Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hãy phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc một nhà thơ mà anh (chị) yêu thích - Bài làm 1 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.78 KB, 6 trang )

Hãy phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ hoặc một nhà thơ
mà anh (chị) yêu thích - Bài làm 1


Bài viết
Giống tất cả mọi người dân Việt Nam, tôi yêu tiếng nói của dân tộc mình, thứ
tiếng nói lên bổng xuống trầm đầy cảm xúc. Vì thế tôi yêu những câu lục bất uyển
chuyển và đằm thắm chứa chan tình cảm. Vì lẽ đó, cũng chẳng có gì là lạ, là đặc biệt
khi tôi yêu văn học nước mình, và tôi say mê Truyện Kiều của Nguyễ Du. Tôi say mê
Kiều bởi ở Kiều tôi thấy Nguyễn Du, một Nguyễn Du của tài và tình, một nguyễn Du
có tình yêu tha thiết với dân tộc và tấm lòng nhân hậu đầy cảm thông đối với nhữung
kiếp người bất hạnh. Mà bất hạnh nhất trong xã hội xưa là người phụ nữ - những con
người hồng nhan bạc phận.
Tôi muốn nói về sự kính trọng của tôi đối với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Cả dân tộc ta đã kính trọng ông nhưng tôi vẫn muốn thể hiện những tình cảm của
mình đối với người thi nhân đa tài mà đa đoan ấy.
Điều đầu tiên khiến tôi yêu quý và kính trọng Nguyễn Du chính là tình cảm của
ông dành cho con người. Ông là con người có tấm lòng nhân hậu. Có lẽ, đây chính là
yếu tố quan trong để ông có được những tác phẩm văn học chứa đựng những giá trị
nhân đạo sâu sắc. Người thi nhân đa đoan, viên quan đại thần dòng dõi của triều Lê ấy
không biết đã bao lần "Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa". Chính ông đã tự nhận
ra rằng, người thi nhân bất hạnh bởi thi nhân luôn là người tự vận nỗi đau, nỗi bất
hạnh của người khác vào mình (Phong vận kì oan ngã tự cư). Lòng nhân hậu khiến
ông luôn rất nhạy cảm với nỗi đau khổ của người khác, vì thế những thi phẩm của ông
luôn đầm đìa nước mắt: nước mắt của nàng Kiều, nước mắt của người ca nữ đất Long
Thành và của nàng Tiểu Thanh. Họ đều là những con người tài hoa, tài sắc song toàn
mà mệnh bạc. Nhà thơ đồng cảm và đau nỗi đau của những người ấy không đơn giản
chỉ là sự cảm thông của con người đối với con người. Nỗi đau của Nguyễn Du còn là
sự nuối tiếc, xót xa trước sự ra đi của những tài năng. "Cái tốt đẹp thì khó bền", "hoa
thường hay héo cỏ thường tươi", đó là quy luật của cuộc đời. Sự vô tình của con người
trước nỗi đau, trước giá trị của cái đẹp cũng là lẽ thường. Biết vậy Nguyễn Du vẫn


luôn trăn trở day dứt:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
"Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha" (Tố Hữu) chính là điều khiến ông luôn
được người đời trân trọng.
Điều thứ hai khiến tôi say mê Nguyễn Du chính là bởi tài năng. Nguyễn Du
yêu Tiếng Việt nên ông đã sử dụng thành công và làm Tiếng Việt phong phú thêm bao
nhiêu. Bao nhiêu năm nay chúng ta đọc và say mê Truyện Kiều một phần bởi cái
giọng điệu lục bát dễ đọc, dễ thuộc, dễ nghe. Nguyễn Du đã gửi gắm ở Truyện Kiều
một tình yêu lớn đối với tiếng nói và thể thơ dân tộc. Ông dùng những từ ngữ, những
cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên
bác và giàu chất nghệ thuật. Ví như những bức tranh bốn mùa của ông:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Tiếng Việt đẹp hơn, giàu âm thanh, hình ảnh và sắc điệu hơn bởi khả năng sáng
tạo của ông. Truyện Kiều đã đưa thể hiện một cách phong phú nhất khả năng biểu
hiện của Tiếng Việt và khả năng biểu cảm của thể thơ lục bát.
Có biết bao nhiêu lí do để ta trân trọng đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, và lí do
lớn nhất, chính đáng nhất chính là nhân cách cao đẹp của ông, kết quả của sự kết hợp
hài hoà giữa tài và tình Nguyễn Du.














Cảm nghĩ về một nhân vật văn học mà anh (chị) yêu thích.

Bài viết
Thời nay, mọi người, nhất là thanh niên học sinh, thường coi nhẹ lý tưởng
sống, vì thế họ không còn yêu thích những nhân vật như Paven Coocsaghin (nhân vật
chính trong tiểu thuyết "Thép đã tôi thế đấy" - một cuốn sách gối đầu giường của
thanh nhiên Việt Nam từ những năm 60 đến 80). Riêng tôi, tôi vẫn không thể không
yêu thích và trân trọng những người như các anh, những người luôn sẵn sàng hy sinh
quyền lợi cá nhân để sống vì cộng đồng, xây dựng một cuộc sống chung ngày càng tốt
đẹp hơn. Và tôi tin, trong thời buổi này vẫn còn rất nhiều bạn trẻ có niềm yêu thích
giống như tôi.
Nguyễn Thành Long là một nhà văn mà tên tuổi đã trở thành quen thuộc với
bạn đọc yêu thích truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Tôi yêu thích truyện ngắn của ông
bắt đầu từ truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa". Truyện đã để lại cho tôi những ấn tượng sâu
sắc và giúp tôi có những suy nghĩ chín chắn hơn trong cuộc sống. Nói đúng hơn, tôi
yêu thích truyện ngắn này chính bởi tôi yêu thích nhân vật chính của truyện.
Câu chuyện có một cái tên rất đỗi trữ tình, trữ tình như chính mảnh đất Sa Pa
luôn ẩn hiện trong mây mờ với những vạt rừng trắng muốt hoa mận, hồng tươi hoa
đào. Nhân vật chính của truỵen là anh thanh niên trông coi trạm khí tượng. Anh hai
mươi bảy tuổi, nhận công tác được bốn năm, sống một mình giữa núi cao heo hút, nơi
đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Tôi thán phục anh vô cùng. Tuy sống trong
điều kiện thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng anh vẫn rất yêu đời, vẫn say mê
làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao. Biết làm chủ cuộc đời, biết lo toan sắp
xếp cuộc sống riếng ngăn nắp, ổn định, anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Anh anh là
người có nghị lực phi thường, anh đã vượt qua được tất cả, vượt qua được nỗi buồn
của sự nhàm chấn và sự cô đơn. ở nơi heo hút ấy. Điều đáng sợ nhất là nỗi cô đơn.
Anh thèm người, thèm khát một điều đời thường nhất, nhưng cũng là quan trọng nhất

đối với mỗi người. Vì thế, mỗi khi có khách, anh vô cùng vui sướng. Khi gặp ông bác
sĩ già và cô kĩ sư trẻ, niềm vui của anh khiến cho cô gái vô cùng xúc động.
Tôi yêu mến người thanh niên ấy không chỉ bởi anh đáng yêu trong cách sống
mà còn bởi anh cả sự đáng yêu trong những điều anh nghĩ. Anh cô đơn "thèm tiếng
người" nên nghĩ ra cách lấy cây gỗ chặn đường để được nói chuyện trong giây lát với
những người đi đường. Điều ấy chẳng có gì là xấu, không có nỗi nhớ người, nhớ nhà
như vậy thì anh không còn gần gũi với chúng ta nữa.
Công việc mà người thanh niên ấy cùng bao nhiêu đồng nghiệp của anh đang
làm cao cả xiết bao. Họ đã hy sinh những khát vọng, những ham muốn cá nhân, chấp
nhận mọi nỗi khổ cực, mà nỗi khổ cực khó vượt qua nhất là sự cô đơn, để mang đến
những bản tin dự báo thời tiết. Sự hy sinh của các anh làm nên hạnh phúc và cuộc
sống bình yên cho mọi người. Các anh đã đánh đổi hạnh phúc của cá nhân mình để
làm giảm đi những bất trắc cho cuộc sống của tất cả chúng ta. Cao cả vậy nhưng anh
vẫn rất khiêm tốn. Khi người hoạ sĩ già muốn vẽ anh, anh đã ngượng ngùng và anh
muốn giới thiệu với hoạ sĩ những người đáng được vẽ hơn anh. Bởi còn nhiều ngọn
núi cao hơn và những người thanh niên có lí tưởng sống cao đẹp như anh.
Anh thanh niên ấy đã để lại trong tôi một niềm cảm mến vô bờ. Tôi không thể
không nghĩ về cuộc sống cô đơn mà các anh phải chịu đựng. Chính tình yêu con
người, tình yêu cuộc sống đã khiến anh có đủ can đảm để bám lấy trạm khí tượng và
thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm và niềm say mê
công việc. Nhà văn đã xây dựng được một nhân vật vừa thật đời thường, vừa thật cao
đẹp. Nội dung câu chuỵên đơn giản, lại thể hiện một tư tưởng cũng không mấy hấp
dẫn, song với những chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhà văn dùng để xây dựng nhân vật
người thanh niên, câu chuyện đã khiến người đọc thích thú và xúc động.
Những trang viết của nhà văn Nguyễn Thành Long về một trong những người
làm nhiệm vụ trông coi trạm khí tượng trên núi cao đã để lại trong tôi nhưng tình cảm
tốt đẹp. Tôi đã nhận ra rằng: yêu thương con người và sống thật tốt đẹp sẽ mang lại
cho ta một cuộc sống vui vẻ và thật sự có ý nghĩa.


×