Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Lòng nhớ ơn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.81 KB, 4 trang )

Lòng nhớ ơn





MỞ BÀI:
Là người dân Việt, dù ở nơi nào trên mọi miền đất nước, cứ đến dịp tháng Ba
âm lịch,người ta vẫn luôn nhắc nhở nhau câu hát:
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”
Có thể nói “ Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống tốt đẹp ngàn đời của
dân tộc Việt Nam. Nó là bản sắc văn hóa mà thời gian cùng bao thăng trầm của lịch sử
không thể làm phai mờ. Truyền thống ấy được thể hiện rất rõ qua những câu hát dân
gian, qua kho tàng ca dao tục ngữ – di sản văn hóa tinh thần của dân tộc. Câu tục ngữ
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một điển hình.
II/ THÂN BÀI:
Nội dung câu tục ngữ trên khá rõ ràng. Thưởng thức vị ngon của cây trái, ta
phải nhớ đến công ơn của kẻ trồng cây. Bao nhiêu năm qua, những người ấy đã đổ
biết bao mồ hôi công sức chăm sóc, vun trồng bón phân, tưới nước… để cho cây đơm
hoa kết trái phục vụ cho đời.
Tuy nhiên, đàng sau cách diễn đạt mộc mạc bình thường ấy còn chất chứa cả
một bài học về đạo lý ở đời. “ Quả” hiểu rộng ra còn có nghĩa là thành quả về vật chất,
tinh thần mà ngày nay chúng chúng ta đang hưởng thụ. “ Kẻ trồng cây” chính là
những người tạo nên thành quả ấy. Trong cuộc sống hiện tại, những thứ ta đang hưởng
thụ từ cây bút, quyển vở chúng ta học, bộ phim chúng ta xem cho đến cuộc sống tự do
chúng ta đang có hôm nay đều nhờ công ơn của những người tạo ra nó. Hưởng thụ
những thành quả vật chất tinh thần ấy, mỗi người chúng ta phải biết ghi nhớ công ơn
bằng tấm lòng trân trọng.
Vì sao? Vì mọi thứ trên cuộc đời này không phải tự dưng mà có, tất cả được
đánh đổi bằng mồ hôi công sức, thậm chí bằng tính mạng của những người tạo dựng


ra nó. Để có được một bát cơm ngon lành thơm mùi lúa mới, người nông dân đã phải
cực khổ “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, một nắng hai sương trên cánh đồng nắng
cháy. Biết bao câu ca dao thay lời của người xưa kể về cuộc sống canh điền:
“ Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”
Đâu phải chỉ có người nông dân mới cực khổ, từ những công nhân tren công
trường xây dựng cho đến những người thợ dệt, thợ may chăm chỉ miệt mài trong nhà
máy, có ai là không đổ mồ hôi công sức để đem lại thành quả cho cuộc đời? Một bức
tranh đẹp là kết quả của quá trình sáng tạo miệt mài của người hoạ sĩ, một bộ phim
hay được đánh đổi bằng những công sức của đạo diễn, của diễn viên, của cả những
người phụ trách hậu cần. Hình hài của ta hôm nay là cho cha mẹ sinh thành dưỡng
dục; kiến thức ta co hôm nay là do thầy cô ân cần dạy dỗ … Vượt lên tất cả, cuộc sống
ấm no mà ta đang hưởng thụ được đánh đổi bằng sự hy sinh to lớn của bao anh hùng
liệt sĩ, những người chấp nhận ra đi cho cuộc sống hạnh phúc của tương lai. Trong lúc
ta đang hạnh phúc bên những người thân thì rải rác bên những cánh rừng biên giới vẫn
còn bao hài cốt của những liệt sĩ vô danh chưa có người chăm sóc…. Không biết nhớ
ơn, chúng ta sẽ có lỗi biết bao đối với những người đi trước và cả thế hệ mai sau.
Hơn nữa, nhớ ơn còn là một truyền thống đạo lý ngàn đời của dân tộc Việt
Nam, là lẽ sống tốt đẹp mà bao đời nay cha ông ta cố công gìn giữ. Bài học về lòng
biết ơn là bài học giáo dục về nhân cách, bài học về nguồn. Thấm nhuần tư tưởng đạo
lý này là duy trì được nét đẹp tâm hồn, bản sắc văn hoá riêng của dân tộc. Những kẻ đi
ngược với truyền thống của dân tộc cũng có nghĩa là tự lang quên nguồn cội, trở thành
người vong bản.
Nhớ ơn phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Duy trì, bảo tồn và gìn
giữ di sản vật chất tinh thần của tiền nhân để lại và tìm cách phát huy những giá trị ấy
cho đời sau. Các công trình kiến trúc, những lễ hội dân gian, những làng nghề truyền
thống… tất cả cần phải được lưu giữ để trở thành nét đẹp văn hoá riêng của đất nước.
Tuy nhiên, song song với những việc làm tốt đẹp thể hiện truyền thống uống

nước nhớ nguồn, chúng ta cũng không thể không nhắc đến một số người sống quên
nguồn cội, vong ân bội nghĩa, quay lưng với quá khứ, ngoảnh mặt với tiền nhân, chà
đạp lên những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc. Trong đó có không ít các bạn trẻ.
Chính lối sống hiện đại với những thú vui tầm thường, xa hoa phù phiếm đã khiến cho
một số bạn trẻ ngày nay quên mất những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc. Càng đáng
xấu hổ hơn khi có nhiều người có học thức, có trình độ nhưng lại không biết gì về
những nhân vật trong lịch sử và những trang sử vàng của dân tộc bắt đầu từ thuở
Hùng Vương dựng nước. Những con người đó không biết rang họ đang dần dần tự
đánh mất chính mình.
III/ KẾT BÀI:
Hiểu được ý nghĩa giá trị của câu tục ngữ, ta càng tự hào với những gì mà mình
đang có hôm nay. Từ đó, ta càng phải có ý thức bảo vệ giữ gìn nhưng thành quả ấy,
không những cho hôm nay mà cho cả mai sau như lời Bác Hồ đã ân cần dặn dò khi
đứng trước Đền Hùng:
“ Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước”

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×