Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Triển vọng nuôi cua xanh bằng nguồn giống nhân tạo pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.21 KB, 7 trang )




Triển vọng nuôi cua xanh
bằng nguồn giống nhân tạo

(TCTS) - Cuối tháng 5/2010, Trung tâm Khuyến nông -
Khuyến ngư tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp với Trạm
Khuyến nông huyện Bình Sơn triển khai thực hiện mô
hình nuôi cua xanh bằng nguồn giống nhân tạo tại xã
Bình Chánh trên diện tích 2.000 m2. Bước đầu mô hình
đã đem lại hiệu quả, mở ra một huớng đi mới cho người
dân vùng ven biển



Mô hình mới
Mô hình nuôi cua xanh thương phẩm bằng nguồn giống nhân
tạo trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn ương cua bột lên cua
giống và nuôi cua giống lên cua thịt. Đối với giai đoạn ương
cua giống trước khi thả ương, phải vệ sinh ao sạch sẽ, vét bớt
bùn đáy, lấp hết các lỗ mội quanh bờ, rãi vôi quanh hồ và
phơi đáy ao 3 đến 5 ngày. Dùng lưới có kích cỡ nhỏ ngăn ao
nuôi sao cho vừa đủ diện tích 250m2. Sau thời gian 25 ngày
cua đã đạt và vượt các thông số kỹ thuật. Kích cỡ cua đạt 2-
2,5 cm/con, tỷ lệ sống 45%, tăng gần gấp đôi so với phương
án yêu cầu( kích cỡ cua đạt 1,2- 1,5 cm/con, tỷ lệ sống 30%).
Giai đoạn nuôi cua giống lên cua thịt, được thả nuôi từ ngày
31/5 và lựa chọn nhũng con khoẻ mạnh đạt kích cỡ yêu cầu
của cua giống. Số lượng nuôi 2000 con với mật độ 1con /m2.
Bà Trần Thị Thân, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông -


Khuyến ngư tỉnh, người trực tiếp theo dõi mô hình cho biết:
trong quá trình nuôi cua, 48 ngày đầu theo dõi thấy cua khỏe,
ăn mạnh, cua tăng trọng tương đối nhanh nhưng sau đó vài
ngày thì phát hiện cua chết rãi rác nên đến hồ nuôi kiểm tra,
lấy mẫu gửi đi Nha Trang xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm
không phát hiện bệnh ở cua mà do các yếu tố môi trường vì
nhiệt độ quá cao (từ 34-360C), đo độ độc NH3 thấy vượt quá
giới hạn cho phép 0,5 mg/l. Trong khi nhiệt độ nước thích
hợp là từ 18-320C, độ độc cho phép 0,1ml/l. Cán bộ kỹ thuật
đã hướng dẫn chủ hộ thay nước hàng ngày, đồng thời xử lý
khử độc trong ao bằng Clear Max 1 lít/2000m3 nước, giảm
bớt khẩu phần thức ăn hàng ngày, kết hợp với việc bổ sung
vitaminC, vitamin tổng hợp vào thức ăn cho cua. Sau 10
ngày cua sinh trưởng và phát triển bình thường. Đến nay
được 120 ngày đạt trọng lượng bình quân 0,3kg/con, đã cho
thu hoạch tỉa hơn 120 kg.






Mô hình nuôi cua xanh thương phẩm của anh Phạm Văn Đến



Giải pháp cho vùng nuôi tôm bị dịch
Ngày 28/9 Trung tâm đã phối hợp với xã Bình Chánh tổ chức
Hội nghị tổng kết mô hình nhằm đánh giá kết quả trong quá
trình thực hiện. Anh Phạm Văn Đến, người tham gia mô hình

cho biết, đến nay đã thu tỉa được 120 kg, thu được 12,3 triệu
đồng (giá từ 90.000- 140.000 đồng/kg); dự kiến sản lượng
cua còn thu tiếp 212kg, đạt trên 21,18 triệu đồng; tổng thu dự
kiến đạt trên 34,5 triệu đồng. Sau khi trừ các chi phí đầu tư
hết 26,5 triệu đồng, còn lãi trên 8 triệu đồng. Cũng theo anh
Đến do thời điểm nuôi cua vào mùa nắng nóng nhiệt độ nước
rất cao nên ảnh hưởng đến sự phát triển của cua. Để nuôi cua
đạt hiệu quả thời điểm thả nuôi thích hợp nhất là từ cuối
tháng giêng, tháng 2 âm lịch.
Ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ nhiệm HTX nuôi trồng thủy
sản xã Bình Chánh cho biết: Đây là mô hình mới đựơc triển
khai lần đầu tại địa phương và cũng là lần đầu ở huyện Bình
Sơn cho nên việc nắm bắt kỹ thuật xử lý các yêu tố môi
trường như nhiệt độ, độ mặn, độ PH chưa kịp thời. Song có
thể nói đây là một mô hình đã đem lại hiệu quả cho người
nuôi. Nếu như tính hiệu quả nuôi cua trên 1 ha sẽ cho thua lãi
khoảng 50 triệu đồng/vụ.
Từ thành công ban đầu của mô hình sẽ mở ra hướng đi mới
giúp bà con tận dụng các hồ nuôi tôm không hiệu quả bệnh
sang nuôi cua. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu cho những
vùng nuôi tôm bị dịch bệnh.Trong năm 2011 Trung tâm sẽ
nhân rộng mô hình này ở xã Bình Chánh và một số xã ven
biển huyện Bình Sơn.Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay là
địa phương này chưa chủ động sản xuất, ương nuôi được con
giống cua, mà phải đi mua từ các tỉnh lân cận.

×