Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng hồ chí minh giai đoạn 1930 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.79 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-----***-----

BÀI THUYẾT TRÌNH

MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ BÀI:

Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 1930 – 1945

Nhóm
:
Danh sách nhóm :

03
Hồng Thúy An
Lê Thị Thanh Huyền
Phạm Hương Mai
Ngơ Thị Hồng Mến
Đậu Thị Thùy Mỹ
Hồng Ngọc Yến Nhi
Nguyễn Thị Quyên
Trần Thủy Tiên (11165188)

Lớp tín chỉ

:

Tư tưởng Hồ Chí Minh (217)_28



Hà Nội, tháng 3 năm 2018

0


MỤC LỤC
Trang
Mục lục……………………………………………………………………..…….01
I. Cuộc đời hoạt động của Bác giai đoạn 1930-1945…………...…………...…....02
II. Tác phẩm chính………………………………………………...……………....05
III.Tư tưởng hình thành………………………………….…………...………...…07

1


I.Cuộc đời hoạt động của Bác giai đoạn 1930-1945
-Ngày 6/6/1931: Nguyễn Ái Quốc(dưới tên Tống Văn Sơ) bị chính quyền Anh bắt
giam trái phép tại Hồng Kong (Trung Quốc). Nhờ sự giúp đỡ của gia đình luật sư
Loseby, ngày 28/12/1932, Nguyễn Ái Quốc được thả tự do, song khi đến
Singapore, Tống Văn Sơ lại bị buộc quay lại Hồng Kong và ngày 19/1/1933,
Người lại bị bắt giam. Ngay khi ấy, Người đã kịp thời viết thư báo tin cho luật sư
Loseby và nhờ ông giúp đỡ. Một lần nữa gia đình luật sư Loseby lại bênh vực và
cứu Tống Văn Sơ ra khỏi nhà tù.
-Cuối nǎm 1933, Nguyễn Ái Quốc rời Hồng Kông. Đầu nǎm 1934 Người trở lại
Liên Xô. Tại đây Người vào học trường Quốc tế Lênin, nghiên cứu ở Viện nghiên
cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, đồng thời tiếp tục theo dõi, chỉ đạo phong trào
cách mạng trong nước trong tình hình chủ nghĩa phát xít đã cơng khai đàn áp mọi
phong trào dân chủ và hồ bình.
-Trước những chuyển biến của tình hình thế giới,tháng 10 nǎm 1938, Nguyễn Ái

Quốc rời Liên Xô về Trung Quốc. Tháng 9 nǎm 1940 phát xít Nhật chiếm đóng
Đơng Dương. Cuối nǎm 1940 Người về sát biên giới Việt - Trung , bắt liên lạc với
tổ chức Đảng, chuẩn bị về nước. Người đã mở lớp huấn luyện chính trị để chuẩn bị
cán bộ đáp ứng yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới. 
-Ngày 28 tháng 1 nǎm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, Người chọn Cao Bằng làm
cǎn cứ địa xây dựng tổ chức, phát động phong trào cách mạng. Vùng Khuổi Nậm
Pác Bó là nơi họp Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương (tháng 5 nǎm 1941) do
Nguyễn Ái Quốc chủ trì, nơi ra báo Việt Nam độc lập, mở các lớp huấn luyện xây

2


dựng lực lượng cách mạng. Pác Bó có hang Cốc Bó, nơi Nguyễn Ái Quốc chọn
làm chỗ ở và làm việc của mình.
-Ngày 13/8/1942, mang tên gọi mới là Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc rời Cao
Bằng sang Trung Quốc, với danh nghĩa là đại biểu Việt Nam độc lập đồng minh và
Phân bộ Quốc tế phản xâm lược của Việt Nam để tranh thủ sự viện trợ quốc tế.
Ngày 29-8, bị nhà cầm quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giữ tại thị
trấn Túc Vinh (thuộc huyện Tĩnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc). Sau đó bị giải qua
gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian ở tù, Hồ Chí
Minh đã viết tác phẩm thơ nổi tiếng "Nhật ký trong tù".Đến nay "Nhật ký trong tù"
đã được dịch ra hơn 10 thứ tiếng.
-Tháng 9 nǎm 1943, Hồ Chí Minh được trả lại tự do.
-Tháng 3 nǎm 1944, Người tham dự Hội nghị các lực lượng cách mạng Việt Nam ở
Liễu Châu (Trung Quốc). Tại Hội nghị này Người đã đọc báo cáo về hoạt động của
Mặt trận Việt Minh và Đảng Cộng sản, nêu rõ tiền đồ của sự nghiệp giải phóng dân
tộc ở Việt Nam, mối quan hệ mật thiết và lâu đời giữa hai nước Việt Nam và Trung
Quốc.
-Tháng 9 nǎm 1944, Hồ Chí Minh trở lại Cao Bằng. Người gửi thư cho đồng bào
toàn quốc kêu gọi chuẩn bị triệu tập Quốc dân đại hội.

-Tháng 12 nǎm 1944, Người quyết định thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân, tiền thân của quân đội nhân dânViệt Nam.
-Ngày 9 tháng 3 nǎm 1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp độc chiếm Đông
Dương. Cuộc chiến tranh thế giới thứ I cũng bước vào giai đoạn cuối với những
thắng lợi của Liên Xô các nước Đồng minh.
3


-Ngày 4 tháng 5 nǎm 1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên
Quang)sau sự kiện Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản (ngày 9 tháng 8 nǎm 1945)
và ồ ạt tiến công đạo quân Quan Đông của chúng, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử
xuống Hirôsima (6/8), và Nagasaki (9/8), ngày 10 tháng 8 phe Đồng minh đã gửi
công hàm yêu cầu Nhật Bản đầu hàng không điều kiện.
-Chớp thời cơ ấy, ngày 12 tháng 8 nǎm 1945, Hồ Chí Minh cùng Ban thường vụ
Trung ương Đảng quyết định Tổng khởi nghĩa vũ trang trong cả nước.Theo đề
nghị của Người, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp tại Tân Trào ngày 13 tháng 8
nǎm 1945. Hội nghị thông qua quyết định Tổng khởi nghĩa, thành lập ủy ban khởi
nghĩa toàn quốc. Ngày 16 tháng 8 nǎm 1945 Quốc dân đại hội Tân Trào đã hoàn
toàn nhất trí với chủ trương phát động khởi nghĩa của Đảng. Đại hội đã bầu ra ủy
ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm
Chủ tịch.
-Trong bức thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Hỡi đồng
bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến; toàn quốc đồng bào
hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế
giới đang ganh nhau tiến bước giành độc lập.Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến
lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên".
-Ngày 19/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, ngày 23/8 thắng lợi ở Huế, ngày 25
tháng 8 thắng lợi ở Sài Gòn.
 Ngày 2 tháng 9 nǎm 1945, tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đọc Tun ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ. Người tun

bố: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một

4


nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

II.Các tác phẩm chính
1.Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
-Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo trong Hội
nghị Hợp nhất ba tổ chức cộng sản (mùa xuân năm 1930).
-Cuối 1929, trong nước xuất hiện 3 tổ chức Cộng sản: Đông Dương Cộng Sản
Đảng, An Nam Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Liên đoàn. Những người
cách mạngViệt Nam trong các tổ chức Cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và
cấp bách phải thành lập 1 Đảng Cộng Sản thống nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong
phong trào Cộng Sản ở Việt Nam.
-Nhận được tin về sự chia rẽ, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm đến Trung Quốc. Người
chủ trì hội nghị hợp nhất Đảng, họp từ 6/1 – 7/2/1930 tại Hương Cảng, Trung
Quốc.
-Hội nghị đã hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một tổ chức lấy tên là Đảng
Cộng Sản Việt Nam, đồng thời thảo luận và thông qua các văn kiện Chánh cương
vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng
Sản Việt Nam. Các văn kiện này được hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng Cộng Sản Việt Nam.
2.Ngục trung nhật kí (nhật kí trong tù)
-Tháng 8/1942 Người sang Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của anh em bạn bè
quốc tế cho Cách mạng Việt Nam. Sau 15 ngày đi bộ, khi vừa tới thị trấn Túc Vinh
5



tỉnh Quảng Tây thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vì tình nghi là gián
điệp.Từ đó Người bị cầm tù trong gần 30 nhà lao thuộc 13 huyện tỉnh Quảng Tây.
Đến tháng 9/1943, Người được thả tự do.
-Trong hoàn cảnh tù đày, Người đã sáng tác tập thơ Ngục trung nhật ký (Nhật ký
trong tù). Tập thơ gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi lại chặng đường đấu tranh
gian khổ nhưng rất đỗi lạc quan của người tù Hồ Chí Minh.
3.Bản tun ngơn độc lập
-Cuối tháng 8/1945, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí
Minh soạn thảo bản Tun ngơn Độc lập. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba
Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hồ đọc bản Tun ngơn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào ta, khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới Độc lập, Tự do.
-Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh các quyền cơ bản của các dân tộc trên thế giới, trong
đó có Việt Nam. Bản Tun ngơn nêu rõ : "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều
sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự
do"[1], "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một
nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy"2.
-Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, trong đó độc lập, tự
do gắn với phương hướng phát triển lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị cốt
lõi, vốn đã được Hồ Chí Minh phác thảo lần đầu trong Cương lĩnh của Đảng năm
1930, nay trở thành hiện thực cách mạng, đồng thời trở thành chân lý của sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới của dân tộc ta.
4. Nhật kí chìm tàu

6


-Sau các tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đường kách mệnh” thì

“Nhật ký chìm tàu” của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh ra đời khi Đảng Cộng sản
Việt Nam vừa thành lập, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh bắt đầu bị đế quốc Pháp và
bè lũ phong kiến Nam triều thẳng tay nổ súng đàn áp. Tác phẩm đã đáp ứng kịp
thời những gì đảng viên quần chúng cách mạng khao khát được nghe và đã thắp
sáng trong lòng người đọc niềm tin vững chắc vào tiền đồ tươi sáng của Cách
mạng Việt Nam.
-Nguyễn Ái Quốc viết “Nhật ký chìm tàu” nhằm cung cấp cho người đọc tác phẩm
tiếng Việt xung quanh bối cảnh nước Nga trước và trong cách mạng.Tác phẩm nói
lên tính nhân văn sâu sắc, nêu cao tinh thần nhân đạo và có giá trị lịch sử to lớn đối
với cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã ghi lại cuộc du lịch
của mình một cách sinh động, đẫm chất nghệ thuật mà về sau tác phẩm “Nhật ký
chìm tàu” có một vị trí đặc biệt trong kho tàng văn học cách mạng Việt Nam với
sức sống thời gian khơng thể phủ mờ.
III. Tư tưởng hình thành
-Vào cuối những năm 20 đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Quốc tế Cộng sản bị
chi phối nặng bởi khuynh hướng "tả".Khuynh hướng này đã trực tiếp tác động vào
phong trào cách mạng Việt Nam.
-1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập. → Hội nghị hợp nhất các tổ chức
Cộng Sản – hội nghị mang tầm vóc lịch sử của Đại hội thành lập Đảng Cộng Sản
Việt Nam.
-Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng họp từ ngày
14 đến ngày 31/10/1930  tại Hương Cảng (Trung Quốc) theo sự chỉ đạo của Quốc
tế Cộng sản. Hội nghị cho rằng, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm
1930 vì chưa nhận thức đúng nên đặt tên Đảng sai và quyết định đổi tên Đảng
7


thành Đảng Cộng sản Đơng Dương; chỉ trích và phê phán đường lối của Nguyễn
Ái Quốc đưa ra trong Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt đã phạm những sai
lầm chính trị rất "nguy hiểm", vì "chỉ lo đến việc phản đế, mà quên mất lợi ích giai

cấp tranh đấu". Do đó Ban Chấp hành Trung ương đã ra nghị quyết "thủ tiêu
Chánh cương, Sách lược của Đảng" và phải dựa vào các nghị quyết của Quốc tế
Cộng sản, chính sách và kế hoạch của Đảng"làm căn bổn mà chỉnh đốn nội bộ, làm
cho Đảng  Bơnsêvích hóa". .
-Tháng 7/1935, đại hội VII quốc tế cộng sản đã phê phán khuynh hướng tả trong
phong tràocộng sản quốc tế.
-Chủ trương: mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất vì hịa bình,chống chủ nghĩa
phátxít.
-Đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc, đại hội VII bác bỏ luân điểm “tả
khuynh” trước đâyvề chủ trương làm “ cách mạng công nông”, thành lập “chính
phủ XơViết”.
→Sự chuyển hướng đấu tranh của Quốc tế cộng sảnđã chứng tỏ quan điểm của
Nguyễn Ái Quốcvề cách mạng Việt Nam , về Mặt Trận Dân Tộc Thống Nhất,về
việc tập trung mũi nhọn vàochống chủ nghĩa đế quốc là hồn tồn đúng đắn.
-Như vậy, sau q trình thực hành cách mạng, cọ xát với thực tiễn, vấn đề phân
hóa kẻ thù, tranh thủ đồng minh... đã trở lại với Chánh cương vắn tắt, Sách lược
vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc. Đó cũng là cơ sở để Đảng ta chuyển hướng đấu tranh
trong thời kỳ 1936 – 1939 thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (từ
tháng 3/1938 đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương) và từ năm 1939 đặt vấn đề
giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
-Trước khi về nước, trong thời gian còn hoạt động ở nước ngồi, lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc vẫn ln ln theo dõi tình hình trong nước, kịp thời có những chỉ đạo để
8


cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên. Người viết tám điểm xác định đường lối,
chủ trương cho cách mạng Đơng Dương trong thời kỳ 1936 – 1939.Khi tình hình
thế giới có những biến động mới, Người đã chủ động đề nghị Quốc tế Cộng sản
cho về nước hoạt động.Người u cầu "Đừng để tơi sống q lâu trong tình trạng
không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh, ở bên ngồi của Đảng".

-28/1/1941, Nguyễn Quốc trở về nước sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài,cùng
với Trung ương Đảng Người đã trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc – Hội nghị trung ương VIII (10 – 19/5/1941) họp tại Pác Bó, Cao Bằng dưới
sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Ban chấp hành Trung Ương. Đảng Cộng Sản
Đơng Dương đã hồn chỉnhviệc chuyển hướng chiến lượccủa cách mạng Việt
Nam.
-Những tư tưởng và đường lối đúng đắn, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minhđược
đưa ra và thông qua trong hội nghị Trung ương lần VIII có ý nghĩa quyết định
chiều hướng phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam dẫn đến những
thắng lợi to lớn về sau:
+19/8/1945: Cách mạng tháng 8 thành cơng.
+2/9/1945: Hồ Chí Minhđọc bản Tun Ngơn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình,
Hà Nội → Đánh dấu sự ra đời của nướcViệt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Như vậy, trong giai đoạn 1930 – 1945, Hồ Chí Minh đã:
-Giữ vững lập trường quan điểm trước khuynh hướng "tả khuynh"của Quốc tế
cộng sản.
-Theo sát tình hình để chỉ đạocách mạng trong nước.
-Xây dựng và hoàn thiện chiến lượccách mạng giải phóng dân tộc.
-Xác lập tư tưởng độc lập, tự do dẫn tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám.
9


-Tư tưởng về cácquyền dân tộccơ bản (trong Tuyên ngôn độc lập).
Thời kì 1930 – 1945,
-Thời kỳ thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và
quyền dân tộccơ bản.
-Đây là thời kỳ thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh cả về phương diện lý luậnvà
phương diện thực tiễn. Khẳng định quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường
cách mạng Việt Nam làđúng đắn. Thời kỳ này Hồ Chí Minh và Quốc tế cộng sản
mâu thuẫn trong nhận thứcvề liên minh các lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh đã

giữ vững quan điểm cách mạng của mình,vượtqua khuynh hướng “tả” của Quốc tế
cộng sản, lãnh đạocách mạng Việt Nam thắng lợi.
→Điều này phản ánh quy luật của cách mạng Việt Nam, giá trị và sức sống của tư
tưởng Hồ Chí Minh.

10



×