Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng hồ chí minh giai đoạn lịch sử 1911 1920

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.33 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Bài Tập Lớn

MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ (1911-1920)

SV THỰC HIỆN : TRỊNH THỊ THÚY NGA
LỚP : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (118)-15
MSV : 11173290
SỐ THỨ TỰ

1


PHẦN MỞ ĐẦU
Bước sang đầu thế kỉ XX , phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của
nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản với sự xuất hiện của các
phong trào Đông Du , Đông Kinh Nghĩa Thục , Duy Tân ….. do các sĩ phu
phong kiến có tư tưởng duy tân truyền bá và dẫn dắt . Tuy nhiên, sau đó thực
dân Pháp thẳng tay đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân ta . Điển hình
là căn cứ nghĩa quân Yên Thế bị bao vây và đánh phá ( 1-1909) , phong trào
Đông Du bị tan dã , trường Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa (12-1097) ;
cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Huế ….
 Tình hình đó cho thấy phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành
được thắng lợi phải đi theo một con đường cách mạng mới .
Trên tất cả hoàn cảnh, khách quan, chủ quan ấy đã sớm nung nấu ý chí quyết
tâm ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh . Mở đầu cho cuộc hành trình
ra đi tìm đường cứu nước của bác là giai đoạn lịch sử 1911-1920 với quá trình
bn ba trên nhiều đất nước khác nhau trên thế giới điển hình là thời gian Bác


dừng chân tại 3 nước : Pháp-Mĩ –Anh
NỘI DUNG TÌM HIỂU
1/ HÀNH TRANG RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
2/ LOGIC HÀNH TRÌNH RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA BÁC KHI Ở PHÁP,
MỸ VÀ ANH
3/ BÁC ĐÃ TÌM THẤY NHỮNG GÌ ?

2


NỘI DUNG
1. Hành trang cúa Bác ra đi tìm đường cứu nước
1.1Ảnh hưởng của gia đình đến Hồ Chí Minh
 Xuất phát từ gia đình nhà nho cấp tiến yêu nước :
 Hồ Chí Minh ( lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung , sau đổi thành Nguyễn Tất
Thành ) sinh ngày 19-05-1890 trong một gia đình nhà nho cấp tiến yêu
nước , gần gũi gắn bó với nhân dân .
 Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc , thân sinh của Người , là một người có
lịng u nước thương dân sâu sắc . Người chính là người thầy đầu tiên
của Nguyễn Sinh Cung : dạy chữ , dạy làm người và giáo dục lòng yêu
nước từ sớm cho Người .
 Năm 1905, cha Bác cho hai người con trai của mình – là Nguyễn Sinh
Khiêm và Nguyễn Sinh Cung xuống Vinh học trường Tiểu học Pháp bản xứ. Đây là môṭ quyết định được cho là khác người của cụ, bởi vào
trường này là phải học chữ Pháp, trong khi cụ theo đuổi nền giáo dục
truyền thống theo lối nho học (cụ đỗ Phó bảng năm 1901).
 Chính tại ngơi trường này, Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc với văn
hoá phương Tây và lần đầu tiên biết đến khẩu hiêụ : Tự do - Bình đẳng
- Bác ái. Sau này Người nhắc lại: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên
tơi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái... Và từ thủa ấy,
tôi rất muốn quen vơi nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn

đằng sau những chữ ấy”.
 Ngoài thời gian học tâp̣ , Nguyễn Tất Thành thường được cha đưa đến
các vùng trong tỉnh như làng Đồng Thái (quê hương của Phan Đình
Phùng), thăm các di tích làng Lục niên, miếu thờ La Sơn phu tử
Nguyễn Thiếp,... Đây là những bài học thực tế bổ ích, quan trọng, mắt
thấy, tai nghe đã góp phần hình thành tư tưởng u nước và chí hướng
cách mạng của Nguyễn Tất Thành.
 Cuộc sống của người mẹ - bà Hoàng Thị Loan – cũng ảnh hưởng đến tư
tưởng và tình cảm của Nguyễn Sinh Cung về nhiều đức tính tốt đẹp .
 Bà Hồng Thị Loan sinh ra trong một gia đình Nho học, ít nhiều có được
học chữ thánh hiền; lớn lên ở mơṭ vùng quê giàu truyền thống yêu nước
với những làn điêụ dân ca trữ tình, bà đã sớm có vốn sống, vốn văn học
dân gian phong phú.
 Bà Hoàng Thị Loan đã có tác động tích cực đến các con bằng tính tình
giản dị, khiêm tốn, đức hy sinh, chung thủy,yêu đời, yêu nước. Bà đã giáo
dục con ngay từ thủa trong nôi qua những lời ru bằng làn điêụ dân ca xứ
Nghê,̣ bằng tục ngữ, ca dao... Bà đã dành nhiều tâm sức để truyền thụ cho
con những hiểu biết ban đầu về cuộc sống,dạy con biết yêu lao đôṇ g, biết
làm những viêc̣ phù hợp với sức lực và lứa tuổi môṭ cách say mê, chịu
3


khó, sang tạo. Bà đã tâp̣ cho con những viêc̣ tốt và thực tế đã trở thành
nếp sống quen thuôc̣ hàng ngày của cậu bé Nguyễn Sinh Cung. Lúc ra đi
tìm đường cứu nước, trả lời người bạn về viêc̣ lấy tiền đâu để đi, Nguyễn
Tất Thành đã giơ hai bàn tay và nói: “- Đây, tiền đây. - Chúng ta sẽ làm
viêc̣ . Chúng ta sẽ làm bất cứ viêc̣ gì để sống và để đi”. đi”. Đó chính là
đức tính quý báu được giáo dục từ những đấng sinh thành mẫu mực và
hiền từ đã góp phần quan trọng hình thành nên nhân cách, ước mơ, hồi
bão của Nguyễn Tất Thành.

 Xuất phát từ tư tưởng thân dân : Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là tấm
gương lao động cần cù ; ý chí kiên cường vượt qua gian khổ để đạt được
mục tiêu ; đặc biệt là tư tưởng thân dân , lấy dân làm hậu thuẫn cho các cải
cách chính trị- xã hội đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với quá trình hình thành
nhân cách của con người Nguyễn Tất Thành
 Sau này những kiến thức học được từ người cha, những tư tưởng mới của
thời đại đã được Hồ Chí Minh nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong
đường lối chính trị của mình.
1.2. Hồn cảnh q hương khi Bác ra đi tìm đường cứu nước
 Nguyễn Ái Quốc sinh ra ở Nghệ An-vùng đất vừa giàu truyền thống văn
hóa , vừa giàu truyền thống lao động , đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Nơi
đây đã sản sinh ra biết bao anh hungf nổi tiếng lịch sử Việt Nam như Mai
Thúc Loan , Nguyễn Biểu , các lãnh tụ yêu nước thời cận đại như Phan Đình
Phùng , Phan Bội Châu …..
 Chính hồn cảnh từ quê hương nơi Người sinh ra đã tác động mạnh đến việc
ra đi tìm đường cứu nước của Người. Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên ở
Nghệ An, nơi có truyền thống yêu nước, nơi có nhiều nhà yêu nước bất
khuất. Nghệ An cũng là một trong những nơi phát triển mạnh của các phong
trào đấu tranh, tiêu biểu là phong trào Cần Vương, đó cũng là nơi có truyền
thống yêu nước và đấu tranh quật khởi, lại được chứng kiến sự thất bại của
một loạt phong trào đấu tranh chống Pháp, được tiếp xúc với nhiều nhà cách
mạng đương thời. Vì vậy, từ rất sớm, Nguyễn Ái Quốc đã có chí đánh đuổi
thực dân Pháp giải phóng dân tộc.
1.3.Hồn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ
o Đất nước đang bị xâm lược và giải phóng dân tộc đang là yêu cầu cấp thiết
Cuối thế kỉ XIX, sự kiện lịch sử tác động mạnh mé đến tình hình chính trị,
kinh tế, xã hội Việt Nam, làm thay đổi kết cấu giai cấp, ảnh hưởng nhiều đến
cuộc sống người dân (trong dó có họ hàng, gia đình và bản thân Hồ Chí
Minh) đó là việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Sau thời kì “ bình
định”, thực dân Pháp thi hành chính sách“ khai thác thuộc địa” – thực chất là

tăng cường bóc lột vơ vét thuộc địa . Vì vậy, đời sống nhân dân lao động đã
khó khăn lại càng thêm khốn đốn. Hậu quả là Việt Nam từ một nước phong
kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến .
4


o Pháp đã thực hiện các chính sách vơ vét bóc lột người dân Việt Nam khiến
cho đời sống của người dân lao động đã khó khăn lại càng thêm khốn đốn
Từ thuở thiếu thời, Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến cuộc sống
nghèo khổ ,bị áp bức bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình. Khi Người
vào Huế, Người lại tận mắt nhìn thấy tội ác của thực dân Pháp và thái độ
ươn hèn của bọn phong kiến Nam triều . Sang đầu thế kỉ XX, đời sống các
tầng lớp nhân dân càng bị bần cùng hóa. Mâu thuẫn giữa nông dân – địa chủ
và chế độ thuộc địa ngày một gay gắt. Đây là một trở lực lớn kìm hãm
sự phát triển của xã hội Việt Nam. Vì vậy , chỉ có giải quyết thành cơng
những mâu thuẫn trên - đồng nghĩa với việc tìm ra con đường cứu nước,
giành lại độc lập dân tộc thì xã hội Việt Nam mới tiếp tục phát triển.
o Những bài học thất bại của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời
Nhiều phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi với mục tiêu “ Phen này quyết
chống cả Triều lẫn Tây”. Đó là phong trào Đơng Du, Đơng Kinh Nghĩa
Thục… do các sỹ phu yêu nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản
như Phan Chu trinh, Phan Bội Châu lãnh đạo hay khởi nghĩa yên bái của
Việt Nam Quốc Dân Đảng dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thái Học , Phạm
Tuấn Tài ... Nhưng tất cả đều lần lượt thất bại ,sự nghiệp giải phóng dân tộc
lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối cách mạng.
 Như vậy , Lớn lên trong bối cảnh đất nước bị đô hộ, lại tiếp thu truyền
thống yêu nước của gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành đã sớm
nung nấu ý chí đánh đuổi giặc Pháp,giải phóng dân tộc . Tìm đường cứu
nước là con đường thời đại rất khó khăn, rút kinh nghiệm từ các vị tiền
bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh hướng con đường cứu nước về

phía Nhật Bản đều bị thất bại thì Bác quyết định đi các nước Tây Âu với
nhận thức rất đúng đắn là muốn đánh đổ kẻ thù thì phải biết rõ kẻ thù đó.
Bác nói:“vào trạc 13 tuổi, lần đầu tiên tôi nghe 3 từ Pháp: Tự do - Bình
đẳng - Bác ái. Thế là tôi muốn làm quen với nền văn minh của Pháp, tìm
xem những gì ẩn dấu đằng sau những từ ấy”. Và vào ngày 5/6/1911, trên
con tàu Latútsơ Tơrêvin , từ cảng Sài Gòn,Nguyễn Tất Thành lấy tên là
Văn Ba đã rời tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường
giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Bác ra đi ; với hành trang chỉ là
lòng yêu nước, thương dân nhưng với một quyết tâm cháy bỏng : “ tự do
cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tơi, đó là tất cả những điều tơi
muốn”. Có thể nói, đây là sự kiện lịch sử quan trọng, là bước mở đầu cho
cách mạng Việt Nam chuẩn bị đi vào con đường cách mạng vô sản, nhịp
bước với thời đại, kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa
5


quốc tế của giai cấp công nhân một cách hữu cơ từ trong bản chất giai cấp
và trên tinh thần đấu tranh vì lợi ích dân tộc và của tồn nhân loại.
2. Logic tìm đường cứu nước của Bác khi ở 3 nước : Pháp-Mỹ-Anh
2.1 Bác đến Pháp (1911)
 Lý do Hồ Chí Minh chọn Pháp là điểm dừng chân trên con đường tìm
đường cứu nước của mình?
 Pháp đang là kẻ thù của Việt Nam, theo Người :”Muốn đánh Pháp thì
phải hiểu lực lượng gốc rễ của Pháp và phải học cách tổ chức của những
dân tộc mạnh hơn Pháp”. Người đã sớm nhận thức được và định hướng
rằng : nguồn gốc những đau khổ và áp bức bóc lột dân tộc là ở ngay tại
“chính quốc “ ; ở nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình.
 Trong lịch sử Pháp có cuộc cách mạng và sự ra đời bản tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền năm 1789, trong bản tuyên ngôn này đã nêu cao
khẩu hiệu “ tự do, bình đẳng, bác ái “ của nước Cộng Hòa Pháp. Người

muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu
đằng sau những chữ ấy.
 Pháp là nước đang có nền văn minh và khoa học phát triển trên thế giới.
 Hồ Chí Minh thấy được hạn chế của con đường cứu nước trước đó ( tiêu
biểu của cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh). Người từ chối Đơng Du
khơng phải vì đã hiểu bản chất của đế quốc Nhật mà Người cảm thấy
rằng khơng thể dựa vào nước ngồi để giải phóng Tổ quốc. Và Người
cũng đã phê phán hành động cầu viện Nhật Bản chẳng khác gì “ đưa hổ
cửa trước, rước beo cửa sau” ,tư tưởng “ỷ Pháp cầu tiến bộ “ chẳng qua
chỉ là việc “cầu xin Pháp rủ long thương”
 Nội Dung
o Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn
Tất Thành đã lên chiếc tàu bn của Pháp sang phương Tây tìm đường cứu
nước. Người đã hiểu được cuộc sống vất vả, gian lao của nhân dân lao động,
Người thấy ở đâu nhân dân cũng mong muốn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột.
Những ngày đầu tiên trên đất Pháp, được chứng kiến ở Pháp cũng có những
người nghèo như ở Việt Nam, anh nhận thấy có những người Pháp trên đất
Pháp tốt và lịch sự hơn những tên thực dân Pháp ở Đông Dương.
o Ngày 6-7-1911, Nguyễn Tất Thành đến cảng Mácxây, thấy nhiều phụ nữ
nghèo khổ. Nguyễn Tất Thành nói với người bạn “Tại sao người Pháp khơng
“khai hóa” đồng bào của họ trước khi đi “khai hóa” chúng ta?”.
o Năm 1912 Nguyễn Tất Thành rời khỏi Pháp buôn ba ở nhiều nước khác
nhau. Giữa lúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra ác liệt, tình hình
6


Đơng Dương đang có những biến động, vào khoảng cuối năm 1917, Nguyễn
Tất Thành từ Anh trở lại Pháp để có điều kiện trực tiếp hoạt động trong
phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.
 Khoảng đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp.

Khi được hỏi vì sao vào Đảng, anh trả lời: Vì đây là tổ chức duy nhất
theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: “Tự do, Bình đẳng,
Bác ái”.
 Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Ngày 18-6-1919, đại
biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở Vécxây
(Versailles) (Pháp). Thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại
Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội
nghị Vécxây địi chính phủ Pháp thừa nhận quyền tự do dân chủ và bình
đẳng của nhân dân Việt Nam. Bản yêu sách đã vạch trần tội ác của thực
dân Pháp, làm cho nhân dân thế giới và nhân dân Pháp phải chú ý tới tình
hình Việt Nam và Đơng Dương.
o Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa “ của Lênin Người đã “cảm động, phấn
khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên…” Người
đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc đúng đắn. Niềm tin ấy là cơ sở tư
tưởng để Nguyễn Ái Quốc vững bước đi theo con đường cách mạng triệt để
của chủ nghĩa Mác-Lênin. Quyết tâm đi theo con đường của Lênin vĩ đại,
Nguyễn Ái Quốc xin gia nhập Uỷ ban Quốc tế III, do một số đồng chí trong
Đảng Xã hội Pháp lập ra, nhằm tuyên truyền vận động gia nhập Quốc tế III.
 Ở Pháp Người thấy rõ con đường thắng lợi của cách mạng giải phóng dân
tộc, nhận rõ lập trường của Lênin và Quốc tế thứ ba khác hẳn với những
lời tuyên bố suông của Quốc tế thứ hai.
 Luận cương của Lênin đã có ảnh hưởng quyết định đến lập trường cứu
nước của Nguyễn Ái Quốc: Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tán
thành Quốc tế thứ ba, đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo
cách mạng vô sản, trở thành một trong những nhà sáng lập Đảng Cộng
sản Pháp và là người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
2.2. Bác đến Mỹ (1912-1913)
 Tại sao Bác Hồ lại đến Mỹ?
 Lịch sử Mỹ từng là thuộc địa của Anh chịu sự áp bức và bóc lột của thực

dân Anh trong thời gian dài và đã có nhiều cuộc cách mạng đứng lên đấu
tranh giành độc lập. Động lực thôi thúc Nguyễn Tất Thành quyết định
đến Mỹ để học hỏi kinh nghiệm tìm ra con đường thốt khỏi ách đô hộ
của thực dân Pháp, giành lại độc lập, tự do cho đồng bào mình.
7


 Ngày 04/07/1776 , Mỹ đã có bản tun ngơn độc lập ra đời tuyên bố trở
thành quốc gia tự do độc lập thoát khỏi sự thống trị của Anh . Tuyên
ngôn đã đưa ra quyền “quyền mưu cầu hạnh phúc “ của con người.
 Người mong muốn học hỏi và tiếp thu những giá trị về tư tưởng văn hóa,
nền văn minh của nước Mỹ với hy vọng sẽ mang những tinh hoa ấy về
cho đồng bào mình. Trong đó, có tư tưởng xây dựng một nhà nước pháp
quyền, được Bác thể hiện khá rõ nét trong bản Hiến pháp đầu tiên của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946.
 Nội Dung
o Tại nước Mỹ, từ năm 1912 đến 1913, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã
ba lần tiếp xúc và nói chuyện với nhà văn Mỹ Anne Louis Strong. Những
câu chuyện giữa hai người thường xoay quanh chủ đề liên quan đến vấn đề
giải phóng dân tộc khỏi nơ lệ áp bức.Nguyễn Tất Thành nói với nhà văn
Mỹ: “Nhân dân Việt Nam ... lúc này thường tự hỏi: Ai là người sẽ giúp mình
thốt khỏi ách thống trị của Pháp? Người này chỉ là Nhật, người khác chỉ là
Anh, có người lại cho là Mỹ. Tơi thấy phải đi ra nước ngồi xem cho rõ. Sau
khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.
o Tại thành phố New York, Nguyễn Tất Thành vừa đi làm thuê kiếm sống, vừa
nghiên cứu lịch sử hình thành nước Mỹ. Khi tới thăm tượng Nữ thần Tự do ở
Mỹ, Người đã ghi lại những dòng cảm tưởng như sau: “Ánh sáng trên đầu
Thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, cịn dưới chân Thần thì người da đen bị
chà đạp. Bao giờ thì người da đen mới hết bị chà đạp? Bao giờ thì người da
đen và người phụ nữ mới có bình đẳng? Bao giờ mới có sự bình đẳng giữa

các dân tộc?”.
o Hồ Chí Minh đã viết rất nhiều bài báo cho Quốc tế cộng sản, qua đó có thể
thấy Người đã nhìn thấy rõ sự bất công trong xã hội Mỹ. Người cũng nhận
thấy rõ nhiều vấn đề đã được nêu trong Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp
của nước Mỹ. Trong hoạt động chính trị, Người cũng đã nghiên cứu kỹ về
hình thái của xã hội Mỹ cùng với hình thái xã hội của Liên Xô và nhiều nước
khác được chia thành 2 nhóm: Các nước bóc lột và các nước bị bóc lột.
o Từ năm 1912 đến 1913, tại thành phố Boston-  nơi nổ ra cuộc kháng chiến
đầu tiên của nhân dân Mỹ chống ách đô hộ thực dân Anh., Hồ Chí Minh đã
đọc và nghiền ngẫm bản Tun ngơn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Có thể
coi đó là một sự kiện rất quan trọng, bởi bản tuyên ngôn này đã gây cảm
8


hứng cho Người trên hành trình đi tìm đường cứu nước sau này.Trong bản
Tuyên ngôn độc lập này, Người rất thích câu:“Thượng đế sinh ra con người,
ai cũng có quyền tự do bình đẳng...”
 Từ đó, Người đã có tư tưởng xây dựng một nhà nước pháp quyền, được
Bác thể hiện khá rõ nét trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa năm 1946 : “Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân,
do dân và vì dân”.
2.3. Bác đến Anh ( 1913-1917)
 Lý do Bác dừng chân tại đất nước Anh ?
 Nước Anh hiện đang là nước dẫn đầu trên thế giới về công nghiệp, dẫn đầu
về sản xuất và tư bản và là nước có cuộc cách mạng cơng nghiệp đầu tiên
trên thế giới.
 Ở thời điểm đó nước Anh đang là đất nước cai trị dẫn đầu với hệ thống thuộc
địa rộng lớn nhất thế giới , cai trị khoảng 412,2 triệu người chiếm khoảng
23% dân số thế giới, diện tích thuộc địa của Anh bằng ¼ diện tích thế giới.
 Tham gia cuộc diễn thuyết ủng hộ đấu tranh yêu nước và tìm kiếm cơ hội

đứng lên đấu tranh cho nhân dân.
 Nội dung
o Khoảng giữa năm 1913, Hồ Chí Minh theo con tàu rời Mỹ trở về Lơhavơ đi
Anh. Những năm tháng sống ở Anh , HCM đã tích lũy được thêm những
hiểu biết về chế độ chính trị của xã hội tư sản , của đấu tranh giữa giai cấp
vô sản và giai cấp tư sản , giữa chính quốc và thuộc địa của 1 nước tư bản
sớm phát triển , nhất là trang bị cho mình 1 kiến thức khá vững vàng về tiếng
Anh – 1 công cụ quan trọng trong giao tiếp và đấu tranh chính trị.
o Chính trong thời gian ở nước Anh (1913-1917) , Người đã lần đầu tiên đọc
tác phẩm của Mác & Anghen . Chính những tác phẩm này đã giúp Hồ Chí
Minh nhận thấy những hạn chế và bế tắc về mục tiêu và phương pháp cách
mạng của các nhà yêu nước đương thời nên khó đi đến thành cơng. Những
năm Người sống ở Anh đã góp phần định hình tư tưởng chính trị của Người
– HCM đã tìm ra và đến với Mác không phải như là 1 học thuyết mà là lời
kêu gọi giải phóng và hành động sáng tạo.
 Đây là 1 bước ngoặt trên con đường người tìm hiểu về thế giới và đem về
đất nước mình những gì đã học hỏi được để giải phóng nhân dân mình
HCM hiểu rõ bản chất của thực dân đế quốc và đã rút ra những nhận xét
rất sâu sắc : Ở đâu chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác vô nhân đạo , ở đâu giai
cấp công nhân và nhân dân lao động cũng bị bóc lột dã man. Vì thế chủ
nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù , giai cấp công nhân và nhân dân lao
động ở đâu cũng là bạn.
 Logic tìm đường của HCM : Người đã rút ra được những bài học và từ
đó Người đã xác định con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc .
9


(1) Trên thế giới này chỉ có 2 loại người : giống người bóc lột và giống
người bị bóc lơt
(2) Các dân tộc thuộc địa đều có kẻ thù chung là bọn đế quốc thực dân

(3) Ở đâu chủ nghĩa tư bản cũng vô cùng tàn ác và vô nhân đạo , ở đâu
nhân dân lao động cũng bị áp bức bóc lột vơ cùng dã man
 Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng cịn có con đường
nào khác ngồi con đường cách mạng vơ sản
2.4 Những mâu thuẫn dẫn đến giải phóng con người
 Đời sống của các nước thuộc địa thực sự bị bóc lột quá tàn bạo qua
những chính sách đầu độc của bọn thực dân đế quốc
 Diện tích các thuộc địa anh gấp 252 lần diện tích nước anh, và với Pháp
là 19 lần.Số dân thuộc địa gấp 8 lần dân số Anh, hơn nhiều so với Pháp.
 Bức tranh tương phản chứa đựng nhiều nghịch lí mâu thuẫn giữa số ít tư
bản châu âu với hàng chục triệu người dân châu Á . Đã có hang nghìn
hang triệu người trên thế giới sống trong cảnh đầy đọa hết sức nặng
nề ;nạn đói xảy ra liên tục do lương thữ ruộng đất. Đặc biệt với chính
sách ngu dân; chúng đầu độc nhân dân bằng thuốc phiện và rượu khiến
cho con người mù quáng khơng nhận thức được lối sống của mình. Con
đường cần hướng tới lúc này khơng cịn là giải phóng dân tộc nữa mà cao
cả hơn đó chính là giải phóng con người bị áp bức bóc lột cùng cảnh lầm
than nghèo đói trên tồn thế giới.
3. Bác đã tìm thấy những gì trên hành trình bn ba của mình ?
 Cuộc hành trình tìm đường cứu nước tháng 6-1911 của Nguyễn Tất Thành là
cuộc tìm kiếm một con đường tranh đấu không chỉ nhằm giải quyết một mục
tiêu như các bậc tiền bối: giành độc lập dân tộc, mà có mục tiêu “kép” là cứu
nước và cứu dân. Chính vì vậy, quyết định đi sang phương Tây của Nguyễn
Tất Thành là sự đoạn tuyệt đối với mơ hình chính trị nhà nước quân chủ,
phong kiến phương Đông, mở đầu cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu xã hội
phương Tây.
 Bằng khảo nghiệm các mơ hình thể chế chính trị, mơ hình nhà nước trên thế
giới và tổng kết thực tiễn Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc và Đảng đã đi tới lựa
chọn mơ hình cộng hịa dân chủ, tạo nên động lực cho cao trào vận động dân
chủ sôi nổi trong những năm 1936 - 1939.

 Từ bản Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy phương hướng
và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó
có cách mạng Việt Nam. Niềm tin ấy là cơ sở tư tưởng để Nguyễn Ái Quốc
vững bước đi theo con đường cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Quyết tâm đi theo con đường của Lênin vĩ đại, Nguyễn Ái Quốc xin gia nhập
Uỷ ban Quốc tế III, do một số đồng chí trong Đảng Xã hội Pháp lập ra, nhằm
tuyên truyền vận động gia nhập Quốc tế III. Cũng từ thực tế lao động, học
tập, thâm nhập đời sống những người lao động, phân tích tình hình chính trị
thế giới, tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn
con đường cứu nước đúng đắn, đó là con đường cách mạng vô sản.
10


3.1. Cơ sở lý luận
 Luận cương của Lênin đã chỉ cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc
lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào.
Từ bản Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy phương
hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc,
trong đó có cách mạng Việt Nam. Niềm tin ấy là cơ sở tư tưởng để
Nguyễn Ái Quốc vững bước đi theo con đường cách mạng triệt để của chủ
nghĩa Mác-Lênin. Quyết tâm đi theo con đường của Lênin vĩ đại, Nguyễn
Ái Quốc xin gia nhập Uỷ ban Quốc tế III, do một số đồng chí trong Đảng
Xã hội Pháp lập ra, nhằm tuyên truyền vận động gia nhập Quốc tế III.
 HCM đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên : Tại đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp từ ngày 25 đến ngày 3012-1920, tại thành phố Tua (Pháp), cùng với những người cách mạng chân
chính của nước Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành tham gia
Quốc tế III Quốc tế Cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập
Đảng Cộng sản Pháp, và Người cũng trở thành người cộng sản Việt Nam
đầu tiên. Đó là một sự kiện chính trị vơ cùng quan trọng trong đời hoạt
động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và trong lịch sử cách mạng nước ta.

Nếu như cuộc đấu tranh của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị Vécxây năm
1919 mới là phát pháo hiệu thức tỉnh nhân dân ta trong sự nghiệp đấu
tranh chống thực dân Pháp, thì việc Người tham gia sáng lập Đảng Cộng
sản Pháp năm 1920 đã đánh dấu một bước chuyển biến quyết định, bước
nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị
của Người: Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Lênin.
 Cũng từ thực tế lao động, học tập, thâm nhập đời sống những người lao
động, phân tích tình hình chính trị thế giới, tiếp cận với chủ nghĩa Mác –
Lênin,Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn, đó là
con đường cách mạng vô sản mà sau này Người đã đúc kết:
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con
đường cách mạng vơ sản”
 Sự lựa chọn và hành động của Nguyễn Ái Quốc phù hợp với trào lưu tiến
hóa của lịch sử, chuyển từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản,
đã kéo theo cả một lớp người Việt Nam yêu nước chân chính đi theo chủ
nghĩa Mác-Lênin. Từ đó chủ nghĩa Mác – Lênin bắt đầu thâm nhập vào
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, cách mạng Việt
Nam từ đây có một phương hướng mới.
3.2. Cơ sở thực tiễn
 Đầu thế kỉ XX, Nhiều xu hướng cải cách, đổi mới được dấy lên nhưng
cũng chưa đạt kết quả khả quan. Trong thời gian này, có nhiều lý thuyết,
nhiều chủ nghĩa, nhiều con đường và phương pháp để đấu tranh bắt đầu
biết đến ở Việt Nam. Thời điểm này cũng có nhiều người Việt Nam đi ra
nước ngồi theo nhiều diện khác nhau.Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu
những bài học lịch sử và khảo nghiệm thực tiễn, Nguyễn Tất Thành thấy
11


rằng mọi cách tiến hành ở trong nước, hay đi ra nước ngoài, sang Trung
Quốc hay Nhật Bản (phong trào Đông Du ) đều không đạt kết quả tốt.

Xuất phát từ long yêu nước thương dân của Bác cùng hoàn cảnh của đất
nước , Người đã rút ra được kinh nghiệm quý báu cho mình :
“Nhân dân Việt Nam trong đó có ơng cụ thân sinh ra tơi, lúc này thường
tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thốt khỏi ách thống trị của Pháp.
Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tơi thấy phải đi ra nước
ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp
đồng bào tơi”
 Bác là một người cơng nhân có đầu đủ phẩm chất, tư tưởng, tâm lý của
giai cấp vô sản và nhờ những bài học từ buổi thiếu niên về lý tưởng "bốn
bể đều là anh em" và "năm châu hợp làm một nhà" đã thơi thúc Bác ra đi
tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. Cũng từ thực tế lao động, học
tập, thâm nhập đời sống những người lao động, phân tích tình hình chính
trị thế giới, tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã lựa
chọn con đường cứu nước đúng đắn, đó là con đường cách mạng vô
sản.

12


PHẦN KẾT LUẬN

Thời kì lịch sử 1911-1920 là thời kì đầu hình thành nên tư tưởng HCM của
Người . Trong suốt những năm tháng buôn ba,Người chăm chỉ rèn luyện ngoại
ngữ nên đã sử dụng được nhiều thứ tiếng nói. Đó là những chìa khóa q báu để
bước vào kho tàng tri thức nhân loại. Những hiểu biết sâu sắc và rộng lớn trên
nhiều lĩnh vực là cơ sở giúp Hồ Chí Minh có những nhận định đúng đắn về
phong trào cách mạng và phát triển những luận điểm tư tưởng của mình. Những
quan điểm, tư tưởng cách mạng trên đây của Hồ Chí Minh trong những năm 20
của thế kỷ XX được giới thiệu trong các tác phẩm của Người, cùng các tài liệu
mác-xít khác, theo những đường dây bí mật được truyền về trong nước, đến với

các tầng lớp nhân dân Việt Nam, tạo một xung lực mới, một chất men kích
thích, thúc đẩy phong trào dân tộc phát triển theo xu hướng mới của thời đại.

13



×