Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tài liệu giáo dục gia đình: Phong cách giáo dục của cha mẹ, tự đánh giá của cha mẹ về học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.05 MB, 86 trang )

Đại học Quốc gia Tp.HCM
Trường Đại học KHXH&NV

Mẫu T05
Ngày nhận hồ sơ

Chí Minh

(Do P.QLKH-DA ghi)

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH
CẤP TRƯỜNG NĂM 2014

Tên đề tài :

Phong cách giáo dục của cha mẹ: tự đánh giá của cha
mẹ và nhận định từ con cái lứa tuổi học sinh
trung học cơ sở

Tham gia thực hiện

1.

Học hàm, học vị,
Họ và tên
TS. Hoàng Mai Khanh

2.

Lê Thị Tường Vy


3.

Th.S Nguyễn Thuý An

TT

Chịu trách
nhiệm
Chủ nhiệm

Điện thoại
0982741207

Email
maikhanhhoang@hc
mussh.edu.vn

Thư ký
Tham gia

TP.HCM, tháng 10 năm 2015


Đại học Quốc gia Tp.HCM
Trường Đại học KHXH&NV

h

BÁO CÁO TỔNG KẾT


Tên đề tài :

Phong cách giáo dục của cha mẹ: tự đánh giá của cha
mẹ và nhận định từ con cái lứa tuổi học sinh
trung học cơ sở

Ngày ... tháng ...... năm ....
Chủ tịch hội đồng nghiệm thu
(Họ tên, chữ ký)

Ngày ... tháng ...... năm ....
Chủ nhiệm
(Họ tên và chữ ký)

Ngày ... tháng ...... năm ....
Hiệu trưởng

Ngày ... tháng ...... năm ....
P.QLKH-DA
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

TP.HCM, tháng .. năm ….


MỤC LỤC
Tóm tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU
Chương 1: Tổng quan về phong cách giáo dục của cha mẹ


6

1.1 Những vấn đề nghiên cứu giáo dục gia đình và phong cách giáo dục
của cha mẹ trong nước và nước ngoài

6

1.2 Phong cách giáo dục của cha mẹ

10

1.3 Phong cách giáo dục của cha mẹ và sự phát triển của trẻ

18

1.4 Sự tự chủ - tự lập

25

1.5 Tương quan giữa cha mẹ và con tuổi vị thành niên

30

Chương 2: Phong cách giáo dục của cha mẹ

35

2.1 Vài nét về trường THCS Trần Văn Ơn

35


2.2 Khái quát mẫu khảo sát

35

2.3 Phong cách giáo dục của cha mẹ: đánh giá từ cha mẹ và cảm nhận
cảm nhận của con

37

2.3.1 Đánh giá của cha mẹ về phong cách giáo dục

37

2.3.2 Cảm nhận của con về phong cách giáo dục của cha mẹ

42

2.3.3 So sánh đánh giá của cha mẹ và con về phong cách giáo dục

48

2.3.4 Quan niệm của cha mẹ và con về sự tự chủ - tự lập

59

2.3.5 Bàn luận

63


KẾT LUẬN

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69


TĨM TẮT

!

Nghiên cứu có mục đích tìm hiểu sâu đánh giá của cha mẹ và cảm nhận của con
tuổi vị thành niên về phong cách giáo dục của cha mẹ, và những tác động của
phong cách giáo dục đến sự phát triển tự chủ - tự lập của trẻ. Dữ liệu được thu
thập từ 194 học sinh THCS về cảm nhận đối với phong cách giáo dục của cha
mẹ, trong đó 74 gia đình đầy đủ (cha, mẹ và con) đã tham gia khảo sát và dữ liệu
được phân tích chung nhằm so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa đánh giá
của cha mẹ và cảm nhận của con. Kết quả từ đánh giá của cha mẹ và cảm nhận
của con đều cho thấy cha mẹ có mức độ yêu thương và khuyến khích tự chủ - tự
lập cao, kiểm soát độc đoán và xung khắc chỉ được đánh giá ở mức độ thấp.
This study aims to gain an in-depth understanding of adolescents’ perceived
parenting

styles

and

how


parenting

styles

might

influence

adolescents’autonomy. Data of 194 students in grade 6th to 9th at a middle school
in Ho Chi Minh City was collected. In this study, four dimensions determined
parenting styles: authoritarian control, affection and involvement, conflict and
frustration, autonomy granting. Participants reported perceiving that parents are
high in affection and autonomy granting, low in authoritarian control and
conflict.


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Cha mẹ tự đánh giá phong cách giáo dục của mình

37

Bảng 3.2: Cảm nhận của con về phong cách giáo dục của cha mẹ

42

Bảng 3.3: Sự khác nhau giữa cha và mẹ theo cảm nhận của con

43


Bảng 3.4: Sự khác nhau giữa cha và mẹ về kiểm soát độc đoán

4

Bảng 3.5: Sự khác nhau giữa cha và mẹ về yêu thương

45

Bảng 3.6: Cảm nhận của học sinh về xung khắc với cha mẹ

46

Bảng 3.7: Cảm nhận của học sinh về khuyến khích tự chủ - tự lập
của cha mẹ

47

Bảng 3.8: Sự khác nhau giữa cha và mẹ về khuyến khích
tự chủ - tự lập

47

Bảng 3.9: Sự khác nhau giữa cha và con trong nhận định về
phong cách giáo dục

48

Bảng 3.10: Sự khác nhau giữa mẹ và con trong nhận định về
phong cách giáo dục


49

Bảng 3.11: Sự khác nhau giữa cha và con trong nhận định về
kiểm soát độc đoán

50

Bảng 3.12: Sự khác nhau giữa mẹ và con trong nhận định về
kiểm soát độc đoán

51

Bảng 3.13: Sự khác nhau giữa cha và con trong nhận định về
yêu thương

47

Bảng 3.14: Sự tương đồng giữa cha và con trong nhận định về
yêu thương

53

Bảng 3.15: Sự khác nhau giữa mẹ và con trong nhận định về
yêu thương

54


Bảng 3.16: Sự tương đồng giữa mẹ và con trong nhận định về

yêu thương

55

Bảng 3.17: Sự khác nhau giữa cha và con trong nhận định về
xung khắc – bực tức

56

Bảng 3.18: Sự khác nhau giữa mẹ và con trong nhận định về
xung khắc – bực tức

56

Bảng 3.19: Sự khác nhau giữa cha và con trong nhận định
về khuyến khích tự chủ - tự lập

57

Bảng 3.20: Sự khác nhau giữa mẹ và con trong nhận định
về khuyến khích tự chủ - tự lập

58


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Gia đình ln là cái nơi đầu tiên đón nhận con người, ni dạy và giáo dục
cho đến khi trưởng thành. Khơng ai có thể phủ nhận vai trị giáo dục tiên khởi
của gia đình, từ khi trẻ mới sinh ra. Trong gia đình, trẻ được nuôi dưỡng, giáo

dục về hành vi, ứng xử, ngôn ngữ, các mối tương quan, thái độ, giá trị, thông lệ,
tập qn của nhóm, xã hội. Lê Thành Khơi (1992) đã khẳng định: “nhân cách của
trẻ bắt đầu được hình thành từ gia đình…”.
Ngay từ đầu thế kỷ 20, đã có những nghiên cứu đa ngành tìm hiểu về gia
đình. Những cơng trình nghiên cứu về gia đình và trẻ em tập trung vào hai
hướng: i) nghiên cứu biểu tượng, niềm tin của cha mẹ về sự phát triển của trẻ và
về việc giáo dục trẻ; ii) tìm hiểu phong cách, thực hành, ứng xử giáo dục cụ thể.
Từ hai định hướng trên, rất nhiều nghiên cứu quan tâm đến tác động của niềm
tin, quan niệm giáo dục, hay phong cách, hành xử giáo dục của cha mẹ đến các
khía cạnh khác nhau trong quá trình phát triển của trẻ (Baldwin, Kalhorn, Breese,
1945; Baumrind, 1978; Pourtois, 1979; Dornbusch và cộng sự, 1987; Steinberg
và cộng sự, 1992; Lescaret, 1999; Wolfradt, Hempel và Miles, 2003; Soenens và
cộng sự, 2007; Turner, Chandler và Heffer, 2009).
Các nghiên cứu về giáo dục gia đình cũng được tìm hiểu trên phương diện
văn hố, bối cảnh xã hội. Các kết quả nghiên cứu cho thấy phong cách giáo dục
của cha mẹ khác nhau giữa các nền văn hoá; các khác biệt về ảnh hưởng của
phong cách giáo dục giữa các nhóm đối tượng trong các nền văn hố khác nhau
cũng được ghi nhận (Dornbusch và cộng sự, 1987; Lin và Fu, 1990; McBrideChang & Chang, 1998; Peng & Wright, 1994; Blair & Qian, 1998; Kagitcibasi,
2005; García và Gracia, 2009). Như vậy, bối cảnh văn hoá - xã hội là một trong
những yếu tố quan trọng trong việc tìm hiểu phong cách giáo dục của cha mẹ.

1


Ở Việt Nam, có khá nhiều nghiên cứu về gia đình và giáo dục gia đình dưới
góc độ xã hội học, tâm lý học (Văn Thị Kim Cúc, 2003; Mai Huy Bích, 2004;
Lưu Song Hà, 2008; Lã Thị Thanh Thuỷ, 2009; Nguyễn Thị Anh Thư và Bùi
Minh Đức, 2012; Nguyễn Ánh Hồng, 2012).
Các nghiên cứu này ít nhiều cũng đã đề cập đến ảnh hưởng của sự giáo dục
của cha mẹ đối với con cái, cụ thể là cách ứng xử, cách quan tâm,… - những thực

hành giáo dục con cái của cha mẹ. Các tác giả đã chỉ ra mối tương quan thuận
giữa sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc của cha mẹ và kết quả học tập cũng như
động cơ thành đạt của con. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cịn có rất nhiều câu hỏi để
trả lời. Chẳng hạn như sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của cha mẹ có ảnh
hưởng gì đến con cái ở những khía cạnh khác như sự tự tin, sức khỏe tâm lý,
nguy cơ bệnh tâm lý; hay sự kiểm soát của cha mẹ có ảnh hưởng như thế nào đối
với sự phát triển của con.
Xã hội Việt Nam có những chuyển biến rất nhanh và mạnh trong xu thế hội
nhập khu vực và quốc tế. Những biến đổi văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến gia
đình, các thành viên cũng như quá trình giáo dục, phong cách giáo dục trong gia
đình (Kagitcibasi, 2005). Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới dẫn đến việc du
nhập và phát triển các giá trị mới, tác động đến các giá trị giới trẻ hấp thụ, cũng
như ảnh hưởng đến các giá trị trong giáo dục của cha mẹ đối với con cái. Trong
tiếp cận lý thuyết hệ thống gia đình, gia đình được xem như một hệ thống các
mối quan hệ, luôn vận động và thay đổi để đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu
và phát triển của các thành viên (Minuchin, 1985). Khi con cái lớn lên, chuyển từ
thời kỳ nhi đồng sang thời kỳ thanh thiếu niên, gia đình chuyển đổi từ một giai
đoạn này sang một giai đoạn khác, sự cân bằng của giai đoạn trước thường bị xáo
trộn, rối loạn, do những thay đổi của một hay nhiều thành viên trong gia đình,
đặc biệt sự phát triển của con trong tuổi vị thành niên. Trong bối cảnh đó, nghiên
cứu về phong cách giáo dục của cha mẹ từ đánh giá của chính cha mẹ và cảm

2


nhận của con là cần thiết để hiểu rõ hơn về giáo dục trong gia đình đối với lứa
tuổi học sinh THCS.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phong cách giáo dục của cha mẹ theo quan điểm của chính
cha mẹ và tìm hiểu ý kiến, nhận định từ con cái về phong cách giáo dục của cha

mẹ. Từ đó, so sánh nhận định của chính cha mẹ và đánh giá của trẻ về phong
cách giáo dục. Nghiên cứu cũng tìm hiểu quan niệm của cha mẹ và con về sự tự
chủ tự lập của thiếu niên.
3. Đối tượng nghiên cứu
Phong cách giáo dục của cha mẹ trẻ vị thành niên (12-15 tuổi). Trong nghiên
cứu này, phong cách giáo dục được tìm hiểu từ ý kiến tự đánh giá của cha mẹ và
nhận định từ con cái.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Cha mẹ và trẻ vị thành niên có những nhận định tương đồng về một số yếu tố
của phong cách giáo dục. Tuy nhiên, con cái có cảm nhận cha mẹ khắt khe, kiểm
soát nhiều hơn cha mẹ tự đánh giá.
Đánh giá của cha mẹ và cảm nhận của con đều cho thấy cha mẹ thể hiện yêu
thương, quan tâm đến con và khuyến khích con tự chủ - tự lập.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lý thuyết về phong cách giáo dục của cha mẹ, tương quan giữa
cha mẹ và con tuổi vị thành niên, mối liên hệ giữa phong cách giáo dục và các
khía cạnh của sự phát triển của trẻ.
5.2 Tìm hiểu phong cách giáo dục của cha mẹ, qua việc phân tích và so sánh
đánh giá của cha mẹ và cảm nhận của con về phong cách giáo dục.
5.3 Tìm hiểu quan niệm của cha mẹ và con về khái niệm tự chủ - tự lập cũng
như sự hỗ trợ, khuyến khích của cha mẹ để phát triển tự chủ - tự lập cho con.
6. Khách thể khảo sát và phạm vi nghiên cứu

3


Chúng tôi phát bảng hỏi khảo sát cho 200 học sinh khối 6-9 trường THCS
Trần Văn Ơn, quận 1. Các em học sinh này cũng được phát bảng hỏi khảo sát cho
cha và mẹ mình. Tuy nhiên, khi thu lại phiếu khảo sát, chỉ có 74 học sinh có đủ
cha và mẹ cùng trả lời phiếu khảo sát. Các phân tích so sánh đánh giá của cha mẹ

và nhận định của con về phong cách giáo dục sẽ chỉ sử dụng dữ liệu của 74 gia
đình này.
Do điều kiện kinh phí hạn hẹp của đề tài cấp trường, chúng tơi chỉ khảo sát
trên 1 trường THCS với số lượng hạn chế.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tổng hợp, phân tích các tài liệu liên
quan đến phong cách giáo dục của cha mẹ, làm cơ sở cho việc triển khai
nội dung nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Điều tra bằng phiếu hỏi: để tìm hiểu phong cách giáo dục của cha
mẹ, chúng tôi sử dụng bảng hỏi “Phong cách giáo dục của cha mẹ” dựa
trên 4 yếu tố độc lập (kiểm soát độc đoán, tình cảm u thương, xung khắc
– thờ ơ, khuyến khích tự chủ tự lập) theo mơ hình của Paul Durning
(2001) đã được dịch, kiểm định và sử dụng trong luận án tiến sĩ của Hoàng
Mai Khanh (2005) để thu thập ý kiến, nhận định của cha mẹ về phong
cách giáo dục của chính mình. Để tìm hiểu nhận định của con cái về
phong cách giáo dục của cha mẹ và có những so sánh với dữ liệu thu được
từ cha mẹ, bảng hỏi thiết kế cho học sinh THCS về phong cách giáo dục
của cha mẹ, cũng dựa trên 4 yếu tố này.
7.2.2. Phỏng vấn cá nhân: nhằm tìm hiểu sâu hơn những tình huống ứng
xử thể hiện phong cách giáo dục của cha mẹ, chúng tôi sẽ tiến hành phỏng
vấn cá nhân một số cha mẹ và học sinh.
7.3. Phương pháp xử lí dữ liệu
- Dữ liệu định lượng thu được từ các bảng hỏi điều tra được xử lý bằng phần
mềm SPSS.
4


- Dữ liệu định tính được lọc ra theo chủ đề dưới dạng trích dẫn từ bản gỡ
băng phỏng vấn cá nhân. Kết quả được xử lý theo phương pháp phân tích nội

dung.
8. Đóng góp mới của nghiên cứu
Nghiên cứu đã xác định, hệ thống hoá các lý luận về phong cách giáo dục của
cha mẹ, các tác động của phong cách giáo dục đến sự phát triển của trẻ, khái
niệm về tự chủ - tự lập theo tiếp cận liên ngành, tương quan của cha mẹ và con
trong thời kỳ niên thiếu.
Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà giáo
dục, tâm lý, nhân viên công tác xã hội làm việc với gia đình.

5


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ
1.1 Những vấn đề nghiên cứu giáo dục gia đình và phong cách giáo dục của cha
mẹ trong nước và nước ngoài
1.1.1 Nghiên cứu nước ngoài về giáo dục của cha mẹ
Nghiên cứu giáo dục gia đình phát triển rất nhanh như một lĩnh vực nghiên
cứu trong khoa học giáo dục từ thập niên 70 của thế kỷ trước tại Bắc Mỹ và từ
những năm 80 tại Châu Âu. Lĩnh vực nghiên cứu này tập trung vào quá trình giáo
dục trong gia đình, được xếp vào ngành Khoa học giáo dục và được phân biệt rõ
rệt với tâm lý học gia đình hay xã hội học gia đình (Durning, 1995). Tuy nhiên,
các nghiên cứu tâm lý về quan niệm, nhận thức của cha mẹ về con cái và về việc
giáo dục con cũng là những nghiên cứu rất đáng quan tâm trong lĩnh vực nghiên
cứu giáo dục gia đình. Các cơng trình này tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về nhu
cầu của con cái, về quá trình phát triển của trẻ và về hành động giáo dục của cha
mẹ (Vandenplas-Holper, 1987). Miller (1988) cho rằng cách thức cha mẹ chăm
sóc và giáo dục con được xác định một phần từ những nhận thức này.
Như vậy, ngay từ nửa đầu thế kỷ 20, gia đình đã là đối tượng của nhiều
nghiên cứu liên ngành. Những nghiên cứu về giáo dục của cha mẹ đối với trẻ tập

trung vào hai hướng. Hướng thứ nhất tìm hiểu về niềm tin, biểu tượng của cha
mẹ về con trẻ và về việc giáo dục trẻ. Hướng thứ hai tập trung nghiên cứu các
hoạt động giáo dục cụ thể của cha mẹ.
Trong hướng thứ nhất, Vandenplas-holper (1987) đã tổng luận và phân tích
nhiều cơng trình quan trọng tìm hiểu các biểu tượng và lập luận của cha mẹ về
giáo dục con cái (Newberger, 1980; Sameroff et Feil, 1985; Sigel, 1984, 1985;
Mc Gillicuddy-De Lisi, 1982, 1985). Các tác giả lập luận rằng những điều cha
mẹ tin liên quan đến quá trình phát triển của trẻ là cơ sở định hướng hành động
giáo dục của họ, và những hành động giáo dục này quyết định mức độ phát triển
của trẻ. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu chỉ cho thấy mức độ liên kết yếu giữa
6


những điều cha mẹ tin và các hành động giáo dục. Ngược lại, các nghiên cứu lại
chỉ ra mối liên hệ giữa nhận thức của cha mẹ về giáo dục và sự phát triển nhận
thức của con. Những nghiên cứu này cũng nhấn mạnh các yếu tố ảnh hưởng đến
nhận thức của cha mẹ về giáo dục và sự phát triển của trẻ, như mơi trường văn
hố-xã hội, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh tế và kinh nghiệm làm cha mẹ.
Hướng nghiên cứu thứ hai tập trung vào các hành động giáo dục của cha mẹ.
Hướng nghiên cứu này bắt đầu rất sớm, từ đầu thế kỷ XX với sự ra đời của Viện
Nghiên cứu Fels năm 1929 ở Ohio, Hoa Kỳ (trích theo Lautrey, 1980). Từ đó, rất
nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã sử dụng các cách tiếp cận và phương pháp
khác nhau: cách tiếp cận cấu trúc, trong đó các tác giả khái niệm phong cách giáo
dục của cha mẹ bao gồm các yếu tố cấu thành như độc đoán, dân chủ, dễ dãi
(Badwin, Kalhorn và Breese, 1945; Reuchlin, 1972; Baumrind, 1971), và cách
tiếp cận tương tác, chú ý đến mối quan hệ giữa các nhân tố trong giáo dục - cụ
thể là cha mẹ và con, có thể kể các nghiên cứu của Bell và Harper (1977), Belsky
và Vondra (1989) (trích theo Bergonnier-Dupuy, 2000).
Rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha
mẹ và các khía cạnh phát triển của trẻ. Pourtois và Desmet (1989) tổng lược các

kết quả nghiên cứu về giáo dục gia đình, và chỉ ra những mối liên hệ có ý nghĩa
nhất giữa các biến số: mơi trường xã hội, văn hố, phong cách giáo dục và sự
phát triển của trẻ. Baldwin, Kalhorn và Breese (1945) là các tác giả đầu tiên công
bố kết quả về ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến sự phát triển
trí tuệ của trẻ. Sau đó, một số nghiên cứu khác tiếp tục phát triển vấn đề này
(Pourtois, 1979; Lautrey, 1980). Một số nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của
phong cách giáo dục đến việc thích ứng học tập của trẻ (Pourtois, 1979;
Steinberg và cộng sự, 1992; Dornbusch và cộng sự, 1987; Lescaret, 1999). Các
nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên hệ giữa phong cách giáo dục và sự phát
triển tình cảm xã hội và thích ứng xã hội của trẻ (Baumrind, 1978; Jose và cộng

7


sự, 2000). Trong khi đó, mối liên hệ giữa phong cách giáo dục và tính tự chủ-tự
lập (autonomy) của trẻ ít được quan tâm hơn.
Phong cách giáo dục của cha mẹ là vấn đề được quan tâm nghiên cứu từ lâu,
nhất là tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cảm nhận của con cái về phong cách giáo dục của
cha mẹ lại ít được tìm hiểu. Một số tác giả tìm hiểu nhận định của trẻ vị thành
niên về hành vi giáo dục của cha mẹ và tìm hiểu mối liên hệ với sự phát triển
nhận thức và tâm lý xã hội của chúng [Steinberg và cộng sự, 1992, 1994;
Deslandes và đồng nghiệp, 2000; Kowal và cộng sự, 2002]. Kowal và các đồng
nghiệp đã thực hiện một nghiên cứu nhằm tìm hiểu sức khoẻ tâm thần của trẻ
biến đổi thế nào theo nhận định về tầm mức và sự cơng bình trong hành vi thể
hiện tình cảm hay kiểm sốt của cha mẹ. Kết quả cho thấy trẻ nhận định cha mẹ
công bình trong cách ứng xử chọn những câu trả lời về cảm xúc tích cực để tự
đánh giá bản thân và những trẻ này ít gặp vấn đề về hành vi. Các tác giả nhận
thấy nhận thức về sự công bình trong cách giáo dục của cha mẹ có mối liên hệ ổn
định hơn với các tiêu chí của sức khoẻ tâm thần so với nhận định về mức độ yêu
thương hay kiểm soát thể hiện qua các hành vi của cha mẹ. Các nghiên cứu này

cũng khẳng định tầm quan trọng của việc xem xét cảm nhận của trẻ về phong
cách giáo dục của cha mẹ trong việc tìm hiểu về sức khoẻ tâm thần của trẻ.
1.1.2 Nghiên cứu trong nước về giáo dục gia đình
Ở nước ta, từ thập niên 90, các nghiên cứu về gia đình đã bắt đầu quan tâm
đến vai trị của gia đình trong việc hình thành nhân cách trẻ (Lê Thi, 1997; Lê
Ngọc Văn, 1998; Lê Như Hoa, 2001). Từ đó cũng có một số bài viết, đề tài quan
tâm đến giáo dục trong gia đình: các nghiên cứu, bài viết về xung đột trong gia
đình (giữa cha mẹ và con cái) của Đỗ Hạnh Nga (2005), Lê Đức Phúc (2003);
các vấn đề trong gia đình và ảnh hưởng của gia đình đến sự phát triển nhân cách
của trẻ (Nguyễn Thị Kim Anh, 1997; Văn Thị Kim Cúc, 2003; Đinh Phương
Duy, 2003; Mai Huy Bích, 2004; Nguyễn Thị Hồng Nga, 2007). Lê Thị Lâm
(2006) đã nêu lên một số yếu tố thuận lợi và khó khăn của cha mẹ trong quan hệ

8


gắn bó giữa cha mẹ và con cái, cũng như trong việc điều chỉnh và uốn nắn hành
vi của con qua khảo sát các cha mẹ học sinh tiểu học tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Trong một nghiên cứu khác, Nguyễn Thị Anh Thư (2006) phân tích 2 trường hợp
trẻ được chẩn đoán tăng động giảm chú ý để chỉ ra tác động của giáo dục gia
đình, đặc biệt vai trò của cha và mẹ trong việc kiềm hãm, điều chỉnh những rối
nhiễu ở trẻ hay làm tăng thêm rối nhiễu nếu cha mẹ khơng có cách giáo dục phù
hợp. Đoàn Việt (2005) nghiên cứu các biện pháp giáo dục con của cha mẹ vùng
nơng thơn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy cha mẹ
vẫn quan niệm đánh, mắng con là những biện pháp, công cụ để giáo dục con; một
số cha mẹ đã có thay đổi trong nhận thức về việc sử dụng các biện pháp bạo lực
trong giáo dục con nhưng trong thực tế họ vẫn thỉnh thoảng sử dụng biện pháp
bạo lực như giải pháp tức thời trong tình huống con phạm lỗi, điều này cho thấy
sự lúng túng của cha mẹ trong việc đổi mới nhận thức và phương pháp giáo dục
con.

Tác giả Nguyễn Ánh Hồng (2012) đã nghiên cứu toàn diện về giáo dục gia
đình trong đề tài Thực trạng giáo dục gia đình đối với học sinh THPT tại TP.
HCM và thử nghiệm một số biện pháp tác động. Kết quả đề tài đã cho thấy một
bức tranh chung về giáo dục gia đình của cha mẹ học sinh THPT: nhận thức của
cha mẹ về vấn đề giáo dục con; sự quan tâm, hiểu biết về con; các nội dung và
phương pháp giáo dục con cái của cha mẹ.
Tác giả Lưu Song Hà (2008) tìm hiểu đánh giá của chính cha mẹ về bản thân
và so sánh với cảm nhận của con cái về cha mẹ ở học sinh trung học cơ sở. Kết
quả cho thấy có những khác biệt về mức độ hiểu con giữa đánh giá của người cha
về bản thân và cảm nhận của con về cha mình. Đối với người mẹ, sự khác biệt
thể hiện ở tiêu chí tin tưởng và bình đẳng. Nghiên cứu của Vũ Thị Khánh Linh
(2012) cũng quan tâm đến nhận định của con về phong cách giáo dục của mẹ.
Tuy nhiên, tác giả khơng tìm hiểu sâu các biểu hiện trong từng phong cách,
nghiên cứu chỉ tìm hiểu đánh giá của mẹ và của con về ba phong cách giáo dục

9


của mẹ (phong cách giáo dục độc đoán, phong cách giáo dục tự do, phong cách
giáo dục dân chủ) trong 7 lĩnh vực giáo dục cụ thể (việc học tập, giáo dục lao
động, giáo dục cách chi tiêu, giáo dục đạo đức, giáo dục lối sống, giáo dục thẩm
mỹ, giáo dục quan hệ bạn bè). Kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa tự
đánh giá của mẹ và đánh giá của con về phong cách giáo dục của mẹ. Các con có
xu hướng đánh giá mẹ thiên về phong cách giáo dục độc đốn, ngược lại, mẹ có
xu hướng tự đánh giá mình thuộc phong cách giáo dục dân chủ và tự do.
Nghiên cứu của tác giả Đỗ Hạnh Nga (2014) tập trung tìm hiểu xung đột tâm
lý giữa cha mẹ và con tuổi trung học cơ sở về nhu cầu độc lập. Tác giả tìm hiểu
về nhu cầu độc lập, nội dung của xung đột tâm lý, các hành vi của cha mẹ và con
khi xảy ra xung đột và các nguyên nhân chính gây ra xung đột tâm lý giữa cha
mẹ và con. Kết quả thực nghiệm các biện pháp can thiệp tâm lý sư phạm cho

thấy nâng cao nhận thức, thái độ của cha mẹ và con về nhu cầu độc lập và hiểu
biết về xung đột tâm lý, hình thành kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho cha
mẹ và con đem lại hiệu quả trong việc giảm các xung đột tâm lý và gia đình giải
quyết tốt các tình huống xung đột.
1.2 Phong cách giáo dục của cha mẹ
Cơng trình của Baldwin, Kalhorn et Breese (1945) là nghiên cứu đầu tiên
trong lĩnh vực này. Kết quả đã chỉ ra một số yếu tố trong phong cách giáo dục
của cha mẹ Mỹ (như tình cảm, thái độ bao bọc, gần gũi với mẹ, rõ ràng trong
cách giáo dục...). Từ 30 yếu tố đó, các tác giả xây dựng 3 yếu tố chính: đón nhận
trẻ (bao gồm các tiêu chí như tương quan với trẻ, tình cảm dành cho trẻ, tập
trung vào trẻ...); bao bọc và nhu nhược (bảo bọc trẻ, lo lắng cho sức khoẻ của
trẻ, gắn bó quá chặt chẽ với mẹ - bám mẹ...); dân chủ trong gia đình (gồm các
tiêu chí liên quan đến dân chủ trong cách giáo dục, có các qui định rõ ràng,
nghiêm minh, lắng nghe, giải thích...). Các nhà nghiên cứu quan tâm xem các
chiều kích khác nhau của phong cách giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng thế nào đến
sự phát triển của trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các gia đình dân chủ có tương

10


quan tích cực với sự phát triển trí tuệ của trẻ (dựa trên chỉ số IQ), trong khi các
kiểu giáo dục nghiêm khắc hay bao bọc lại ít kích thích sự phát triển trí tuệ.
Trong những nghiên cứu khác, nhiều tác giả xây dựng phong cách giáo dục
trên 2 trục. Trục thứ nhất biểu diễn tình cảm yêu thương và thái độ lạnh nhạt của
cha mẹ (ở đây thái độ lạnh nhạt được xem là mức độ thấp nhất của tình cảm u
thương). Trục cịn lại biểu diễn sự khuyến khích tính tự chủ tự lập và sự kiểm
sốt độc đoán của cha mẹ (kiểm soát độc đoán được xem là mức độ thấp nhất của
khuyến khích tự lập tự chủ) (Symonds, 1939; Baldwin, 1948; Schaefer, 1959;
Becker, 1964). Nghiên cứu của Schaefer (1959) cũng đưa ra 2 trục lưỡng cực:
yêu thương/hất hủi và tự chủ-tự lập/kiểm soát. Nghiên cứu được thực hiện 2 giai

đoạn: mối quan hệ, gắn bó giữa mẹ và bé được quan sát từ 0 đến 3 tuổi, sau đó
trong khoảng 9 đến 14 tuổi dữ liệu được thu thập qua các cuộc phỏng vấn sâu các
bà mẹ. Kết quả cho thấy chỉ có trục yêu thương / hất hủi là có tương đồng giữa
kết quả thu được lúc trẻ 0-3 tuổi và kết quả lúc trẻ 9-14 tuổi. Bước kế tiếp, các
tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa hành vi gắn bó của mẹ với trẻ (độ tuổi 0-3
cũng như 9-14) và sự phát triển trí tuệ khẳng định tương quan giữa trục yêu
thương/ hất hủi và trí thơng minh (IQ) của trẻ. Người mẹ có hành vi thể hiện u
thương, gắn bó nhiều (khơng bao bọc) với con giúp trẻ phát triển tốt về trí tuệ.
Chúng tơi nhận thấy các nghiên cứu tập trung vào hai trục đối lập trong phong
cách giáo dục của cha mẹ: nng chiều, dễ dãi/ kiểm sốt và tình cảm ấm áp/
xung khắc (Schaefer, 1959; Becker, 1964; Baumrind, 1971; Maccoby and
Martin, 1983; Kellerhals, 1987; Pourtois et Desmet, 1989). Becker (1964) phân
biệt những cha mẹ nhiều tình cảm và đồng thời kiểm sốt cao với những cha mẹ
nhiều tình cảm và dễ dãi; phong cách giáo dục của nhóm thứ nhất hình thành nên
các trẻ em nề nếp và vâng lời, nhóm thứ hai tạo ra những trẻ có cá tính và biết
sáng tạo. Baumrind (1971) có cách phân định khác. Trước hết tác giả chia làm 2
loại kiểm soát : độc đoán và nghiêm khắc nhưng dân chủ. Rồi tuỳ theo loại kiểm

11


soát của cha mẹ và mức độ quan tâm nâng đỡ của cha mẹ, Baumrind phân biệt
các kiểu giáo dục i) độc đoán, ii) dễ dãi, iii) dân chủ và nghiêm minh.
Kiểm sốt cao + tình cảm thấp = độc đốn
Kiểm sốt thấp + tình cảm cao = dễ dãi, nng chiều
Kiểm sốt cao + tình cảm cao = dân chủ, nghiêm minh
Phong cách giáo dục đầu tiên mô tả các cha mẹ khắt khe, hướng dẫn và kiểm
soát hành vi, thái độ của con cái bằng những quy định, luật lệ ngặt nghèo, không
thay đổi và không được bàn cãi. Họ sử dụng những biện pháp cứng rắn và u
cầu sự vâng lời tuyệt đối, ít có đối thoại giữa cha mẹ và con cái trong gia đình

này. Các tác giả nghiên cứu tác động của kiểu giáo dục này nhận thấy trẻ thiếu
năng lực xã hội, rập khuôn, tự trọng thấp và đôi khi mức độ bạo lực khá cao
(Baumrind, 1971; Maccoby and Martin, 1983). Cha mẹ dễ dãi thường bao dung,
dễ chấp nhận ý thích, hành vi có khi nơng nổi của con. Họ ít có hình phạt và ít
địi hỏi ứng xử chín chắn nơi con cái. Con cái họ không trưởng thành, thiếu tự
tin, trách nhiệm và đặc biệt là thiếu độc lập. Năng lực nhận thức và năng lực xã
hội của chúng cũng thấp. Ngược lại, những cha mẹ có kiểu giáo dục “dân chủnghiêm minh” khuyến khích sự tự tin, tính tự lập-tự chủ nhưng cũng yêu cầu con
cái có kỷ luật và tuân thủ các qui định trên cơ sở trẻ được trao đổi và cùng cha
mẹ thiết lập các qui định. Những cha mẹ này khuyến khích sự trao đổi giữa cha
mẹ và con cái, nhìn nhận những nhu cầu của trẻ, nhưng cũng đòi buộc trẻ chấp
hành kỷ luật, khuyến khích con độc lập. Tác giả nhấn mạnh rằng kiểu giáo dục
“dân chủ-nghiêm minh” có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của trẻ cũng như
quá trình xã hội hoá của trẻ. Cần lưu ý rằng kiểm soát của cha mẹ độc đoán khác
với kiểm soát của cha me dân chủ, nghiêm minh. Baumrind phân biệt hai loại
kiểm soát: kiểm soát độc đoán và kiểm soát nghiêm khắc. Hai kiểu giáo dục độc
đốn và dân chủ-nghiêm minh đều có chỉ số kiểm sốt nghiêm khắc cao, tuy
nhiên chỉ có các cha mẹ độc đốn sử dụng nhiều hình thức kiểm soát áp đặt và
cưỡng chế (Baumrind, 1967; 1971).
12


Các nghiên cứu trong cộng đồng nói tiếng Pháp khơng xây dựng mơ hình
giáo dục của cha mẹ trên các trục đối lập, nhưng đưa ra các yếu tố độc lập.
Pourtois (1979) đã quan sát tương tác giữa mẹ và con trong các hoạt động học và
đúc kết ba quan điểm giáo dục:
- Quan điểm “khoan dung” (L’attitude tolérante) phản ánh các hành vi giáo
dục cho phép trẻ hành động theo đề xuất của chính trẻ; đối lập lại, quan
điểm “khắt khe” giới hạn các chọn lựa tự do của trẻ, người mẹ kiểm soát
các hành vi của trẻ theo ý muốn của mình. Những người mẹ chọn quan
điểm “khoan dung” nhìn nhận trẻ là tác giả “có trách nhiệm” trong các hành

động của mình. Quan điểm giáo dục này khuyến khích sự phát triển trí tuệ
của trẻ. Kết quả này tương ứng với kết quả của Baldwin và cộng sự (1945)
về tác động của kiểu giáo dục dân chủ.
- Quan điểm “tách rời” (L’attitude de détachement) được nhận thấy khi
người mẹ tạo một khoảng cách vừa phải giữa mình và con. Các bà mẹ này
có quan niệm cần để con tách rời khỏi mẹ trong khi vẫn bảo đảm được sự
chăm sóc, gắn bó tốt, hỗ trợ cho các hoạt động của trẻ. Tác giả khẳng định
quan điểm giáo dục này là một yếu tố tác động tích cực đến sự phát triển
của trẻ, đồng thời giúp trẻ kiểm soát tốt các hoạt động học tập. Sự ổn định
cảm xúc và thoả mãn nhu cầu tình cảm nơi người mẹ là yếu tố giúp mẹ có
được quan điểm giáo dục này. Ở chiều kích ngược lại, quan điểm “can
thiệp” (L’attitude d’engagement) gồm những phẩm chất trái ngược. Người
mẹ có xu hướng can thiệp sâu trong tương quan giữa trẻ và mẹ, thay thế cả
suy nghĩ và hành động của trẻ bằng suy nghĩ và hành động của chính họ.
Những đứa trẻ như thế cực kỳ lệ thuộc vào người lớn (Montessori, 2014).
- Quan điểm “từ chối-chấp nhận” (L’attitude de rejet-acceptation): Pourtois
ghi nhận rằng hai cực của trục này có những ảnh hưởng tích cực đến sự
phát triển của trẻ. Cực đầu tiên (“từ chối”) bao gồm các ứng xử giúp trẻ độc

13


lập, cực cịn lại (“acceptation”) thể hiện sự đón nhận các suy nghĩ, ý kiến,
hành vi của trẻ, nhìn nhận sự tồn tại độc lập của trẻ.
Trong một nghiên cứu trên 508 cha mẹ của trẻ tiền vị thành niên (13 tuổi),
Kellerhals và Montandon (1992) đã khái quát ba kiểu giáo dục:
- Kiểu giáo dục “theo luật” (style statutaire) mô tả cách giáo dục quyền lực,
kiểm soát và cấm đoán. Giữa cha mẹ và con có một khoảng cách lớn. Ít có
đối thoại và hoạt động chung giữa cha mẹ và con.
- Kiểu giáo dục “từ mẫu” (style maternaliste): kiểm soát và hỗ trợ đều được

cha mẹ sử dụng, với tương tác và giao tiếp rất nhiều giữa cha mẹ và con.
- Kiểu giáo dục “thoả thuận” (style contractualiste) đặc trưng bởi việc cha
mẹ chú trọng đến khả năng tự điều chỉnh hành vi và sự nhạy cảm của trẻ.
Có rất nhiều tương tác trong gia đình này. Cha mẹ khuyến khích rõ ràng
sự tự chủ-tự lập nơi trẻ.
Các tác giả tìm hiểu mối quan hệ giữa vị thế xã hội, kiểu gia đình và kiểu giáo
dục (Hình 1, tr. 321). Kết quả cho thấy kiểu giáo dục “thoả thuận” tăng lên với
trình độ học vấn của cha mẹ từ đại học trở lên.
Trong một nghiên cứu khác, Lescaret và Philip-Asdih (1995) đã liên kết 2
tính chất “bảo bọc – an toàn” (maternage-sécurisation) và “luật lệ - cởi mở” (loiouverture) để xây dựng bốn “mơ hình lý thuyết về tương quan tình cảm và giáo
dục của cha mẹ (tr. 113):
-

Quá nhiều luật lệ + ít an tồn = khắt khe (rigide)

-

Ít/khơng có luật lệ + q nhiều bảo bọc = ấp ủ (couveur)

-

Ít/khơng có luật lệ + ít/khơng có an toàn = thờ ơ (laisser-faire)

-

Luật lệ và an toàn hợp lý = kích thích (stimulant)

Các tác giả đưa ra giả thuyết kiểu giáo dục “kích thích” tạo điều kiện và thúc
đẩy sự điều hoà năng động trong mối tương quan tình cảm giữa cha mẹ và con.
14



Đây là kiểu giáo dục tốt nhất cho sự phát triển tính tự chủ-tự lập của trẻ (tr.114).
Kết quả của nghiên cứu này cho phép các tác giả khái quát hai khuynh hướng
chính trong tương tác giáo dục giữa cha mẹ và con (tr. 122):
- Khuynh hướng thứ nhất, cha mẹ quyết định mọi việc cho con cái, đưa ra
luật lệ, quy định và con cái phải nghe theo. Các cha mẹ này hoặc là khắt
khe hoặc là quá bảo bọc con. Họ khơng nhìn nhận con trẻ là một con người
độc lập. Cách giáo dục này không tạo điều kiện tích cực để xây dựng lịng
tự trọng và tính tự chủ - tự lập của trẻ, nhưng chỉ khuyến khích sự phục
tùng và tuân thủ.
- Khuynh hướng thứ hai, cha mẹ sử dụng quyền lực một cách thích hợp
trong bầu khí u thương, quan tâm. Cha mẹ nhìn nhận cá nhân trẻ độc lập,
khuyến khích mở ra tương quan độc lập với người khác. Cách giáo dục này
cho phép trẻ chọn lựa, phát triển các hoạt động, hành động, các mối quan
tâm, hứng thú của mình. Kiểu giáo dục này kích thích tính tự chủ - tự lập
của trẻ.
Trên nền tảng của các mơ hình nghiên cứu vừa kể - hầu hết được kết hợp từ
hai trục đối lập: tình cảm đối lập với xung khắc và thờ ơ (được xem là mức độ
thấp nhất của thang đo tình cảm), độc lập tự chủ ngược lại khắt khe, kiểm sốt
độc đốn. Mơ hình của Durning (2001) cho phép đánh giá phong cách giáo dục
của cha mẹ trên bốn yếu tố độc lập: i) kiểm sốt độc đốn, ii) tình cảm yêu
thương, iii) xung khắc và thờ ơ, iv) khuyến khích tự lập tự chủ.
-

Tính kiểm sốt độc đốn: cha mẹ giáo dục con cái theo những nguyên tắc,

kỷ luật bất di bất dịch, con cái phải tuyệt đối vâng lời cha mẹ và phải thực hiện
tất cả những điều cha mẹ muốn. Để dạy dỗ con cái cha mẹ phải dùng địn roi hay
những biện pháp kỷ luật nặng.

-

Tình cảm và niềm vui trong tương quan với con cái : cha mẹ thể hiện tình

thương yêu đối với con trẻ, gần gũi, chia sẻ, tâm sự với con cái.

15


-

Xung khắc và thờ ơ: cha mẹ có những mâu thuẫn với con cái, thể hiện sự

lạnh nhạt về tình cảm đối với con cái, xem con cái như một gánh nặng.
-

Khuyến khích tự lập tự chủ : cha mẹ tạo cho con cái một khơng gian tự do

để hình thành và phát triển suy nghĩ riêng, khuyến khích con cái phát huy tính
độc lập.
Cũng có khá nhiều nghiên cứu so sánh phong cách giáo dục giữa các cha mẹ
Châu Á và Âu Mỹ. Chiu (1987) nghiên cứu trên 3 nhóm: 397 mẹ Đài Loan, 95
mẹ Mỹ gốc Đài Loan và 213 mẹ Mỹ da trắng. Dựa trên các kết quả nghiên cứu so
sánh về phong cách giáo dục giữa các cha mẹ Âu Mỹ và cha mẹ Á Đông, tác giả
đặt ra ba giả thuyết: i) mẹ Đài Loan khắt khe và kiểm soát con chặt chẽ hơn
những bà mẹ Mỹ da trắng, ii) các bà mẹ Mỹ da trắng dân chủ, cơng bình trong
các ứng xử giáo dục hơn các bà mẹ Đài Loan, iii) các bà mẹ Mỹ gốc Đài Loan
được xếp ở giữa, do sự ảnh hưởng văn hoá Âu Mỹ. Kết quả nghiên cứu khẳng
định giả thuyết 1, tuy nhiên nghiên cứu đem lại kết quả bất ngờ với giả thuyết 2.
Các bà mẹ Đài Loan di dân được thấy dân chủ nhất, các bà mẹ Đài Loan (sống

tại Đài Loan) lại có chỉ số dân chủ cao hơn các bà mẹ Mỹ da trắng. Thang đo này
gồm 3 thành tố: khuyến khích con đối thoại bằng lời, mối quan hệ bình đẳng giữa
cha mẹ và con, trở thành bạn của con, chia sẻ với con.
Cũng với ba nhóm đối tượng như nghiên cứu trên, Lin và Fu (1990) tìm hiểu
sự khác biệt trên ba chiều kích: kiểm sốt, thể hiện tình cảm với con, và sự hấp
thu trí tuệ của con. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tương đồng với kết quả của
Chiu (1987) về yếu tố kiểm soát và nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập. Trái
ngược với các kết quả tìm thấy trước đó, hai nhóm cha mẹ Á Đơng đều có chỉ số
cao nhất trên thang đo khuyến khích độc lập: chỉ số của cha Đài Loan di dân cao
hơn của cha Âu Mỹ và các bà mẹ Đài Loan có chỉ số kiểm sốt và khuyến khích
độc lập cao hơn mẹ di dân. Tuy nhiên, khơng có sự khác nhau giữa các nhóm
trên thang đo tình cảm. Tác giả đưa ra lý giải về chỉ số khuyến khích độc lập của
hai nhóm cha mẹ Đài Loan cao hơn cha mẹ Mỹ da trắng: đối với cha mẹ Đài
16


Loan, độc lập là một trong các điều kiện cần thiết để phát triển trí tuệ. Lý giải này
được minh chứng qua mối liên hệ được tìm thấy giữa khuyến khích độc lập của
cha mẹ và sự phát triển trí tuệ của trẻ. Tiếp đó, các tác giả cho thấy cha mẹ và
thanh thiếu niên Đài Loan đề cao sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên
trong gia đình, nhưng điều này không nhất thiết ảnh hưởng đến sự phát triển bản
than của mỗi cá nhân. Các gia đình Đài Loan cố gắng giữ gìn các mối dây liên hệ
cho sự hồ hợp gia đình mà vẫn ủng hộ độc lập của cá nhân. Đó là kết quả của sự
thích ứng của các gia đình di dân với xã hội tiếp nhận (Hoa Kỳ), nhưng cũng là
sự thích ứng với những thay đổi không thể tránh khỏi của các xã hội Á Đông.
Nghiên cứu về phong cách giáo dục của cha mẹ Việt cũng cho kết quả tương tự
(Hoàng M.K., 2005). Các cha mẹ Việt đều có chỉ số khuyến khích tự chủ-tự lập
và chỉ số tình cảm cao hơn chỉ số kiểm soát độc đoán.
Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy những thay đổi đang diễn ra trong các
xã hội Á Đông đang phát triển. Những thay đổi xã hội kéo theo sự biến đổi các

mơ hình gia đình và phong cách giáo dục của cha mẹ. Những kết quả này khẳng
định lý thuyết của tác giả Kagitỗibasi (1994, 1996) v s bin i ca gia ỡnh Á
Đông. Nhà tâm lý này nhấn mạnh sự đa dạng của các mơ hình gia đình và phong
cách giáo dục: i) các gia đình có đặc điểm phụ thuộc lẫn nhau giữa các thế hệ và
giữa các cá nhân đề cao các giá trị tập thể truyền thống, sự tương tác trong gia
đình, và giáo dục trẻ với sự kiểm soát khắt khe và yêu cầu vâng lời, đây là mơ
hình gia đình độc đốn, tác giả gọi là mơ hình gia đình X; ii) mơ hình gia đình Y,
mơ hình gia đình phụ thuộc tình cảm, mơ tả gia đình hạt nhân với mối liên hệ
tình cảm sâu sắc, nhưng vẫn đề cao sự tự chủ - tự lập của các cá nhân; iii) mơ
hình thứ ba là mơ hình độc lập cao, được đặt tên là mơ hình Z, diễn tả mơ hình
gia đình hạt nhân với tính độc lập cá nhân cao, trong gia đình này, các cách giáo
dục đều hướng đến phát triển cá nhân, các tương quan trong gia đình khơng có sự
phụ thuộc có thể xâm phạm vào sự riêng tư của cá nhân (Kagitỗibasi, 1994;
1996). Mụ hỡnh th nht thng thy cỏc vùng quê, nông nghiệp với cấu trúc

17


gia đình phụ hệ, coi trọng vai trị và quyền lực của người cha và con trai trong gia
đình. Mơ hình thứ hai khác biệt rõ rệt với mơ hình thứ nhất, đặc biệt là bối cảnh
xã hội, mặc dù có một vài đặc điểm cơ bản giống nhau giữa hai mơ hình này, đó
là sự tương tác, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Các gia đình của mơ
hình thứ hai sống trong bối cảnh xã hội phát triển về kinh tế, và lối sống công
nghiệp của đơ thị. Phần lớn là các gia đình hạt nhân, nhưng vẫn giữ mối quan hệ
mật thiết với họ hàng. Mơ hình thứ ba là mơ hình gia đình đặc thù của các nước
phương Tây, trong bối cảnh xã hội cơng nghiệp và hậu cơng nghiệp. Mơ hình này
phản ảnh văn hoá tách rời trong tương quan giữa cha mẹ và con cái, nhấn mạnh
độc lập, tự chủ và tự do cỏ nhõn. Kagitỗibasi (2005) nhn mnh s bin i mơ
hình gia đình trong các xã hội mang tính tập thể sẽ tịnh tiến từ mơ hình X sang
mơ hình Y, với phong cách giáo dục phát triển tự chủ-tự lập nhưng vẫn giữ mối

liên hệ gắn bó giữa cha mẹ và con.
1.3 Phong cách giáo dục của cha mẹ và sự phát triển của trẻ
Lịch sử nghiên cứu về phong cách giáo dục của cha mẹ đã thống nhất chỉ ra
mối tương quan giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và sự phát triển của con
trẻ. Trong đó, phong cách giáo dục dân chủ - nghiêm minh thường được xem là
phong cách giáo dục tối ưu.
Wolfradt, Hempel và Miles (2003) đã thực hiện cuộc khảo sát về ảnh hưởng
của phong cách giáo dục của cha mẹ đến sức khỏe tâm thần của con cái. Học sinh
ở độ tuổi từ 14 đến 17 được yêu cầu mô tả về phong cách giáo dục của cha mẹ,
cụ thể là ở năm khía cạnh: kiểm sốt, u cầu, áp lực tâm lý, sự ấm áp và hỗ trợ;
về những kinh nghiệm tách rời (như mơ mộng, tưởng tượng, rối loạn nhân cách
hay hành vi cơ thể tách rời), mức độ lo âu và chiến lược đương đầu khi gặp vấn
đề của chính mình. Kết quả thống kê cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về rối loạn nhân cách, mức độ lo âu và chiến lược đương đầu với khó khăn ở
học sinh được giáo dục theo các phong cách khác nhau. Những học sinh được
cha mẹ giáo dục theo một trong hai phong cách giáo dục dân chủ - nghiêm minh
18


hoặc thờ ơ đạt điểm trung bình về mức độ rối loạn nhân cách và lo âu. Trong khi
điểm số cao nhất được tìm thấy ở những học sinh có cha mẹ độc đốn, và học
sinh được nng chiều thì có điểm số thấp nhất về rối loạn nhân cách và lo âu.
Ngược lại, thanh thiếu niên thụ hưởng sự giáo dục dân chủ - nghiêm minh hoặc
nng chiều thì đạt điểm cao nhất về chiến lược ứng phó/đương đầu tích cực.
Điểm số thấp nhất thuộc về những học sinh được giáo dục theo phong cách độc
đoán hoặc thờ ơ.
Hay như với hành vi ăn kiêng, cụ thể là việc ăn trái cây, phong cách giáo dục
dân chủ - nghiêm minh đã được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực. Con cái
trong những gia đình này cho thấy là họ ăn trái cây nhiều hơn và nhận thức về
việc ăn trái cây cao hơn so với thanh thiếu niên được giáo dục theo các phong

cách khác (Kremers, Brug, de Vreis, & Engels, 2003).
Đối với thành tích học tập của con cái, đa số các nghiên cứu thực hiện trên
mẫu là người da trắng, cụ thể là người Mỹ, đều có cùng một kết luận về ảnh
hưởng tích cực của phong cách giáo dục dân chủ - nghiêm minh (so với những
phong cách giáo dục khác) (Dornbusch, Ritter, Leiderman, Roberts & Fraleigh,
1987; Steinberg, Lamborn, Darling, Mounts & Dornbusch, 1994). Turner,
Chandler và Heffer (2009) đã thực hiện một nghiên cứu trên 264 sinh viên người
Mỹ, gốc Âu, Á, Phi và Tây Ban Nha. Số liệu thu được từ bảng hỏi về phong cách
giáo dục của cha mẹ, về sự tự hiệu quả và kỹ năng học tập của con cái cho thấy
rằng phong cách giáo dục dân chủ - nghiêm minh, động lực, và sự tự hiệu quả
đều là những yếu tố dự đốn đối với thành tích học tập của sinh viên. Nhóm tác
giả cịn tìm thấy mối liên hệ qua lại giữa phong cách giáo dục dân chủ - nghiêm
minh của cha mẹ và sự tự hiệu quả ở sinh viên. Steinberg, Lamborn, Dornbusch
và Darling (1992) cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa phong cách giáo dục dân chủ nghiêm minh với sự tham gia ở trường học của thanh thiếu niên.
Khi nghiên cứu về tính cách của con cái trong tương quan với phong cách
giáo dục của cha mẹ, các nhà khoa học thường tập trung vào sự tự tin/tự chủ, sự
19


×