Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Nhiệt độ của nước trong nuôi tôm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.91 KB, 2 trang )

Nhiệt độ của nước trong nuôi tôm

Tôm, cá thuộc loại máu lạnh (cold-blooded, poikilothermic). Tôm, cá thay đổi nhiệt độ
theo môi trường bên ngoài, khác với con người là loại thân nhiệt (warm-blooded,
homoiothermic).
Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồng hoá thức ăn, miễn nhiễm đối với
bệnh tật, sự tăng trưởng
Ở miền Nam Việt Nam có thể nuôi tôm quanh năm, miền Bắc thường chỉ nuôi tôm mùa
nóng.
Ánh nắng mặt trời làm nóng lớp nước trên mặt làm xảy ra hiện tượng phân tầng (thermal
stratification): lớp nước trên mặt sẽ nhẹ hơn và khó pha trộn với lớp nước ở tầng dưới.
Có thể phá hiện tượng phân tầng bằng quạt khí / sục khí (Paddle wheel / Aerator).
Tôm sú:
Nhiệt độ thích hợp cho tôm sú và tảo, thực vật thuộc nhóm rong màu xanh nuôi trong ao
hồ vùng nhiệt đới là khoảng 28-30 độ C. Nhiệt độ không nên thay đổi đột ngột, nhiệt độ
trong ngày nếu biến động nhiều quá sẽ làm cho tôm giảm ăn. Nếu nhiệt độ thấp hơn 25
độ C tôm sẽ ăn giảm hoặc ngưng ăn, tôm sẽ lớn chậm hoặc không lớn.
Tôm sú ở 28 độ C tôm lớn tương đối chậm, trên 30 độ C tôm lớn nhanh hơn nhưng rất dễ
mắc bệnh, nhất là bệnh MBV (Monodon baculovirus).
Tôm thẻ chân trắng:
Tôm thẻ chân trắng thích hợp với nhiệt độ 23-30 độ C. Tuy nhiên tôm nhỏ (1gr) lớn
nhanh hơn trong nước ấm (30 độ C), tôm lớn (12-18gr) lớn nhanh nhất ở nhiệt độ nước
27 độ C. Khi nhiệt độ thấp hơn 15 độ C hoặc cao hơn 33 độ C trong 24 giờ hoặc lâu hơn,
tôm sẽ chết. Tôm bị ngạt khi nhiệt độ từ 15-22 độ C và 30-33 độ C.
Tảo:
 Nếu nhiệt độ 15 - 25 độ C, tảo thuộc nhóm Diatom sẽ tăng trưởng tốt.
 Nếu nhiệt độ 23 - 35 độ C, nhóm rong màu xanh sẽ tăng trưởng tốt.
 Nếu nhiệt độ >35 độ C, nhóm rong màu xanh pha xanh nước biển sẽ tăng trưởng
tốt hơn so với các nhóm khác.


×