Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ19 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.33 KB, 4 trang )



CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ

ĐỀ THI THỬ SỐ 19
KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề


PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Trình bày và nhận xét về chủ trương tập hợp lực lượng và chủ trương chuẩn bị khởi nghĩa
vũ trang giành chính quyền được đề ra tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương (5 – 1941).
Câu II (3,0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, hãy làm sáng tỏ vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ chính quyền, giữ vững độc lập dân tộc những năm đầu tiên sau
Cách mạng tháng Tám (từ ngày 2 – 9 – 1945 đến 19 – 12 – 1945).
Câu III (2,0 điểm)
Căn cứ vào điều kiện thời cơ như thế nào, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976 ? Nêu nội
dung của kế hoạch đó.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Toàn cầu hóa là gì ? Nêu những biểu hiện nổi bật của xu thế toàn cầu hóa trong nửa sau
thế kỷ XX.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Tại sao nói cuộc Cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỷ XX đã và đang
đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới ?




Hết



Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:

 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử


Trang 96
- Sau hơn 3 năm chiến tranh, ngày 27 - 7 - 1953, với những tổn thất nặng
nề, Hiệp định đình chiến được kí kết giữa Trung Quốc – Triều Tiên v
ới
Mĩ – Hàn Quốc. Cuộc chiến tranh Triều Tiên là sự đụng đầu trực tiếp đầu
tiên giữa hai phe, bất phân thắng bại.




HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 19 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)
I
(2 điểm)


Trình bày và nhận xét về chủ trương tập hợp lực lượng và chủ trương chuẩn
bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền được đề ra tại Hội nghị lần thứ 8
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941).
a) Chủ trương tập hợp lực lượng :
- Chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, đổi tên các
Hội Phản đế thành Hội Cứu quốc, nhằm tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp,
giai cấp và cá nhân yêu nước.

- Nhận xét : Chủ trương trên đã huy động đến mức cao nhất lực lượng
toàn dân tộc thực hiện nhiệm vụ số một là giải phóng dân tộc, giành độc
lập, tự do. Khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930
và khẳng định chủ trương đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng, góp phần trực tiếp đưa Cách mạng tháng Tám đến thành công.

b) Chủ trương khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền :
- Hội nghị xác định hình thái của cuộc khởi ở nước ta là đi từ khởi nghĩa
từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và kết luận : chuẩn bị khởi nghĩa là
nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn hiện tại.


- Nhận xét : Đây là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo phù hợp với thực
tiễn cách mạng Việt Nam, nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách
mạng là giải phóng dân tộc, góp phần trực tiếp đưa Cách mạng tháng
Tám đến thành công.

II
(3 điểm)

Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, hãy làm sáng tỏ vai trò của Chủ tịch Hồ

Chí Minh trong cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ chính quyền, giữ vững độc lập
dân tộc những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (từ ngày 2 – 9 – 1945
đến ngày 19 – 12 – 1945).
- Ngày 2 - 9 - 1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay
mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc

- Một tuần sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (8 - 9 - 1945)
Hồ Chủ tịch công bố lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước. Trên cơ sở đó,
cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tổ chức vào ngày 6 - 1 - 1946.

- Ngày 2 - 3 - 1946, tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội, Hồ Chí Minh đã
đứng ra thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến; phụ trách Ủy ban dự
thảo Hiến pháp. Tháng 11 - 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa đã được Quốc hội thông qua.


- Phát động phong trào tăng gia sản xuất, khai hoang phục hóa, đồng thời
kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm, sẻ áo”, lập “hũ gạo cứu đói”,
“ngày đồng tâm” để chống “giặc đói”. Phát động phong trào “tuần lễ
vàng”, xây dựng “quỹ độc lập”.

Vuihoc24h.vn
 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử


Trang 97
- Kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ (8 - 9 - 1945) và kêu gọi
toàn dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ để chống “giặc dốt”.


- Đầu năm 1946, Hồ Chủ tịch kí sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam. Khó
khăn về tài chính được giải quyết.

- Tháng 9 - 1945, kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ bùng nổ, cùng với
Trung ương Đảng và Chính phủ, Hồ Chủ tịch phát động phong trào ủng hộ
Nam Bộ kháng chiến.

- Ngày 6 - 3 - 1946, Hồ Chủ tịch kí bản Hiệp định Sơ bộ, tạm hòa với Pháp
để đẩy 20 vạn quân Trung Hoa Quốc dân đảng cùng tay sai ra khỏi nước
ta, giành thêm thời gian hòa bình củng cố chính quyền. Tháng 5 - 1946,
Hồ Chủ tịch ra sắc lệnh đổi tên Vệ quốc quân thành Quân đội quốc gia
Việt Nam.

- Ngày 14 - 9 - 1946, Hồ Chủ tịch đã kí bản Tạm ước nhân nhượng Pháp
một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa và tạo điều kiện cho ta có thêm thời
gian chuẩn bị bước vào kháng chiến.

- Như vậy, trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám 1945, Hồ Chủ
tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ lãnh đạo nhân dân ta giải quyết
nhiều khó khăn đối nội, đối ngoại và tích cực chuẩn bị lực lượng về mọi
mặt. Ngày 19 - 12 - 1946, Hồ Chủ tịch đã phát động cuộc kháng chiến
toàn quốc chống Pháp.

III
(2 điểm)

Căn cứ vào điều kiện thời cơ như thế nào, Bộ Chính trị Trung ương Đảng
Lao động Việt Nam đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong
hai năm 1975 và 1976 ? Nêu nội dung của kế hoạch đó.

- Cuối 1974, Ngụy quyền Sài Gòn lâm vào cảnh khủng hoảng toàn diện và
sâu sắc, quân Ngụy không chống cự nổi trước sự tấn công của ta và cũng
không có khả năng phản công giành lại những nơi đã mất. Viện trợ của Mĩ
cho quân Ngụy Sài Gòn giảm sút nghiêm trọng, khả năng can thiệp của Mĩ
rất hạn chế

- Quân chủ lực của ta từ chổ đánh tiêu diệt sinh lực địch là chính chuyển
lên đánh những trận lớn làm tan rã từng binh đoàn mạnh của địch, giải
phóng những vùng đất đai rộng lớn ở cả nông thôn đồng bằng và đô th
ị…


- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền
Nam thay đổi có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị Trung ương Đảng Lao
động Việt Nam đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975
và 1976. Tuy nhiên, Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời
cơ” và “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng
miền Nam trong năm 1975”…

II. PHẦN RIÊNG (3 điểm)
IV.a
(3 điểm)

Toàn cầu hóa là gì ? Nêu những biểu hiện nổi bật của xu thế toàn cầu hóa
trong nửa sau thế kỷ XX.
a. Toàn cầu hoá :

- Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác
động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia,
các dân tộc trên thế giới.


- Là hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những
năm 80 của thế kỉ XX.

b. Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá :

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.



- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

Vuihoc24h.vn
 Châu Tiến Lộc
Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử


Trang 98
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là
các công ti khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên
thị trường trong và ngoài nước.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế
và khu vực (IMF, WB, WTO, EU, ASEAN, APEC, ASEM ). Các tổ chức
này có vai trò ngày càng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề kinh
tế chung của thế giới và khu vực.

IV.b
(3 điểm)


Tại

sao nói cuộc Cách mạng khoa học – công nghệ đã và đang đưa loài người
chuyển sang một nền văn minh mới ?
a) Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai ra đời từ những năm 40
của thế kỉ XX (từ đầu những năm 70 được gọi là cách mạng khoa học –
công nghệ), không chỉ là cuộc cách mạng kĩ thuật đơn thuần như ở thế kỷ
XVIII mà nó kết hợp chặt chẽ giữa cách mạng khoa học và cách mạng kĩ
thuật. Cuộc cách mạng này phát triển với một tốc độ nhanh chóng, quy mô
rộng lớn và thu được những thành tựu kì diệu chưa từng có trong lịch sử
nhân loại, đã và đang đưa loài người bước sang một nền văn minh mới hay
còn gọi là “văn minh hậu công nghiệp”, “văn minh truyền tin”, “văn minh

trí tuệ”.

b) Cuộc Cách mạng khoa học – công nghệ đã và đang đưa loài người
chuyển sang nền văn minh mới vì :

- Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã và đang mang lại cho con
người một lực lượng sản xuất to lớn : Nhờ những thành tựu vượt bậc của
các ngành khoa học cơ bản, xuất hiện các ngành khoa học mới, sáng tạo ra
những công cụ sản xuất mới, những nguồn năng lượng mới, những vật liệu
mới, những phương tiện mới… phục vụ cho cuộc sống con người.

- Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã và đang mang đến cho con
người khả năng có thể phát triển hơn nữa sự sáng tạo trong lao động, tạo ra
cho con người những năng lực mới : không chỉ giúp con người nối dài các
giác quan, tăng thêm sức mạnh cơ bắp mà còn thay thế những thao tác trí
tuệ, mở ra một khả năng vô tận trong tìm hiểu và khám phá thế giới.



- Những thành tựu do cuộc cách mạng khoa học – công nghệ tạo ra đã
không ngừng nâng cao mức sống của nhân loại, tạo điều kiện cho con
người tiến lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống.


















Vuihoc24h.vn

×