Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Công thức hoàn hảo 1+12 cho Teamwork pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.02 KB, 4 trang )

Công thức hoàn hảo 1+1>2 cho
Teamwork
Làm việc theo nhóm ngày càng trở lên là một mô hình làm việc hiệu quả và được áp dụng rộng
rãi tại rất nhiều công ty nhưng việc thực hiện vẫn chưa theo đúng nghĩa của nó. Để tạo được một
nhóm làm việc cùng nhau cho hiệu quả tốt nhất và không lãng phí bất kỳ nhân lực, trí lực, thời
gian nào thì không phải nhà quản lý nào cũng có “bí kíp” cho mình.

Hoạt động nhóm có thể dẫn tới những kết quả tốt nhất hay tồi tệ nhất cho nhân viên. Nếu nhân
viên cho rằng, mình không được lợi gì khi tham gia, họ sẽ không có động lực để tham gia xây
dựng nhóm. Xây dựng tinh thần đồng đội là yếu tố quan trọng hàng đầu khi làm việc theo nhóm.
Tinh thần đó chính là bí quyết để hiệu quả công việc luôn là 1+1>2. Khi các đồng nghiệp làm
việc tốt với nhau trong một nhóm, công ty hoặc tổ chức có thể có những ảnh hưởng tích cực rất
lớn.
1 + 1 > 2 : Kết quả làm việc nhóm luôn phải là “lớn” hơn 2.
Nếu kết quả là 1+1=2 thì không nên thành lập nhóm mà nên phân việc cho từng người. Vì khi ấy
việc ai nấy làm, hiệu quả không tăng trong khi chi phí làm việc nhóm chắc chắn phải tăng. Tốt
nhất, doanh nghiệp phải làm thế nào để kết quả là 1+1>2. Tức là, đã thành lập nhóm thì kết quả
công việc luôn luôn phải lớn hơn kết quả công việc so với khi để từng nhân viên làm việc riêng
lẻ. Đây là điều mà các nhà lãnh đạo hay trưởng nhóm dự án luôn trăn trở khi được tiếp quản một
nhóm làm việc.
Thực tế trong một nhóm dự án không hiệu quả thường chỉ có khoảng 30-40% thành viên có
trách nhiệm với công việc. Các thành viên còn lại hầu như chỉ xuất hiện cho có và không đóng
góp gì nhiều trong quá trình làm việc. Trong khi thành quả của dự án được phân đều cho cả
nhóm. Chính vì thế, cũng nên cân nhắc khi tổ chức một nhóm, những ai cần thiết, ai không cần
thiết cho hoạt động của nhóm ? Như vậy mới tối ưu được sự hiệu quả và tránh lãng phí thời gian
và nhân lực.
Công – tư phải rạch ròi.
Khác với người á đông đặc biệt là người Việt Nam ta, Người phương Tây luôn phân biệt rạch
ròi mối quan hệ giữa công việc và bạn bè. Tuy có cái tôi rất cao nhưng khi làm việc nhóm, họ
sẵn sàng bỏ qua mối quan hệ cá nhân để hợp tác, mang đến kết quả công việc tốt nhất. Còn
người Á Đông thường chỉ xây dựng mối quan hệ tốt ở vẻ bề ngoài. Họ thường tỏ ra rất coi trọng


nhau, nên những cuộc tranh luận trong nhóm thường được đè nén cho có vẻ nhẹ nhàng.
Việc xây dựng được mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong nhóm quan trọng hơn tiến độ của
công việc rất nhiều. Thông thường, những nhóm làm việc hiệu quả bởi nó tập hợp nhiều cá tính
khác nhau. Mỗi thành viên có một cái nhìn khác nhau về cùng một vấn đề. Mâu thuẫn trong
quan điểm cũng là một yếu tố để hình thành và hoàn thiện các ý tưởng.

Tuy nhiên, trong phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại tình trạng nhân viên tự
hình thành nên những nhóm nhỏ dựa trên mối quan hệ cá nhân. Và họ coi đó là điều kiện tiên
quyết để hành xử. Đối với họ: Tôi chỉ làm việc với anh khi tôi có mối quan hệ tốt với anh. Còn
không thì thôi, việc ai người ấy làm. Nếu tôi có bất đồng trong công việc hoặc trong nhóm làm
việc thì có nghĩa là ngoài đời tôi không chơi với anh. Hoặc nếu ngoài công việc tôi không ưa
anh thì trong công việc cũng không có chuyện cộng tác.
Giải pháp cho tình trạng này là thường xuyên tổ chức ngoại khóa và sử dụng các khóa đào tạo
cho các nhân viên trong nhóm :
Yếu tố “ngoại khóa” khi xây dựng văn hóa làm việc nhóm trong các doanh nghiệp Việt Nam là
điều cần thiết. Những chuyến dã ngoại là dịp để các thành viên nhóm có dịp hiểu nhau và xây
dựng mối quan hệ trước khi bước vào công việc.
Thường xuyên tổ chức những khóa đào tạo và chọn những người lãnh đạo nhóm hiệu quả.
Người lãnh đạo nhóm là cầu nối giữa các thành viên và kiêm luôn vai trò là người huấn luyện.
“Nếu bạn muốn thỉnh thoảng tổ chức gặp gỡ nhân viên nhằm phát huy trí tuệ tập thể, nhưng nếu
các cuộc tụ họp đó lại được dẫn dắt bởi những người không có kỹ năng và kinh nghiệm, sẽ
không có gì ngạc nhiên nếu nhân viên của bạn chỉ “ngồi đó ngại ngùng, lo sợ”.

×