Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đừng biến trẻ thành “búp bê lồng kính” docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.94 KB, 8 trang )

Đừng biến trẻ thành “búp bê
lồng kính”
Bắt con trở thành người mà bố mẹ mong muốn có thể làm bố mẹ thấy hãnh diện
nhưng nhiều khi lại lấy đi của đứa trẻ sự thoải mái và hạnh phúc.
Những chuyện bố mẹ tưởng “không có gì” như nhờ bà trông cháu, tập thói quen sạch sẽ,
không cho chơi với người lạ, đi học sớm… sự thật đã xâm phạm vào những nhu cầu bản
năng để phát triển của trẻ.
Khi những nhu cầu bản năng không được phát triển tự nhiên dễ khiến đứa trẻ trở thành
những con “búp bê” thụ động, không có chính kiến riêng, không tự tin, không biết quan
tâm đến người khác. Đặc biệt, đứa trẻ sẽ không biết mình muốn gì và thích gì vì tất cả đã
được sắp đặt sẵn, bé chỉ việc làm theo ý của bố mẹ.


Không gần gũi

- Thực trạng: Vì trầm cảm sau sinh, muốn nghỉ ngơi hay vì giữ dáng, làm đẹp mà nhiều
bà mẹ không gần gũi nhiều với con. Việc chăm con chủ yếu do người thân, vú nuôi đảm
trách, mẹ chỉ bế khi cho bé bú. Điều này vô tình tước đi nhu cầu gần mẹ đứa trẻ.

- Hậu quả: Trong 3 tháng đầu đời nếu trẻ không được gần gũi hoàn toàn với mẹ thì rất dễ
bị rối loạn tâm lý. Lớn lên trẻ sẽ dễ thiếu hòa nhập, chậm phát triển, sợ gặp người lạ.

Nếu trẻ ít tiếp xúc với mẹ trong 6 tháng đầu đời thì trẻ dễ thờ ơ với việc giao tiếp với
người khác, biếng ăn, mất ngủ, trầm tính, ít nói…

Ép trẻ ăn theo khoa học

- Thực trạng: Bố mẹ bắt con ăn uống đúng theo chế độ dinh dưỡng của bác sĩ, mỗi ngày
cần gì, ăn bao nhiêu, không ăn gì và bắt ăn ngay cả khi trẻ không đói.

- Hậu quả: Trừ khi trẻ đang mắc bệnh lý cần chế độ dinh dưỡng và cách nuôi đặc biệt,


còn thì việc ép ăn theo ý bạn là điều không nên. Mỗi trẻ có thể trạng khác nhau, trẻ có thể
thích món này, không thích món kia nên nếu bị ép trẻ sẽ chống lại, không hợp tác. Bố mẹ
lại lo lắng, sợ con gầy yếu nên càng ép. Lâu dần, dẫn đến bé sợ đồ ăn, sợ mẹ, sợ cả thìa,
nĩa. Bé cũng bị ức chế cảm giác thèm ăn, nước bọt không tiết đủ, mỗi bữa ăn trở thành
ám ảnh với trẻ… Mẹ phải dùng bản năng của mình để biết khi nào bé đói, thèm ăn, bé
thích ăn món gì, khẩu vị của bé… để giúp bé ăn uống thoải mái hơn.


Dạy trẻ học quá sớm
- Thực trạng: Đối với trẻ em, có những kiến thức căn bản, nền tảng như nhận biết đồ vật,
khuôn mặt, cảm xúc, người lạ, sự sợ hãi thông qua chơi và giao tiếp hằng ngày. Nhưng
nhiều bố mẹ lại nghĩ “kiến thức” phải là những con số, câu chữ, ngoại ngữ… nên bắt trẻ
học đọc, học viết ngay từ khi mới 3, 4 tuổi.

- Hậu quả: Có nhiều đứa trẻ có sự hiểu biết về các con số, kiến thức khoa học nhưng lại
bị khiếm khuyết về kiến thức nền tảng, không biết thể hiện cảm xúc, không biết về các sự
vật, sự việc xung quanh, không biết xác định, tên gọi các đồ vật…

Trẻ em cần được chơi với thế giới bên ngoài càng nhiều càng tốt, bố mẹ đừng sợ con tay
chân lấm lem, vì điều này sẽ giúp tăng nhận thức và nhất là phát triển tốt về mặt cảm xúc,
yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ.


Bắt đi mẫu giáo khi chưa sẵn sàng

- Thực trạng: Nhiều bố mẹ vì bận rộn công việc nên cho trẻ đi mẫu giáo khi chưa chuẩn
bị cho con tâm lý để thích nghi.

- Hậu quả: Trẻ sẽ khóc lóc, sợ hãi vì vốn đã quen ở nhà, giờ phải thay đổi môi trường đột
ngột, gặp thầy cô, bạn bè lạ. Điều này có thể khiến trẻ dễ cau có, biếng ăn, dễ bị sốt, sợ

hãi…

Để bé dễ thích nghi, trước khi đưa bé đi học mẫu giáo, bố mẹ nên dẫn con đến trường
chơi các trò chơi trong sân trường trước, cho bé làm quen dần với cô giáo, các bạn cùng
trang lứa, bố mẹ cũng cho bé tham gia vào lớp học 1-2 tiếng… dần dần như vậy bé sẽ
quen, đến khi đi học chính thức sẽ không bị sốc, bỡ ngỡ…

Phải luyện viết chữ đẹp

- Thực trạng: Vì tư tưởng nét chữ nét người nên nhiều bố mẹ muốn rèn luyện cho con
viết chữ đẹp ngay từ nhỏ.

- Hậu quả: Muốn viết chữ đẹp, đòi hỏi đứa trẻ phải tập trung chú ý rất nhiều. Nhưng trẻ
con thường dễ mất tập trung, nếu cứ liên tục mất tập trung, trẻ sẽ hình thành thói quen
này khi lớn lên. Để viết chữ đẹp, mắt trẻ cũng phải chú ý cao độ, dễ cận thị. Nếu bắt viết
nhiều, trẻ sẽ chán nản, khi nhắc đến đi học trẻ sợ học, dẫn đến không chú ý trong học tập.

Để bé viết chữ đẹp, đầu tiên phải cho bé viết chữ to trên bảng, khi nào nhuần nhuyễn mới
viết vào vở ô ly.


Bắt sạch sẽ quá sớm, quá mức

- Thực trạng: Đối với trẻ em chưa thể làm chủ được các cơ quan bài tiết, chúng tiểu tiện
vô thức và đây là nhu cầu cần thiết. Nhưng nhiều bố mẹ vì sạch sẽ quá hoặc gia đình có
nề nếp, quy tắc nên bắt trẻ hình thành thói quen đi vệ sinh đúng giờ, đi tiểu tiện đều phải
ngồi bô, trước khi ra ngoài, đi ngủ đều phải đi tiểu, bắt tiểu khi trẻ không muốn…

- Hậu quả: Tập thói quen sạch sẽ cho trẻ là điều tốt nhưng phải quan tâm đến nhu cầu và
thời điểm thích hợp. Nếu cứ bắt trẻ ngồi bô khi chúng chưa sẵn sàng, đi tiểu khi chúng

không muốn thì rất dễ dẫn đến táo bón, rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, lớn lên trẻ cũng
hình thành thói quen sạch sẽ quá mức sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hang ngày và
giao tiếp với người khác.


Không cho nghe, nói, quan sát

- Thực trạng: Bố mẹ sợ con nói leo, nhiều chuyện nên không cho trẻ tham gia vào một số
cuộc trò chuyện, thậm chí cũng không cho ngồi quan sát.

- Hậu quả: Gây ức chế, trẻ không nói được điều chúng muốn thành ra dễ chán nản, hay
thụ động, lâu dần sẽ không có thói quen bày tỏ quan điểm, sống nội tâm và dễ phó mặc
cho người khác.

“Đóng kênh” giao tiếp

- Thực trạng: Bố mẹ sợ con tiếp xức với người xấu, sợ con lây bệnh hoặc vì con bị khuyết
tật sợ con tự ti… nên đã cấm con không được giao tiếp với người lạ.

- Hậu quả: Nếu hạn chế trẻ giao tiếp, bé mất đi sự nhạy cảm trong phát triển trí tuệ, đặc
biệt là sự thể hiện cảm xúc. Việc cấm đoán con trong một khuôn phép là điều hợp lý,
nhưng phải ở chừng mực nhất định. Được tương tác với người khác ngoài gia đình vừa là
nhu cầu vừa là trải nghiệm cần thiết giúp trẻ nhận biết bản thân hoàn chỉnh hơn, hình
thành khả năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, dễ dàng vượt qua stress, căng
thẳng…

Bắt giao tiếp quá nhiều

- Thực trạng: Bố mẹ hay trầm trọng hóa hành vi của trẻ, thấy con huơ tay, hét là nghĩ con
cần giúp đỡ, cần được hỏi han. Ngoài ra, quá khứ bố mẹ thiếu thốn tình cảm nên muốn bù

đắp cho con, ông bà muốn bao bọc cháu dẫn đến việc trẻ bị ép phải “mở miệng”.

- Hậu quả: Trẻ có thể bị căng thẳng khi phải nói chuyện, giao tiếp quá nhiều dễ dần đến
sợ nói chuyện, sợ làm quen. Trẻ cũng cần khoảng thời gian tự chơi một mình để tự điều
chỉnh lại sự phát triển hoàn thiện của trí tuệ và hành vi.

Không cho cạnh tranh

- Thực trạng: Bố mẹ luôn dạy con làm anh phải nhường nhịn em hoặc chiều đứa nhỏ hơn
quá mức. Thấy các con hay cãi nhau, tranh giành đồ chơi, đánh nhau bố mẹ liền lao vào
can, la anh mắng em.

- Hậu quả: Khi được cạnh tranh với anh chị em, trẻ sẽ gặp những tổn thương, sang chấn,
stress, khi trẻ vượt qua được những điều này thì lớn lên trẻ có thể ứng phó dễ dàng với
những trở lại. Cạnh tranh cũng giúp đứa trẻ biết cách phản ứng, biết cách làm sao để
thắng, đây là cách giúp trẻ phát triển về tư duy, nhận thức tốt.

Khen chê trẻ chung chung

- Thực trạng: Khi con làm việc gì đó tốt, bố mẹ thường khen: “Con giỏi quá. Con thật
tuyệt vời” hay khi bé làm gì sai là mắng: “Con là đồ ngu, đồ ăn hại”.

- Hậu quả: Trẻ rất dễ bị tự tin hay tự ti quá mức do cách khen chung chung như vậy của
bố mẹ. Để đứa trẻ nhận thức được hành động của chúng, bố mẹ phải có sự khen, chê cụ
thể, chỉ rõ ra bé đã làm tốt những gì, cần cố gắng cái gì mới khuyến khích bé làm tốt hơn
cho những lần sau.

Bạn cần biết:

Đối với trẻ em, để phát triển tốt về trí não và thể chất, cần có sự cân bằng giữa chơi và

học. Trước 6 tuổi, nếu bạn bắt trẻ học 2 tiếng thì sau đó phải cho trẻ chơi, vận động 2
tiếng. Ngoài ra, khi đứa trẻ bị ép làm những điều chúng không thích thì sẽ không có sức
đề kháng về tâm lý. Trẻ dễ bị rối loạn về tâm thần, trầm cảm, mất sự tập trung, sợ giao
tiếp, khiến trẻ mất sự nhạy cả về các mối quan hệ xã hội. Điều này ảnh hưởng rất nhiều
đến tính cách của trẻ.

Khi dạy con, cũng cần sự thống nhất, không nên dạy mỗi người một kiểu trẻ dễ bị phân
tâm, căng thẳng khi không biết tin tưởng ai.

×