc
giục chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh
tế: so sánh đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt” với hy vọng kết quả nghiên
cứu sẽ góp phần giải đáp những vƣớng mắc cả về mặt lí luận và mặt thực tiễn
của vấn đề, nâng cao hiệu quả soạn thảo và biên dịch các văn bản hợp đồng
kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt.
2. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là mạch lạc và những phƣơng thức
biểu hiện mạch lạc trong các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng
Việt. Luận án so sánh đối chiếu để tìm ra những điểm tƣơng đồng và khác
biệt về mạch lạc giữa hai văn bản này, đồng thời chỉ ra những phƣơng thức
tạo mạch lạc hiệu quả cho việc soạn thảo và biên dịch các văn bản hợp đồng
kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt.
2.2. Phạm vi và mục đích nghiên cứu
Với đối tƣợng nghiên cứu là mạch lạc và những phƣơng thức biểu hiện
của mạch lạc trong các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt,
chúng tôi tập trung nghiên cứu các phƣơng diện diễn ngơn (gồm hình thức và

9

z


nội dung) của hai loại văn bản này dựa trên các nguồn tƣ liệu trích dẫn là
nguyên bản các hợp đồng thƣơng mại tiếng Anh và tiếng Việt.
Luận án tập trung vào miêu tả các đặc điểm diễn ngôn của thể loại văn
bản hợp đồng kinh tế thông qua các đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa
và các phƣơng thức tạo mạch lạc. Đồng thời, luận án cũng sẽ so sánh đối
chiếu những đặc điểm này trong văn bản hợp đồng tiếng Anh và tiếng Việt để

làm cơ sở cho phần ứng dụng vào soạn thảo và dịch thuật các văn bản hợp
đồng kinh tế Anh – Việt.
Mục đích chính của luận án là làm rõ các phƣơng tiện biểu hiện mạch
lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và văn bản hợp đồng kinh tế
tiếng Việt, qua đó tìm ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt về mạch lạc
giữa hai loại văn bản này để đƣa ra những lƣu ý cần thiết nhằm nâng cao hiệu
quả của công việc soạn thảo và biên dịch hợp đồng kinh tế.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án nêu ra những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Mạch lạc đƣợc biểu hiện qua các phƣơng tiện ngôn ngữ nào?
- Những tƣơng đồng và khác biệt về mạch lạc trong các văn bản hợp
đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt là gì?
- Phải lƣu ý những gì về mạch lạc khi ứng dụng vào soạn thảo và biên
dịch các hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt?
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên, luận án tập trung vào những
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Xác lập cơ sở lí thuyết ngơn ngữ học để nghiên cứu mạch lạc.

10

z


- Áp dụng thuyết lý phân tích diễn ngơn để phân tích văn bản hợp đồng
kinh tế tiếng Anh và văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Việt nhằm xác định đƣợc
những điểm giống nhau và khác nhau về diễn ngơn của hai loại văn bản này.
- Phân tích cụ thể các phép liên kết và các kiểu quan hệ tạo mạch lạc
xuất hiện trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và văn bản hợp đồng kinh
tế tiếng Việt.

- Dựa trên kết quả phân tích, chúng tơi so sánh đối chiếu những biểu
hiện của mạch lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và văn bản hợp
đồng kinh tế tiếng Việt để đề xuất các gợi ý cụ thể cho việc soạn thảo và biên
dịch hai loại văn bản này.
5. Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, dựa trên kết quả
phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống hóa cơ sở lí thuyết của
đề tài, luận án sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp phân tích diễn ngơn để nghiên cứu việc sử dụng ngôn
ngữ ở cấp độ trên câu, cụ thể ở nghiên cứu này là các văn bản hợp đồng kinh
tế tiếng Anh và tiếng Việt.
- Phƣơng pháp miêu tả để phân tích những biểu hiện của mạch lạc
trong các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt.
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu để tìm ra những đặc điểm tƣơng đồng
và khác biệt về mạch lạc trong hai văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và
tiếng Việt.
Kết quả thu thập từ công việc nghiên cứu tài liệu, thống kê số liệu, so
sánh đối chiếu sẽ đƣợc xử lý theo hai dạng: định tính và định lƣợng.

11

z


Tƣ liệu của luận án đƣợc lấy từ 50 hợp đồng kinh tế tiếng Anh và 50
hợp đồng kinh tế tiếng Việt trong các giao dịch thƣơng mại về hàng hóa và
dịch vụ của các cá nhân và doanh nghiệp tại Mỹ và tại Việt Nam trong vòng
20 năm trở lại đây. Ngồi ra, luận án cịn sử dụng một số ví dụ trong giáo
trình “biên dịch hợp đồng hợp đồng kinh tế Anh - Việt” của trƣờng Đại học
Ngoại thƣơng.

6. Ý nghĩa và đóng góp
Luận án tập trung nghiên cứu tất cả những biểu hiện của mạch lạc trong
văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Việt
theo đƣờng hƣớng của phân tích diễn ngơn. Cụ thể, luận án áp dụng phƣơng
pháp so sánh đối chiếu của ngơn ngữ học để tìm ra những tƣơng đồng và khác
biệt về mạch lạc ở hai loại văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt.
Về phƣơng diện lí luận, luận án góp phần làm sâu sắc lí thuyết mạch
lạc dựa vào kết quả phân tích và tổng hợp các ngữ liệu thuộc văn bản hợp
đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt, khẳng định tầm quan trọng của mạch
lạc trong tạo lập văn bản và phân tích diễn ngơn.
Về phƣơng diện thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án này sẽ đƣợc
sử dụng làm tài liệu hƣớng dẫn và tham khảo cho việc biên soạn và dịch thuật
các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt. Luận án là nguồn tài
liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu chuyên sâu về các thể loại văn
bản hợp đồng.
Cái mới của luận án là phân tích và tổng hợp những biểu hiện của mạch
lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và văn bản hợp đồng kinh tế
tiếng Việt theo đƣờng hƣớng phân tích diễn ngơn. Từ đó, so sánh đối chiếu
các biểu hiện mạch lạc trong hai thể loại văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh
và tiếng Việt để chỉ ra các yếu tố tƣơng đồng và khác biệt ở các phƣơng thức
12

z


thể hiện mạch lạc trong các văn bản hợp đồng kinh tế này. Kết quả so sánh
đối chiếu đƣợc tác giả của luận án hệ thống rõ ràng theo từng phƣơng thức
biểu hiện của mạch lạc nhằm khắc phục những sai sót trong soạn thảo và dịch
thuật các văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt. Đây cũng là đóng
góp của luận án xét từ góc độ kinh tế, bởi lẽ hợp đồng kinh tế là yếu tố tiên

quyết kết quả kinh doanh của các tổ chức kinh tế.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, gồm có bốn
chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu, chúng tôi đánh giá những
nghiên cứu trong nƣớc và ngồi nƣớc có liên quan đến đề tài luận án, đó là:
các nghiên cứu về mạch lạc và văn bản hợp đồng kinh tế xét từ góc độ ngơn
ngữ học.
Phần cơ sở lí luận sẽ tập trung vào lí thuyết chính của luận án, bao
gồm: mạch lạc, vai trị của mạch lạc đối với văn bản, các yếu tố tạo mạch lạc
trong văn bản, khái niệm về hợp đồng kinh tế và các đặc trƣng của hợp đồng
kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt. Thơng qua việc tóm tắt các cơng trình nghiên
cứu về mạch lạc trong văn bản trên thế giới và trong nƣớc, đồng thời tham
khảo một số ứng dụng của lý thuyết phân tích diễn ngơn vào nghiên cứu mạch
lạc trong văn bản, chúng tôi đề xuất cách áp dụng lí thuyết phân tích diễn
ngơn vào trong nghiên cứu các biểu hiện của mạch lạc trong văn bản hợp
đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt.
Chương 2: Biểu hiện của mạch lạc qua các phép liên kết trong văn bản
hợp đồng kinh tế: So sánh đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt

13

z


Chƣơng này trình bày các biểu hiện của mạch lạc trong hợp đồng kinh
tế tiếng Anh và tiếng Việt qua sáu phép liên kết, gồm: phép lặp, phép quy
chiếu, phép nối, phép thế, phép tỉnh lƣợc, phép liên tƣởng.
Từ những phân tích và tổng hợp về các biểu hiện của mạch lạc trong

hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt qua các phép liên kết, chúng tôi sẽ
so sánh đối chiểu để chỉ ra những tƣơng đồng và dị biệt về mạch lạc qua các
phép liên kết trong hai loại văn bản này.
Chương 3: Biểu hiện của mạch lạc qua các kiểu quan hệ trong văn bản
hợp đồng kinh tế: So sánh đối chiếu tiếng Anh với tiếng Việt
Ở chƣơng này, chúng tôi tiếp tục khảo sát những biểu hiện của mạch
lạc qua các mối quan hệ trong các hợp đồng kinh tế. Cụ thể là mạch lạc biểu
hiện trong các mối quan hệ sau: quan hệ giữa các từ ngữ trong một câu, quan
hệ về chủ đề giữa các câu, quan hệ thời gian, quan hệ nhân quả, quan hệ lập
luận, quan hệ điều kiện, quan hệ ngoại chiếu.
Dựa vào kết quả khảo sát các trƣờng hợp cụ thể nêu trên, chúng tôi
cũng so sánh đối chiếu để tìm ra những tƣơng đồng và dị biệt về biểu hiện của
mạch lạc qua các mối quan hệ trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và
văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Việt.
Chương 4: Ứng dụng vào soạn thảo và biên dịch hợp đồng kinh tế Anh
– Việt
Từ kết quả nghiên cứu mạch lạc trong hợp đồng kinh tế - so sánh đối
chiếu tiếng Anh với tiếng Việt ở chƣơng 2 và chƣơng 3. Chƣơng này đƣa ra
những lƣu ý về việc sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ tạo mạch lạc cho các
văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt, cụ thể là: Các phép liên kết
tạo mạch lạc, các mối quan hệ tạo mạch lạc, danh hóa tạo mạch lạc, dùng từ
ngữ và dấu câu hợp lý tạo mạch lạc - ứng dụng vào công việc soạn thảo và
biên dịch các hợp đồng kinh tế Anh – Việt.

14

z


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về mạch lạc trong văn bản
Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ mạch lạc (coherence) xuất hiện trong
giai đoạn thứ hai của việc nghiên cứu văn bản, đó là phân tích diễn ngơn
(discourse analysis). Cùng với sự phát triển của phân tích diễn ngơn, mạch lạc
đƣợc rất nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu.
Ấn phẩm “Liên kết trong tiếng Anh” (Cohesion in English) của M.A.K
Halliday và R. Hassan vào năm 1976 đƣợc coi là nguồn gốc của các nghiên
cứu sâu rộng về mạch lạc trong văn bản sau đó cho dù các tác giả khơng
nghiên cứu về mạch lạc một cách trực tiếp. Trong ấn phẩm này, các tác giả đã
đƣa ra quan niệm về mạch lạc nhƣ sau: “Mạch lạc là tập hợp những quan hệ
có ý nghĩa dùng chung cho mọi văn bản, phân biệt văn bản với phi văn bản”
và “Mạch lạc không nêu văn bản thơng báo gì mà nêu văn bản đƣợc tổ chức
thành chính thể ngữ nghĩa nhƣ thế nào”. Đồng thời các tác giả cũng nhận định
rằng một văn bản mạch lạc phải đáp ứng hai điều kiện: một là văn bản phải
phù hợp với ngữ cảnh trong đó nó đƣợc tạo ra, hai là văn bản phải có sự liên
kết. Tuy nhiên, theo nhận xét của Galperin I.R (1987) thì mặc dù Halliday và
R. Hassan có ý đồ hình thức hóa các phƣơng tiện mạch lạc nhƣng “trong cơng
trình này vẫn có nhiều điều đƣợc đề xuất ở bình diện ngữ pháp chứ khơng
phải bình diện văn bản”. Galpernin khẳng định mạch lạc là phạm trù đặc
trƣng của văn bản và định nghĩa: “Mạch lạc là những hình thức liên kết riêng
biệt, đảm bảo thể liên tục (về thời gian hoặc không gian), sự lệ thuộc lẫn nhau
giữa các thông báo, sự kiện, hành động cụ thể”. Định nghĩa này sau đó đã
đƣợc rất nhiều nhà ngơn ngữ học ủng hộ.
15

z



Trong cuốn “Văn bản và Ngữ cảnh” (Text and Context, 1977: 96),
Teun A.van Dijk định nghĩa: “Mạch lạc là một thuộc tính ngữ nghĩa của diễn
ngơn, dựa trên việc giải thích các câu riêng lẻ trong mối tƣơng quan với các
câu khác trong một văn bản”. Theo A.van Dijk (1977), mỗi diễn ngôn chứa
một cấu trúc ngữ nghĩa tổng thể đƣợc gọi là cấu trúc vĩ mô (macro-structure),
thể hiện ngữ nghĩa của diễn ngôn; và cấu trúc ngữ nghĩa của một diễn ngôn
đƣợc tổ chức phân cấp ở nhiều cấp độ phân tích. Cấu trúc vĩ mơ chung nhất,
đơi khi đƣợc gọi là chủ đề (topic) của một diễn ngôn kéo theo các cấu trúc vĩ
mơ khác, chi phối tồn bộ diễn ngôn. Các cấu trúc vĩ mô quyết định tính
mạch lạc tổng thể của một diễn ngơn và “mạch lạc không chỉ đƣợc tạo bởi trật
tự câu từ mà còn đƣợc tạo bởi ý nghĩa và quy chiếu của nó”. Tuy tác giả đã đi
sâu vào nghiên cứu các biểu hiện của mạch lạc trong văn bản ở mặt ngữ nghĩa
và có liên hệ với ngữ cảnh diễn ngơn nhƣng các vấn đề liên quan đến mạch
lạc ở mặt ngữ dụng chỉ đƣợc đề cập đến ở mức độ hạn chế trong cơng trình
nghiên cứu này.
Đến năm 1993, trong cuốn “Dẫn nhập Phân tích Diễn ngơn”, David
Nunan kết luận: “Văn bản mạch lạc đƣợc phân biệt với các câu ngẫu nhiên
bởi sự có mặt của các phƣơng tiện liên kết tạo thành văn bản” [103, tr.59]; và
lƣu ý rằng ngoài sự hiểu biết về ngữ pháp và từ vựng của văn bản, chúng ta
cần phải biết các câu đƣợc liên kết với nhau nhƣ thế nào. Việc giải thích một
văn bản là mạch lạc hay không phụ thuộc phần lớn vào các phƣơng tiện tạo
văn bản (text-forming devices) nhƣ cách sắp xếp trật tự câu và việc sử dụng
từ ngữ. Ngoài ra, Nunan nhấn mạnh ngữ cảnh (context) là yếu tố quan trọng
trong việc giải thích mạch lạc khi coi diễn ngôn là „giao tiếp trong ngữ cảnh‟
(discourse as „communication in context‟). Mặc dù vậy, D. Nunan lại đƣa ra
một quan niệm khá mơ hồ về mạch lạc khi ông cho rằng: “mạch lạc là cái tầm

16

z



rộng mà ở đó diễn ngơn đƣợc tiếp nhận là “mắc vào nhau” chứ không phải là
một tập hợp câu hoặc phát ngơn khơng có liên quan” [74, tr.165].
Chính vì một số những hạn chế trong các nghiên cứu về mạch lạc nêu
trên mà nghiên cứu về tính mạch lạc trong giải thuyết diễn ngôn của Gillian
Brown và George Yule trình bày trong ấn phẩm “Phân tích diễn ngơn” xuất
bản năm 1983 (Trần Thuần dịch sang tiếng Việt năm 2002), đã đƣợc đông
đảo các nhà ngôn ngữ học trên thế giới lựa chọn làm cơ sở lí luận cho các
nghiên cứu về mạch lạc trong các phân tích diễn ngơn ứng dụng của mình.
Brown & Yule (1983) cho rằng: “giả định về mạch lạc sẽ chỉ đƣa ra một giải
thích nhất định trong đó các yếu tố của thơng điệp đƣợc xem nhƣ là kết nối
với nhau, có hoặc khơng có các kết nối ngơn ngữ cơng khai giữa các yếu tố
ấy” và “điều quan trọng nhất là nỗ lực của ngƣời đọc (hoặc ngƣời nghe) nhằm
lĩnh hội ngụ ý giao tiếp của ngƣời viết hoặc ngƣời nói khi tạo ra một thơng
điệp ngơn ngữ”. Theo các tác giả thì mạch lạc, nguyên lý loại suy, giải thích
cục bộ, các đặc điểm chung của ngữ cảnh, các quy tắc về cấu trúc diễn ngôn,
và các đặc điểm thông thƣờng của tổ chức kết cấu thơng tin là những bình
diện diễn ngơn mà ngƣời đọc có thể dùng khi giải thuyết một diễn ngơn nào
đó. Trên cơ sở này, các tác giả đã phân định ra ba bình diện của quá trình giải
thuyết ngụ ý của ngƣời nói/ ngƣời viết khi tạo ra diễn ngôn, bao gồm: thuật
giải chức năng giao tiếp (tiếp nhận thông điệp nhƣ thế nào), sử dụng kiến thức
văn hóa xã hội nói chung (thực tế về thế giới), và xác định phải thực hiện suy
luận nào. Đây chính là các bình diện cần lƣu ý khi khảo sát mạch lạc theo
đƣờng hƣớng của phân tích diễn ngơn.
Trên thế giới, ngồi những cơng trình nghiên cứu nổi tiếng về mạch lạc
trong văn bản của M.A.K. Halliday và R. Hasan (1976), V. Dijk (1977), H.G.
Widdowson (1978), D. Beaugrande và Dressler (1981), G. Brown và G. Yule
(1983), G.M. Green (1989), và D. Nunan (1993),… mà chúng tôi đề cập đến
17


z


ở trên cịn có rất nhiều các bài báo, bài nghiên cứu khoa học bàn luận đến vấn
đề mạch lạc trong văn bản với nhiều góc nhìn khác nhau.
Chẳng hạn, bài “The classification of coherence relations and their
linguistic markers: An exploration of two languages” (Phân loại các quan hệ
mạch lạc và các dấu hiệu ngôn ngữ của chúng: Khảo sát hai ngôn ngữ) của
Alistair Knott và Ted Sanders khảo sát các mối quan hệ tạo mạch lạc trong
văn bản viết dựa trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Hà Lan. Các tác giả đã đƣa ra
hai phƣơng pháp độc lập khi nghiên cứu các quan hệ mạch lạc là: dựa vào
nhận thức của ngƣời đọc và ngƣời viết theo đƣờng hƣớng của ngôn ngữ học
tâm lý, và dựa vào việc nhận diện các mối quan hệ trong ngôn ngữ. Cái mới
của bài báo là dựa trên mơ hình cấu trúc tâm lý đƣợc sử dụng bởi ngƣời đọc
và ngƣời viết để chỉ ra các mối quan hệ mạch lạc có thể đƣợc xác định nhƣ
thế nào, từ đó so sánh một tập hợp các cụm từ tiếng Anh và tiếng Hà Lan.
Phƣơng pháp xác định các mối quan hệ mạch lạc dựa vào phân tích nhận thức
của hai tác giả sau đó đã đƣợc một số nhà ngơn ngữ học vận dụng vào các
nghiên cứu về mạch lạc của mình.
Bài “The role of paragraphs in the construction of coherence text
linguistics and translation studies” (Vai trị của đoạn văn trong hình thành văn
bản mạch lạc và nghiên cứu về dịch thuật) của Elisabeth Le [78, tr.259-275]
đã phân tích các hình thức ngôn ngữ tạo mạch lạc ở mức độ đoạn văn và giải
thích các hiện tƣợng này nhằm hƣớng tới việc dịch văn bản. Elisabeth Le cho
rằng: “Mạch lạc giữa các câu có quan hệ cú pháp đƣợc hình thành trên cơ sở
của các quan hệ ngữ nghĩa tồn tại giữa các yếu tố trong mỗi câu”, và tác giả
tiến hành so sánh ý nghĩa của các đơn vị từ vựng để xác định ngữ nghĩa liên
quan đến nhau nhƣ thế nào trong việc hình thành mạch lạc cho đoạn văn. Do
đó, nghiên cứu này của Elisabeth Le mới chỉ dừng lại ở góc độ ngữ nghĩa, bỏ

qua bình diện ngữ dụng.
18

z


Bài “The acquisition order of coherence relations: On cognitive
complexity in discourse” (Trình tự tri nhận các mối quan hệ mạch lạc: Sự
phức tạp của nhận thức trong diễn ngôn) của Wilbert Spooren đƣa ra trình tự
tri nhận về các mối quan hệ mạch lạc giữa các phân đoạn diễn ngôn
(discourse segments) dựa trên cơ sở lý thuyết nhận thức các mối quan hệ
mạch lạc của Sanders et al. (1992),… Chúng tôi thấy rằng các nghiên cứu nêu
trên đều dựa trên cơ sở lí luận về mạch lạc của các nhà ngôn ngữ học tiền bối
để khảo sát các mối quan hệ mạch lạc và vai trò của mạch lạc trong các văn
bản hay các ngôn ngữ cụ thể chứ không đƣa ra những quan niệm mới nào về
mạch lạc.
Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về mạch lạc trong văn bản thật
sự chƣa nhiều, nhƣng cũng có những kết quả đáng chú ý. Ngoài Trần Ngọc
Thêm (1985), đƣợc xem là ngƣời tiên phong trong việc nghiên cứu ngữ pháp
văn bản và phân tích diễn ngơn ở Việt Nam, với quan niệm về liên kết nội
dung và liên kết hình thức, vấn đề mạch lạc đã đƣợc một số tác giả quan tâm
nghiên cứu và có những đóng góp nhất định.
Diệp Quang Ban (1998), có lẽ là ngƣời đầu tiên giới thiệu về mạch lạc
trong cuốn “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt”, đã xác định ba phạm vi của
mạch lạc là: Mạch lạc trong triển khai mệnh đề; mạch lạc trong chức năng
(mạch lạc diễn ngôn); và mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác. Sau đó, các vấn
đề liên quan đến mạch lạc trong văn bản đã đƣợc tác giả tiếp tục nghiên cứu
và công bố ở các cơng trình tiếp theo. Điển hình là trong cuốn “Giao tiếp
Diễn ngôn và Cấu tạo của Văn bản”, xuất bản năm 2009, Diệp Quang Ban
định nghĩa: “Mạch lạc là sự kết nối có tính chất hợp lý về mặt nghĩa và về

mặt chức năng, đƣợc trình bày trong quá trình triển khai một văn bản (nhƣ
một truyện kể, một hội thoại, một bài nói hay bài viết…), nhằm tạo ra những
sự kiện nối kết với nhau hơn là sự liên kết câu với câu” [4, tr.297] và khẳng
19

z


định: “Mạch lạc là một khái niệm có ngoại diên bao quát rất rộng, nó bao gồm
tất cả các kiểu cấu trúc có bản chất khác nhau, liên quan đến mặt nghĩa và mặt
sử dụng văn bản” [4, tr.293].
Nguyễn Thiện Giáp, trong “Dụng học Việt ngữ” (2000) và “Những lĩnh
vực ứng dụng của Việt ngữ học” (2006) khẳng định: “Cái quyết định để một
sản phẩm ngôn ngữ trở thành một diễn ngơn hay văn bản chính là mạch lạc”
và tác giả đã gợi ý vận dụng lí thuyết mạch lạc vào việc tạo lập văn bản, trong
đó có lƣu ý đến các vấn đề ngữ cảnh, ngữ nghĩa, ngữ dụng, cấu trúc thông tin,
diễn ngôn,.... Mặc dù không đƣa ra một định nghĩa cụ thể nào về mạch lạc
nhƣng Nguyên Thiện Giáp đã nêu rõ tầm quan trọng của mạch lạc trong việc
tạo lập văn bản.
Nguyễn Hòa (2000) quan niệm: Mạch lạc là sự kết hợp của ba yếu tố là
liên kết, cấu trúc và quan yếu. Ba yếu tố này tạo thành mạch lạc trong liên
kết, mạch lạc trong cấu trúc và mạch lạc trong quan yếu. Nếu một văn bản
nào đó thiếu sự liên kết hình thức thì tính mạch lạc của diễn ngơn sẽ giảm,
cịn nếu thiếu mặt cấu trúc thì văn bản sẽ trở nên lộn xộn, không mạch lạc. Về
mạch lạc trong quan yếu, tác giả đã đƣa ra bốn yếu tố phát triển nội dung
chính, bao gồm: thơng tin nền; thơng tin nhận xét phản ứng của bên thứ ba;
bằng chứng chi tiết hóa; và kết quả hay hành động kéo theo của sự kiện chính.
Đến năm 2003, trong cơng trình “Phân tích diễn ngơn: Một số vấn đề lí luận
và phƣơng pháp”, Nguyễn Hòa làm rõ thêm: “Mạch lạc đƣợc tạo ra bởi khơng
chỉ trên căn cứ ngơn ngữ mà cịn trên cả những căn cứ ngồi ngơn ngữ. Nó có

căn cứ ngơn ngữ khi đƣợc tạo ra trên sự phát triển mệnh đề, liên kết hay tổ
chức đƣợc khuôn mẫu; song khi thông tin ngữ cảnh đƣợc đƣa vào, hoặc các
nguyên tắc hiểu nội bộ và loại suy đƣợc áp dụng để hiểu nội dung diễn ngơn,
thì mạch lạc mang tính văn hóa-xã hội nằm ngồi ngơn ngữ” [36, tr.51].

20

z


Ngồi những cơng trình nghiên cứu về mạch lạc đã xuất bản của các tác
giả nêu trên cịn có một số bài báo khoa học và luận án ngôn ngữ học nghiên
cứu về mạch lạc trong văn bản. Chẳng hạn bài “Về mạch lạc của văn bản
viết” của Nguyễn Thị Thìn đăng trên Tạp chí Ngơn ngữ số 3/2003 đƣa ra bốn
phƣơng diện của mạch lạc trong văn bản viết là: (1) Sự thống nhất về chủ đề
và đích giao tiếp của tồn văn bản; (2) Trình tự triển khai chủ đề văn bản đảm
bảo tính hợp lý; (3) Mối quan hệ giữa các thành tố nội dung của văn bản; (4)
Giải pháp triển khai chủ đề phù hợp ý đồ giao tiếp và thể loại của văn bản.
Mặc dù tác giả đã mạnh dạn đƣa ra cách hiểu của mình về mạch lạc trong văn
bản viết nhƣng những vấn đề mà tác giả đƣa ra chỉ dừng lại ở sự lơ gic trong
cách trình bày văn bản.
Luận án “Biểu hiện của mạch lạc trong thể loại báo cáo và tờ trình
thuộc văn bản hành chính – cơng vụ” của Nguyễn Thị Hƣờng (2010) khảo sát
sơ bộ những biểu hiện của mạch lạc nói chung và những biểu hiện cụ thể qua
một số kiểu quan hệ mạch lạc có tần suất xuất hiện cao trong các thể loại văn
bản báo cáo và tờ trình chứ khơng khảo sát tất cả các biểu hiện của mạch lạc
trong văn bản.
Từ tổng quan những nghiên cứu về mạch lạc trong văn bản chúng tơi
thấy rằng mạch lạc là một khái niệm rộng, có thể đƣợc khai thác ở nhiều bình
diện ngơn ngữ khác nhau và ở những thể loại văn bản khác nhau. Mạch lạc

đƣợc rất nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới và trong nƣớc quan tâm nghiên
cứu với những kết quả có ý nghĩa khoa học về mặt lí luận lẫn thực tiễn. Mặc
dù chƣa có một cơng trình nghiên cứu nào về những biểu hiện của mạch lạc
trong văn bản hợp đồng kinh tế, nhƣng những nghiên cứu về mạch lạc đƣợc
xem xét ở trên đều xuất phát từ góc nhìn của ngơn ngữ học và là đƣờng
hƣớng nghiên cứu phù hợp với luận án của chúng tôi. Do đó, trong cơng trình
này chúng tơi sử dụng phƣơng pháp ngơn ngữ học để phân tích diễn ngơn
21

z


theo hƣớng nghiên cứu tính mạch lạc trong giải thuyết diễn ngơn của Gillian
Brown và George Yule.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về văn bản hợp đồng kinh tế
Đối với văn bản hợp đồng kinh tế, mặc dù các mẫu và các quy định về
hợp đồng kinh tế đã có từ lâu, nhƣng đến nay mới chỉ có một số cơng trình
nghiên cứu ngơn ngữ trong hợp đồng kinh tế, đó là:
Luận văn Thạc sỹ Ngôn ngữ Anh của Nguyễn Hƣơng Giang năm 2007,
nghiên cứu về: “Liên kết logic trong Hợp đồng Kinh tế: So sánh đối chiếu
Anh – Việt” (Logical Cohesion in Business Cotract: A Vietnamese - English
Contrastrive Analysis). Trong luận văn viết bằng tiếng Anh này, tác giả mới
chỉ tập trung vào so sánh đối chiếu những điểm tƣơng đồng và dị biệt trong
cách dùng các liên từ trong văn bản hợp đồng kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt
để tạo logic trong diễn ngôn.
Năm 2007, Nguyễn Trọng Đàn cho ra mắt cuốn “Hợp đồng thƣơng mại
quốc tế”. Cuốn sách này do Nhà xuất bản Lao đồng phát hành gồm 445 trang,
đƣợc chia thành 11 phần, viết bằng tiếng Anh, nhƣng chỉ có một phần là
phần 2 gồm 12 trang đề cập đến các từ/cụm từ, mệnh đề/câu đƣợc dùng phổ
biến trong hợp đồng kinh tế tiếng Anh. Cuốn sách này là một tham khảo có

tính gợi ý cho những ngƣời quan tâm đến hợp đồng kinh tế quốc tế (bằng
tiếng Anh) chứ chƣa phải là một nghiên cứu đích thực về ngơn ngữ trong hợp
đồng kinh tế tiếng Anh nhìn từ góc độ ngơn ngữ học.
Nhƣ vậy, đến thời điểm này, việc nghiên cứu ngôn ngữ học về mạch
lạc trong văn bản hợp đồng kinh tế mới chỉ đƣợc quan tâm ở mức độ khiêm
tốn. Chƣa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về các khía cạnh diễn ngôn cụ
thể của mạch lạc trong hợp đồng kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu nghiêm túc

22

z


×