Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 18 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.56 KB, 5 trang )



CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ

ĐỀ THI THỬ SỐ 18
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề


PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Nêu và nhận xét về nhiệm vụ chiến lược cách mạng tư sản dân quyền được xác định
trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị tháng
10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu II (3,0 điểm)
Ngày 2 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố về sự ra đời của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa như thế nào? Tại sao nói ngay khi mới thành lập, nước ta đã ở vào tình thế
ngàn cân treo sợi tóc?
Câu III (2,0 điểm)
Những thắng lợi quân sự nào của quân và dân ta đã tác động trực tiếp đến việc triệu tập
Hội nghị và ký kết Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam? Thắng lợi lớn nhất trong Hiệp định
Pari là gì? Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định này.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Sự kiện lịch sử nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở
thành một hệ thống trên thế giới? Trình bày sự ra đời và vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế
từ năm 1949 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Trong nửa sau thế kỷ XX, hệ thống tư bản chủ nghĩa đã có những chuyển biến quan trọng


nào? Giải thích vì sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới?

Hết



Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:

 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử


Trang 89
- Chiến dịch Hồ Chí Minh : là trận quyết chiến chiến lược, kết thúc
thắng lợi 21 năm chống Mĩ, cứu nước; đánh bại cuộc chiến tranh xâm
lược vô cùng tàn bạo, lâu dài do Mĩ tiến hành ở Việt Nam.

b) Lực lượng tham gia chiến dịch : Trong cả hai chiến dịch, ta đã huy
động lực lượng cao nhất. Riêng lực lượng vũ trang, chiến dịch Điện
Biên Phủ đã huy động hầu hết các đại đoàn và trung đoàn chủ lực và tất
cả các đơn vị hoả lực mạnh nhất; chiến dịch Hồ Chí Minh đã huy động
lực lượng tương đương 5 quân đoàn và nhiều sư đoàn; sử dụng tất cả
các quân binh chủng kĩ thuật hùng mạnh.

c) Thời gian, địa bàn : Chiến dịch Điện Biên Phủ : tiến hành trong 56
ngày; diễn ra ở vùng rừng núi Tây Bắc. Chiến dịch Hồ Chí Minh : tiến
hành trong 4 ngày; chủ yếu địa bàn là Sài Gòn - Gia Định sào huyệt
cuối cùng của chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ ở miền Nam.


d) Kết quả :

- Chiến dịch Điện Biên Phủ : tiêu diệt và bắt sống toàn bộ lực lượng của
Pháp ở Điện Biên Phủ (hơn 16 ngàn quân); đập tan hình thức phòng ngự
cuối cùng và quan trọng nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương. Chiến
dịch toàn thắng đã buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ công
nhận quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương; kết thúc thắng lợi
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta; miền Bắc Việt
Nam hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Chiến dịch Hồ Chí Minh : Đã làm ta rã toàn bộ lực lượng quân đội và
bắt sống toàn bộ chính quyền Sài Gòn; chiến dịch trực tiếp kết thúc
thắng lợi 21 năm chống Mĩ, cứu nước, kết thúc 30 năm chiến tranh giải
phóng Tổ quốc, kết thúc giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
trên phạm vi cả nước.

Đó là những thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử dựng
nước và giữ nước. Hai chiến công trên đã cắm những cột mốc chói lọi
trong tiến trình lịch sử dân tộc.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 18 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)
I
(2 điểm)

Nêu và nhận xét về nhiệm vụ chiến lược cách mạng tư sản dân quyền được
xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và

Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo (1 - 1930)
xác định đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là “tiến hành cuộc
“tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
sản”. Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến
và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam độc lập tự do ; lập
chính phủ công nông binh ; tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản
nghiệp lớn của đế quốc ; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách
mạng chia cho dân cày nghèo,


- Nhận xét : Những nhiệm vụ trên bao gồm hai nội dung chống đế quốc
và chống phong kiến, song nhiệm vụ chống đế quốc được nhấn mạnh
hơn. Điều đó phù hợp với yêu cầu thực tiễn - phải giải quyết mâu thuẫn

Vuihoc24h.vn
 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử


Trang 90
chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với đế quốc, đáp ứng nguyện
vọng độc lập tự do của quần chúng nhân dân.
- Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 do Trần Phú soạn thảo xác định
“Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó
tiếp tục phát triển bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thắng lên con
đường xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ cách mạng là “tranh đấu để đánh đổ
các di tích phong kiến, đánh đổ các các bóc lột theo lối tiền tư bổn và để
thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để. Vấn đề thổ địa là cái cốt của
cách mạng tư sản dân quyền”


- Nhận xét : Luận cương đã đề ra hai nhiệm vụ cơ bản và cấp thiết của
cách mạng Việt Nam đó là giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất
Tuy nhiên, Luận cương chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội
Đông Dương, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu
tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất

II
(3 điểm)

Ngày 2 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố về sự ra đời của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như thế nào? Tại sao nói ngay khi mới thành
lập, nước ta đã ở vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc?
a) Ngày 2 - 9 - 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ
Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”,
trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới : Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa được thành lập.

- Bản Tuyên ngôn nêu rõ : “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
Dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên
nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế
kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”.

- Cuối bản “Tuyên ngôn độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định ý
chí sắt đá của nhân dân ta là quyết tâm giữ vững nền độc, lập, tự do vừa
giành được : “Nước Việt có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã
trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem
tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự
do, độc lập ấy”.


b) Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” :

- Quân đội các nước Đồng minh, dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật,
lũ lượt kéo vào nước ta : Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Trung
Hoa Dân Quốc kéo vào, theo sau chúng là tay sai thuộc các tổ chức phản
động như: Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách mạng
đồng minh hội (Việt Cách)… Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, Quân đội Anh
kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Lợi dụng
tình hình đó, bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai chống
phá cách mạng


- Trong khi đó, chính quyền cách mạng vừa mới được thành lập, chưa
được củng cố : lực lượng vũ trang còn non yếu. Nông nghiệp lạc hậu, nạn
đói cũ chưa khắc phục được thì nạn đói mới đe dọa do lũ lụt, hạn hán
khiến cho ½ tổng số ruộng đất không canh tác được. Nhiều xí nghiệp còn
nằm trong tay tư bản Pháp, các cơ sở công nghiệp chưa kịp hồi phục, hàng
hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Vuihoc24h.vn
 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử


Trang 91
- Tài chính cạn kiệt, ngân khố trống rỗng, có hơn 1,2 triệu đồng. Chính
quyền chưa nắm được ngân hàng Đông Dương “Tàn dư” văn hóa lạc hậu
của chế độ phong kiến thực dân để lại hết sức nặng nề, 90% dân số mù
không biết chữ.


III
(2 điểm)

Những thắng lợi quân sự nào của quân dân ta đã tác động trực tiếp đến việc
triệu tập Hội nghị và ký kết Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam? Thắng lợi
lớn nhất trong Hiệp định Pari là gì? Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định này.
- Thắng lợi quân sự trực tiếp đưa đến việc triệu tập Hội nghị Pari :

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở miền Nam

Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc 1965 – 1968

- Những thắng lợi quân sự trực tiếp đưa tới việc ký kết Hiệp định :

Cuộc tiến công chiến lược xuân hè 1972 ở miền Nam

Đánh thắng cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của đế quốc Mĩ ở
miền Bắc

- Thắng lợi lớn nhất trong Hiệp định Pari năm 1973 về việc chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là buộc Hoa Kì và các nước phải
tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt
Nam; Hoa Kì phải rút hết quân viễn chinh ra khỏi miền Nam Việt Nam.


- Ý nghĩa của Hiệp định :

Là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết
quả cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân hai miền đất nước Mở ra

bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút
hết quân về nước Đó là thắng lợi quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để
nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

II. PHẦN RIÊNG (3 điểm)
IV.a
(3 điểm)

Sự kiện lịch sử nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một
nước, trở thành một hệ thống trên thế giới? Trình bày sự ra đời và vai trò
của tổ chức SEV từ năm 1949 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
a) Với thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu
đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành
một hệ thống trên thế giới.

b) Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) :

- Sau 1945, hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển… Do đó
quan hệ hợp tác tương trợ giữa các nước đã xuất hiện và phát triển. Ngày

8 - 1 - 1949, thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) gồm Liên Xô, Ba
Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Bungari, Rumani và Anbani. Sau đó có thêm
các nước : CHDC Đức, Mông Cổ, Cuba, Việt Nam.

- Mục tiêu của tổ chức là là củng cố, hoàn thiện sự hợp tác giữa các nước
xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật, giảm dần sự
chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao mức sống
của nhân dân các nước thành viên.



- Sau hơn 20 năm hoạt động, SEV đã có những giúp đỡ to lớn đối với các
nước thành viên trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất và chủ nghĩa xã
hội góp phần nâng cao đời sống của nhân dân Liên Xô giữ vai trò quyết
định trong khối SEV.


















- Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, khối SEV còn có những hạn chế
như khép kín cửa, không hoà nhập với nền kinh tế thế giới, còn nặng về
trao đổi hàng hoá mang tính bao cấp

Vuihoc24h.vn
 Châu Tiến Lộc

Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử


Trang 92
IV.b
(3 điểm)

Trong nửa sau thế kỷ XX, hệ thống tư bản chủ nghĩa đã có những chuyển
biến quan trọng nào? Giải thích vì sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên
kết khu vực lớn nhất trên thế giới?
a) Trong nửa sau thế kỷ XX, hệ thống tư bản chủ nghĩa đã có những
chuyển biến quan trọng :

- Trước hết, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành
cường quốc giàu mạnh nhất. Với lực lượng kinh tế - tài chính và quân sự
vượt trội, giới cầm quyền Mĩ đã ráo riết thực hiện các chiến lược toàn cầu
nhằm mưu đồ thống trị thế giới Có thể nói, Mĩ hầu như đã dính líu, can
thiệp vào nhiều nơi trên thế giới, nhưng cũng rõ là Mĩ phải chấp nhận
không ít thất bại, tiêu biểu là thất bại trong cuộc Chiến tranh xâm lược
Việt Nam (1954 – 1975)

- Hai là, nhờ sự tự điều chỉnh kịp thời, nền kinh tế các nước tư bản đã tăng
trưởng khá liên tục, đưa lại những thay đổi về chất trong cơ cấu cũng như
xu hướng phát triển và hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới

- Ba là, dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, nhất
là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, các nước tư bản ngày
càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực, tiêu biểu là sự ra đời từ hơn 40
năm qua của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) mà ngày nay là Liên minh
châu Âu (EU). Mĩ, EU và Nhật Bản đã trở thành ba trung tâm kinh tế lớn

của thế giới

b) Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới :

- Phát triển nhanh chóng về mặt số lượng thành viên (Năm 1957 : 6 nước,
đến năm 2007 : 27 nước)

- Là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới


- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chiếm 1/4 toàn thế giới



HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 19 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)
I
(2 điểm)

Nêu và nhận xét về những hình thức đấu tranh chống thực dân Pháp của
nhân dân ta trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ
1936 – 1939.
a) Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ -
Tĩnh sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt :

+ Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, từ mít tinh
biểu tình đến đốt huyện đường, phá nhà lao, kết hợp biểu tình thị uy với

hoạt động nửa vũ trang để tiến công địch.

+ Trong tháng 9 và tháng 10 - 1930, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa cướp chính quyền địch
thành lập chính quyền cách mạng

b) Phong trào dân chủ 1936 –1939 là một phong trào quần chúng rộng
rãi với những hình thức tổ chức và đấu tranh phong phú :


+ Đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp nửa hợp pháp như Đông
Dương đại hội, đón Gôđa; bãi công của công nhân, bãi thị của tiểu
thương, mít tinh, biểu tình của nông dân, bãi khóa của học sinh, sinh
viên, đặc biệt là cuộc mít tinh khổng lồ ở Nhà Đấu Xảo Hà Nội

Vuihoc24h.vn

×