Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bí quyết dự phỏng vấn thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.84 KB, 3 trang )

Bí quyết dự phỏng vấn thành công
Dưới đây là 7 câu hỏi hóc búa và cách trả lời thích hợp khi phỏng vấn xin việc.
Đây là ý kiến tổng hợp từ các chuyên viên phỏng vấn có uy tín. Những bí quyết
này sẽ giúp bạn tự tin và thành công hơn khi đi xin việc.
1. Anh chị có thể cho biết mức lương đề nghị?
Trả lời mức lương đúng thực tế bạn mong muốn. Bạn nên nhìn vào mắt người
phỏng vấn, nêu con số cụ thể và không nên giải thích dông dài. Đừng bao giờ nói
dối về mức lương hiện tại ở công ty cũ. Nếu vì bạn thấy công ty cũ trả lương thấp
và muốn tìm chỗ làm mới có lương cao hơn, hãy giải thích rõ ràng.
2. Anh chị có những ưu điểm nào?
Nên nhấn mạnh những ưu thế sẵn có của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn muốn làm trợ lý
(của luật sư), hãy đề cập đến những kỹ năng nghiên cứu, tìm tòi của mình. Tránh
nói những câu đại loại như: "Tôi luôn hết lòng tận tụy với công việc". Thay vào đó,
nên trả lời rành mạch: "Tôi luôn vạch rõ kế hoạch làm việc cho mình. Tôi chỉ rời
sở làm sau khi đã giải quyết hết công việc được giao trong ngày đó và lên kế hoạch
mới cho ngày hôm sau".
3. Những điểm yếu của anh chị?
Điều trước tiên, tránh nói: "Tôi là người rất cầu toàn". Nói như thế không có gì sai,
nhưng tốt nhất là nói chân thật và rõ ràng về khuyết điểm của mình. Kế đến, bạn
nêu cách khắc phục và kết thúc phần nhận xét bản thân bằng những điểm mạnh.
Chẳng hạn, bạn thừa nhận yếu điểm của mình là chậm tính toán, nhưng bạn cho
biết cách khắc phục là luôn mang máy tính bên mình. Sau cùng, bạn nói qua về kỹ
năng đánh máy của bạn.
4. Trong năm năm nữa, anh chị muốn vị trí công việc của mình như thế nào?
Cho biết công việc thực tế mà bạn muốn. Thông thường, câu hỏi này liên quan đến
công việc ở công ty mà bạn đang phỏng vấn xin làm. Vì thế, đừng bao giờ đề cập
đến những mục tiêu "ngoài luồng". Ví dụ, bạn xin làm ở vị trí nhân viên bán hàng
nhưng lại bảo với phỏng vấn viên rằng bạn hy vọng sẽ trở thành một tiểu thuyết gia
(!). Trả lời như thế chứng tỏ bạn chẳng tập trung gì cả.
5. Lý do gì khiến anh chị nghỉ làm ở công ty cũ?
Bạn sẽ không thuyết phục được người phỏng vấn nếu nói toạc những điểm không


tốt ở công ty cũ, ngược lại họ còn nghi ngờ và đặt câu hỏi về phẩm chất đạo đức
của bạn, thay vào đó nên nói sang hướng tích cực hơn. Ví dụ, bạn xin nghỉ việc vì
ông trưởng phòng muốn ngăn cản con đường thăng tiến của bạn, nhưng nên trả lời
với phỏng vấn viên rằng bạn không có nhiều cơ hội chứng tỏ khả năng của mình.
Sau đó, giải thích với lý do: hy vọng công việc ở công ty mới sẽ tạo cho bạn nhiều
cơ hội hơn.
6. Anh chị hãy cho biết một thất bại điển hình của mình?
Nên đề cập nhiều đến bài học kinh nghiệm rút ra từ thất bại ấy. Ví dụ, một cô dự
phỏng vấn cho biết, thất bại của cô là đã nộp đơn vào một công ty mà không tìm
hiểu kỹ, để rồi vào làm công việc không đúng với chuyên môn. Nhưng sau cùng,
cô cho biết mình đã cân nhắc và không lặp lại sai lầm nữa, bằng chứng là cô đã tìm
hiểu kỹ mục đích tuyển nhân viên và công việc tại công ty cô đang phỏng vấn xin
vào làm.
7. Anh chị có thắc mắc gì không?
Nên đặt ít nhất hai câu hỏi liên quan đến công ty. Để chứng tỏ bạn có quan tâm và
chuẩn bị trước khi đến phỏng vấn, hãy nói những câu như, "Tôi có tìm hiểu về
công ty của anh chị, tôi muốn biết ". Theo sau những câu hỏi đó, bạn cũng nên
chứng tỏ khả năng phân tích của mình, "Tôi nhận thấy công ty bạn có ; điều này
ảnh hưởng đến công ty ra sao?". Tránh những câu hỏi về lợi ích cá nhân hay thăng
tiến nghề nghiệp trong tương lai.
5 điều kỵ trong cuộc phỏng vấn
1. Phàn nàn rằng địa chỉ văn phòng khó tìm.
2. Quên mang sơ yếu lý lịch.
3. Không tự tin với hình thức bên ngoài của mình.
4. Đề cập vấn đề lương bổng ngay lần phỏng vấn đầu tiên.
5. Quên chào và cảm ơn người phỏng vấn trước khi ra về.
(Theo XT)

×